intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số vấn đề cơ bản về Luật hiến pháp

Chia sẻ: Nguyen Son Hai | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

1.669
lượt xem
427
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngành luật Hiến pháp là tổng hợp các QPPL đ/c các quan hệ XH cơ bản nhất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống XH phát sinh trong quá trình tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, việc xác định những nguyên tắc cơ bản của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, ANQP, đối ngoại, bảo vệ Tổ quốc, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số vấn đề cơ bản về Luật hiến pháp

  1. BÀI 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LUẬT HIẾN PHÁP Thời gian giảng: 4 tiết Nội dung chính: I. Ngành luật hiến pháp (tr. 9 - 23) 1. Khái niệm 2. Đối tượng điều chỉnh II. Hiến pháp - Luật cơ bản của nhà nước XHCN (tr. 23 - 27) 1. Nguồn gốc và bản chất của Hiến pháp 2. Nội dung và giá trị pháp lý của Hiến pháp XHCN NỘI DUNG I. NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP 1. Khái niệm Ngành luật Hiến pháp còn được gọi là luật Nhà nước, được hiểu với tư cách là 1 ngành luật (không phải là đạo luật Hiến pháp). Nhắc lại kiến thức ở phần trước, phân biệt ngành luật với đạo luật... * KN: Là tổng hợp các QPPL đ/c các quan hệ XH cơ bản nhất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống XH phát sinh trong quá trình tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, việc xác định những nguyên tắc cơ bản của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, ANQP, đối ngoại, bảo vệ Tổ quốc, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. * Nguồn của luật Hiến pháp bao gồm rất nhiều VBPL như: Hiến pháp, các luật tổ chức nhà nước, luật quốc tịch... Trong đó Hiến pháp là văn bản chủ yếu, có giá trị pháp lý cao nhất, là đạo luật cơ bản, là cơ sở pháp lý cơ bản cho mọi hoạt động của NN và XH, đồng thời là cơ sở pháp lý cho toàn bộ hệ thống pháp luật nước ta. 2. Đối tượng điều chỉnh Luật Hiến pháp điều chỉnh các QHXH cơ bản nhất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống XH. Các quan hệ này được phân chia thành các nhóm lớn sau: a) Nhóm quan hệ cơ bản trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá - XH, quốc phòng, an ninh, đối ngoại và bảo vệ Tổ quốc VN XHCN. Nội dung gồm những vấn đề cơ bản sau: 1- Xác định bản chất của NN ta, bản chất và nguồn gốc của quyền lực NN: Bản chất NN ta thể hiện ở những điểm cơ bản sau: + Mang bản chất của giai cấp công nhân, dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN: giải thích rõ điểm này trên cơ sở các điều khoản của Hiến pháp (điều 2, điều 4 Hiến pháp) + Là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân: Nhà nước pháp quyền..... Tất cả quyền lực NN thuộc về nhân dân... Cơ chế để nhân dân thực hiện quyền lực của mình là thông qua các cơ quan quyền lực NN (Quốc hội và HĐND), các tổ chức chính trị XH...
  2. 2 + Tính dân tộc: Là NN thống nhất của tất cả các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước VN... thể hiện tư tưởng HCM về đại đoàn kết dân tộc... Tóm lại: Bản chất của NN ta là sự thống nhất giữa tính giai cấp, tính nhân dân, tính dân tộc, là chế độ nhà nước dân chủ XHCN. Nguồn gốc của quyền lực NN là thuộc về nhân dân... 2- Xác định cơ chế làm chủ của nhân dân trên cơ sở thể chế hoá mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý; nguyên tắc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước của nhân dân... Quyền lực NN là thống nhất, có sự phân công và phối hợp.... (nội dung đã có ở phần trước)... Các phương thức bảo đảm thực hiện quyền lực NN của nhân dân: dân chủ đại diện, dân chủ trực tiếp, nâng cao hiệu lực hoạt động của các cơ quan dân cử, các tổ chức chính trị XH, nhân dân giám sát hoạt động của các cơ quan NN, cán bộ, công chức NN... 3- Xác định hình thức chính thể của NN ta: cộng hoà XHCN. 4- Xác định hệ thống các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy NN ta: Đảng lãnh đạo, tập trung dân chủ, pháp chế XHCN (chứng minh bằng nội dung Hiến pháp, các luật tổ chức NN...) 5- Xác định hệ thống các chính sách cơ bản của NN về đối nội, đối ngoại, kinh tế, văn hoá XH, quốc phòng, an ninh, thể hiện đường lối đổi mới toàn diện của Đảng ta. b) Nhóm quan hệ XH cơ bản giữa nhà nước và cá nhân. Cá nhân bao gồm: Công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch. Trong đó công dân là chủ thể quan trọng nhất. Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. (Điều 49) Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của 1 nước, thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và công dân nước đó. Việc xác định quốc tịch VN căn cứ vào Luật Quốc tịch 13/11/2008 (Luật cũ: 20/5/1998): 1. Do sinh ra theo quy định tại các điều 15, 16 và 17 của Luật này; 2. Được nhập quốc tịch Việt Nam; 3. Được trở lại quốc tịch Việt Nam; 4. Theo quy định tại các điều 18, 35 và 37 của Luật này; 5. Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. (+ Có quốc tịch do sinh ra; + Được nhập quốc tịch VN; + Được trở lại quốc tịch VN; + Theo điều ước quốc tế mà VN ký kết hoặc tham gia; + Được công dân VN nhận làm con nuôi.) * Các nguyên tắc cơ bản của mối quan hệ giữa NN và công dân:
  3. 3 - Các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân (Điều 50); - Kết hợp hài hoà giữa lợi ích NN, tập thể và cá nhân; - Mọi công dân đều bình đẳng trước PL: Bao gồm cả quyền bình đẳng giữa các dân tộc, bình đẳng nam nữ; - Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân. - Nhà nước bảo đảm các quyền của công dân; công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội. - Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định. (Điều 51). - Nhân đạo XHCN: giáo trình.... b1. Các quyền cơ bản của công dân: Bao gồm các nhóm quyền sau: - Các quyền về chính trị: Quyền bình đẳng trước PL; Quyền tham gia quản lý NN và xã hội (Điều 53); - Các quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội: Quyền lao động (vừa là quyền vừa là nghĩa vụ); Quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật; Quyền học tập (vừa là quyền vừa là nghĩa vụ); Quyền được bảo hộ về hôn nhân và gia đình. - Các quyền về tự do dân chủ và tự do cá nhân: Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin (Điều 69); Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo(Đ 70); Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm (Đ 71); Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín (Điều 73); Quyền sở hữu tài sản (Điều 58). b2. Các nghĩa vụ cơ bản của công dân: - Bảo vệ Tổ quốc (nghĩa vụ quân sự và tham gia quốc phòng toàn dân) (Đ 77): - Tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng(Điều 78); - Nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật: (Đ 79). - Đóng thuế và lao động công ích theo quy định của pháp luật: (Đ 80). * Cơ chế thực hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân:(giáo trình tr. 16 - 17) - Quy định thành chế độ và trách nhiệm phục vụ nhân dân của cơ quan NN, cán bộ... - Các bảo đảm về mặt pháp lý... - Các bảo đảm về kinh tế... - Quyền ưu tiên đối với những đối tượng đặc biệt... c) Nhóm quan hệ cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy NN: Chỉ giới thiệu vắn tắt vì đã được nghiên cứu ở phần học trước... - Quy định các nguyên tắc hình thành, mối quan hệ giữa các đơn vị hành chính - lãnh thổ;
  4. 4 - Quy định về bộ máy NN: cơ cấu tổ chức; nguyên tắc tổ chức và hoạt động; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và các mối quan hệ giữa các cơ quan NN; các bảo đảm để các cơ quan NN thực hiện được chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. II. HIẾN PHÁP - LUẬT CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC XHCN Hiến pháp là nguồn cơ bản của ngành luật Nhà nước. 1. Nguồn gốc và bản chất của Hiến pháp. Constitutio (Latin): Thiết định, xác lập, cơ cấu. Với nghĩa này thì thuật ngữ HP đã ra đời và tồn tại từ rất lâu trong lịch sử. Vài nét sơ lược về lịch sử tư tưởng lập hiến... Với ý nghĩa là luật cơ bản của NN thì chỉ tồn tại hơn 200 năm, sau các cuộc cách mạng tư sản. Hiến pháp Mỹ năm 1787 và Pháp năm 1789 là những bản Hiến pháp sớm nhất trong lịch sử nhân loại. Hiến pháp XHCN đầu tiên là Hiến pháp 1918 của nước Nga xô viết... Sơ lược vài nét cơ bản của lịch sử lập hiến của Nhà nước ta... KN: HP là luật cơ bản của NN, là sản phẩm của 1 thời kỳ lịch sử nhất định, thể hiện sự tương quan lực lượng trong cuộc đấu tranh g/c, nhằm củng cố quyền lực chính trị - kinh tế của g/c thống trị. * Về bản chất: Hiến pháp là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp, phản ánh tương quan lực lượng giữa các giai cấp trong XH, thể hiện tập trung ý chí của giai cấp thống trị XH. * Hình thức: Thành văn, không thành văn. * Đặc điểm của Hiến pháp: 1- Là văn kiện chính trị - pháp lý có tính cương lĩnh: - HP vừa là văn kiện chính trị, vừa là văn kiện pháp lý: Nội dung HP ghi nhận rõ các quan hệ giai cấp, quyền lợi chính trị của các g/c trong XH, và được thể hiện dưới hình thức các quy phạm pháp luật có giá trị bắt buộc đối với toàn XH. - Là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp khi XH phát triển đến 1 giai đoạn lịch sử nhất định: Trong lịch sử, chỉ khi g/c tư sản nắm chính quyền thì HP mới chính thức được thông qua, ban hành với tư cách là đạo luật cơ bản của NN. - Hiến pháp có tính cương lĩnh: Điều chỉnh, định hướng các quan hệ XH cơ bản trong 1 thời kỳ lịch sử. Nội dung của HP ghi nhận các sự kiện chính trị XH quan trọng nhất, đồng thời định hướng sự phát triển của 1 quốc gia trong một thời gian dài. 2- HP là luật cơ bản của NN: - Quy định những vấn đề cơ bản nhất của đời sống XH, là cơ sở cho mọi hoạt động của NN và XH - HP là VBPL có giá trị pháp lý cao nhất, thể hiện ở hiệu lực của HP về thời gian, không gian, đối tượng tác động. - Là cơ sở pháp lý cho toàn bộ hệ thống PL...
  5. 5 - Được xây dựng, thông qua với thủ tục đặc biệt (tuỳ theo pháp luật của mỗi quốc gia) Hiến pháp XHCN là đạo luật cơ bản thể hiện tập trung ý chí thống nhất của giai cấp công nhân,.... (giáo trình tr. 25)... 2. Nội dung và giá trị pháp lý của Hiến pháp XHCN HP là luật cơ bản của NN XHCN : - Về nội dung: Quy định những vấn đề cơ bản nhất của chế độ XHCN, như chính trị, kinh tế, XH, văn hoá, an ninh quốc phòng, tổ chức bộ máy NN, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân... Là cơ sở cho mọi hoạt động của NN và XH. - Về giá trị pháp lý: + HP là VBPL có giá trị pháp lý cao nhất, thể hiện ở hiệu lực của HP. HP có hiệu lực về không gian, thời gian và đối tượng tác động rộng nhất, bao trùm lên mọi quan hệ XH cơ bản nhất. + Là cơ sở pháp lý cho toàn bộ hệ thống PL: Mọi VBPL đều phải ban hành dựa trên cơ sở của Hiến pháp, phù hợp với HP và nhằm thi hành HP. Mọi quy định trái với HP đều phải bị bãi bỏ hoặc sửa đổi. - Về thủ tục xây dựng, thông qua: thủ tục đặc biệt: ít nhất phải được 2/3 tổng số ĐBQH biểu quyết tán thành. Cho đến nay NN ta đã ban hành các bản HP vào các năm 1946, 1959, 1980 và 1992. Hiến pháp năm 1992 được thông qua ngày 15/4/1992 gồm Lời nói đầu, 12 chương, 147 điều. HP 1992 được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 v/v sửa đổi, bổ sung một số điều của HP nước CHXHCN VN năm 1992. Trong đó sửa đổi, bổ sung Lời nói đầu và 23 điều, bãi bỏ 1 điểm, chuyển 04 điểm sang điểm khác. (Có hiệu lực từ ngày công bố 07/01/2002). Nội dung cơ bản: - Ghi nhận thành quả của c/m VN trong gần 50 năm, đặc biệt là trong sự nghiệp đổi mới và định ra phương hướng phát triển của đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH - Chế độ chính trị của NN ta; - Chế độ kinh tế; - Văn hoá, giáo dục, KH và công nghệ; - Bảo vệ Tổ quốc VN XHCN; - Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; - Tổ chức và hoạt động của bộ máy NN; - Các vấn đề khác, như Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, thủ đô, ngày Quốc khánh; hiệu lực của HP và việc sửa đổi HP (Như quy định của HP 1980).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2