Một số ý kiến về kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái theo VAS 10 theo TCKTO
lượt xem 203
download
Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10 (VAS 10) đã quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán ảnh hưởng do thay đổi tỷ giá hối đoái trong trường hợp doanh nghiệp có các giao dịch phát sinh bằng ngoại tệ. Trên cơ sở đó thông tư 105/2003/TT-BTC đã hướng dẫn kế toán những ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số ý kiến về kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái theo VAS 10 theo TCKTO
- Một số ý kiến về kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái theo VAS 10 Theo TCKTO Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10 (VAS 10) đã qui định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán ảnh hưởng do thay đổi tỷ giá hối đoái trong trường hợp doanh nghiệp có các giao dịch phát sinh bằng ngoại tệ. Trên cơ sở đó Thông tư 105/2003/TT-BTC đã hướng dẫn kế toán những ảnh huởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái. Theo thông tư này, nguyên tắc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ liên quan đến các khoản mục tiền tệ được hướng dẫn ở đoạn 2.4 , 2.5 như sau: “Đối với bên Có của các Tài khoản nợ phải trả hoặc bên Nợ của các Tài khoản nợ phải thu, khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ được ghi sổ bằng Đồng Việt Nam hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá giao dịch”. “Đối với bên Nợ của các Tài khoản nợ phải trả hoặc bên Có của các Tài khoản nợ phải thu, khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng Đồng Việt Nam hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán”. Theo tôi hướng dẫn như vậy là chưa đúng trong một số trường hợp và trong những trường hợp đó nếu vận dụng như Thông tư hướng dẫn sẽ hạch toán sai tỷ giá. Có thể đơn cử hai trường hợp sau: Trường hợp 1 Giả sử có một bút toán phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ Nợ TK 1112, 1122 Có TK 131 Bút toán này có thể được dùng để phản ánh số tiền khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp và cũng được dùng để phản ánh số tiền khách hàng ứng trước cho doanh nghiệp. Nếu là phản ánh số tiền khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp, theo hướng dẫn của Thông tư, bên Có của Tài khoản nợ phải thu được ghi theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán, bút toán sẽ được ghi: Nợ TK 1112, 1122: Ghi theo TGHĐ tại ngày giao dịch Nợ TH 635: Chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá) Có TK 131: Ghi theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá) Nếu là phản ánh số tiền khách hàng ứng trước cho doanh nghiệp thì hướng dẫn của Thông tư không còn đúng nữa. Rõ ràng bên Có của Tài khoản nợ phải thu trong trường hợp này không thể ghi theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán, mà phải được ghi theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch. Bởi vì, mặc dù nghiệp vụ kinh tế này phát sinh liên quan đến bên Có của Tài khoản nợ phải thu nhưng không phải là ghi giảm một khoản nợ phải thu đã được ghi nhận trước đó, mà đây là nghiệp vụ được ghi nhận ban đầu và được coi như một khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho đến khi doanh nghiệp bán hàng cho khách hàng và trừ vào số tiền đã nhận ứng trước. Như vậy về bản chất nghiệp vụ này làm phát sinh tăng một tài sản đồng thời phát sinh tăng một khoản nợ phải trả. Thật vậy, đến cuối kỳ kế toán, nếu doanh nghiệp chưa bán hàng cho khách hàng thì khoản nhận ứng trước này sẽ được báo cáo ở chỉ tiêu “Người mua trả tiền trước” (mã số 313) thuộc phần Nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán. Vậy trong trường hợp này bên Có của Tài khoản nợ phải thu phải được ghi theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch và không có phát sinh chênh lệch tỷ giá : Nợ TK 1112, 1122: Ghi theo TGHĐ ngày giao dịch Có TK 131: Ghi theo TGHĐ ngày giao dịch Khi doanh nghiệp bán hàng cho khách hàng và trừ vào số tiền khách hàng đã ứng trước, kế toán sẽ định khoản bút toán doanh thu: Nợ TK 131 Có TK 511 Lúc này, bên Nợ Tài khoản nợ phải thu không ghi theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch như hướng dẫn của Thông tư, mà
- phải ghi theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán, tỷ giá ghi trên sổ kế toán ở đây chính là tỷ giá mà doanh nghiệp đã ghi ban đầu khi nhận ứng trước tiền của khách hàng. Bởi vì nghiệp vụ này tuy phát sinh liên quan đến bên Nợ tài khoản nợ phải thu nhưng không phải là ghi nhận ban đầu làm phát sinh tăng một khoản nợ phải thu, mà nó phải được hiểu là phát sinh giảm một khoản nợ phải trả liên quan đến số tiền doanh nghiệp đã nhận ứng trước. Khi đó bút toán trên sẽ được ghi: Nợ TK 131: Ghi theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán Nợ TH 635: Chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá) Có TK 511: Ghi theo TGHĐ tại ngày giao dịch Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá) Ví dụ sau sẽ minh hoạ cho trường hợp trên: Ngày 5/1/N, khách hàng A chuyển khoản để ứng trước tiền cho doanh nghiệp X là 10.000 USD, tỷ giá giao dịch trong ngày là 15.600 VNĐ/USD; Ngày 20/1/N, doanh nghiệp X bán hàng cho khách hàng A với giá bán 10.000 USD và trừ vào số tiền đã nhận ứng trước, tỷ giá giao dịch trong ngày là 15.650 VNĐ/USD. Các bút toán được ghi nhận tại doanh nghiệp X như sau: Ngày 5/1/N: Nợ TK 1122: 10.000 x 15.600 = 156 trđ Có TK 131.A: 10.000 x 15.600 = 156 trđ Ngày 20/1/N: Nợ TK 131.A: 10.000 x 15.600 = 156 trđ Nợ TK 635: 10.000 x 50 = 0,5 trđ Có TK 511: 10.000 x 15.650 = 156,5 trđ Trường hợp 2 Giả sử có một bút toán phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ Nợ TK 331 Có TK 1112, 1122 Bút toán này có thể được dùng để phản ánh số tiền doanh nghiệp trả nợ cho nhà cung cấp và cũng được dùng để phản ánh số tiền doanh nghiệp ứng trước cho nhà cung cấp. Nếu là phản ánh số tiền doanh nghiệp trả nợ cho nhà cung cấp, theo hướng dẫn của Thông tư, bên Nợ của Tài khoản nợ phải trả được ghi theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán, bút toán sẽ được ghi: Nợ TK 331: Ghi theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán Nợ TH 635: Chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá) Có TK 1112, 1122: Ghi theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá) Nếu là phản ánh số tiền doanh nghiệp ứng trước cho nhà cung cấp thì hướng dẫn của Thông tư không còn đúng nữa. Rõ ràng bên Nợ của Tài khoản nợ phải trả trong trường hợp này không thể ghi theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán, mà phải được ghi theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch. Bởi vì, mặc dù nghiệp vụ kinh tế này phát sinh liên quan đến bên Nợ của Tài khoản nợ phải trả nhưng không phải là ghi giảm một khoản nợ phải trả đã được ghi nhận trước đó, mà đây là nghiệp vụ được ghi nhận ban đầu và được coi như một khoản nợ phải thu của doanh nghiệp cho đến khi nhà cung cấp bán hàng cho doanh nghiệp và trừ vào số tiền đã ứng trước. Như vậy về bản chất nghiệp vụ này làm phát sinh tăng Nợ phải thu đồng thời phát sinh giảm Tiền. Thật vậy, đến cuối kỳ kế toán, nếu nhà cung cấp chưa bán hàng cho doanh nghiệp thì khoản ứng trước này sẽ được báo
- cáo ở chỉ tiêu “Trả trước cho người bán” (mã số 132) thuộc phần Nợ phải thu trên Bảng cân đối kế toán. Vậy trong trường hợp này bên Nợ Tài khoản nợ phải trả phải được ghi theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch: Nợ TK 331: Ghi theo TGHĐ ngày giao dịch Nợ TK 635: Chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá) Có TK 1112, 1122: Ghi theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá) Khi nhà cung cấp bán hàng cho doanh nghiệp và trừ vào số tiền doanh nghiệp đã ứng trước, kế toán sẽ định khoản bút toán mua hàng: Nợ TK 152, 156 Có TK 331 Lúc này, bên Có Tài khoản nợ phải trả không ghi theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch như hướng dẫn của Thông tư, mà phải ghi theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán, tỷ giá ghi trên sổ kế toán ở đây chính là tỷ giá mà doanh nghiệp đã ghi nhận ban đầu khi ứng trước tiền cho nhà cung cấp. Bởi vì nghiệp vụ này tuy phát sinh liên quan đến bên Có của tài khoản nợ phải trả nhưng không phải là ghi nhận ban đầu làm phát sinh tăng một khoản nợ phải trả, mà nó phải được hiểu là phát sinh giảm một khoản nợ phải thu liên quan đến số tiền doanh nghiệp đã ứng trước. Khi đó bút toán trên sẽ được ghi: Nợ TK 152, 156: Ghi theo TGHĐ tại ngày giao dịch Nợ TK 635: Chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá) Có TK 331: Ghi theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá) Ví dụ sau sẽ minh hoạ cho trường hợp trên: Ngày 15/1/N, doanh nghiệp B chuyển khoản để ứng trước tiền cho nhà cung cấp Z là 20.000 USD, tỷ giá giao dịch trong ngày là 15.600 VNĐ/USD, giả sử tỷ giá ghi sổ của tiền gửi ngân hàng là 15.500 VNĐ/USD; Ngày 29/1/N, nhà cung cấp Z bán hàng cho doanh nghiệp B với giá bán 20.000 USD và trừ vào số tiền đã ứng trước, tỷ giá giao dịch trong ngày là 15.650 VNĐ/USD. Các bút toán được ghi nhận tại doanh nghiệp B như sau: Ngày 15/1/N: Nợ TK 331.Z: 20.000 x 15.600 = 312 trđ Có TK 1122: 20.000 x 15.500 = 310 trđ Có TK 515: 20.000 x 100 = 2 trđ Ngày 29/1/N: Nợ TK 156: 20.000 x 15.650 = 313 trđ Có TK 331.Z: 20.000 x 15.600 = 312 trđ Có TK 515: 20.000 x 50 = 1 trđ Kết luận Để kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được đúng đắn và toàn diện, việc qui đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán để ghi sổ không nên căn cứ vào “bên Có của các tài khoản nợ phải trả hoặc bên Nợ của các tài khoản nợ phải thu” hay “bên Nợ của các tài khoản nợ phải trả hoặc bên Có của các tài khoản nợ phải thu” mà phải căn cứ vào bản chất của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Trên tinh thần đó, theo tôi nội dung hướng dẫn của Thông tư ở đoạn 2.4 và 2.5 như đã nêu ở đầu bài viết cần được sửa lại như sau: “Đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ làm tăng nợ phải trả hoặc tăng nợ phải thu thì phải được ghi sổ bằng Đồng Việt Nam hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá giao dịch”;
- “Đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ làm giảm nợ phải trả hoặc giảm nợ phải thu thì phải được ghi sổ bằng Đồng Việt Nam hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán”. HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN- CHUẨN MỰC SỐ 10- ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THAY ĐỔI TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI QUY ĐỊNH CHUNG 01. Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán những ảnh hưởng do thay đổi tỷ giá hối đoái trong trường hợp doanh nghiệp có các giao dịch bằng ngoại tệ hoặc có các hoạt động ở nước ngoài. Các giao dịch bằng ngoại tệ và các báo cáo tài chính của các hoạt động ở nước ngoài phải được chuyển sang đơn vị tiền tệ kế toán của doanh nghiệp, bao gồm: Ghi nhận ban đầu và báo cáo tại ngày lập Bảng cân đối kế toán; Ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái; Chuyển đổi báo cáo tài chính của các hoạt động ở nước ngoài làm cơ sở ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính. 02. Chuẩn mực này áp dụng cho việc: (a) Kế toán các giao dịch bằng ngoại tệ; (b) Chuyển đổi báo cáo tài chính của hoạt động ở nước ngoài khi hợp nhất các báo cáo này vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp bằng phương pháp hợp nhất hoặc phương pháp vốn chủ sở hữu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kiểm Toán - Những Người Yêu Thích Con Số Kiểm toán bắt nguồn từ thuật ngữ
5 p | 194 | 96
-
HẠCH TOÁN MỘT SỐ KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
15 p | 181 | 78
-
ĐỀ TÀI THẢO LUẬN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
2 p | 232 | 43
-
Cần phân biệt rõ khái niệm cổ phiếu thưởng
2 p | 337 | 25
-
Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số biện pháp xử lý nợ đọng thuế
3 p | 158 | 17
-
Một số ý kiến về phong hướng công tác phát triển kiểm toán ở nước ta hiện nay
11 p | 89 | 17
-
MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN VÀ TRÌNH BÀY CHÊNH LỆCH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
5 p | 178 | 12
-
Bài giảng ôn tập Kế toán tài sản dài hạn - ThS. Lê Thị Minh Châu
26 p | 183 | 10
-
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN - GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ & XÂY DỰNG SAO MAI
10 p | 109 | 10
-
Bài giảng Kế toán tài chính 2: Chương 3 - Nguyễn Hoàng Phi Nam
16 p | 61 | 7
-
Bài giảng Tổ chức hạch toán kế toán: Chương 1 - Trường Đại học Nha Trang (bản cập nhật)
73 p | 96 | 6
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 5 - ĐH Ngoại thương
64 p | 79 | 6
-
MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ VIỆC TRÌNH BÀY THÔNG TIN TÀI SẢN THIẾU CHỜ XỬ LÝ TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
3 p | 126 | 6
-
Bình luận quy định của Luật doanh nghiệp 2020 về công bố thông tin báo cáo tài chính kiểm toán giữa niên độ của doanh nghiệp nhà nước
8 p | 15 | 6
-
Khoá luận tốt nghiệp: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công Ty TNHH TM-DV Xây Dựng Phương Nghi
113 p | 38 | 5
-
Bài giảng Kế toán tài chính 2: Chương 3 - Ngô Hoàng Điệp
32 p | 99 | 4
-
Bài giảng Kế toán tài chính 3: Chương 1 - ThS. Ngô Hoàng Điệp
21 p | 85 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn