intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số ý kiến về việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn

Chia sẻ: Tạ Hoài Mân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

16
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Một số ý kiến về việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn" nhằm mục đích đóng góp và đưa ra ý kiến góp phần hoàn thiện những quy định của pháp luật về tranh chấp tài sản khi ly hôn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số ý kiến về việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn

  1. MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ VIỆC CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN Quảng Ngọc Vy, Nguyễn Minh Khoa*, Nhữ Thị Tuyết Nga, Đỗ Thuỵ Thuý An, Vũ Lê Thanh Trúc Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Đào Thu Hà TÓM TẮT Tranh chấp tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn là tình trạng phổ biến, khi quan hệ tái sản giữa vợ, chồng là quan hệ tài sản gắn liền với nhân thân, tồn tại trong thời kỳ hôn nhân, không có tính đền bù ngang giá và không xác định được công sức đóng góp cụ thể của các bên nên khi xảy ra tranh chấp thì việc phân chia tài sản chung vợ, chồng là tương đối khó khăn, phức tạp, gây nhiều tranh cãi trong các vụ giải quyết ly hôn tại các cấp Tòa án. Cùng với quá trình phát triển của xã hội, số lượng các vụ án ly hôn có tranh chấp về tài sản gia tăng đáng kể, song giá trị tài sản tranh chấp lớn tạo ra rất nhiều khó khăn và áp lực cho cơ quan tiến hành tố tụng. Pháp luật Việt Nam quy định Toà án nhân dân là cơ quan duy nhất có thẩm quyền xét xử. Tuy nhiên, cùng với sự biến đổi không ngừng của các quan hệ xã hội, quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ về chia tài sản chung của vợ chồng chưa phù hợp với tình hình mới, làm cản trở sự phát triển của quan hệ đó và để lại nhiều hệ quả. Do vậy, việc nghiên cứu về vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Với những lý do trên nhóm chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Một số ý kiến về việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn” nhằm mục đích đóng góp và đưa ra ý kiến góp phần hoàn thiện những quy định của pháp luật về tranh chấp tài sản khi ly hôn. Từ khoá: hoàn thiện pháp luật, mâu thuẫn trong hôn nhân, phân chia tài sản, trách nhiệm pháp lý, ly hôn. 1. NHỮNG VẤN ĐỀ VÀ QUY ĐỊNH VỀ VIỆC TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Việc ly hôn là quyền nhân thân và quyền dân sự cơ bản của con người. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn nằm ở vợ, chồng hoặc cả hai người cùng đồng ý hủy bỏ các trách nhiệm pháp lý trong hôn nhân và các ràng buộc dân sự khác. Trong nhiều trường hợp, quan hệ hôn nhân do chịu sự tác động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, đã không giữ được ý nghĩa và giá trị như mong muốn, cuộc sống chung không còn hạnh phúc, hoà thuận vậy nên pháp luật đã dự liệu khả năng cho họ quyền được giải phóng khỏi quan hệ hôn nhân bằng việc ly hôn. Việc tranh chấp tài sản cũng từ đó xảy ra, có thể được diễn ra đồng thời khi ly hôn hay sau ly hôn. Bản chất của việc giải quyết tranh chấp tài sản chung của vợ, chồng khi ly hôn là hình thức phân chia tài sản chung thành tài sản riêng của vợ, chồng gắn với sự kiện ly hôn. Tài sản chung của vợ chồng là tài sản do vợ, chồng tạo ra do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ chồng được thừa kế 1721
  2. chung, tặng cho chung và những tài sản mà vợ chồng có thỏa thuận là tài sản chung. Ta có thể hiểu “Tài sản chung vợ chồng là những tài sản được hình thành hoặc tạo ra phù hợp với những căn cứ xác lập tài sản chung vợ chồng theo quy định tại Điều 33 Luật HN&GĐ 2014”. Về nguyên tắc thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi “căn cứ khoản 2 Điều 59 Luật HN&GĐ 2014”. Tuy vậy tranh chấp về tài sản vợ chồng thường xảy ra chủ yếu và gần như đồng thời cùng với việc ly hôn bởi lẽ khi ly hôn thì vợ chồng đã có sự sứt mẻ về tình cảm trong thời kỳ hôn nhân nên cùng với việc ly hôn họ sẽ có sự tranh giành, hơn thua nhau trong vấn đề tài sản. Do đặc thù của quan hệ hôn nhân và gia đình nên việc giải quyết tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn cũng có những đặc thù riêng ảnh hưởng đến việc giải quyết tranh chấp tài sản chung của vợ, chồng khi ly hôn. Người vợ hoặc chồng có những khó khăn nhất định trong cuộc sống như: Chi trả nhiều cho bệnh tật, nuôi mẹ già… sẽ được xem xét như một tình tiết ưu tiên khi phân chia tài sản chung của vợ, chồng khi ly hôn. Đây là điểm thể hiện tính nhân đạo của Luật pháp cũng như tình nghĩa giữa những người từng là vợ chồng của nhau. “Công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì phát triển khối tài sản chung” người đóng góp nhiều hơn sẽ được chia phần nhiều hơn. Trường hợp có sự sáp nhập giữa tài sản riêng và tài sản chung của vợ chồng, sau khi ly hôn vợ chồng có yêu cầu chia tài sản thì sẽ được chia phần giá trị tài sản mà mình đã đóng góp vào tài sản chung đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục tạo nên thu nhập” là khi chia tài sản phải đảm bảo cho hoạt động nghề nghiệp của vợ chồng tiếp tục duy trì. Ví dụ: Vợ chồng có tài sản chung là một cửa hàng quần áo trị giá 500 triệu và một tiệm bánh trị giá 700 triệu. Tòa án xem xét giao tiệm bánh cho người vợ và giao của hàng quần áo cho chồng, thì người vợ nhận được phần giá trị tài sản lớn hơn phải thanh toán cho người chồng phần giá trị là 100 triệu. Và Luật cũng có quy định “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền và nghĩa vụ của vợ chồng” đây cũng là 1 trong những yếu tố gây khó khăn trong việc xử lý tranh chấp tài sản giữa vợ chồng sau ly hôn. Ví dụ: Người chồng có hành vi bạo lực gia đình dẫn đến hôn nhân tan vỡ và khi xử lý toà án sẽ xem xét lỗi của người chồng trong vi phạm quyền và nghĩa vụ của vợ chồng và đưa ra phán quyết để đảm bảo quyền và lợi ích của vợ. Giải quyết các vấn đề tranh chấp tài sản khi ly hôn sẽ được thực hiện bởi Toà án, theo quy định của Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 và các Luật có liên quan khác quy định, sau khi Tòa án phán quyết có giá trị bắt buộc đối với các bên. 2. THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN Theo số liệu thống kê cho thấy, số vụ ly hôn ở Việt Nam hiện ở mức 60.000 vụ/năm, tương đương 0,75 vụ/1.000 dân. Tỷ lệ ly hôn so với kết hôn là 25% có nghĩa rằng, cứ 4 cặp vợ chồng đi đăng ký kết hôn thì một đôi ra toà7. Và Tòa án nhân dân tối cao cho biết, năm 2018 số vụ hôn nhân gia đình mà toà án thụ lý là 262.606 vụ trong đó ly hôn do mâu thuẫn gia đình chiếm tới 73,6%. Năm 2019, Toà án thụ lý 256.793 vụ trong đó 7 Thống kê “Gia tăng tình trạng ly hôn” theo báo Đại đoàn kết. 1722
  3. ly hôn do mâu thuẫn gia đình chiếm 84,2%. Năm 2021, số vụ ly hôn toà án thụ lý giảm còn 162.072 vụ. Do năm 2021 có ảnh hưởng của dịch bệnh và là năm đỉnh điểm phòng chống dịch với nhiều đợt giãn cách nên số liệu thống kê của năm 2021 chưa phản ánh đúng so với thực tế8. Qua các con số thống kê nhìn chung ta có thể thấy rõ được tỉ lệ ly hôn ở nước ta ngày một gia tăng, đặc biệt là ly hôn do mâu thuẫn. Vì là mâu thuẫn nên khi ly hôn việc chia tài sản càng trở nên khó khăn hơn từ đó dẫn đến tình trạng tranh chấp tài sản sau ly hôn ngày một phức tạp hơn. Và việc giải quyết tranh chấp tài sản nó không đơn giản là vấn đề về tài sản mà nó còn liên quan đến các vấn đề xã hội. Có nhiều cặp vợ, chồng chỉ vì mâu thuẫn về vấn đề chia tài sản mà đã dùng đến cả bạo lực, thậm chí là thuê người đến đánh đập, dọa nạn. Từ đó việc giải quyết các vấn đề tranh chấp không còn đơn giản mà có thể liên quan đến các vấn đề hình sự. Tại tòa án Thủ Đức Tp. Hồ Chí Minh theo thống kê cho thấy những vụ án ly hôn được Tòa án Thủ Đức thụ lý khá nhiều đa số là về tranh chấp tài sản và Tòa án sẽ luôn ưu tiên việc hòa giải giữa vợ chồng để có thể giải quyết nhanh gọn và không cần mở phiên tòa, điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí cho cả hai bên và hạn chế được tối đa sự mâu thuẫn, rạn nứt mối quan hệ giữa hai bên. Tuy nhiên, trên thực tế việc áp dụng biện pháp hoà giải để xử lý các vụ án ly hôn tỉ lệ thành công khá thấp, thường khi xử lý các vụ án ly hôn sẽ xảy ra nhiều tranh chấp nên các cơ quan có thẩm quyền phải đứng ra và áp dụng pháp luật vào để xử lý. Như vụ ly hôn của vợ chồng vua cà phê Trung Nguyên9, đây là vụ tranh chấp sau ly hôn lớn và khá phức tạp với giá trị tài sản lên đến hàng nghìn tỷ đồng, theo như lời bà Lê Hoàng Diệp Thảo vợ ông Đặng Lê Nguyên Vũ kể lại: “Chúng tôi hạnh phúc, yêu thương nhau thực sự, cùng nhau xây dựng thương hiệu và phê Trung Nguyên với tập đoàn Trung Nguyên và nuôi dưỡng các công ty trực thuộc, chăm sóc con cái và nuôi dưỡng con cái” từ đó cho thấy được cuộc hôn nhân gia đình này đã từng hạnh phúc như thế nào. Nhưng đơn ly hôn của bà lại viết rằng: “Những năm gần đây, giữa chúng tôi phát sinh mâu thuẫn và trong tư tưởng, suy nghĩ về cuộc sống và đời sống vợ chồng trong việc điều hành công ty và nuôi nấng, dạy dỗ con cái” đây là mục đích ly hôn không đạt và nếu kéo dài thì sẽ càng mang lại khổ đau và bà Thảo chấp nhận trực tiếp chăm sóc bốn đứa con và muốn ông Vũ có trách nhiệm trợ cấp để nuôi con và phân chia tài sản chung. Vào năm 2011, bà Thảo đơn phương ly hôn với ông Vũ nhưng sau nhiều lần hòa giải bất thành thì Toà án nhân dân Tp. Hồ Chí Minh đã xử sở thẩm vào năm 2019, tuyên chấp thuận đơn ly hôn của bà Thảo và trao quyền nuôi con cho bà. Còn ông Vũ sẽ có trách nhiệm chu cấp 10 tỷ tính từ năm 2013 đến khi các con học xong đại học, bên cạnh đó ông Vũ được sở hữu 60% cổ phần của công ty, nắm quyền điều hành tập đoàn Trung Nguyên và hoàn tiền lại cho bà Thảo với số cổ phần bà sở hữu nhưng bà Thảo không đồng ý đã làm đơn kháng cáo lên Tòa án nhân dân cấp cao xử phúc thẩm, Tuy nhiên Toà án phúc thẩm vẫn giữ nguyên phán quyết, sau đó bà Thảo lại làm đơn yêu cầu Tòa án giám đốc thẩm hủy toàn bộ bán án. Năm 2020 Viện kiểm sát Nhân dân tối cao ra kháng nghị hủy hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm vì “có nhiều sai sót”, chính thức đến đầu tháng 4/2021 Tòa án nhân dân tối cao đã mở phiên tòa giám đốc thẩm để xem xét vụ án ly hôn. Lúc này khối tài sản chung trị giá 7900 tỉ đồng, ông Vũ được chia gần 4700 tỉ đồng và bà Thảo nhận hơn 3200 tỉ đồng. Vào ngày 12/1/2022, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao đã có kiến nghị về việc xem xét lại quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng với lý do cho rằng Tòa án sơ thẩm đã dùng chứng thư và báo cáo định giá tài sản doanh nghiệp làm cơ sở chia tài sản chung giữa hai 8 Theo thống kê của Báo Thanh niên 9 Vụ ly hôn Cafe Trung Nguyên 1723
  4. vợ chồng là “không đúng”. Bà Thảo là doanh nhân nên trong quá trình giải quyết vụ án bà luôn yêu cầu được chia lại cổ phần và vốn góp nhưng Tòa án lại chia tiền trả cho bà. Do đó, việc cho ông Vũ nắm toàn bộ cổ phần là vi phạm “Quyền được kinh doanh” theo quy định pháp luật và việc thẩm phán buộc bà Thảo chấm dứt hoạt động kinh doanh bình thường trong 7 công ty là “Không phù hợp quyền tự do, quyền bình đẳng nam nữ” được nêu trong Hiến Pháp 2013 và vi phạm nguyên tắc chia tài sản trong hôn nhân và gia đình. Các công ty có tranh chấp giữa hai vợ chồng đều được thành lập từ năm 2006 sau 8 năm kể từ khi hai người kết hôn nhưng Tòa án lại chia cho bà Thảo ít hơn 20% giá trị tài sản so với ông Vũ, phán quyết này được Viện kiểm sát cho rằng “Không đảm bảo quyền lợi cho bà Thảo” và vụ án này đã được chuyển giao hồ sơ lại cho Toà án nhân dân Tp. Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm đúng theo quy định của pháp luật. Có thể thấy rằng một vụ án tranh chấp rất khó khăn và tốn kém đôi khi lại được ít mất nhiều. Vụ án tranh chấp ly hôn trên cũng là ví dụ rất rõ ràng cho ta thấy được các cơ quan có thẩm quyền đã làm rất tốt nhưng vẫn không thể tránh được những sai sót trong quá trình tiến hành tố tụng do những yếu tố khách quan về việc thẩm định chứng cứ, lời khai để có thể xét xử một cách công tâm nhất. 3. MỘT SỐ BẤT CẬP CỦA QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN VÀ KIẾN NGHỊ Qua luận điểm thực tế được nêu như trên về vấn đề tranh chấp tài sản có thể nhận thấy những thiếu sót và khó khăn của Tòa án về việc xác định tài sản chung và riêng của vợ chồng trong quá trình xử lý. Như việc xác định công sức đóng góp chung của vợ chồng đối với tài sản chung trong hôn nhân là vấn đề khá phức tạp. Vì trong quá trình sinh sống và tạo dựng tài sản chung với nhau họ ít khi để tâm đến quá trình xây dựng và phát triển tài sản của mỗi cá nhân nên khi gặp vấn đề về tài sản trong thời kỳ hôn nhân thì rất khó để xác định. Đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về trường hợp xác định công sức đóng góp về tài sản chung. Nên dựa trên thực tiễn của những vụ án tranh chấp tài sản sau ly hôn thì việc xác định công sức đóng góp là có cần thiết hay không? Như là công sức tạo lập, bảo quản, nuôi dưỡng tài sản và giá trị tài sản. Các cơ quan tố tụng nên ưu tiên xem xét trước tới yếu tố công sức đóng góp tài sản chung để có những cách xử lý một cách công bằng và đảm bảo quyền lợi và lợi ích của các bên. Về phần thời điểm xác lập tài sản riêng của vợ chồng cũng không có quy định nào và cũng không có các văn bản hướng dẫn nào quy định cụ thể về việc xác định tài sản riêng của vợ chồng. Chúng ta thường sẽ nghĩ rằng tài sản “có” trước hôn nhân là tài sản riêng của vợ chồng. Nếu áp dụng quy định của Bộ luật dân sự 2015 về xác định tài sản thì không đảm bảo được quyền lợi cho chủ sở hữu và không chính xác để căn cứ xác lập quyền tài sản. Vì vậy, nên có kiến nghị pháp luật về bổ sung quy định công nhận về thời điểm xác lập tài sản riêng là thời điểm “có” tài sản trên thực tế để có thể tạo nên sự thống nhất trong áp dụng pháp luật đảm bảo quyền lợi và lợi ích cho chủ sở hữu tài sản sau khi ly hôn. Tiếp theo là vấn đề mà cần được xem xét kỹ lưỡng khi phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn đó là việc xác định “lỗi” của vợ hoặc chồng trong vi phạm nghĩa vụ giữa vợ hoặc chồng được quy định tại khoản 3 điều 29 Luật HN&GĐ 2014 nói về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng, gia đình của người khác thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Theo đó, thì lỗi của việc thực hiện nghĩa vụ của vợ chồng liên quan đến bồi thường thiệt hại về tài sản có thể dẫn đến vấn đề bồi thường thiệt hại trong Bộ luật dân sự 2015. Vì vậy, nếu cùng một lỗi vừa phải chịu trách nhiệm pháp lý về dân sự, vừa chịu trách nhiệm về việc chia tài sản. Về bản chất thì “lỗi” giữa vợ hoặc chồng trong hôn nhân nhưng lại chịu trách nhiệm bồi thường bên dân 1724
  5. sự nên việc này vẫn chưa được xem là hợp tình, hợp lý. Trên thực tế, những lỗi vi phạm này thường rất khó phát hiện và không thể nhìn thấy rõ là sai từ ai và nguyên nhân do đâu, những lời khai từ các đương sự chưa có tính xác thực nên việc xác định lỗi sai của pháp luật hôn nhân và gia đình còn rất chung chung và khả năng thực thi còn thấp bởi chưa nêu rõ các tiêu chí nhận diện lỗi, yếu tố lỗi nào là lỗi có thể xem xét mà khấu trừ vào tài sản chung được phân chia. Các cấp Tòa án còn rất khó khăn khi áp dụng vào thực tiễn và đôi khi còn khá mơ hồ về vấn đề này. Vì vậy, có kiến nghị về việc xác định “lỗi” của vợ hoặc chồng trong nghĩa vụ giữa vợ hoặc chồng. Thường thì khi Toà án xét xử ly hôn sẽ có phần nguyên nhân dẫn đến ly hôn nhìn chung các nguyên nhân chính dẫn đến ly hôn là do bạo lực gia đình, thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ của vợ chồng, không chung thuỷ,...Chỉ nên xem xét những lỗi chính vi phạm quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trực tiếp dẫn đến ly hôn, từ đó ta xem xét các căn cứ về việc chia tài sản và nhờ vậy đảm bảo được sự công bằng cho các bên, giảm bớt những khó khăn trong việc xác định lỗi của vợ hoặc chồng trong nghĩa vụ giữa vợ hoặc chồng. Tiếp đến là tài sản chung của vợ chồng trong hôn nhân được quy định tại điều 33 Luật HN&GĐ 2014 gồm những tài sản do vợ chồng gây dựng, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp trong thời kỳ hôn nhân được quy định tại điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP những tài sản mà vừa chồng được thừa kế hoặc tặng cho và các tài sản khác được vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung, còn quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng hoặc được cho tặng riêng. Đây là vấn đề thiết yếu nhất để có thể xác định khi có yêu cầu phân chia tài sản chung của vợ chồng. Việc phải xác định chính xác tài sản chung là điều kiện ưu tiên để phân chia tài sản của vợ chồng được đúng nhất và không có sai sót. Vì thế, nên có kiến nghị pháp luật bổ sung thêm việc thừa nhận chế độ tài sản theo thỏa thuận về việc xác định tài sản chung hay riêng của pháp luật vẫn chưa rõ ràng để cho vợ chồng có thể áp dụng dễ dàng vào thực tế. Vậy nên, pháp luật cần có những quy định hướng dẫn để vợ chồng có thể áp dụng vào trong việc thỏa thuận một cách dễ dàng, nhanh gọn và việc thỏa thuận về tài sản phải có tính ổn định; Việc sửa đổi bổ sung và quy trình tiến hành cần đáp ứng các điều kiện nhất định để góp phần ổn định các quan hệ xã hội, tránh ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của người thứ ba. Cuối cùng, là quyền lợi và lợi ích của người thứ ba trong việc giải quyết tranh chấp tài của vợ chồng nhưng những việc có liên quan đến người thứ ba thường khá phức tạp như việc tranh chấp đất đai, xe cộ và việc này đang dần xuất hiện càng nhiều trong án ly hôn. Vì thế, pháp luật cần có những văn bản bổ sung về quy định để hướng dẫn giải quyết về tranh chấp tài sản cho bên thứ ba nếu bên thứ ba có đủ chứng cứ để chứng minh tài sản đó là tài sản của mình thì sẽ được xác lập là tài sản riêng của bên thứ ba, còn không thể chứng minh thì vẫn là tài sản chung của vợ chồng và xử lý tài sản theo thủ tục tố tụng. Còn nếu bên thứ ba là chủ sở hữu tài sản và vợ chồng chỉ là người đứng tên thì tòa án sẽ áp dụng pháp luật và tìm các điều kiện đủ cơ sở để công nhận quyền sở hữu cho bên thứ ba. Nếu không được công nhận thì ít nhất bên thứ ba vẫn được thanh toán phần tài sản đó và hoàn trả tiền lại để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bên thứ ba đầy đủ Quan hệ hôn nhân là quan hệ chịu sự chi phối của tài sản và tình cảm nhưng chính vẫn là yếu tố tình cảm. Dù pháp luật có áp dụng quy định cụ thể nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích của vợ chồng nhưng vẫn chưa thể bao quát hết mọi tình huống được. Đôi khi áp dụng một cách cứng nhắc sẽ không mang lại hiệu quả cao mà còn ảnh hướng đến các quan hệ xã hội. Vì vậy, Tòa án phải vận dụng một cách linh hoạt, mềm dẻo, đúng lúc để quá trình giải quyết tranh chấp hiệu quả nhất có thể. Điều này phải đòi hỏi các cơ 1725
  6. quan không chỉ có trình độ chuyên môn mà còn phải có phẩm giá tốt để xem xét tình hình mà đưa ra phán quyết công tâm hợp lý và hợp tình nhất. 4. KẾT LUẬN Vụ án về việc tranh chấp tài sản chung của vợ chồng rất phức tạp. Vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền cần phải linh hoạt trong quá trình giải quyết và cần phải bổ sung các cơ chế, chính sách để hoàn thiện “hành lang pháp lý” vững chắc hơn nhằm xử lý vụ việc tranh chấp tài sản vợ chồng sau ly hôn được hiệu quả hơn. Hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền cần phải thay đổi tư tưởng và xem trọng hơn về các vấn đề hôn nhân gia đình, cải thiện nguồn lực đảm bảo thực hiện, xử lý và áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp tài sản chung của vợ chồng sau ly hôn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật HN&GD 2014 2. Nghị định 126/2014/NĐ-CP ban hành ngày 31/12/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hôn nhân và gia đình 3. Gia tăng tình trạng ly hôn: http://daidoanket.vn/gia-tang-tinh-trang-ly-hon-5689906.html 4. Gia đình trẻ Việt ngày càng thiếu sự gắn bó và bền vững: https://thanhnien.vn/gia-dinh-tre-viet-ngay- cang-thieu-su-gan-bo-va-ben-vung-1851503856.htm 5. Thực trạng giải quyết tranh chấp của vợ chồng sau khi ly hôn: https://khotrithucso.com/doc/p/thuc-tien-giai-quyet-tranh-chap-ve-tai-san-vo-chong-khi-ly-92560 6. Đề xuất hướng giải quyết tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng ly hôn: https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/thoi-su-phap-luat/de-xuat-huong-dan-giai-quyet-tranh-chap-ve- tai-san-chung-cua-vo-chong-ly-hon-thoa-thuan-ve-che-do-t-28604-15982.html 7. Hoàng Thị Việt Anh (2011), Bàn về việc áp dụng thủ tục hòa giải trong quá trình giải quyết yêu cầu thuận tình ly hôn, Hà Nội. 8. Chính Phủ (2001), Nghị định số 70/2001/NĐ- CP ngày 03/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Hà Nội. 9. Nguyễn Ngọc Điện (2005), Bình luận khoa học Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Tập I- Gia đình, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 1726
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0