TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015<br />
<br />
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN<br />
KHẢ NĂNG ĐI LẠI Ở BỆNH NHÂN CHẤN THƢƠNG TỦY SỐNG<br />
Nguyễn Văn Thành Công*; Nguyễn Thị Kim Liên*<br />
TÓM TẮT<br />
Chấn thƣơng cột sống có liệt tuỷ là thƣơng tổn nặng nề, có thể gây tử vong hoặc để lại rất<br />
nhiều di chứng tàn tật cho bệnh nhân (BN). Mục tiêu: nhằm xác định một số yếu tố liên quan<br />
đến khả năng đi lại ở BN chấn thƣơng tuỷ sống. Kết quả và kết luận: đánh giá ban đầu khả năng<br />
đi lại theo WISCI (Walking Index for Spinal Cord Injury) và mức độ thƣơng tổn tủy theo ASIA có<br />
mối tƣơng quan chặt chẽ ngƣợc chiều (r = -0,52) với độ tin cậy 95% (p < 0,05). Thời gian bị bệnh<br />
và khả năng đi lại có mối tƣơng quan thuận chiều với r = 0,424 (p = 0,09). Không có mối liên<br />
quan giữa mổ cố định cột sống và cải thiện khả năng đi lại theo đánh giá WISCI.<br />
* Từ khóa: Chấn thƣơng tủy sống; Khả năng đi lại; WISCI.<br />
<br />
Some Related Factors with Walking Ability in Spinal Cord Injury Patients<br />
Summary<br />
Spinal cord injury is a serious disease that can cause a death or disability for patients.<br />
Objectives: To determine some related factors to walking ability for patients. Subjects and<br />
method: Descriptive study on 37 patients after spinal cord injury in Rehabilitation Centre in<br />
Bachmai Hospital from October, 2008 to April, 2009. Results and conclusion:<br />
- Walking (WISCI) and ASIA were strongly inverse correlation with r = -0.52 (p < 0.05.)<br />
- Time was suffer from disease and walking having a correlation, r = 0.424 (p = 0.09.)<br />
- There was no correlation between spinal cord operation and walking following of<br />
WISCI assessment.<br />
* Key words: Spinal cord injury; Walk ability; WISCI.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Chấn thƣơng cột sống có liệt tuỷ là<br />
thƣơng tổn nặng nề, có thể gây tử vong<br />
cho nạn nhân hoặc nếu qua khỏi cũng để<br />
lại rất nhiều di chứng tàn tật gây khó khăn<br />
cho BN về nhiều mặt, ngay cả khi thực<br />
hiện các nhu cầu thiết yếu của bản thân.<br />
Theo số liệu thống kê hàng năm trên<br />
thế giới, tỷ lệ tổn thƣơng tủy sống ngày<br />
càng có xu hƣớng gia tăng. Năm 2004,<br />
<br />
tại Hoa Kỳ, tỷ lệ mới mắc là 250.000<br />
ngƣời, nam chiếm 80%, nữ 20%, tuổi<br />
trung bình 31,2. Đặc biệt, 60% trong độ<br />
tuổi lao động (16 - 59 tuổi) [3]. Điều này<br />
đã ảnh hƣởng tới đời sống tuy nhỏ,<br />
nhƣng vô cùng quan trọng của nƣớc này.<br />
Hoa Kỳ hàng năm phải chi trả hàng trăm<br />
triệu đô la cho việc điều trị những BN này.<br />
Ở Việt Nam, tỷ lệ BN nam/nữ ~ 2, trong<br />
đó độ tuổi lao động chiếm 86% [1].<br />
<br />
* Trường Đại học Y Hà Nội<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thị Kim Liên (lienrehab@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 30/12/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 18/01/2015<br />
Ngày bài báo được đăng: 04/05/2015<br />
<br />
116<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015<br />
<br />
Có rất nhiều trung tâm điều trị tổn<br />
thƣơng tuỷ sống ra đời ở các nƣớc phát<br />
triển. Tuy nhiên, tại các nƣớc đang phát<br />
triển, việc phục hồi chức năng cho BN tủy<br />
sống chƣa đƣợc ƣu tiên vì nhiều lý do<br />
nhƣ: tai nạn xảy ra hầu hết ở tầng lớp xã<br />
hội thấp, chi phí liên quan, đòi hỏi về cơ<br />
sở hạ tầng, nhóm đa chuyên ngành cho<br />
việc điều trị.<br />
Trong những năm gần đây, cùng với<br />
sự gia tăng của tai nạn giao thông, số lƣợng<br />
BN tổn thƣơng tủy sống ngày càng nhiều.<br />
Do vậy, nhu cầu phục hồi chức năng cho<br />
những BN này rất cần thiết. Theo Burn và<br />
CS, gần 70% BN có thể tự mình thực<br />
hiện các kỹ năng và hoạt động hàng ngày<br />
nếu đƣợc hƣớng dẫn phục hồi [3].<br />
Hiện tại ở Việt Nam có rất ít đề tài<br />
đánh giá kết quả phục hồi chức năng đi<br />
lại của BN liệt tuỷ do chấn thƣơng cột<br />
sống. Để góp phần vào công tác điều trị<br />
và đúc rút kinh nghiệm về sau, chúng tôi<br />
tiến hành nghiên cứu này nhằm: Xác định<br />
một số yếu tố liên quan đến khả năng đi<br />
lại ở BN chấn thương tu sống.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
37 BN chấn thƣơng cột sống có liệt<br />
tủy, điều trị tại Khoa Phục hồi Chức năng,<br />
Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 10 - 2008<br />
đến 4 - 2009.<br />
* Tiêu chuẩn lựa chọn: BN chấn thƣơng<br />
cột sống có liệt tuỷ; tuổi ≥ 18, giao tiếp<br />
đƣợc, tự nguyện tham gia đầy đủ quá<br />
trình nghiên cứu.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu.<br />
<br />
* Chỉ tiêu nghiên cứu:<br />
- Xác định tuổi, giới, nghề nghiệp, thời<br />
gian bị bệnh, nguyên nhân tai nạn.<br />
- Xác định các phƣơng pháp điều trị<br />
tổn thƣơng tủy: mổ hoặc không mổ.<br />
- Xác định vị trí tổn thƣơng (thuộc tuỷ<br />
cổ, lƣng - thắt lƣng).<br />
- Xác định mức độ tổn thƣơng tủy theo<br />
bảng phân loại của Hiệp hội Tổn thƣơng<br />
Tuỷ sống Hoa Kỳ (ASIA - American<br />
Spinal Injury Association): liệt hoàn toàn<br />
(ASIA A) và liệt không hoàn toàn (ASIA B,<br />
C, D).<br />
- Đánh giá khả năng đi lại của BN dựa<br />
theo thang điểm WISCI (Walking Index for<br />
Spinal Cord Injury) [5].<br />
* Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS<br />
15 và Excel 2007.<br />
* Đạo đức nghiên cứu:<br />
Khi tiến hành nghiên cứu này, chúng<br />
tôi luôn đảm bảo các nguyên tắc sau:<br />
- Tiến hành nghiên cứu với tinh thần<br />
trung thực, áp dụng các nguyên lý và đạo<br />
đức nghiên cứu cũng nhƣ phổ biến kết<br />
quả nghiên cứu.<br />
- Với BN tham gia nghiên cứu: thái độ<br />
tôn trọng, đặt phẩm giá và sức khỏe của<br />
đối tƣợng lên trên mục đích nghiên cứu,<br />
đảm bảo bí mật các thông tin do đối<br />
tƣợng nghiên cứu cung cấp.<br />
- Nghiên cứu chỉ nhằm bảo vệ và nâng<br />
cao sức khỏe cho cộng đồng và BN,<br />
không gây hại và tạo công bằng cho tất<br />
cả BN.<br />
- Tất cả gia đình BN trong nhóm<br />
nghiên cứu đều đƣợc thông báo, giải<br />
thích rõ ràng về mục đích, yêu cầu của<br />
nghiên cứu và họ tự nguyện tham gia<br />
nghiên cứu.<br />
117<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm BN nghiên cứu.<br />
* Tuổi:<br />
Trong số 37 BN nghiên cứu, phần lớn<br />
ở lứa tuổi lao động, chỉ có 1 BN > 60 tuổi<br />
(2,4%). Độ tuổi trung bình của nhóm<br />
nghiên cứu 34,5; thấp nhất 18 tuổi, cao<br />
nhất 62 tuổi, trong đó nhóm < 30 tuổi<br />
chiếm tỷ lệ cao nhất (37,8%). Tỷ lệ này<br />
phù hợp với nghiên cứu của Khanh L.T<br />
(1998): tuổi trung bình 33,7 [5]; của Vũ<br />
D.D (2006) là 43,25 tuổi [2]. Theo Tow và<br />
K.H. Kong, tuổi lao động chiếm từ 83 86% [6]. Đây lại là lực lƣợng lao động<br />
chính, sản xuất ra phần lớn của cải cho<br />
xã hội. Do đó, chấn thƣơng tuỷ sống thực<br />
sự trở thành gánh nặng về kinh tế cho<br />
toàn xã hội. Theo một số tác giả, tuổi tác<br />
là yếu tố tiên lƣợng cho quá trình phục<br />
hồi chức năng. Tuổi càng cao, sự phục<br />
hồi các chức năng càng kém do BN lớn<br />
tuổi, bản thân đã mắc nhiều bệnh lý kèm<br />
theo nhƣ tăng huyết áp, đái tháo đƣờng,<br />
tim mạch…, lại có xu hƣớng bị mắc nhiều<br />
bệnh lý khác khi bị liệt tuỷ, điều này khiến<br />
cho hiệu quả phục hồi chức năng hạn<br />
chế. Mặt khác, tuổi càng cao, cơ thể lão<br />
hoá, đặc biệt là hệ thần kinh càng lớn,<br />
cũng là những trở ngại đáng kể đối với<br />
đáp ứng và hồi phục thần kinh.<br />
Tất cả những điều trên đều ảnh hƣởng<br />
không nhỏ đến kết quả phục hồi chức<br />
năng cho ngƣời lớn tuổi. Ngƣợc lại, ở<br />
ngƣời trẻ tuổi khả năng phục hồi thần<br />
kinh tốt hơn.<br />
* Giới và nguyên nhân gây tổn thương<br />
tu sống:<br />
BN nam bị chấn thƣơng tuỷ chiếm tỷ lệ<br />
cao (81,1%), nữ 18,9%. Nhƣ vậy, nam cao<br />
118<br />
<br />
gấp khoảng 4 lần so với nữ. Điều này<br />
cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu của<br />
các tác giả trong và ngoài nƣớc: nam cao<br />
gấp nữ khoảng từ 2 - 4 lần. Theo<br />
A Dauphin (2000), tỷ lệ nam/nữ = 3,9 [5];<br />
Furhrer MJ (1992: nam/nữ = 1,7 [7]. Điều<br />
này dễ lý giải, do nam giới phải làm các<br />
công việc nặng nhọc, có độ nguy hiểm<br />
cao (leo trèo, làm việc trên cao), hơn nữa<br />
nam có nhiều yếu tố nguy cơ bị chấn<br />
thƣơng hơn nhƣ uống rƣợu, vƣợt ẩu<br />
trong khi tham gia giao thông…<br />
Trong nghiên cứu này, nguyên nhân<br />
chấn thƣơng cột sống do tai nạn giao<br />
thông chiếm tỷ lệ cao nhất (28/37 BN =<br />
75,7%), sau đó đến tai nạn lao động (9<br />
BN = 24,3%). Các nguyên nhân khác nhƣ<br />
tai nạn sinh hoạt không gặp, có thể do<br />
thời điểm thu thập số liệu ngắn, cỡ mẫu<br />
tƣơng đối nhỏ, hiện tại tai nạn sinh hoạt<br />
chiếm thiểu số so với tai nạn giao thông<br />
và tai nạn lao động nên trong nghiên cứu<br />
của chúng tôi không xuất hiện nguyên<br />
nhân này.<br />
Trong số tai nạn giao thông, đa số là<br />
tai nạn xe máy, trong số tai nạn lao động,<br />
tai nạn do ngã cao chiếm chủ yếu.<br />
Nghiên cứu của một vài tác giả khác<br />
cũng cho thấy: ở Mỹ, theo thống kê của<br />
Young và Nothrup (1978), tai nạn giao<br />
thông chiếm 46%; theo Vũ D.D, tai nạn<br />
giao thông chiếm tỷ lệ cao nhất (44,5%),<br />
tiếp theo là tai nạn lao động (33,3%) [5].<br />
Một vài nghiên cứu lại cho kết quả khác:<br />
theo Khanh L.T (1998), tai nạn lao động<br />
chiếm chủ yếu (56%), sau đó là tai nạn<br />
sinh hoạt (32%), cuối cùng là tai nạn giao<br />
thông (12%) [2].<br />
Sự khác biệt này đƣợc giải thích, do<br />
thời điểm tham gia nghiên cứu khác<br />
nhau. Tại thời điểm nghiên cứu của<br />
Khanh L.T, số lƣợng xe máy tham gia<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015<br />
<br />
giao thông còn ít, tai nạn lao động chiếm<br />
hàng đầu là do nhận thức về an toàn lao<br />
động và sự hỗ trợ của các thiết bị bảo hộ<br />
lao động còn thiếu. Trong nghiên cứu của<br />
chúng tôi, sở dĩ tai nạn giao thông chiếm<br />
tỷ lệ cao nhất là do mấy năm gần đây các<br />
phƣơng tiện tham gia giao thông đặc biệt<br />
là xe máy gia tăng bùng nổ, hơn nữa,<br />
mạng lƣới cơ sở hạ tầng giao thông chƣa<br />
phát triển kịp, sự coi thƣờng luật lệ giao<br />
nên số vụ tai nạn giao thông gần đây tăng.<br />
<br />
Tai nạn lao động đứng thứ hai là do<br />
tốc độ xây dựng những năm gần đây tăng<br />
rất nhanh, đặc biệt những công trình xây<br />
dựng nhà cao tầng đã góp phần làm tăng<br />
tỷ lệ tai nạn lao động. Ý thức chấp hành<br />
an toàn lao động của công nhân còn<br />
chƣa cao, bên cạnh đó qua khai thác<br />
bệnh sử thấy hầu hết các trƣờng hợp tại<br />
nạn lao động xảy ra khi công nhân làm<br />
việc trong điều kiện thiếu thiết bị bảo hộ<br />
lao động.<br />
<br />
* Biểu hiện lâm sàng của liệt tu và mức tổn thương giải phẫu:<br />
Bảng 1: Phân bố BN theo lâm sàng và vị trí tổn thƣơng.<br />
VỊ TRÍ<br />
TỔN THƢƠNG<br />
<br />
LOẠI TỔN THƢƠNG<br />
<br />
Liệt 2 chân<br />
<br />
Liệt tứ chi<br />
<br />
n<br />
<br />
n<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Tuỷ cổ<br />
<br />
0<br />
<br />
10<br />
<br />
10<br />
<br />
27<br />
<br />
Tuỷ lƣng<br />
<br />
20<br />
<br />
0<br />
<br />
20<br />
<br />
54,1<br />
<br />
Tuỷ thắt lƣng<br />
<br />
7<br />
<br />
0<br />
<br />
7<br />
<br />
18,9<br />
<br />
Tổng số<br />
<br />
29<br />
<br />
8<br />
<br />
37<br />
<br />
100<br />
<br />
Tổn thƣơng tủy gặp nhiều nhất ở đoạn<br />
tủy lƣng (54,1%). Tiếp đến là tuỷ cổ, cuối<br />
cùng là tổn thƣơng tủy thắt lƣng. Thống<br />
kê này tƣơng đối phù hợp với tài liệu<br />
nƣớc ngoài nhƣ ở Bệnh viện De<br />
Loewestein, tỷ lệ liệt hai chi 78,6%; ở Hoa<br />
Kỳ (2001), tỷ lệ liệt tứ chi cao hơn<br />
(51,7%) so với liệt hai chi (46,7%) [8].<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
yếu (78,4%). Mặt khác, vì BN tổn thƣơng<br />
từ C3 trở lên có tổn thƣơng đến trung tâm<br />
hô hấp và tuần hoàn nên thƣờng tử vong<br />
ngay sau tai nạn, đồng thời đoạn tủy lƣng<br />
và thắt lƣng dài hơn nhiều so với tủy cổ<br />
nên điều này giải thích vì sao tổn thƣơng<br />
tủy vùng lƣng và thắt lƣng gây liệt 2 chân<br />
chiếm tỷ lệ cao hơn so với tổn thƣơng tủy<br />
cổ gây liệt tứ chi.<br />
<br />
Cũng theo số liệu nghiên cứu của<br />
chúng tôi, nhóm BN liệt 2 chân chiếm chủ<br />
<br />
* Đánh giá mức độ liệt tủy theo ASIA:<br />
<br />
Bảng 2: Đánh giá mức độ tổn thƣơng tủy theo ASIA.<br />
TRƢỚC PHỤC HỒI CHỨC NĂNG<br />
ASIA<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
A<br />
<br />
20<br />
<br />
54,1<br />
<br />
B<br />
<br />
6<br />
<br />
16,2<br />
<br />
C<br />
<br />
7<br />
<br />
18,9<br />
<br />
D<br />
<br />
4<br />
<br />
10,8<br />
<br />
E<br />
<br />
0<br />
<br />
0,00<br />
<br />
119<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015<br />
<br />
Nhóm BN tổn thƣơng tủy ASIA A chiếm tỷ lệ cao nhất (54,1%), còn nhóm tổn<br />
thƣơng tủy ASIA D thấp nhất.<br />
2. Khả năng đi lại ở BN liệt tuỷ theo WISCI.<br />
Bảng 3: Liên quan giữa khả năng đi lại (WISCI) với một số yếu tố.<br />
YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG<br />
<br />
n<br />
<br />
X<br />
<br />
SD<br />
<br />
Nam<br />
<br />
30<br />
<br />
1,3<br />
<br />
4,0<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
7<br />
<br />
1,6<br />
<br />
3,4<br />
<br />
Tủy cổ<br />
<br />
10<br />
<br />
0,0<br />
<br />
Tủy lƣng<br />
<br />
20<br />
<br />
Tủy thắt lƣng<br />
Mổ cố hnhn<br />
cột sống<br />
Nguyên nhân<br />
tổn thƣơng<br />
<br />
Giới<br />
<br />
Vị trí tổn<br />
gnơưht<br />
<br />
T<br />
<br />
p<br />
<br />
0,187<br />
<br />
0,852<br />
<br />
0,0<br />
<br />
1,763<br />
<br />
-<br />
<br />
0,3<br />
<br />
1,2<br />
<br />
0,883<br />
<br />
0,413<br />
<br />
7<br />
<br />
4,4<br />
<br />
7,6<br />
<br />
2,287<br />
<br />
0,032<br />
<br />
Không<br />
<br />
22<br />
<br />
1,3<br />
<br />
4,6<br />
<br />
Có<br />
<br />
15<br />
<br />
1,3<br />
<br />
2,4<br />
<br />
0,120<br />
<br />
0,991<br />
<br />
Tai nạn giao thông<br />
<br />
28<br />
<br />
1,6<br />
<br />
4,3<br />
<br />
0,688<br />
<br />
0,496<br />
<br />
Tai nạn lao động<br />
<br />
9<br />
<br />
0,6<br />
<br />
1,7<br />
<br />
Không có sự khác biệt về cấp độ WISCI trung bình giữa 2 nhóm BN nam và nữ;<br />
nhóm BN có mổ và không mổ cố định cột sống; nguyên nhân chấn thƣơng gây tổn<br />
thƣơng tuỷ với độ tin cậy 95%. Vị trí thƣơng tổn tuỷ cho thấy cấp độ WISCI trung bình<br />
của đoạn tuỷ thắt lƣng lớn hơn tuỷ lƣng với độ tin cậy 95%, nhƣng không khác biệt có<br />
ý nghĩa giữa cấp độ WISCI trung bình của nhóm BN tổn thƣơng tuỷ cổ với các vị trí<br />
khác (p > 0,05).<br />
Bảng 4: Ảnh hƣởng của một số yếu tố đến khả năng đi lại (WISCI).<br />
YẾU TỐ<br />
ẢNH HƢỞNG<br />
<br />
R<br />
<br />
T<br />
<br />
p<br />
<br />
Tuổi<br />
<br />
-0,216<br />
<br />
-0,131<br />
<br />
0,200<br />
<br />
Thời gian bị bệnh<br />
<br />
0,424<br />
<br />
1,748<br />
<br />
0,09<br />
<br />
ASIA khi vào viện<br />
<br />
-0,520<br />
<br />
-3,603<br />
<br />
0,01<br />
<br />
Không có mối liên quan giữa tuổi và<br />
khả năng đi lại lúc vào viện (p > 0,05). Có<br />
mối tƣơng quan thuận khá chặt giữa thời<br />
gian bị bệnh với cấp độ WISCI với hệ số<br />
tƣơng quan 0,424 (p = 0,09) và có tƣơng<br />
quan tuyến tính ngƣợc chiều tƣơng đối<br />
chặt giữa mức độ tổn thƣơng theo ASIA<br />
và cấp độ WISCI lúc vào viện với r = -0,52<br />
(p = 0,01).<br />
120<br />
<br />
Qua tính độ tƣơng quan r thấy đƣợc<br />
ảnh hƣởng của các yếu tố đến khả năng<br />
đi lại của BN liệt tuỷ trƣớc PHCN. Các<br />
yếu tố tuổi, giới, mổ cố định cột sống<br />
không liên quan với khả năng đi lại ở thời<br />
điểm ban đầu (p < 0,05). Điều này phù<br />
hợp với nghiên cứu của Giorgio Scivoletto,<br />
tƣơng quan giữa tuổi và khả năng đi lại<br />
theo WISCI chỉ là -0,097 [9].<br />
<br />