Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền miệng pháp luật thông qua Hội nghị
lượt xem 20
download
Tuyên truyền miệng pháp luật là một trong những hình thức tuyên truy ền,.phổ biến pháp luật được thực hiện nhiều nhất và mang lại hiệu quả một cách trực tiếp, nhanh chóng do ưu điểm riêng của nó.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền miệng pháp luật thông qua Hội nghị
- NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN MIỆNG PHÁP LUẬT THÔNG QUA HỘI NGHỊ I. Tuyên truyền miệng pháp luật: 1. Khái niệm tuyên truyền miệng pháp luật: Tuyên truyền miệng pháp luật là một trong những hình thức tuyên truy ền, phổ biến pháp luật được thực hiện nhiều nhất và mang lại hiệu quả một cách trực tiếp, nhanh chóng do ưu điểm riêng của nó. Theo Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật (được phát hành theo Dự án VIE/98/001 “Tăng cường năng lực pháp luật tại Việt Nam – Giai đoạn II” được ký kết giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã h ội ch ủ nghĩa Vi ệt Nam và Chương trình phát triển của Liên hợp quốc. B ộ Tư pháp là cơ quan đi ều hành và thực hiên Dự án), thì “Tuyên truyền miệng pháp luật là một hình thức tuyên truyền mà người nói trực tiếp nói với người nghe về lĩnh vực pháp lu ật trong đó chủ yếu là các văn bản pháp luật nhằm nâng cao nh ận th ức v ề pháp luật, niềm tin vào pháp luật và ý thức pháp luật cho ng ười nghe; kích thích ng ười nghe hành động theo các chuẩn mực pháp luật”. Có thể hình dung hình thức tuyên truyền miệng pháp luật qua sơ đồ dưới đây: Cán bộ Người Ngôn ngữ nghe tuyên truyền Mối liên hệ ngược (Hoàn cảnh/môi trường) 1
- 2. Đặc điểm của hình thức tuyên truyền miệng pháp luật: Tuyên truyền miệng là hình thức tuyên truyền dân chủ, có sự thông tin cả 2 chiều, không mang tính áp đặt, các chủ thể của buồi tuyên truyền (người nói và người nghe) tác động lẫn nhau. Sự thành công của buổi tuyên truy ền còn ch ịu ảnh hưởng bởi môi trường (hoàn cảnh) xung quanh nh ư: hội trường ch ật hay rộng, nóng hay mát, có bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn xung quanh hay không,... Tuyên truyền miệng pháp luật được thực hiện chủ yếu thông qua hội nghị, hội thảo, tập huấn, sinh hoạt câu lạc bộ pháp luật,.... Với mục đích tự thân của nó, tuyên truyền miệng có nhi ều ưu th ế. Khi thực hiện việc tuyên truyền miệng, người nói có điều ki ện thu ận l ợi đ ể gi ải thích, phân tích, làm sáng tỏ nội dung cần tuyên truy ền. Do có đ ược thông tin hai chiều nên người nói điều chỉnh được nội dung và phương pháp truyền đạt của mình để đạt hiệu quả cao hơn, có thể hỏi đáp trực tiếp để đáp ứng tối đa yêu cầu của đối tượng. Đây là những ưu việt mà các hình thức tuyên truy ền khác không có được. Vì những lẽ đó, tuyên truyền miệng pháp luật giữ một vị trí quan trọng trong các hình thức tuyền truyền pháp luật. 3. Các yếu tố chi phối hội nghị tuyên truyền miệng pháp luật: Hiệu quả của một Hội nghị tuyên truyền miệng pháp luật bị chi phối bởi 3 yếu tố chính sau đây: Thứ nhất, môi trường (hoàn cảnh) – nơi diễn ra Hội nghị. Nếu không gian (hội trường) quá lớn so với số người học sẽ tạo cảm giác “loãng” hoặc quá ch ật thì người học thấy bức bối, khó chịu; Hội trường có trang bị đủ ánh sáng, thiết bị làm mát hay không, việc trang trí Hội trường có được quan tâm,... Các đi ều ki ện về không gian, hội trường mặc dù không phải là y ếu tố quyết đ ịnh đ ến s ự thành công của Hội nghị nhưng có tác động khá lớn đến tâm lý người h ọc cũng nh ư người giảng, ảnh hưởng đến chất lượng hiệu quả của buổi tuyên truyền. Thứ hai, ý thức của người nghe. Người nghe có sự tự giác, hứng thú, mong muốn được tiếp cận với nội dung bài giảng hay không. Các hiện tượng của trạng thái tinh thần, tình cảm của người nghe nh ư: sảng khoái hay bu ồn r ầu, hăng hái hay thờ ơ, mệt mỏi cũng tác động đến sự tiếp thu thông tin của người nghe và ảnh hưởng đến việc giảng bài của báo cáo viên. 2
- Thứ ba, kỹ năng và phương pháp giảng bài của báo cáo viên. Đây là yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến sự thành công của hội ngh ị tuyên truy ền pháp luật. Báo cáo viên khi thực hiện tuyên truyền pháp luật phải bảo đảm các yêu cầu theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 18/2010/TT-BTP ngày 05/11/2010 của Bộ Tư pháp quy định về Báo cáo viên pháp luật, cụ thể như sau: 1. Tuân thủ pháp luật; 2. Nội dung phổ biến pháp luật phải chính xác; 3. Dễ hiểu và có sức thuyết phục. Để đạt được yêu cầu trên, báo cáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo các nội dung trước khi giảng bài, và trong quá trình giảng bài, áp dụng thành th ạo các kỹ năng của hình thức tuyên truyền miệng. Trong giai đoạn chuẩn bị bài giảng, phải trả lời các câu hỏi: Nói để làm gì? Nói về vấn đề gì? Nói ở đâu, vào thời gian nào? Nói cho ai nghe? L ấy tài li ệu nào, ở đâu để nói? Bố cục bài nói như thế nào?... Tiếp đó, phải soạn m ột đ ề cương mà giá trị của nó như một tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật, nh ững hình ảnh minh họa cho buổi tuyên truyền có giá trị nh ư phổ bi ến, giáo d ục pháp luật bằng các hình thức văn hoá văn nghệ.... Trong khi báo cáo, Báo cáo viên có thể biểu lộ thái độ, tình c ảm c ủa mình trước người nghe, kết hợp lời nói với cử chỉ.... để diễn đạt nội dung được hiệu quả, chính xác hơn; chú ý phương pháp nói (diễn dịch, quy nạp), ngữ âm, ng ữ điệu, nhịp độ, ngừng giọng, trao đổi, thảo luận với học viên, cách kết thúc bài nói.... Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt được mục đích đó là tuyên truyền thất bại. Muốn thành công phải biết cách tuyên truy ền; ph ải bi ết cách nói. Nói thì phải đơn giản, rõ ràng, thiết thực. Ph ải có đ ầu, có đuôi, sao cho ai cũng hiểu được, nhớ được. Chớ dùng những danh từ lạ, ít người hiểu. Chớ nói ra ngoài đề, chớ lặp đi lặp lại. Chớ nói quá dài vì người nghe chán tai. Không thích nghe nữa. Phải có lễ độ. Tóm lại, hiệu quả của tuyên truyền miệng pháp luật ph ụ thuộc vào r ất nhiều yếu tố. Bên cạnh yếu tố ngoại cảnh, bản thân người tuyên truy ền ph ải dày công tích luỹ kiến thức, chuẩn bị đề cương, có ngh ệ thuật phá hàng rào ngăn 3
- cách về mặt tâm lý, gây thiện cảm, sự chú ý của người nghe; biết tạo nhu cầu, kích thích, hấp dẫn, gây ấn tượng cho người nghe trong suốt buổi nói; bi ết k ết luận đúng cách để khi kết thúc còn để lại những điều cần thiết cho người nghe tiếp tục suy nghĩ. II. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu qu ả công tác tuyên truyền miệng pháp luật qua hội nghị: Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả Hội nghị tuyên truyền pháp luật, cụ thể: nguyên nhân trực tiếp từ Báo cáo viên, nguyên nhân từ phía người nghe, nguyên nhân do môi trường, hoàn cảnh xung quanh tác động và nguyên nhân do cơ chế, chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực này. 1. Nguyên nhân từ phía báo cáo viên: Theo kết quả khảo sát thuộc Đề án “Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước ” của Ban chỉ đạo Đề án 270 tỉnh Thừa Thiên Huế, trong tổng số những người làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật, có hơn một nữa là Báo cáo viên pháp luật và Tuyên truy ền viên pháp lu ật (đ ược cơ quan có thẩm quyền ra Quyết định công nhận), nhưng gần một nữa trong số đó lại chưa bao giờ thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật bằng hình thức tuyên truyền miệng. Điều này cho thấy kỹ năng tuyên truyền, xử lý tình huống tại các buổi tuyên truyền miệng của báo cáo viên pháp luật ít có cơ h ội đ ể rèn luyện. Do đó việc vận dụng linh hoạt, thành thạo các kỹ năng đối với h ầu h ết báo cáo viên là một thách thức lớn. Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn ch ế. Trong giai đo ạn hi ện nay, đây là một kỹ năng không thể thiếu đối với Báo cáo viên pháp lu ật. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát đối với cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tại tỉnh Thừa Thiên Huế của Ban chỉ đạo Đề án “ Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất n ước ”, thì chỉ có 8.9% số người sử dụng thành thạo vi tính và mạng Internet (số này chủ yếu là nhóm những người có độ tuổi dưới 30); 63.6% số người biết sử dụng (đánh máy, đọc báo điện tử); 23.1% người không biết sử dụng (tập trung ở độ tuổi trên 45). Chính sự không biết sử dụng hoặc sử dụng không thành thạo công nghệ thông tin 4
- là một trong những lý do khiến bài giảng trở nên đơn đi ệu, không th ể hi ện đ ược các hình ảnh hoặc ví dụ minh họa một cách sinh động nh ằm làm rõ h ơn n ội dung bài giảng cũng như thu hút sự chú ý của học viên. Đây cũng là một phần của nguyên nhân bài giảng ít thông tin, số liệu liên quan. Theo Báo cáo khảo sát trên, có 85.8% cán bộ làm công tác tuyên truy ền khai thác tài liệu từ nguồn do Trung ương và địa phương phát hành (sách) và chỉ có 33.8% người biết cách khai thác tài liệu từ mạng Internet. Đây là một thiệt thòi và hạn chế lớn cho người làm công tác tuyên truyền pháp luật vì hiện nay, h ầu hết các tài liệu của Trung ương được chuyển tải qua hệ thống các trang Web, chỉ một số rất ít các tài liệu nghiệp vụ được phát hành thành sách, đĩa và cũng ch ỉ cấp phát cho những ngành chuyên thực hiện nhiệm vụ tuyên truy ền, ph ổ bi ến giáo dục pháp luật. 2. Nguyên nhân từ phía người nghe: Trình độ của đối tượng tham dự tuyên truyền miệng không đồng đều là khó khăn không nhỏ đối với báo cáo viên trong vi ệc l ựa ch ọn cách th ức, ph ương pháp truyền đạt các nội dung pháp luật. Thêm vào đó, một bộ phận không nh ỏ người dân, thậm chí là cán bộ vẫn còn tâm lý “ch ạy chọt, xin cho”, ch ưa th ực s ự tin vào hiệu lực của pháp luật ( theo ý kiến của các đối tượng được khảo sát của Đề án 270 nêu trên) nên không mấy quan tâm, chỉ tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn để “điểm danh”, đối phó. 3. Nguyên nhân do môi trường, hoàn cảnh tác động: Môi trường có tác động đến tâm lý của người nói và người nghe. Vi ệc b ố trí hội trường không đảm bảo không gian (nóng, quá rộng hoặc quá hẹp, không chú ý khâu trang trí,...) cũng ảnh hưởng xấu đến báo cáo viên và các đối tượng được tuyên truyền, dẫn đến hiệu quả tuyên truyền không cao. 4. Nguyên nhân do cơ chế, chính sách: a) Điều 4 Thông tư số 18/2010/TT-BTP ngày 05/11/2010 của Bộ Tư pháp quy định phạm vi hoạt động của Báo cáo viên pháp luật là “trực tiếp phổ biến pháp luật tại cơ quan, tổ chức nơi mình công tác và tham gia ph ổ bi ến pháp lu ật cho các đối tượng khác khi có yêu cầu”. 5
- Quy định trên nhằm bảo đảm chất lượng nội dung pháp luật báo cáo đ ược chuyên sâu, do người có kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn truy ền tải cho các đối tượng. Điều 2 Thông tư số 18/2010/TT-BTP ngày 05/11/2010 của Bộ Tư pháp quy định tiêu chuẩn của Báo cáo viên pháp luật: 1. Có năng lực hanh vi dân sự đây đu. ̀ ̀ ̉ 2. Có lập trường chính trị vững vàng, đạo đức tốt, không vi phạm pháp luật. 3. Được cơ quan, tổ chức nơi công tác giới thiệu. 4. Có trình độ Cử nhân luật đối với Báo cáo viên pháp luật cấp Trung ương và cấp tỉnh; có trình độ trung cấp luật trở lên đối v ới Báo cáo viên pháp lu ật c ấp huyện. Trường hợp cá nhân không có bằng đại học Luật, nhưng có bằng đại học khác thì cần có thời gian công tác từ 05 năm trở lên đối v ới Báo cáo viên pháp luật cấp Trung ương và từ 03 năm trở lên đối với Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh và am hiểu pháp luật về lĩnh vực cần phổ biến. Với cơ chế luân chuyển cán bộ như hiện nay, không ít báo cáo viên (thường là lãnh đạo các cơ quan) đảm bảo các điều kiện trên nhưng lại ch ưa có thâm niên, kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực báo cáo nên việc cập nh ật đ ầy đủ các thông tin liên quan trong thực tế và nội dung pháp luật một cách chuyên sâu là điều khó thực hiện. b) Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được Đảng và Nhà nước rất quan tâm trong những năm gần đây. Tuy nhiên, công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật cho các đối tượng chưa được thực hiện bài bản, thường xuyên. Theo kết quả khảo sát của Đề án 270 nói trên, có 21.7% người chưa qua lớp tập huấn và 38.4% s ố người đã qua tập huấn dưới 03 lần. Các lớp tập huấn thường diễn ra trong một số ngày nên mới dừng lại ở mức độ “cưới ngựa xem hoa”. c) Chế độ của báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật chưa tương xứng. 6
- Ở tỉnh Thừa Thiên Huế, chế độ của Báo cáo viên pháp luật đ ược quy đ ịnh như sau: Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh: 100.000đ/buổi; Báo cáo viên pháp lu ật cấp huyện: 80.000đ/buổi; tuyên truyền viên pháp luật cấp xã là 50.000đ/buổi (theo Quyết định số 4211/2005/QĐ-UBND ngày 13/12/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định mức chi thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp lu ật ). So với những gì mà báo cáo viên, tuyên truy ền viên pháp luật ph ải chu ẩn b ị, đ ầu tư cho một bài giảng thì khoản thù lao mà h ọ được h ưởng ch ưa t ương x ứng v ới công sức đã bỏ ra. Chế độ thù lao hiện tại ch ưa có tác d ụng khuy ến khích, đ ộng viên đội ngũ này học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ. III. Đề xuất giải pháp: 1. Giải pháp rèn luyện kỹ năng tuyên truyền của Báo cáo viên: a) Các kỹ năng của tuyên truyền miệng: - Kỹ năng nói: Ngôn ngữ vừa là công cụ, vừa là cầu nối giữa người nói và người nghe trong hình thức tuyên truyền miệng pháp luật. Một trong những nghệ thuật tuyên truyền là tạo sự hấp dẫn, ấn tượng bằng khả năng nói lưu loát, trình bày thuy ết phục của người tuyên truyền. “Kênh” ngôn ngữ thể hiện bằng các yếu tố ngữ âm, ngữ điệu, nhịp độ và ngừng giọng. Ngữ âm là cường độ của âm thanh, nói to, nói nhỏ phù hợp với hội trường. Không nói to quá hoặc nhỏ quá. Ngữ điệu thể hiện sự lên giọng cần thiết cho một câu. Cần tránh hiện t ượng nói nhanh quá nuốt âm hoặc "nuốt âm cuối" khi xuống giọng ở cuối câu. Nhịp độ thể hiện nói nhanh hay chậm. Nói chung không nên nói nhanh quá d ẫn đ ến nuốt t ừ, ng ười nghe không kịp nhận biết nội dung của câu nói. Ngừng giọng hoặc lặp lại những cụm từ chủ yếu để tạo ấn tượng, tập trung sự chú ý. Bên cạnh “kênh” ngôn ngữ, một lợi thế của hình thức tuyên truy ền mi ệng là sử dụng “kênh” phi ngôn ngữ (tư thế, cử chỉ, thái độ, ánh mắt,...) để phụ trợ thêm cho nội dung bài nói. - Kỹ năng soạn bài giảng: Bài giảng phải đáp ứng được nhu cầu tiếp cận thông tin, thi ết th ực đ ối của người nghe, rằng nghe để biết hay nghe để biết và để làm. Chỉ khi nào ở người nghe xuất hiện nhu cầu thông tin, đòi hỏi được đáp ứng thì khi đó ở h ọ 7
- mới có tâm thế, thái độ sẵn sàng tiếp nh ận thông tin, có nh ững hành đ ộng nh ằm thỏa mãn nhu cầu đó (tìm tài liệu để đọc, đến h ội tr ường đ ể nghe nói chuy ện và chú ý lắng nghe...). Việc nắm vững nhu cầu thông tin, biết kích thích và đáp ứng yêu cầu thông tin của đối tượng, vừa là yêu cầu, vừa là điều kiện đảm b ảo s ự thành công c ủa bài nói. Bài giảng cần có sự chứng minh bằng các số liệu, sự kiện để minh họa. Bên cạnh nội dung chính của văn bản, cần quan tâm làm rõ các v ấn đ ề liên quan một cách toàn diện, từ tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của việc ban hành văn bản, các vấn đề nổi bật trong nội dung văn bản được các chuyên gia, nhà nghiên cứu thảo luận, các ý kiến đóng góp của các nhà hoạt động thực ti ễn liên quan đ ến văn bản. Đây là những vấn đề xuất phát từ thực tế, liên quan đến lĩnh vực công tác của đối tượng tập huấn và yêu cầu quản lý nhà n ước trong lĩnh v ực đ ề c ập, thu hút sự quan tâm của người nghe. Bên cạnh đó, để thu hút, thuyết phục người nghe h ơn, cần có hình th ức trình bày sinh động, phù hợp, có thể ứng dụng công ngh ệ thông tin trong vi ệc thuyết trình, dẫn chứng, minh họa hình ảnh. Muốn vậy, báo cáo viên ph ải có s ự tìm tòi, sưu tầm công phu tài liệu từ các nguồn có độ tin cậy cao nh ư: t ạp chí chuyên ngành, bài viết trên các báo, trang thông tin điện tử,… Để bài nói thật sự đạt được mục đích của người nói, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Nói phải gọn gàng, có đầu, có đuôi, có nội dung... Nói ít, nh ưng nói cho thấm thía, nói cho chắc chắn, thì quần chúng thích h ơn. Mu ốn nói gì ph ải chuẩn bị trước" (Hồ Chí Minh về công tác tư tưởng, NXB Sự Thật, Hà Nội 1965, tr167). Do đó, chuẩn bị đề cương một cách chu đáo, rõ ràng, khoa học là một yêu cầu không thể thiếu đối với báo cáo viên. Đây là cơ sở để Báo cáo viên khi thuyết trình tại Hội nghị không bị lạc đề, mất ph ương h ướng. Để có được Đề cương tuyên truyền văn bản pháp luật hoàn chỉnh và có chất lượng, người viết (báo cáo viên) cần thu thập và nghiên cứu kỹ các tài liệu có liên quan trong quá trình xây dựng văn bản như: những điểm mới trong văn bản so với văn bản pháp luật cũ (văn bản bị thay thế), những điểm sửa đổi, bổ sung, lý do và ý nghĩa của điều đó,… 8
- b) Kỹ năng khắc phục một số lỗi thường gặp của Báo cáo viên trong tuyên truyền miệng pháp luật ở hội nghị: - Thông thường, lúc mới bắt đầu bài giảng, Báo cáo viên th ường m ất bình tĩnh, cảm thấy hồi hộp dẫn đến lúng túng, bị động. Một số kỹ năng sau đây nhằm giúp Báo cáo viên nhanh chóng lấy lại tinh thần, bình tĩnh, tập trung vào bài giảng: Một là, hít thật sâu và thở ra từ từ vài lần. Hai là, thay đổi trạng thái bằng cách bình tĩnh thay đổi lọ hoa, sửa micrô, chai nước, giáo án, lau kính... Ba là, nhìn xuống khán giả, tìm ánh mặt đồng cảm, những người có tâm thế chủ động và tâm thế khẳng định để tìm sự thông cảm. Bốn là, nói thẳng với khán giả là tôi hồi hộp quá để tìm sự ủng hộ. - Trường hợp người nghe ồn ào, không tập trung. Báo cáo viên cần bình tĩnh, tạo ra sự ổn định và sự tập trung chú ý b ằng cách nói to, nói ch ậm, t ừng t ừ và rõ ràng, có thể nhắc lại nhiều lần một câu nói. Người nghe ồn ào, tỏ thái độ phản ứng không đồng tình với ng ười nói. Người nói cần bình tĩnh, tỏ thái độ nhân nhượng bước đầu, tìm sự thiện cảm của người nghe rồi tìm cách làm chủ tình huống, thể hiện nội dung bài nói. Tuyệt đối không tranh luận với số đông khi mới bắt đầu. - Lạc đề hoặc mở rộng quá vấn đề có liên quan. Báo cáo viên có th ể s ử dụng phương pháp quy nạp, từ những vấn đề đã viện dẫn, khéo léo đ ưa v ấn đ ề đến nội dung chính của bài giảng. - Thừa giờ hoặc thiếu giờ: tùy hoàn cảnh cụ thể, báo cáo viên chuy ển sang các hình thức như: tổ chức thảo luận, người nghe đặt vấn đề và báo cáo viên giải đáp hoặc báo cáo viên chuẩn bị sẵng một số câu hỏi liên quan và t ổ ch ức thảo luận, giao lưu học hỏi giữa những người tham gia lớp học. Đối với nh ững câu hỏi (do người nghe hỏi) mà báo cáo viên chưa chắc chắn về câu trả lời thì nên hẹn trả lời sau, không vội vàng trả lời ngay vào lúc đó. 9
- Ngoài ra, để tạo sự tập trung, không khí nghiêm túc trong lớp h ọc, báo cáo viên có thể yêu cầu người học không sử dụng điện thoại trong gi ờ h ọc ho ặc t ắt điện thoại (nếu cần). 2. Giải pháp hoàn thiện chế độ, chính sách đối với đ ội ngũ báo cáo viên pháp luật và nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên pháp luật: - Quy định chi tiết, rõ ràng hơn điều kiện để trở thành Báo cáo viên pháp luật. Có tiêu chí đánh giá khả năng, chất lượng của đội ngũ này. Định kỳ có s ự kiểm tra, kiện toàn lại số lượng, chất lượng của báo cáo viên pháp luật. - Theo sự phân loại về chất lượng đó, có chế độ đãi ngộ phù hợp, tương xứng với khả năng của từng Báo cáo viên pháp luật. - Tổ chức các lớp học, đào tạo theo hướng chuẩn hóa chức danh về Báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, bảo đảm các chức danh này có đ ủ đi ều kiện, đáp ứng được yêu cầu của hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Để thực hiện một buổi tuyên truyền, phổ biến pháp luật đạt hiệu quả tốt nhất, báo cáo viên phải chuẩn bị thật tốt bài nói, nắm ch ắc n ội dung, có ki ến thức sâu rộng, phong phú về lý luận và thực tiễn, có bản lĩnh chính trị vững vàng, chủ động và ứng xử linh hoạt. Với yêu cầu khá cao, việc đào tạo báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật không thể chỉ thực hiện theo hình th ức “nước chảy bèo trôi” như hiện nay, mà phải đặt ra yêu cầu đào t ạo bài b ản, cao h ơn, ch ương trình đào tạo được áp dụng như đối với các chức danh tư pháp khác (Lu ật s ư, Thẩm phán, trợ giúp viên pháp lý,…). Kết quả khảo sát thuộc Đề án 270 cho thấy, có 70% ý kiến của các đ ối tượng là cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đ ề ngh ị đ ược đào t ạo về kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và 50% ý kiến đề nghị đ ược đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng thêm về kỹ năng ứng dụng công ngh ệ thông tin;… Đây là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xây dựng phương án nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ báo cáo viên pháp luật. IV. Một số kiến nghị đối với cơ quan có thẩm quyền để thực hi ện các giải pháp trên: 1. Kiến nghị đối với Đảng và Nhà nước: 10
- a) Tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền, quán triệt, thực hiện Ch ỉ th ị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP của Chính phủ về tiếp tục thực hiện Ch ỉ th ị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý th ức ch ấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Trong đó chú trọng thực hi ện nhi ệm v ụ đổi mới, kiện toàn tổ chức làm nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật theo hướng đảm bảo về số lượng, nâng cao chất lượng nguồn lực cán bộ, công ch ức làm nhiệm vụ này. Trên cơ sở đó, xây dựng biện pháp khả thi để hoàn thành nhiệm vụ này, có kế hoạch đào tạo dài hạn hoặc cử đi đào tạo ở nước ngoài đối v ới một số cán bộ nòng cốt làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, từng bước hoàn thiện kỹ năng và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, trở thành lực lượng chủ l ực trong vi ệc th ực hi ện mục tiêu nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, xây d ựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. b) Hoàn thiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ Báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật: + Kết quả khảo sát cho biết, tiêu chí quan trọng nhất của người làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật là sự am hiểu chuyên sâu về pháp lu ật (chiếm 82.4% ý kiến được hỏi). Thông tư số 18/2010/TT-BTP của Bộ Tư pháp quy định điều kiện về chuyên môn của Báo cáo viên pháp luật cấp t ỉnh và c ấp Trung ương là có trình độ Cử nhân luật trở lên, đối với cấp huyện là trình độ trung cấp luật trở lên. Quy định này đối với báo cáo viên pháp luật cấp huyện chưa thật sự hợp lý trong giai đoạn hiện nay . Mặc dù số cán bộ có trình độ pháp lý (cử nhân trở lên) ở cấp huyện chưa có đủ số lượng đáp ứng yêu cầu nhưng không thể vì chạy theo số lượng mà để mặc vấn đề chất lượng. Nếu để đảm bảo số lượng Báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật đáp ứng yêu cầu trước mắt thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của công tác này cũng như uy tín c ủa đ ội ngũ Báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật nói chung. Do đó, ki ến ngh ị c ơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, nên chăng, quy định điều kiện để trở thành Báo cáo viên pháp luật các cấp cần đáp ứng được yêu cầu về trình độ pháp lý (từ cử nhân luật trở lên). Đối với đội ngũ tuyên truy ền viên pháp lu ật c ấp xã, do 11
- nhiều nguyên nhân, chưa thể đòi hỏi được yêu cầu cao thì có thể là trình độ trung cấp pháp lý. + Hiện nay, Bộ Tư pháp đã soạn thảo, lấy ý kiến và nhiều lần chỉnh sửa dự thảo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật. Đây là một bước ti ến l ớn đ ối v ới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, thể hiện rõ sự quan tâm, coi tr ọng c ủa Đảng và Nhà nước đối với công tác này. Kiến nghị Bộ Tư pháp hoàn thiện d ự thảo để trình Quốc Hội cho ý kiến và thông qua, s ớm ban hành đ ể hoàn thi ện một bước khung pháp lý cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật nước ta nói riêng. + Kiến nghị đối với Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế: theo Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 14/5/2010 hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quy ết toán kinh phí b ảo đ ảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, mức chi thù lao cao nhất đối với báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật là 200.000 đồng/buổi (so với mức chi cũ, mức chi này tăng lên gấp đôi). Để vận dụng vào thực tế của tỉnh Thiên Thiên Hu ế, đ ịa phương cần ban hành văn bản quy định cụ thể mức chi trên căn c ứ vào tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh. Đến nay, văn bản này ch ưa đ ược ban hành nên m ức chi mới chưa được áp dụng cho các báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp lu ật của tỉnh. Do đó, đề nghị tỉnh sớm ban hành văn bản quy định mức chi như đã nói ở trên để kịp thời cổ vũ, khuyến khích báo cáo viên pháp luật của tỉnh. - Một trong những lý do khiến cho các h ội nghị tuyên truy ền, ph ổ bi ến pháp luật chưa tạo được đột phá là do tâm lý của một b ộ ph ận không nh ỏ ng ười dân (thậm chí là cán bộ) chưa thật sự tin tưởng vào chính sách pháp lu ật c ủa nhà nước, bị ảnh hưởng sâu sắc bởi tâm lý “xin – cho”, “hành chính”. V ậy nên, đ ề nghị Đảng và Nhà nước tiếp tục đẩy mạnh, thực hiện triệt để công cu ộc c ải cách hành chính, tạo niềm tin cho nhân dân trong th ực hiện “Sống và làm vi ệc theo Hiến pháp và pháp luật”. 2. Kiến nghị với cơ quan chức năng: a) Điều 12 Thông tư số 18/2010/TT-BTP của Bộ Tư pháp quy định trách nhiệm của Cơ quan Tư pháp, Tổ chức pháp chế, các đơn vị được giao nhi ệm v ụ quản lý, thực hiện công tác phổ biến pháp luật của Uỷ ban Trung ương Mặt trận 12
- Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã h ội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp các cấp: a.1) Chủ tri, phối hợp chặt chẽ với các đơn vi, tổ chức hữu quan tham mưu ̀ ̣ giúp lãnh đạo cấp mình và Uỷ ban nhân dân các cấp xây dựng, củng cố, kiện toàn đội ngũ Báo cáo viên pháp luật; a.2) Chủ trì xây dựng kế hoạch công tác, dự trù kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng, tập huấn, biên soạn tài liệu của đội ngũ Báo cáo viên pháp luật; a.3) Quản lý hoạt động phổ biến pháp luật của Báo cáo viên pháp luật; a.4) Hướng dẫn, định kỳ bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho Báo cáo viên pháp luật; a.5) Cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho Báo cáo viên pháp luật; a.6) Trao đổi, thống nhất ý kiến với các cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý Báo cáo viên pháp luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Báo cáo viên pháp lu ật thực hiện nhiệm vụ phổ biên phap luât; ́ ́ ̣ a.7) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tiến hành sơ kết, tổng kết và thực hiện công tác thi đua, khen th ưởng đ ối v ới ho ạt đ ộng ph ổ bi ến pháp luật của Báo cáo viên pháp luật; a.8) Công bố công khai danh sách Báo cáo viên pháp luật trên trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Với quy định trên và từ thực tế, thật sự các cơ quan chức năng ch ưa làm hết trách nhiệm của mình trong việc tạo điều kiện để Báo cáo viên ho ạt động cũng như cơ hội học tập, nâng cao trình độ. Do đó, kiến nghị các cơ quan chức năng nên quan tâm, tạo điều kiện tốt hơn để báo cáo viên được hoạt động t ốt nhất. b) Đối tượng chủ lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là nh ững người trực tiếp thực hiện phổ biến, giáo dục pháp lu ật cho các đ ối t ượng, trong đó đa số là báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật. Tuy nhiên, theo k ết qu ả khảo sát thì số cán bộ chuyên trách ở các cơ quan, ban, ngành chỉ chiếm 17.6%, trong khi đó số cán bộ kiêm nhiệm chiếm 79.2%. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động của đội ngũ này. Kiến ngh ị các cơ quan ch ức năng 13
- quan tâm, bố trí cán bộ chuyên trách cho hoạt động này ở cơ quan, đ ơn v ị, t ạo s ự chuyên sâu về mặt chuyên môn và tính chuyên nghiệp trong hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật. c) Cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là cơ quan Tư pháp – cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác ph ổ biến, giáo d ục pháp lu ật, cung cấp thêm tài liệu, hướng dẫn khai thác các nguồn tài liệu phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truy ền viên pháp luật. d) Một số cơ quan, địa phương chưa thực hiện nghiêm túc, chi trả đầy đủ các chế độ cho báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật. Nguyên nhân là do không có nguồn kinh phí (do sự phân cấp ngân sách nhà nước nên một số ngành và cấp chính quyền địa phương chưa bố trí được). Do đó, kiến nghị các ngành, các cấp cần quan tâm hơn để giải quyết vấn đề này, bảo đảm quyền lợi của Báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật. XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN 14
- 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUY HOẠCH CÁN BỘ LÃNH ÐẠO, QUẢN LÝ CỦA BẮC GIANG
5 p | 356 | 80
-
Báo cáo khoa học: Chất lượng công trình giao thông đô thị dưới tác động của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng
5 p | 398 | 78
-
Tiểu luận: Công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân và thái độ ứng xử của Công chức Nhà nước
16 p | 175 | 47
-
Kiến nghị nâng cao công tác giải quyết khiếu nại bảo hiểm con người - 2
11 p | 197 | 34
-
Kiến nghị nâng cao công tác giải quyết khiếu nại bảo hiểm con người - 6
11 p | 153 | 25
-
Kiến nghị nâng cao công tác giải quyết khiếu nại bảo hiểm con người - 4
11 p | 115 | 21
-
Kiến nghị nâng cao công tác giải quyết khiếu nại bảo hiểm con người - 9
11 p | 115 | 17
-
Bài giảng Bài 1: Cơ sở lý luận công tác lập kế hoạch đổi mới công tác kế hoạch hóa - Phạm Hải
74 p | 158 | 15
-
Kiến nghị nâng cao công tác giải quyết khiếu nại bảo hiểm con người - 8
11 p | 165 | 12
-
Chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại các ngân hàng thương mại
8 p | 128 | 12
-
Bồi dưỡng đạo đức công vụ, văn hóa công sở, quy tắc ứng xử đối với cán bộ, công chức
9 p | 36 | 10
-
Nâng cao lợi thế cạnh tranh của cá tra Việt Nam trên thị trường quốc tế
7 p | 231 | 9
-
Long An nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính quyền cơ sở
5 p | 89 | 9
-
Đẩy mạnh phát triển giáo dục ở nước ta hiện nay - TS. Vũ Thị Thanh Bình
5 p | 73 | 6
-
Vấn đề quy hoạch các khu công nghiệp ở nước ta hiện nay
5 p | 106 | 5
-
Bài thuyết trình: Nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật hiện nay ở tỉnh Trà Vinh
16 p | 20 | 5
-
Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập hướng tới thịnh vượng chung và việc làm tốt hơn
148 p | 33 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn