intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch các địa phương dọc theo tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch các địa phương dọc theo tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội" thu thập, xử lí thông tin trực tiếp từ các chuyến điều tra, khảo sát về thực trạng phát triển du lịch của Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn và Hà Nội, về ý kiến của cộng đồng dân cư, cũng như sự quan tâm của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đối với sự phát triển du lịch của các địa phương thuộc HLKT Lạng Sơn - Hà Nội. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch các địa phương dọc theo tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội

  1. NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH CÁC ĐỊA PHƢƠNG DỌC THEO TUYẾN HÀNH LANG KINH TẾ LẠNG SƠN - HÀ NỘI TS. Nguyễn Thị Ngọc Anh Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội TÓM TẮT Hành lang kinh tế (HLKT) Lạng Sơn - Hà Nội dựa trên cơ sở tồn tại tuyến trục giao thông huyết mạch - quốc lộ 1A, chạy qua 4 địa phương Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hà Nội, là một bộ phận thuộc về hai HLKT quan trọng Lạng Sơn - Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài và Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng. Hiện nay, các địa phương dọc theo tuyến HLKT này đã có sự liên kết với nhau để phát triển du lịch và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Một trong các lĩnh vực liên kết quan trọng đó là: đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch. Để tạo ra sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh cao thì chất lượng của nguồn nhân lực du lịch đóng vai trò hết sức quan trọng. Chỉ có chiến lược phát triển nguồn nhân lực được quan tâm đúng mức và hợp lý mới duy trì được thương hiệu và chất lượng phục vụ tốt trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Từ khóa: Hành lang kinh tế, nguồn nhân lực du lịch, liên kết, phát triển 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vấn đề phát triển nhân lực, đặc biệt nhân lực có chất lƣợng cao đang là thách thức đối với du lịch Việt Nam trƣớc yêu cầu của tình hình mới. Đây cũng là vấn đề đặt ra trong việc xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm du lịch Việt Nam một cách bền vững. Các tiêu chí định lƣợng về nguồn nhân lực lao động du lịch chất lƣợng cao đòi hỏi ngƣời lao động dù ở chức danh quản lý hay ngƣời lao động trực tiếp đòi hỏi phải là ngƣời có hiểu biết, vận dụng sâu sắc và linh hoạt cơ sở lý luận chuyên ngành, các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nƣớc, của chính quyền địa phƣơng và định hƣớng phát triển của ngành du lịch. Không gian du lịch của HLKT này chạy qua 4 địa phƣơng Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, dựa trên sự tồn tại của tuyến trục giao thông huyết mạch chạy qua 4 địa phƣơng nằm dọc quốc lộ 1A, có tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Lạng Sơn. Tuyến này có vai trò quan trọng đối với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh đến thành phố Hà Nội. Đây cũng là một tuyến giao lƣu giữa các tỉnh Nam Trung Quốc đối với Việt Nam, là một đoạn trên tuyến Xuyên Á. Trên tuyến có cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị với khối lƣợng hàng hóa xuất nhập đáng kể và là một trong những đầu mối chính giao lƣu với Trung Quốc [1][3]. Sự liên kết trong phát triển du lịch nói chung và trong đào tạo, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch nói riêng sẽ tạo động lực cho sự phát triển du lịch bền vững. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Trên thế giới: Đã có nhiều nhà nghiên cứu về vai trò, tầm quan trọng của nguồn nhân lực nhƣ Adam Smith (1776) với tác phẩm ―Sự thịnh vƣợng của các quốc gia‖, Leonief với ―Thuyết lao động lành nghề‖, Altinok với ―Chất lƣợng vốn con ngƣời với tăng trƣởng kinh tế‖… Ở Việt Nam: Đã có nhiều công trình nghiên cứu, giáo trình về nguồn nhân lực đối với sự phát triển kinh tế xã hội nhƣ: Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực” của Mai Quốc Chánh và Trần Xuân Cầu; Vũ Bá Thể trong quyển sách: “Phát huy nguồn lực con người để công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam”, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2005; Bài báo khoa học: ―Một số vấn đề về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực‖ của Võ Xuân Tiến, Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng… Ngoài ra còn có nhiều công trình khoa học nghiên cứu, hội thảo, các bài viết đăng tải trên trên nhiều tạp chí khác nhau nhƣ: “Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam, của Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân; “Những luận cứ khoa học của việc phát triển nguồn nhân lực công nghiệp cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” của Trƣơng Thị Minh Sâm, Viện Khoa học và Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia; ― Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Nguyễn Thanh, Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh… Các luận văn, luận án về nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch, thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại các tỉnh cũng đã đƣợc các tác giả hoàn thành nhƣ tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Ninh Bình… Các công trình nghiên cứu trên đã có những đóng góp nhất định trong việc cung cấp lý luận về phát triển 151
  2. nguồn nhân lực nói chung trên các lĩnh vực (trong đó có du lịch), các ngành, các vùng của nền sản xuất xã hội trong phạm vi cả nƣớc. Theo sự hiểu biết chủ quan của tác giả bài báo các nghiên cứu về nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trên tuyến HLKT chƣa có nhiều, đó là khoảng trống còn bỏ ngỏ để tác giả bài báo tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu. 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nguồn thông tin sử dụng trong bài báo bao gồm thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp. Thông tin sơ cấp đƣợc tác giả bài báo thu thập, xử lí thông tin trực tiếp từ các chuyến điều tra, khảo sát về thực trạng phát triển du lịch của Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn và Hà Nội, về ý kiến của cộng đồng dân cƣ, cũng nhƣ sự quan tâm của các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp đối với sự phát triển du lịch của các địa phƣơng thuộc HLKT Lạng Sơn - Hà Nội. Kết quả thu thập đƣợc xử lý trên phần mềm SPSS 22.0, là cơ sở để đƣa ra đƣa ra các giải pháp để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch các tỉnh, thành phố dọc theo HLKT Lạng Sơn - Hà Nội. Phƣơng pháp nghiên cứu tác giả bài báo lựa chọn là sử dụng kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống và hiện đại trên nguyên tắc đảm bảo tính tổng hợp, tính hệ thống, tính hiện đại và sự phù hợp: 3.1. Phƣơng pháp phân tích hệ thống Phƣơng pháp này còn đƣợc sử dụng để phân tích và xử lí số liệu, tài liệu đã điều tra, thống kê, nghiên cứu để đảm bảo kế thừa các công trình nghiên cứu trƣớc và cũng trên cơ sở phân tích tổng hợp để xây dựng các đinh hƣớng về nâng cao chất lƣợng nhân lực du lịch dọc theo HLKT Lạng Sơn - Hà Nội. 3.2. Phƣơng pháp điều tra xã hội học Tổ chức chọn mẫu, điều tra và xử lý kết quả điều tra. Khảo sát đánh giá bằng phiếu điều tra: - Mục tiêu điều tra chọn mẫu đánh giá: Thu thập ý kiến đánh giá của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng và khách du lịch về chất lƣợng nhân lực du lịch của 4 địa phƣơng dọc theo tuyến HLKT Lạng Sơn - Hà Nội (Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội) và xu hƣớng phát triển. - Kết quả điều tra: Tỉ lệ phiếu phát ra, thu về và phiếu sử dụng đạt hiệu quả và đảm bảo mục tiêu đề ra, phục vụ đắc lực cho quá trình nghiên cứu. Số phiếu thu về chiếm 90% số phiếu phát đi. Số phiếu đƣợc sử dụng để phân tích chiếm 99% số phiếu thu về (loại trừ các phiếu thu về có nội dung không đƣợc trả lời đầy đủ). Phiếu thu về và sử dụng đảm bảo đại diện về độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn và quốc tịch… 3.3. Phƣơng pháp phân tích thống kê Tác giả đã sử dụng các hàm tính toán tỉ trọng, mức tăng trƣởng, diễn biến của giá trị theo thời gian để đánh giá các chỉ tiêu đã đề cập. Cơ sở số liệu để đƣợc sử dụng tính toán (nguồn thông tin thứ cấp) đƣợc lấy từ nguồn chính thức của các ấn phẩm trong nƣớc và quốc tế; các số liệu báo cáo từ các cơ quan có liên quan của Nhà nƣớc (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Tổng cục Thống kê, Viện Chiến lƣợc phát triển, Cục Thống kê từ các địa phƣơng: Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội…, các Sở quản lý nhà nƣớc về du lịch,…); các kết quả đã công bố tại các hội nghị, hội thảo, các cuộc điều tra, khảo sát và đề tài nghiên cứu khoa học do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc thực hiện. 3.4. Phƣơng pháp so sánh So sánh các kết quả và hiệu quả phát triển du lịch theo HLKT từ năm 2010 đến 2018 trên toàn địa bàn nghiên cứu và trên tuyến HLKT. Từ đó, thấy đƣợc sự liên kết phát triển nguồn nhân lực du lịch dọc theo HLKT Lạng Sơn - Hà Nội sẽ mang lại hiệu quả cao hơn khi phát triển rời rạc, lỏng lẻo, không có sự liên kết theo tuyến HLKT. 3.5. Phƣơng pháp SWOT Khung phân tích SWOT đƣợc trình bày dƣới dạng một ma trận lƣới, gồm 4 phần chính: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ). Phƣơng pháp phân tích SWOT là phƣơng pháp phân tích chiến lƣợc, rà soát và đánh giá tổng hợp 152
  3. điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, trong quá trình phát triển nguồn nhân lực du lịch dọc theo HLKT Lạng Sơn - Hà Nội. 3.6. Phƣơng pháp chuyên gia Đây là phƣơng pháp nghiên cứu định tính, cho phép tiếp cận vấn đề nghiên cứu một cách trực tiếp. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, tác giả đã trao đổi với các chuyên gia trong các lĩnh vực đào tạo, quản lý, sử dụng nhân lực từ đó có đƣợc cách nhìn và nhận định đúng đắn về hiện trạng và phƣơng hƣớng phát triển nguồn nhân lực của các địa phƣơng dọc theo tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Cơ sở lý luận về nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch - Nhân lực là con ngƣời nằm trong lực lƣợng lao động (dân số trong độ tuổi lao động) với những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm tích luỹ trong mỗi con ngƣời nhờ quá trình học tập, rèn luyện và lao động thể hiện khả năng làm việc với một trình độ nhất định trong sản xuất. - Khả năng lao động là khả năng con ngƣời thực hiện, hoàn thành công việc, đạt đƣợc mục đích lao động. Khả năng lao động còn đuợc gọi là năng lực. Năng lực = sức lực + trí lực + tâm lực. Công tác quản lý nhân lực đó là hoạt động tổ chức, điều hành, sắp xếp nhân lực làm sao để phát huy tối đa khả năng lao động của con ngƣời. - Chất lƣợng năng lực là sự hiện thực hóa năng lực thể chất và năng lực tinh thần sáng tạo, tìm kiếm, phát hiện thông tin và vật chất hoá thông tin thành mức độ hoàn thành công việc, sản phẩm và công nghệ mới. Do đó, khả năng sáng tạo đổi mới là đặc điểm nổi bật của chất lƣợng năng lực nâng cao chất lƣợng năng lực chính là sự biến đổi trên các mặt thể lực, trí lực, kỹ năng, kiến thức và tinh thần cùng với quá trình tạo ra những biến đổi tiến bộ về cơ cấu năng lực. Nâng cao chất lƣợng năng lực chính là quá trình tạo lập và sử dụng năng lực toàn diện con ngƣời vì sự tiến bộ kinh tế - xã hội và sự hoàn thiện bản thân của mỗi con ngƣời. Chất lƣợng năng lực góp phần thực hiện tầm nhìn và sứ mệnh doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp thực hiện nhiều chiến lƣợc kinh doanh [9]. - Nguồn nhân lực du lịch bao gồm toàn bộ lực lƣợng lao động trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến quá trình phục vụ khách du lịch. Nguồn nhân lực chất lƣợng cao là một bộ phận đặc biệt của nguồn nhân lực du lịch. Tiêu chí về trình độ yêu cầu nhân lực lao động du lịch chất lƣợng cao đòi hỏi phải có trình độ từ cao đẳng trở lên, tới thạc sĩ, tiến sĩ, đảm nhiệm các nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc, đào tạo nghiên cứu du lịch, quản trị doanh nghiệp và lao động lành nghề là những nghệ nhân, những lao động từ bậc 3 trở lên làm việc trong lĩnh vực du lịch. Thông thạo ít nhất một ngoại ngữ, có kinh nghiệm và thâm niên công tác. Ngoài những điều kiện cần, đủ trên nguồn nhân lực lao động du lịch cao phải có và vận dụng tốt kĩ năng mềm (kĩ năng giao tiếp, ứng xử, giải quyết các tình huống sự cố nghề nghiệp, các kĩ năng thuộc bộ phận nghề khác...). 4.2. Hiện trạng chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch các địa phƣơng dọc theo tuyến HLKT Lạng Sơn - Hà Nội Ngoài số lao động trực tiếp, hoạt động du lịch còn tạo ra nhiều việc làm cho xã hội, góp phần tích cực vào nỗ lực xóa đói, giảm nghèo ở nhiều địa phƣơng còn nhiều khó khăn ở khu vực này. Đội ngũ cán bộ công nhân viên trong du lịch giữ một vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng các dịch vụ du lịch. Chất lƣợng các dịch vụ du lịch phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, vào thái độ và khả năng giao tiếp của nhân viên phục vụ. Ngoài ra, chất lƣợng dịch vụ còn phụ thuộc vào chỉ tiêu lao động bình quân cho một phòng khách sạn. Theo kết quả điều tra của tác giả bài báo, chất lƣợng lao động du lịch trên tuyến HLKT chƣa cao, nhiều lao động mang tính mùa vụ, điều đó ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng các dịch vụ du lịch. Nhìn chung số lƣợng lao động trong ngành du lịch các địa phƣơng dọc theo tuyến HLKT Lạng Sơn - Hà Nội tăng 9,8% trong giai đoạn từ 2010 - 2018. Tuy nhiên, lao động đƣợc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ một cách có hệ thống chƣa nhiều, năng suất lao động chƣa cao. Khi phát triển du lịch theo tuyến HLKT, số lƣợng lao động trong ngành du lịch cũng sẽ chiếm tỉ trọng cao hơn và có xu hƣớng tăng trên tổng lãnh thổ nghiên cứu. Trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ... chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch. Tuy nhiên, trong một số doanh nghiệp liên doanh với nƣớc ngoài, một số doanh nghiệp Nhà nƣớc có quy mô lớn đội ngũ lao động đƣợc đào tạo qua các trƣờng lớp, đào tạo tại 153
  4. chỗ, hoặc gửi đi đào tạo ở nƣớc ngoài nên chất lƣợng có tốt hơn, đáp ứng đƣợc yêu cầu và đƣợc đánh giá khá tốt. Bảng 1: Nhận định về chất lƣợng lao động du lịch trên tuyến HLKT Lạng Sơn - Hà Nội Đơn vị: % Đối tƣợng điều tra Rất tốt Tốt Trung bình Kém Doanh nghiệp kinh 10,5 15,2 60,3 14 doanh lữ hành Doanh nghiệp kinh 9,6 14,5 63,4 12,5 doanh khách sạn Doanh nghiệp kinh 18,6 13,5 61,5 6,4 doanh nhà hàng Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2018 Theo tính toán, điều tra của tác giả luận án và trên cơ sở làm việc với các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của 4 tỉnh, thành phố (riêng Hà Nội là Sở Du lịch): Tổng số lao động du lịch tham gia trên tuyến HLKT năm 2010 chiếm khoảng 16,5%, năm 2015 chiếm khoảng 24% và năm 2018 chiếm khoảng 30% tổng số lao động du lịch của lãnh thổ nghiên cứu. Bảng 2: Tổng hợp lao động ngành du lịch của lãnh thổ nghiên cứu Đơn vị: Nghìn người 2010 2015 2018 Tốc độ tăng Địa phƣơng Tổng số HLKT Tổng số HLKT Tổng số HLKT bình quân năm(%) Toàn lãnh thổ 88 14,5 108,2 25,9 153,8 46,1 9,8 Lạng Sơn 11,2 1,9 16,8 4,1 19,1 6,0 9,3 % so tổng số 12,7 12,9 15,5 15,9 12,4 12,9 Bắc Giang 12,9 2,1 14,9 3,6 17,1 4,8 4,8 % so tổng số 14,7 14,6 13,8 13,9 11,1 10,5 Bắc Ninh 11,4 1,8 18,0 4,3 19,3 5,2 9,2 % so tổng số 12,9 12,5 16,6 16,4 12,5 11,2 Hà Nội 52,5 8,7 58,5 13,9 98,3 30,9 11,0 % so tổng số 59,6 60 54,1 53,8 63,9 65,4 Nguồn: Tác giả xử lý theo số liệu thống kê [11, 12, 13, 14] Ghi chú: Tổng số: Tổng số trên địa bàn nghiên cứu; HLKT: Tổng hợp trên tuyến HLKT. Khác với các ngành kinh tế khác, lao động trong du lịch luôn đòi hỏi ngƣời lao động phải có một độ tuổi nhất định, đòi hỏi về giới tính, về trình độ nghiệp vụ... Phụ nữ ở độ tuổi trung bình 20 - 30 tuổi chiếm số đông trong các cơ sở phục vụ du lịch. Nam giới thƣờng chiếm số ít hơn và độ tuổi cũng cao hơn. Trình độ học vấn của cán bộ công nhân viên nữ cũng thƣờng thấp hơn so với nam giới. Nhìn chung, số lao động có học vấn thấp hơn thƣờng làm việc ở các khách sạn, nhà hàng, các cơ sở dịch vụ du lịch khác... còn lao động ở các đơn vị hành chính sự nghiệp, các đơn vị quản lý nhà nƣớc về du lịch, các công ty lữ hành - hƣớng dẫn... có trình độ học vấn cao hơn. Du lịch mang tính chất thời vụ rất cao nên ảnh hƣởng lớn đến việc sử dụng lao động và trả công lao động. Thông thƣờng các cơ sở kinh doanh du lịch theo mùa sử dụng một số lao động nhất định làm việc quanh năm, số còn lại hợp đồng theo thời vụ, theo tháng, theo ngày. Ở đây nảy sinh ra mâu thuẫn mà trong ngành du lịch chƣa khắc phục đƣợc đó là số lao động hợp đồng theo thời vụ có trình độ chuyên môn không cao nên ảnh hƣởng đến chất lƣợng phục vụ trong du lịch. Hiện nay, Hà Nội là nơi tập trung hầu hết các cơ sở đào tạo trình độ đại học, cao đẳng về du lịch, cung cấp nguồn lao động du lịch cho cả nƣớc nói chung và cho 3 tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh nói riêng. 154
  5. 12 10 8 6 % 9.8 9.3 9.2 11 4 2 4.8 0 Toàn lãnh thổ Lạng Sơn Bắc Giang Bắc Ninh Hà Nội Tỉnh/ thành phố Hình 1: Tốc độ tăng trƣởng lao động du lịch của các địa phƣơng dọc theo HLKT Lạng Sơn - Hà Nội giai đoạn 2010 - 2018 Nguồn: Tác giả vẽ phỏng theo số liệu bảng 3.2 4.3. Giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch các địa phƣơng dọc theo tuyến HLKT Lạng Sơn - Hà Nội Để có thể nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch các địa phƣơng dọc theo tuyến HLKT Lạng Sơn - Hà Nội cần phải: Phát triển nhân lực du lịch có chất lượng cao Nguồn lao động trong du lịch của 4 địa phƣơng sẽ có sự tăng trƣởng cao trong vòng 12 năm tới, tuy nhiên phải quan tâm vấn đề đào tạo để nâng cao chất lƣợng lao động. Hà Nội sẽ đóng vai trò then chốt, đào tạo lao động du lịch trên toàn tuyến với hệ thống các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp có chất lƣợng cao. Nhân lực du lịch chất lƣợng cao cần đáp ứng đƣợc các tiêu chí: Trí lực (trình độ học vấn, kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề, kinh nghiệm làm việc và thái độ trong công việc); Thể lực (hay sức khỏe là sự phát triển hài hòa của con người cả về thể chất và tinh thần); Tâm lực (thái độ làm việc, tâm lý làm việc và khả năng chịu áp lực công việc hay còn gọi là năng lực ý chí). Tập trung các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch: đảm bảo chất lƣợng, số lƣợng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch và hội nhập quốc tế. Phát triển mạng lƣới cơ sở đào tạo về du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị giảng dạy đồng bộ, hiện đại; chuẩn hóa chất lƣợng giảng viên; chuẩn hóa giáo trình khung đào tạo du lịch. Xây dựng và ban hành khung trình độ nghề quốc gia trong lĩnh vực du lịch tƣơng đƣơng trong khu vực và quốc tế. Bảng 3: Dự báo phát triển lao động du lịch của 4 địa phƣơngdọc theo HLKT Lạng Sơn - Hà Nội Đơn vị: 1000 người Chỉ tiêu 2018 2020 2025 Tổng số HLKT Tổng số HLKT Tổng số HLKT 1. Tổng lao động du lịch 153,8 46,1 218 98 518,9 441,1 Lạng Sơn 19,1 5,7 26,5 11,9 63,1 53,6 Bắc Giang 17,1 4,8 24,5 17,1 58,3 49,6 Bắc Ninh 19,3 5,6 27,0 19,3 64,3 54,7 Hà Nội 98,3 30,9 140 98,3 333,2 283,2 Tổng lao động qua đào tạo 44,1 33,9 76 60,8 378 320 Tỷ trọng so tổng lao động 28,7 34,7 34,9 50 72,8 90 du lịch, % 2. Lao động quản lý 12,5 3,8 22 17,6 60 51 Tỷ trọng so tổng lao động 8,1 8,2 10,1 11,4 11,6 11,6 du lịch, % Nguồn: Số liệu các năm 2020, 2025 là dự báo của tác giả; số liệu 2018 là số liệu [11, 12, 13, 14] Ghi chú: Tổng số: Tổng số trên địa bàn nghiên cứu; HLKT: Tổng hợp trên tuyến HLKT 155
  6. Trên cơ sở làm việc với các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (riêng Hà Nội là Sở Du lịch), các công ty lữ hành và dựa vào điều tra, tính toán của tác giả luận án: Dự báo tổng lao động du lịch trên tuyến HLKT năm 2018 chiếm 30%, năm 2020 chiếm 45% và năm 2025 chiếm khoảng 65% tổng số lao động của lãnh thổ nghiên cứu. Xây dựng chính sách và tạo cơ chế cho việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao. Các địa phƣơng cần xây dựng các chính sách, định hƣớng cho phát triển nhân lực chất lƣợng cao phục vụ ngành du lịch. Đồng thời, chú trọng đến việc đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý Nhà nƣớc, Nhà trƣờng và doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong đào tạo, bồi dƣỡng và sử dụng nhân lực có chất lƣợng cho ngành du lịch. Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn giáo viên giảng dạy về du lịch... Muốn làm đƣợc điều này, các địa phƣơng nên xem xét một cơ chế đặc thù cho việc đào tạo về du lịch nhƣ dành nhiều chỉ tiêu đào tạo về du lịch ở nƣớc ngoài (trong đề án đào tạo thạc sỹ, tiến sĩ của thủ đô Hà Nội); có chính sách hỗ trợ các trƣờng đƣợc đào tạo sau đại học về du lịch đóng trên địa bàn thành phố… Ngoài ra, các cơ sở đào tạo cần hoàn thiện khung chƣơng trình đào tạo với định hƣớng tiếp cận các chƣơng trình đào tạo tiên tiến trên thế giới kết hợp với phát triển các hình thức đào tạo, bồi dƣỡng (đào tạo đại học liên thông, sau đại học, các lớp ngắn hạn,…). Để thúc đẩy hoạt động này, các địa phƣơng cần xây dựng các hƣớng dẫn và khung định hƣớng chƣơng trình đào tạo ngành du lịch, đặc biệt là thủ đô Hà Nội.Gắn kết giữa cơ sở đào tạo/dạy nghề với doanh nghiệp du lịch trong quá trình đào tạo, thực hành, thực tập của học sinh/sinh viên để tạo điều kiện thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo và sử dụng lao động sau tốt nghiệp. Đẩy mạnh việc đào tạo hƣớng đến thực hành nghề du lịch và đào tạo kỹ năng: Để làm đƣợc điều này các cơ sở đào tạo du lịch cần chủ động, có chính sách tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy, thực hành, thực tập của sinh viên ngành du lịch. Để hỗ trợ công tác này, các địa phƣơng cũng nên có cơ chế khuyến khích cho các cơ sở đào tạo nhƣ cho vay nguồn vốn ƣu đãi, hỗ trợ chuyên gia tƣ vấn, tổ chức tập huấn nghề cho giáo viên, giảng viên; tổ chức các hội thi ―nghề du lịch‖ của giảng viên… Xây dựng cơ chế nhằm gắn kết giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp nhƣ dành tỷ lệ ngân sách trong quỹ nghiên cứu khoa học của thành phố với những đề tài khoa học có địa chỉ ứng dụng cụ thể tại doanh nghiệp (VD: phát triển sản phẩm, đào tạo nhân lực, nâng cao công tác quảng bá… của một hoặc một vài đơn vị) thay vì triển khai những đề tài mang tính rộng lớn… Ngoài ra, cần tăng cƣờng công tác đào tạo kỹ năng năng nhƣ: kỹ năng ngoại ngữ, giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, sáng tạo, dịch vụ khách hàng...để ngƣời lao động có thể tự tin, chủ động phát huy đƣợc khả năng của mình trong môi trƣờng hội nhập. 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Nâng cao chất lƣợng nhân lực du lịch sẽ góp phần tích cực trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch, đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phƣơng dọc theo tuyến HLKT Lạng Sơn - Hà Nội. Nguồn nhân lực du lịch cao có những đóng góp thiết thực và hiệu quả cho sự phát triển du lịch bền vững, có trách nhiệm, đáp ứng đƣợc sự ra đời và phát triển của các loại hình du lịch mới. Phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lƣợng cao phù hợp với các loại hình du lịch mới chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố, với những yêu cầu cụ thể và cần có những giải pháp mang tính hệ thống để đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế du lịch toàn diện ngày một sâu, rộng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2007), Quy hoạch phát triển hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đến năm 2020. 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2011), Đề án Hành lang kinh tế Lạng Sơn, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Mộc Bài. 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2014), Quy hoạch phát triển hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài. 4. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2014): Báo cáo đề án “Phát triển các hành lang, vành đai kinh tế và các cực tăng trưởng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. 5. Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới. 156
  7. 6. Quyết định số 1060/QĐ-BVHTTDL ngày 29/3/2011 của Bộ trƣởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt Đề án ―Chiến lƣợc phát triển nhân lực văn hóa, thể thao và du lịch 2011-2020‖. 7. Quyết định số 3066/QĐ-BVHTTDL ngày 29/9/2011 của Bộ trƣởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt Quy hoạch ―Phát triển nhân lực ngành du lịch 2011-2020‖. 8. Quyết định số 2473/2011/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt ―Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030―. 9. Nguyễn Quyết Thắng (2015), Nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh - Hội thảo Phát triển NNL chất lượng cao theo yêu cầu tái kinh tế ở TP.HCM, do Viện NCPT Kinh tế TP.HCM và Hội phát triển NNL nhân tài Việt Nam, 11/2015. 10. Tổng cục Du lịch (2011), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội. 11. UBND Bắc Ninh (2011), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030. 12. UBND Lạng Sơn (2011), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030. 13. UBND Bắc Giang (2011), Quy hoạch ngành văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 14. UBND Thành phố Hà Nội (2011), Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. 157
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2