intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao chất lượng nhân lực ngành ngân hàng trong thời đại công nghệ số

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nâng cao chất lượng nhân lực ngành ngân hàng trong thời đại công nghệ số" nêu lên thực trạng nhân lực ngành ngân hàng trong thời đại công nghệ số. Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nhân lực ngành ngân hàng đáp ứng được yêu cầu của thời đại công nghệ số và chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến 2025 - định hướng 2030. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao chất lượng nhân lực ngành ngân hàng trong thời đại công nghệ số

  1. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC NGÀNH NGÂN HÀNG TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ SỐ TS. Lê Minh Thu1 Ths Trần Thảo Nguyên2 Tóm tắt Xu hướng công nghệ số đã mang lại nhiều thay đổi quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng. Các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển đa dạng, phức tạp, số hóa nhiều hơn dẫn tới nhân lực ngân hàng cũng cần phải nâng cao khả năng, kiến thức, trình độ để thích ứng với công nghệ. Bài viết nêu lên thực trạng nhân lực ngành ngân hàng trong thời đại công nghệ số. Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nhân lực ngành ngân hàng đáp ứng được yêu cầu của thời đại công nghệ số và chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến 2025 - định hướng 2030. Từ khóa: nhân lực ngành ngân hàng, công nghệ số 1. Đặt vấn đề “Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), xác định mục tiêu đến năm 2025 đảm bảo 60% tổ chức tín dụng có tỷ lệ doanh thu từ kênh số hóa đạt trên 30%. Xu hướng chuyển đổi công nghệ số đã mang tới cơ hội nhưng cũng kèm theo nhiều thách thức cho ngành ngân hàng [5]. Theo đó, một trong những vấn đề mà các Ngân hàng thương mại (NHTM) phải đối mặt là nguồn nhân lực chưa theo kịp sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ cũng như những yêu cầu từ các mô hình kinh doanh mới. Đây là thách thức mà ngành Ngân hàng nói chung và bản thân mỗi NHTM cần có giải pháp thích ứng phù hợp cả về ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. 2. Thực trạng chất lượng nhân lực ngành ngân hàng trong thời đại công nghệ số Cách mạng công nghiệp 4.0 đã có những tác động lớn tới hàng loạt hoạt động của hệ thống ngân hàng, thúc đẩy hình thành những sản phẩm dịch vụ tài chính mới như ví điện tử, mobile banking, … Với xu hướng phát triển ngân hàng số, hoạt động quản lý cơ sở dữ liệu, danh mục đầu tư, rủi ro…cũng được thực hiện số hóa với mức độ chính xác, an toàn và hiệu quả hơn. Hoạt động ngân hàng truyền thống sẽ dần bị thay thế, các phòng giao dịch, chi nhánh sẽ dần thu hẹp, kéo theo sự sụt giảm một số vị trí như nhân viên tín dụng, giao dịch viên tại quầy… Bảng 1. Nhân sự tại một số NHTM năm 2019-2020 1 Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh 2 Trường Đại học Tân Trào 664
  2. Đơn vị tính: người Chênh lệch STT Ngân hàng 31/12/2019 31/12/2020 Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Vietcombank 18 948 20 062 1 114 5,87 2 BIDV 26 135 26 752 617 2,34 3 Vietinbank 24 105 24 480 375 1,55 4 VPbank 25 299 25 299 0 0 5 Techcombank 11 156 11 802 646 5,79 6 MB 15 691 14 852 (839) (5,34) 7 ACB 11 168 11 272 104 0,93 8 TPbank 6 200 7 194 994 16,03 9 OCB 5 989 4 454 (1535) (25,63) 10 SHB 8 216 8 435 219 2,67 11 Sacombank 19 237 18 646 (591) (3,07) 12 HDbank 14 528 14 312 (216) (1,48) 13 MSB 4 953 4 944 (9) (0,18) 14 ABbank 4 348 4 291 (57) (1,31) 15 Saigonbank 1 418 1 390 (28) (1,97) 16 Eximbank 6 341 5 561 (780) (12,3) 17 Kienlongbank 3 185 3 254 69 2,16 18 PG bank 1 640 1 687 47 2,86 (Nguồn: vnfinance.vn) Có thể thấy, so với giai đoạn trước đây, tốc độ tăng nhân sự của hệ thống ngân hàng đã chậm lại rõ rệt, thậm chí còn có xu hướng giảm đi. Nguyên nhân phần lớn là do công nghệ phát triển mạnh mẽ đã giúp các NHTM tối ưu hóa trong vận hành, hoạt động. Trong thời đại công nghệ số, yêu cầu nhân sự ngành ngân hàng không chỉ hiểu về nghiệp vụ tài chính mà còn phải giỏi ngoại ngữ, công nghệ thông tin và đặc biệt phải có khả năng phân tích dữ liệu, thành thạo kỹ năng vận hành công nghệ số. Vì vậy, giữa các NHTM đang diễn ra sự cạnh tranh nhân sự chất lượng cao rất quyết liệt. Thậm chí, sự cạnh tranh nhân sự chuyển đổi số không chỉ diễn ra giữa các NHTM, còn giữa NHTM với các công ty công nghệ tài chính (fintech), những đơn vị chấp nhận trả rất nhiều tiền để thu hút nhân sự chất lượng. Theo thống kê của Vụ Tổ chức cán bộ NHNN, tính đến thời điểm 1/06/2020, toàn ngành Ngân hàng ước tính có 346.614 người, với cơ cấu trình độ gồm: 569 người là tiến sĩ (chiếm 0,16%), 20.286 người có trình độ thạc sĩ (chiếm 5,85%), 263.927 người có trình độ đại học (chiếm 76,16%), 23.453 người có trình độ cao đẳng (chiếm 6,77%), 665
  3. 20.054 người có trình độ trung cấp (chiếm 5,79%), 18.325 người có trình độ sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo (chiếm 5,79%). [1] Về cơ cấu nhân lực theo các hệ thống, số nhân lực làm việc trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước là 6.871 người; hệ thống các TCTD là 339.723 người, bao gồm các nhóm TCTD như sau: Nhóm NHTM nhà nước là 110.947 người, khối NHTM cổ phần là 161.211 người, quỹ tín dụng nhân dân là 14.500 người, công ty tài chính là 41.937 người… [1] Như vậy, nhân lực ngành ngân hàng vẫn tồn tại tình trạng: vừa thừa lại vừa thiếu. Theo đó, nhân lực phổ thông thì thừa, trong khi lại thiếu nguồn nhân lực môn cao trong các nghiệp vụ chuyên sâu, quyết định đến hiệu quả hoạt động và sự an toàn của tổ chức như: quản trị rủi ro, quản trị ngân hàng hiện đại, thanh toán quốc tế, xây dựng chiến lược phát triển, phân tích và thẩm định dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư quốc tế hoặc các nghiệp vụ, sản phẩm tài chính-ngân hàng mới ứng dụng CNTT. Nhân lực ngành ngân hàng trong thời đại công nghệ số, không chỉ đòi hỏi cao về trình độ nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng vận hành công nghệ số, mà đi liền với đó là tính chuyên nghiệp, tuân thủ về quy trình vận hành cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng trong môi trường công nghệ số. Người làm ngân hàng phải tuân theo những yêu cầu và chuẩn mực khắt khe về kiến thức, kinh nghiệm, đạo đức nhằm kiểm soát, ngăn ngừa, giảm thiểu các vụ việc vi phạm, nâng cao ý thức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng. Trong đó, 6 chuẩn mực đạo đức bao gồm: tính tuân thủ, sự cẩn trọng, sự liêm chính, sự tận tâm và chuyên cần, tính chủ động, sáng tạo, thích ứng, ý thức bảo mật thông tin [6]. Do nghiệp vụ ngân hàng luôn chứa đựng nhiều rủi ro nên các NHTM luôn quan tâm tới việc tăng cường rèn luyện đạo đức nghề nghiệp. Đây cũng chính là cách các NHTM bảo vệ mình trước những rủi ro khi phần lớn hoạt động của hệ thống NHTM phụ thuộc vào an toàn và bảo mật thông tin. Trên thực tế hoạt động đào tạo chưa theo kịp tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ, đặc biệt các vị trí kỹ thuật đặc thù đòi hỏi phải có kiến thức và kinh nghiệm về các công nghệ mới, như trí tuệ nhân tạo, blockchain, big data… là những công nghệ chưa được đào tạo rộng rãi ở Việt Nam. Do đó các NHTM không có nhiều lựa chọn, phải tìm kiếm ứng viên nước ngoài cho các vị trí kĩ thuật này. 3. Giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực ngành ngân hàng trong thời đại công nghệ số Nắm bắt được những chuyển biến trong nhu cầu về nhân lực của ngành Ngân hàng và để có bước đi phù hợp, chuẩn bị cho tương lai, NHNN đã ra quyết định số 1537/QĐ- NHNN về việc phê duyệt ban hành Kế hoạch triển khai chiến lược phát triển nguồn lực ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, kế hoạch tập trung vào các nội dung sau: “Xây dựng các tiêu chuẩn nghề nghiệp; Tăng cường hợp tác giữa 666
  4. đơn vị đào tạo và đơn vị sử dụng lao động trong ngành ngân hàng; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; đào tạo lực lượng cán bộ nắm bắt được tiến bộ khoa học công nghệ và ứng dụng vào thực tiễn của ngành; Xây dựng đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin tại các tổ chức tín dụng; Tăng cường hợp tác, tận dụng hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật, đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu từ các tổ chức quốc tế”[5]. Các trường Đại học cũng cần xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực theo hướng: xây dựng kế hoạch đào tạo dựa trên dự báo nguồn nhân lực trong từng thời kì; xây dựng chương trình đào tạo khung trên cơ sở chuẩn mực quốc tế; giảm bớt các môn học mang tính hàn lâm, tăng tính ứng dụng, điều chỉnh chương trình giảng dạy theo hướng chú trọng tới đào tạo liên ngành, như bổ sung và đào tạo chuyên sâu các ngành công nghệ tài chính, ngân hàng số, thương mại điện tử, quản trị công nghệ thông tin… Qua đó, phát triển nguồn nhân lực đa năng, có đủ kiến thức cần thiết để bắt kịp xu hướng công nghệ ngân hàng hiện đại. Không chỉ chương trình giảng dạy, phương thức đào tạo cũng cần được đổi mới, xóa bỏ cách học thụ động, sách vở, tăng cường giờ thực hành, giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận ứng dụng công nghệ hay mô hình hoạt động thực tế. Để có nguồn nhân lực chất lượng tốt thì đào tạo nguồn nhân lực từ ghế nhà trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho phát triển ngành ngân hàng. Vì thế, các trường Đại học cần tiếp tục đổi mới phương pháp đào tạo, coi người học là trung tâm, nâng cao ý thức tự học, khả năng tư duy sáng tạo, khả năng nghiên cứu độc lập của người học; giáo dục toàn diện cho sinh viên cả về kiến thức chuyên môn, kiến thức bổ trợ, cũng như giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống và thể chất cho sinh viên. Ngoài ra các trường Đại học cần đẩy mạnh hợp tác với các NHTM nhằm xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp với nhu cầu thị trường. Các trường đại học thậm chí có thể chủ động đào tạo nhân lực theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, tổ chức các đợt thực tập, trải nghiệm thực tiễn để các sinh viên có những kinh nghiệm và hình dung nhất định ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, từ đó giúp sinh viên ra trường có thể vào làm việc ngay, không cần đào tạo lại nghiệp vụ. Ngành ngân hàng cần xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại nhân lực hiện có về kỹ năng, kiến thức công nghệ số, chuyển đổi số; thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về nghiệp vụ và công nghệ; cần chú trọng đào tạo nghiệp vụ cụ thể, gắn liền với thực tế và đào tạo chuyên sâu theo chuyên ngành, quan tâm đào tạo ngoại ngữ, tin học. Cần thực hiện chương trình đào tạo riêng, tập huấn tại nước ngoài đối với chuyên gia giỏi về nghiệp vụ ngân hàng, thông thạo ngoại ngữ, có triển vọng phát triển và tâm huyết với nghề. Quá trình đào tạo cũng cần chú ý đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng tư duy, suy nghĩ sáng tạo, đột phá, khả năng giải quyết vấn đề trong tình huống vượt ngoài phạm vi của quy định và tiền lệ đã có. Bên cạnh đó, tốc độ thay đổi nhanh chóng của CMCN 667
  5. 4.0 nói chung và trong ngành Ngân hàng nói riêng cũng đòi hỏi lực lượng cán bộ, nhân viên phải có khả năng tiếp thu, học, học lại các kỹ năng, kiến thức mới trong suốt quá trình làm việc của mình (kỹ năng học tập suốt đời - lifelong learning). Ngành Ngân hàng cũng cần sớm có những thay đổi để phát triển, thu hút và giữ chân nhân tài thông qua các chế độ ưu đãi lương, thưởng, môi trường làm việc hấp dẫn, linh hoạt, các chương trình thi đua, khuyến khích nghiên cứu, phát triển sản phẩm, công nghệ mới... 4. Kết luận Để hệ thống ngân hàng có thể bước phát triển nhanh và bền vững trong thời đại công nghệ số đòi hỏi hệ thống ngân hàng phải có một đội ngũ cán bộ đủ mạnh, trong đó nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố không thể thiếu. Bài viết này, tác giả đã trình bày một cách cô đọng thực trạng nguồn nhân lực ngành ngân hàng trong giai đoạn qua, tìm ra nguyên nhân của hạn chế, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành ngân hàng nhằm đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0. Hy vọng những giải pháp đã đề xuất, nếu được triển khai áp dụng đồng bộ sẽ phát triển được nguồn nhân lực có chất lượng cao cho hệ thống ngân hàng ở Việt Nam trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Trang, “Chuẩn mực đạo đức nghề ngân hàng: Đáp ứng yêu cầu hoạt động ngân hàng và xã hội”, https://thitruongtaichinhtiente.vn/chuan-muc-dao-duc-nghe-ngan-hang-dap- ung-yeu-cau-hoat-dong-ngan-hang-va-xa-hoi-36244.html, truy cập ngày 16.5.2022 2. Đức Toàn, “Ngành ngân hàng khát nhân lực chất lượng cao”, http://baonamdinh.vn/channel/5085/202109/nganh-ngan-hang-khat-nhan-luc-chat- luong-cao-2546616/, truy cập ngày 18.03.22 3. Hoàng Long, “Nhân sự ngân hàng nào biến động mạnh nhất năm 2020”; https://vnfinance.vn/nhan-su-ngan-hang-nao-bien-dong-manh-nhat-nam-2020- 14762.html, truy cập ngày 20.3.22 4. Ngô Hải, “Nâng cao chất lượng nhân sự ngành ngân hàng”, https://thitruongtaichinhtiente.vn/nang-cao-chat-luong-nhan-su-nganh-ngan-hang- 32594.html, truy cập ngày 18/03/2022. 5. Quyết định số 986/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ ngày 08/8/2018 về “Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam” đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” 6. ThS.Lê Văn Hinh, ThS. Nguyễn Văn Lành, “Chất lượng nguồn nhân lực ngân hàng thương mại với chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2025 và định hướng 2030”, https://tapchinganhang.gov.vn/chat-luong-nguon-nhan-luc-ngan- hang-thuong-mai-voi-chien-luoc-phat-trien-nganh-ngan-hang-den-nam-202.htm, truy cập ngày 18/03/2022 668
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2