![](images/graphics/blank.gif)
Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics tại tỉnh Bình Dương
lượt xem 2
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Bài viết tập trung nghiên cứu các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics tại tỉnh Bình Dương và đưa ra một số hàm ý quản trị cho các doanh nghiệp như nâng cao chất lượng và số lượng nguồn nhân lực ngành logistics, nắm bắt nhu cầu khách hàng nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics tại tỉnh Bình Dương
- NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG Trương Thị Phường1, Nguyễn Xuân Thọ1 1. Trường Đại học Thủ Dầu Một; email: thonx@tdmu.edu.vn TÓM TẮT Ngành dịch vụ logistics đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, kết nối các chủ thể nhằm phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Tại Bình Dương, việc nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics cần được chú trọng bởi tiềm năng phát triển dịch vụ logistics tại địa phương này là rất lớn. Trong khi đó các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics tại đây phân bố không đồng đều, nguồn nhân lực cho ngành dịch vụ logistics còn thiếu và yếu,… Trên cơ sở đó, bài viết đã tập trung nghiên cứu các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics tại tỉnh Bình Dương và đưa ra một số hàm ý quản trị cho các doanh nghiệp như nâng cao chất lượng và số lượng nguồn nhân lực ngành logistics, nắm bắt nhu cầu khách hàng nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp. Từ khóa: Logistics, năng lực cạnh tranh, Bình Dương. Abstract IMPROVING THE COMPETITIVENESS OF THE LOGISTICS SERVICES IN BINH DUONG PROVINCE The logistics service industry plays an important role in the economy, connecting entities to distribute goods to consumers. In Binh Duong province, improving the competitiveness of the logistics service industry should be focused because the potential for developing logistics services in this locality is huge. Meanwhile, logistics service businesses here are unevenly distributed, human resources for the logistics service industry are lacking and weak, … On that basis, the article has focused on studying the factors affecting the competitiveness of the logistics service industry in Binh Duong province and provides some management implications for businesses such as improving the quality and quantity of human resources in the logistics industry, capturing customer needs to improve and improve the service quality of enterprises. Keywords: Logistics, competitiveness, Binh Duong 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Logistics là một trong những ngành dịch vụ cốt lõi của ngành kinh tế, là mắt xích quan trọng trong việc giao thương giữa các chủ thể nhằm phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Hoạt động logistics rất đa dạng, không chỉ gắn liền với các dịch vụ kho bãi, vận tải mà còn phải xây dựng kế hoạch, sắp xếp dòng chảy của hàng hóa từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng, tạo nên sự kết nối trong hoạt động sản xuất kinh doanh với mục tiêu tối thiểu hóa chi phí, mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bình Dương là một trong 7 tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cũng là một trong những tỉnh thành có nhiều khu công nghiệp, thu hút vốn đầu tư nước ngoài cao và có nền 449
- kinh tế sôi động bậc nhất Việt Nam. Chính vì thế, Bình Dương là địa điểm tin cậy cho các doanh nghiệp tập trung đầu tư kinh doanh, khai thác dịch vụ logistics với hệ thống kho bãi, phương tiện vận chuyển luôn được nâng cấp để đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hóa nội địa và xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, ngành dịch vụ logistics vẫn còn tồn tại một số điểm cho thấy lĩnh vực này chưa phát triển tối đa tiềm năng của tỉnh (Nguyễn Thế Vinh và nnk., 2021). Thứ nhất, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics phân bố không đồng đều, thường chỉ tập trung ở địa bàn Thành phố Thuận An, Thành phố Dĩ An và Thị xã Bến Cát mà hoạt động giao nhận vận tải tại Bình Dương chủ yếu là đường bộ nên tình trạng kẹt xe diễn ra phổ biến tại một số tuyến đường trọng điểm như Quốc lộ 13, Mỹ Phước – Tân Vạn, DT743,… gây nên bài toán về thời gian và chi phí vận tải, trong đó chi phí vận tải chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí logistics. Thứ hai, nguồn nhân lực cho ngành dịch vụ logistics chủ yếu là lao động phổ thông. Trong khi để giải được bài toán chi phí, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững cần phải có số lượng lớn nhân lực chất lượng cao. Thứ ba, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics chủ yếu với quy mô vừa và nhỏ, thiếu sự đồng bộ và kết nối. Hiện nay, đa số doanh nghiệp chỉ cung cấp được một số dịch vụ riêng lẻ, số lượng doanh nghiệp cung cấp được dịch vụ trọn gói còn hạn chế. Thứ tư, thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin vào quy trình làm việc trong ngành dịch vụ logistics chỉ được một vài doanh nghiệp lớn áp dụng vì chi phí đầu tư phát triển các phần mềm công nghệ khá lớn. Nâng cao hiệu quả hoạt động logistics và tối thiểu chi phí sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài gia tăng mức độ thâm nhập thị trường Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng. Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics cũng phù hợp với định hướng thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu và giảm nhập khẩu của Việt Nam. Trên thế giới đã có nhiều bài nghiên cứu liên quan đến năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics của quốc gia một cách tổng thể điển hình như Nghiên cứu của Banomyong (2008) đã lần lượt trình bày hệ thống đánh giá năng lực cạnh tranh ngành Logistics của các quốc gia trong khu vực ASEAN, trong đó có Việt Nam; nghiên cứu của Samaras (2000) đã tiến hành nghiên cứu “Competing upstream: Inbound logistics as a source of competitive advantage” với mục tiêu nghiên cứu về các yếu tố giúp cải thiện và nâng cao lợi thế cạnh tranh dịch vụ logistics đầu vào (inbound logistics). Tuy nhiên, các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trên thế giới hiện nay chủ yếu hướng vào năng lực cạnh tranh của quốc gia hoặc của doanh nghiệp hay sản phẩm chứ chưa chú trọng đến phạm vi ngành. Tại Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu về năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics có thể kể đến như nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành logistics Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO (Thái Anh Tuấn và nnk., 2014), hay nghiên cứu của Bùi Duy Linh (2018) với mục tiêu nâng cao năng lực của ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ tập trung vào năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics của cả nước chứ chưa đi sâu vào một vùng miền cụ thể mà mỗi vùng miền, địa phương sẽ có những đặc điểm riêng biệt về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, tốc độ phát triển công nghệ, … Chính vì vậy, rất cần có một nghiên cứu về các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics tại Bình Dương. Và đó là lý do tác giả chọn bài viết: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics tại tỉnh Bình Dương”. Bài nghiên cứu nhằm mục đích xác định mô hình các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics và đánh giá mức độ tác động của các nhân tố. Từ đó, tác giả đưa ra một số kết luận và 450
- hàm ý quản trị giúp các nhà quản trị trong có định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics trong tổ chức mà mình quản lý, góp phần phát triển nền kinh tế Việt Nam. 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ Theo Tyson (1992), năng lực cạnh tranh là “Khả năng sản xuất hàng hóa dịch vụ đáp ứng nhu cầu cạnh tranh quốc tế, từ đó mức sống của mọi công dân được nâng cao và bền vững”. Năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ có thể hiểu là “Khả năng duy trì và nâng cao lợi thế so với đối thủ cạnh tranh trong việc cung ứng dịch vụ trên một thị trường tự do và lành mạnh” (Bùi Duy Linh, 2018). 2.1.2. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics ➢ Tiêu chí đánh giá theo chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI – Logistics Performance Index) của World Bank LPI quốc tế được xác định căn cứ vào phần đánh giá của các chuyên gia logistics nước ngoài về 6 tiêu chí cơ bản cấu thành môi trường logistics của một quốc gia là: Hiệu quả của quá trình thông quan, hải quan; Chất lượng của việc vận chuyển có liên quan đến hạ tầng cơ sở; Sự dễ dàng lựa chọn mức giá trong vận chuyển hàng hóa quốc tế; Năng lực và chất lượng dịch vụ logistics; Khả năng theo dõi tình hình hàng hóa sau khi gửi hàng; Tần suất hàng hóa được chuyển đến người nhận trong thời gian giao hàng kỳ vọng. LPI nội địa được xác định căn cứ vào phần đánh giá của các chuyên gia logistics về nhiều chỉ tiêu cụ thể ở chính quốc gia họ đang làm việc, bao gồm cả đánh giá định tính và định lượng liên quan đến 2 vấn đề: Môi trường - thủ tục pháp lý và Năng lực thực hiện. (Arvis và nnk., 2014). ➢ Đánh giá hệ thống logistics quốc gia theo quan điểm của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) Theo quan điểm của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), năng lực của hệ thống logistics quốc gia được đánh giá dựa trên 4 yếu tố: Sự phát triển hạ tầng cơ sở logistics; Sự phát triển của khung thể chế, luật pháp liên quan đến logistics; Năng lực của các nhà cung cấp dịch vụ logistics; Năng lực của của doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics. (Asian Development Bank, 2007). ➢ Tiêu chí đánh giá của hai tác giả Zhang và nnk (2013) Sau khi xem xét những điểm mạnh và hạn chế thông qua các mô hình SWOT, PEST, mô hình phân tích thứ bậc (AHP – Analytic Hieracy Process) và mô hình chức năng (Functional Model), hai tác giả trên đã rút ra 12 tiêu chí riêng phù hợp với phạm vi nghiên cứu của mình bao gồm: Các nhân tố cơ bản: Vị trí địa lý; Phân bổ nguồn tài nguyên; Phân bố dân cư; Hệ thống pháp luật; Nguồn nhân lực và hoạt động giáo dục đào tạo; Khí hậu; Hạ tầng cơ sở liên quan đến logistics. Các nhân tố nâng cao: Nhu cầu về dịch vụ logistics; Dịch vụ logistics; Tác động của dịch vụ logistics đến nền kinh tế; Khả năng cải tiến; Tiềm năng phát triển trong tương lai của dịch vụ logistics. (Zhang và nnk., 2013) 451
- 2.1.3. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết Trong nghiên cứu này, tác giả kế thừa mô hình nghiên cứu của Bùi Duy Linh (2018). Cụ thể, năng lực cạnh tranh ngành vụ vu logistics được xác định bởi nhóm các yếu tố bên ngoài gồm (1) tiềm năng phát triển dịch vụ, (2) khung pháp lý, (3) nhu cầu về dịch vụ logistics, và nhóm các yếu tố bên trong gồm (1) nguồn nhân lực, (2) chất lượng dịch vụ logistics, (3) chất lượng cơ sở hạ tầng. Hình 1. Mô hình nghiên cứu Các giả thuyết nghiên cứu: H1: Tiềm năng phát triển dịch vụ trong tương lai ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics tại tỉnh Bình Dương H2: Chất lượng khung pháp lý ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics tại tỉnh Bình Dương H3: Nhu cầu về dịch vụ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics tại tỉnh Bình Dương H4: Chất lượng nguồn nhân lực ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics tại tỉnh Bình Dương H5: Chất lượng dịch vụ logistics trong những năm gần đây ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics tại tỉnh Bình Dương H6: Chất lượng hạ tầng cơ sở ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics tại tỉnh Bình Dương 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính Phương pháp nghiên định tính được thực hiện thông qua nghiên cứu, tham khảo các nguồn tài liệu khoa học như sách, tạp chí và bài báo khoa học của các tác giả đi trước nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics, xây dựng mô hình nghiên cứu chính thức và điều chỉnh các thang đo trong mô hình nghiên cứu. 452
- 2.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng, thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn các doanh nghiệp thông qua bảng câu hỏi bằng với kích thước mẫu n = 216. Thang đo các khái niệm nghiên cứu trong mô hình lý thuyết đều là thang đo đa biến. Các biến quan sát được đo lường trên thang đo Likert 5 điểm (từ 1: rất kém đến 5: rất tốt). 1) Chất lượng cơ sở hạ tầng, được đo bằng 3 biến quan sát phản ánh hạ tầng giao thông, thiết bị viễn thông và công nghệ tại Bình Dương. 2) Chất lượng khung pháp lý, được đo bằng 6 biến quan sát phản ánh hiệu quả và hạn chế của khung pháp lý đối với hoạt động logistics. 3) Nhu cầu về dịch vụ logistics trong 5 năm gần đây, được đo bằng 3 biến quan sát phản ánh mức độ sử dụng dịch vụ logistics. 4) Chất lượng nguồn nhân lực, được đo bằng 3 biến quan sát phản ánh quy mô và hệ thống giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực logistics. 5) Chất lượng dịch vụ logistics trong 5 năm gần đây, được đo bằng 5 biến quan sát phản ánh sự đa dạng, giá cả, mức độ đáp ứng và phù hợp của dịch vụ mà các công ty dịch vụ logistics cung cấp. 6) Tiềm năng phát triển của dịch vụ, được đo bằng 4 biến quan sát phản ánh những lợi thế và xu hướng phát triển của dịch vụ. 7) Năng lực cạnh tranh ngành logistics tại Bình Dương, được đo bằng 6 biến quan sát phản ánh ưu thế và hạn chế ngành dịch vụ logistics tại tỉnh Bình Dương. Thang đo được đánh giá bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Phương pháp phân tích hồi quy đa biến được được sử dụng để kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu với sự trợ giúp của phần mềm SPSS. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả nghiên cứu 3.1.1. Mô tả mẫu khảo sát Bảng 1. Thống kê mẫu khảo sát 453
- 3.1.2. Đánh giá thang đo với EFA và Cronbach Alpha • Kết quả mô hình EFA: Bảng 2. Ma trận xoay nhân tố lần cuối Từ 30 biến quan sát lúc đầu, sau khi loại bỏ các biến quan sát không sát không đạt yêu cầu phân tích, tác giả thu được 22 biến quan sát có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics tại tỉnh Bình Dương. Theo bảng ma trận xoay nhân tố có 6 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics tại tỉnh Bình Dương, bao gồm: ✓ Tiềm năng phát triển dịch vụ (TN): TN1, TN2, TN3, TN4 ✓ Khung pháp lý (PL): PL1, PL2, PL3, PL4, PL5, PL6 ✓ Chất lượng dịch vụ logistics (CL): CL1, CL2, CL3 ✓ Chất lượng cơ sở hạ tầng (HT): HT1, HT2, HT3 ✓ Nguồn nhân lực (NL): NL1, NL2, NL3 Nhu cầu về dịch vụ logistics (NC): NC1, NC2, NC3 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho thấy 22 biến quan sát có Cronbach’s Alpha của các biến đại diện đều ≥ 0.6. Và các biến quan sát trong từng thang đo đều có hệ số tương quan biến tổng ≥ 0.3. Như vậy, các thang đo được lọc đều đảm bảo chất lượng tốt để sử dụng cho các phân tích tiếp theo. 454
- Kết quả kiểm định thang đo và kiểm định EFA nhận diện được 6 nhóm nhân tố tiềm năng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics tại tỉnh Bình Dương: (1) Tiềm năng phát triển dịch vụ (TN); (2) Khung pháp lý (PL); (3) Chất lượng dịch vụ logistics (CL); (4) Chất lượng cơ sở hạ tầng (HT); (5) Nguồn nhân lực (NL); (6) Nhu cầu về dịch vụ logistics (NC) • Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha: Bảng 3. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha 3.1.3. Kiểm định giả thuyết bằng phân tích hồi quy Phương trình hồi quy bội biểu diễn mối quan hệ giữa các nhóm nhân tố hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics tại tỉnh Bình Dương có dạng như sau: Y= 1X1 + 2X2 +3X3 + 4X4 +5X5 +6X6 + Trong đó: Y là biến phụ thuộc thể hiện Năng lực cạnh tranh [DG] ngành dịch vụ logistics tại tỉnh Bình Dương. Và X1, X2, X3, X4, X5, X6 làcác biến độc lập theo thứ tự: Tiềm năng phát triển dịch vụ [TN]; Khung pháp lý [PL]; Chất lượng dịch vụ logistics [CL]; Chất lượng cơ sở hạ tầng [HT]; Nguồn nhân lực [NL]; Nhu cầu về dịch vụ logistics [NC]. 455
- Bảng 4. Mô hình tổng thể Như kết quả xử lý số liệu thu được, thì ta nhận thấy hệ số R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square) bằng 0.442 nghĩa là 44.2% độ biến thiên của năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics tại tỉnh Bình Dương được giải thích bởi sự biến thiên của các thành phần như: Tiềm năng phát triển dịch vụ; Khung pháp lý; Chất lượng dịch vụ logistics; Chất lượng cơ sở hạ tầng; Nguồn nhân lực; Nhu cầu về dịch vụ logistics. Bảng 5. Phân tích phương sai ANOVA Phân tích phương sai ANOVA cho trị số F có mức ý nghĩa Sig. = 0.000 < 0.05, có nghĩa là mô hình hồi quy phù hợp với dữ liệu thu thập được và các biến đưa vào đều có ý nghĩa trong thống kê với mức ý nghĩa 5%. Thống kê giá trị F = 29.422 được sử dụng để kiểm định giả thuyết H0: Hệ số hồi quy của các biến độc lập β1+ β2+ β3+ β4+ β5+ β6 = 0 (không có mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc). Ta có Sig. = 0.000 < 0.05 nên ta bác bỏ giả thuyết H0. Như vậy, các biến độc lập trong mô hình có quan hệ với biến phụ thuộc. Bảng 6. Mô hình hồi quy 456
- Căn cứ vào việc xử lý dữ liệu có các nhóm như sau: Nhóm nhân tố Chất lượng dịch vụ logistics [CL] có hệ số Sig = 0.152 (hay Sig = 15.2% > 5%), Nhóm nhân tố Tiềm năng phát triển dịch vụ [TN] có hệ số Sig = 0.593 (hay Sig = 59.3 % > 5%) nên các nhóm này không có ý nghĩa thống kê, tức không có tác động nhiều đến năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics. Vì vậy 2 nhóm nhân tố này sẽ bị loại khỏi mô hình nghiên cứu và sẽ không có tác động đến năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics tại tỉnh Bình Dương. Như vậy, có 4 yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành logistics theo hệ số hồi quy chuẩn hóa (Beta). So sánh giá trị của β ta thấy: Nhân tố [PL] Khung pháp lý là có ảnh hưởng lớn nhất đến năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics với β1 = 0.334; Đứng thứ hai là [NL] Nguồn nhân lực β5= 0.279; Tiếp theo là nhân tố [HT] Chất lượng hạ tầng với β4 = 0.138; Và cuối cùng là nhân tố [NC] Nhu cầu về dịch vụ logistics với β6= 0.130. Từ kết quả trên, bài nghiên cứu thu được phương trình hồi quy: Y = 0.823 + 0.334*PL + 0.279*NL + 0.138*HT + 0.130*NC Như vậy, mô hình hồi quy tuyến tính được xây dựng theo phương trình Y không vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính. Ngoài ra, hệ số phóng đại phương sai - VIF (Variance Inflation Factors) của các biến trong mô hình đều nhỏ hơn 5. Điều đó có nghĩa là mô hình không vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến. 3.2. Kết luận 3.2.1 Ý nghĩa về mặt lý thuyết Những đóng góp chung về mặt lý thuyết của nghiên cứu: Thứ nhất, nghiên cứu đã tổng quan được tương đối đầy đủ và có hệ thống các lý thuyết về logistics, cạnh tranh và năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics. Các lý thuyết được trình bày trong nghiên cứu có giá trị tham khảo tốt cho những đề tài nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này. Thứ hai, nghiên cứu đã đưa ra một khung lý thuyết và đề xuất một mô hình nghiên cứu thể hiện mối quan hệ giữa các thành phần năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics bao gồm: (1) Tiềm năng phát triển dịch vụ; (2) Khung pháp lý; (3) Chất lượng dịch vụ logistics; (4) Chất lượng cơ sở hạ tầng; (5) Nguồn nhân lực; (6) Nhu cầu về dịch vụ logistics. Thứ ba, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc đầu tư để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, hoàn thiện khung pháp lý, đầu tư hạ tầng giao thông và nắm bắt nhu cầu của ngành logistics sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics. 3.2.2 Ý nghĩa về mặt thực tiễn Kết quả của nghiên cứu này cũng đem đến một số hàm ý quản trị hữu ích cho các nhà quản lý doanh nghiệp logistics. Cụ thể như sau: Thứ nhất, vì nguồn nhân lực góp phần có ý nghĩa tác động đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics với hệ số hồi quy chuẩn hóa (hệ số Beta) = 0.279. Do đó, các nhà quản lý doanh nghiệp trong lĩnh vực logistic cần chú ý đến vai trò quan trọng của nguồn nhân lực trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh ngành logistics, nhằm giúp cho doanh nghiệp mình có chỗ đứng vững chắc trên thương trường. Để nâng cao nguồn nhân lực, các nhà quản lý cần quan tâm đầu tư, thực hiện các chính sách thu hút nguồn nhân lực cả về mặt số lượng lẫn chất lượng. Cụ thể: 457
- Một là, liên kết với các trường đào tạo nghề. Hai là, tổ chức đào tạo trong nội bộ doanh nghiệp. Ba là, cập nhật liên tục dự báo nhu cầu nhân lực mới. Thứ hai, ngành dịch vụ logistics đóng vai trò kết nối giữa hoạt động sản xuất và thị trường, kết nối nền kinh tế trong nước với nền kinh tế nước ngoài thông qua cung cấp các sản phẩm đầu vào, đầu ra và các dịch vụ xuất nhập khẩu,… Do đó, nhu cầu của khách hàng là một trong những yếu tố cốt lõi hình thành nên những doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics. Vậy nên, các nhà cung ứng dịch vụ logistics cần thực hiện nghiên cứu cụ thể nhằm nắm bắt nhu cầu thị trường; tối đa hóa nguồn lực sẵn có nhằm cung cấp cho khách hàng những dịch vụ logistics phù hợp nhất. Tóm lại, bài viết “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics tại tỉnh Bình Dương” đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics. Từ đó thiết lập bảng câu hỏi khảo sát, tiến hành khảo sát, thu thập dữ liệu nhằm xác định các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics tại tỉnh Bình Dương. Sau khi đánh giá và phân tích kết quả nghiên cứu, tác giả đã xác định 4 yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành logistics theo hệ số hồi quy chuẩn hóa (Beta), trong đó: Nhân tố [PL] Khung pháp lý là có ảnh hưởng lớn nhất đến năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics với β1 = 0.334; Đứng thứ hai là [NL] Nguồn nhân lực β5= 0.279; Tiếp theo là nhân tố [HT] Chất lượng hạ tầng với β4 = 0.138; Và cuối cùng là nhân tố [NC] Nhu cầu về dịch vụ logistics với β6= 0.130. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra một số đề xuất về hàm ý quản trị cho doanh nghiệp logistics tại tỉnh Bình Dương cũng như một số kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước có vai trò tác động đến năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics tại tỉnh Bình Dương. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Arvis, F. J., & Ojala, L. (2014). The 2014 Logistics Performance Index, World Bank 2. Asian Development Bank (2007). Development Study on the North - South Economic Corridor. 3. Banomyong, R. (2008). Formulating regional logistics development policy: the case of ASEAN. International Journal of Logistics, 11(5), 359-379. 4. Bùi Duy Linh (2018). Nâng cao năng lực của ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Luận án Tiến sĩ). Đại học Ngoại thương Hà Nội. 5. Nguyễn Thế Vinh và Nguyễn Hoàng Phương (2021). Dịch vụ logistics với mục tiêu tăng sức cạnh tranh và giảm chi phí cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương: Thực trạng và một số giải pháp. Tạp chí Công thương, (12). Truy cập ngày 01/02/2023 tại: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/dich-vu-logistics-voi-muc-tieu-tang-suc-canh-tranh-va-giam- chi-phi-cho-cac-doanh-nghiep-tren-dia-ban-tinh-binh-duong.htm 6. Samaras, A. S. (2000). Competing upstream: Inbound logistics as a source of competitive advantage. ETD collection for University of Nebraska - Lincoln, USA. 7. Thái Anh Tuấn, Thái Thị Tú Phương & Lê Thị Minh Tâm (2014). Nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành logistics Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (11), 39-41. 8. Tyson, A. D. L. (1992). Who’s Bashing whom? Trade conflict in High technology industries, November 1st, 1992. 9. Zhang, C., & Lu, C. (2013). An Evaluation Approach for Regional Logistics Abilities, Universityof Gavle. 458
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án bài Ôn tập về văn bản thuyết minh - Ngữ văn 8
9 p |
818 |
26
-
Giáo án Lịch Sử 8: Bài 6: CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ YẾU CUỐI THẾ KỶ XIX – ĐẦU THẾ KỶ XX
10 p |
459 |
24
-
Giáo án tuần 4 bài Tập đọc: Trên chiếc bè - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
5 p |
520 |
24
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Vận động nông dân liên kết trong sản xuất thông qua việc thành lập các chi, tổ hội nghề nghiệp
7 p |
143 |
17
-
Lịch sử lớp 8 - CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ YẾU CUỐI THẾ KỶ XIX – ĐẦU THẾ KỶ XX
15 p |
161 |
10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Nâng cao tính sáng tạo của học sinh thông qua chủ đề giáo dục STEM trong môn Sinh Học 9
35 p |
45 |
10
-
Lịch sử 10 nâng cao - CHIẾN TRANH PHONG KIẾN VÀ SỰ CHIA CẮT ĐẤT NƯỚC
10 p |
146 |
7
-
Nỗi nhớ da diết và sâu nặng đối với quê hương cách mạng đã dệt nên bức tranh tứ bình về Việt Bắc đẹp như trong cảnh thần tiên
3 p |
58 |
4
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lê Hồng Phong, Đắk Lắk
5 p |
8 |
4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh trong dạy học bài 5: Thường thức phòng tránh một số loại bom đạn và thiên tai
37 p |
47 |
4
-
Giáo án bài Chương trình địa phương ( phần văn) - Ngữ văn 8
4 p |
511 |
4
-
Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân
3 p |
200 |
3
-
Nội dung ôn tập học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Quyền, Thái Nguyên
6 p |
11 |
3
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị
14 p |
5 |
3
-
Đề khảo sát chất lượng môn GDCD năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 302
4 p |
29 |
2
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Tất Thành (Mã đề 305)
6 p |
10 |
2
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Yên Phương, Yên Lạc
5 p |
9 |
2
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)