Sáng kiến kinh nghiệm: Vận động nông dân liên kết trong sản xuất thông qua việc thành lập các chi, tổ hội nghề nghiệp
lượt xem 16
download
Chi hội nông dân nghề nghiệp, tổ hội nông dân nghề nghiệp là nơi tập hợp những hội viên cùng chí hướng, cùng ngành nghề sản xuất và tiêu thụ những sản phẩm do nông dân làm ra, nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh, góp phần phát triển thương hiệu nông sản trên địa bàn thị xã, xây dựng nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại. Đó chính là lý do sáng kiến “Vận động nông dân liên kết trong sản xuất thông qua việc thành lập các chi, tổ hội nghề nghiệp” được hình thành. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Vận động nông dân liên kết trong sản xuất thông qua việc thành lập các chi, tổ hội nghề nghiệp
- 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN VẬN ĐỘNG NÔNG DÂN LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT THÔNG QUA VIỆC THÀNH LẬP CÁC CHI, TỔ HỘI NGHỀ NGHIỆP I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn sáng kiến Thị xã Đức Phổ là đơn vị phía Nam của tỉnh Quảng Ngãi, có điều kiện tự nhiên và xã hội khá toàn diện để phát triển kinh tế, trong đó nền kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao. Nông dân trong thị xã chủ yếu làm nghề trồng trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, làm muối…; tuy nhiên, đa phần nông dân chỉ làm ăn manh mún, nhỏ lẻ nên chưa phát huy hết được tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Cùng với đó, kiến thức, kỹ năng trong phát triển sản xuất còn hạn chế nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Vì vậy cần phải có giải pháp liên kết nông dân cùng sở thích, ngành nghề để tạo thành một tổ chức thống nhất nhằm chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, chăn nuôi, hỗ trợ nhau về vốn, giống, phân bón, khoa học kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm… Chi hội nông dân nghề nghiệp, tổ hội nông dân nghề nghiệp là nơi tập hợp những hội viên cùng chí hướng, cùng ngành nghề sản xuất và tiêu thụ những sản phẩm do nông dân làm ra, nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh, góp phần phát triển thương hiệu nông sản trên địa bàn thị xã, xây dựng nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại. Đó chính là lý do tôi chọn sáng kiến “Vận động nông dân liên kết trong sản xuất thông qua việc thành lập các chi, tổ hội nghề nghiệp”. 2. Điểm mới của sáng kiến Mô hình chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp là nơi tập hợp những hội viên cùng chí hướng, cùng ngành nghề sản xuất và tiêu thụ những sản phẩm do nông dân làm ra, nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh, góp phần phát triển thương hiệu nông sản trên địa bàn thị xã, xây dựng nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại; thể hiện sự đổi mới phương thức tập hợp hội viên, khắc phục được phần lớn những nhược điểm, hạn chế, khó khăn, yếu kém trong sinh hoạt chi hội, tổ hội trong nhiều năm qua, góp phần xây dựng tổ chức cơ sở hội ngày càng vững mạnh, tăng cường sự gắn kết giữa hội viên với tổ chức hội và tính tiên phong của chi hội trưởng, từng bước tiến tới xây dựng các tổ hợp tác để nâng cao năng lực tổ chức sản xuất và tiêu thụ nông sản của nông dân. Công tác hội và phong trào nông dân sẽ có bước phát triển mới về cách thức tuyên truyền, vận động, đoàn kết nông dân; cán bộ hội có khả năng tham gia sâu hơn vào nhiệm vụ phát triển kinh tế ở địa phương; hội viên nông dân gắn bó hơn với tổ chức hội; thu nhập và mức sống của
- 2 hội viên chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp sẽ cao hơn so với hội viên sinh hoạt ở chi, tổ hội truyền thống. Chi hội nông dân nghề nghiệp, tổ hội nông dân nghề nghiệp sẽ góp phần xây dựng mẫu hình người nông dân thế hệ mới tiêu biểu, đổi mới, nâng cao tư duy tự lực, tự thân, năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, có khả năng dẫn dắt đông đảo hội viên nông dân cùng phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng cho gia đình và xã hội, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. II. NỘI DUNG 1. Thực trạng công tác liên kết sản xuất trong nông dân hiện nay Đến cuối năm 2020, Hội Nông dân thị xã có 16.229 hội viên (chiếm 53% so với số hộ nông dân), sinh hoạt ở 15 cơ sở hội. Toàn thị xã có 83 chi hội, 346 tổ hội. Hiện nay, việc xây dựng chi hội, tổ hội nông dân trong thị xã Đức Phổ hầu hết được tổ chức theo thôn, xóm (theo địa bàn dân cư). Nông dân trong thị xã chủ yếu làm nghề trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, làm muối… Tuy nhiên, do tâm lý và tập quán sản xuất manh mún, nhỏ lẻ nên chưa phát huy hết được tiềm năng, thế mạnh của từng ngành nghề khiến sản xuất và tiêu thụ nông sản ngày càng khó khăn, hiệu quả thấp. Ngoài ra, sự liên kết giữa nông dân với nhau nhằm trao đổi thông tin, kỹ thuật sản xuất, giá cả thị trường còn nhiều hạn chế, mối liên kết giữa nông dân sản xuất và thị trường tiêu thụ chưa thực sự chặt chẽ, giá nông sản luôn biến động theo hướng bất lợi cho nông dân cũng làm hạn chế hiệu quả của nền sản xuất. Về tổ chức, khó khăn lớn nhất và phổ biến hiện nay là nhiều hội viên nông dân phải làm ăn, sinh sống trên địa bàn khác, hoặc có nhiều nông dân có cùng nghề nghiệp nhưng không có điều kiện về thời gian, địa điểm để sinh hoạt hội tại nơi cư trú… nên hạn chế trong việc tập hợp, hoạt động. Trong cùng một thôn, xóm hội viên nông dân lại sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, do vậy tổ chức chi hội, tổ hội như hiện nay khó xây dựng được nội dung sinh hoạt phù hợp với tất cả hội viên trong cùng một chi hội, tổ hội; việc sinh hoạt chung trong chi hội, tổ hội thường không thiết thực, hiệu quả thấp. Vì vậy việc đổi mới mô hình chi hội, tổ hội, xây dựng chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp là yêu cầu rất cần thiết từ thực tiễn hiện nay. Thông qua đó sẽ góp phần khắc phục những hạn chế, khó khăn trong sinh hoạt hội ở cơ sở, nâng cao hiệu quả hoạt động của chi hội, tổ hội, xây dựng các tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh, tạo tiền đề nâng cao chất lượng hoạt động và xây dựng tổ chức cơ sở hội vững mạnh. 2. Nội dung, biện pháp triển khai sáng kiến Trong một đơn vị (xã, phường) lựa chọn, vận động những hội viên, nông dân cùng sản xuất một loại giống cây, con hay cùng kinh doanh, cùng làm dịch vụ một nhóm ngành, nghề, lĩnh vực, có những điểm chung về sử dụng tư liệu sản xuất, công cụ lao động, về phương thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, về thu hoạch, chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản, hàng hóa… vào tham gia sinh hoạt trong một chi hội hoặc tổ hội nông dân nghề nghiệp. Chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp cũng có thể được hình thành trên cơ sở các tổ vay vốn, trong các hợp tác
- 3 xã, tổ hợp tác, các mô hình, dự án Quỹ Hỗ trợ nông dân do hội xây dựng và tổ chức hoạt động hoặc từ những hội viên có nhu cầu liên kết sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hướng tới mục tiêu thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác. Ở những đơn vị, hội viên nông dân cơ bản có chung một phương thức sản xuất, đối tượng lao động, sản xuất kinh doanh, dịch vụ không thể thành lập được nhiều chi hội, tổ hội nghề nghiệp khác nhau, có thể nghiên cứu thành lập một chi hội, tổ hội nghề nghiệp trực thuộc Hội Nông dân cơ sở. Hội viên tham gia các chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp này nếu đang sinh hoạt ở những chi hội truyền thống trên địa bàn dân cư khác nhau thì sẽ không tham gia sinh hoạt tại chi hội, tổ hội truyền thống nữa. Số lượng để thành lập một chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp: Chi hội có từ 15 hội viên trở lên (có Ban Chấp hành Chi Hội, Chi Hội trưởng, Chi Hội phó); tổ hội có từ 05 hội viên trở lên (có Tổ trưởng và Tổ phó). Tổ hội nông dân nghề nghiệp được thành lập trong chi hội nông dân nghề nghiệp và phân theo ngành, nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hoặc được thành lập trực thuộc chi hội trên địa bàn dân cư và tổ hội nông dân nghề nghiệp có thể trực thuộc cơ sở Hội (trong trường hợp hội viên tham gia ở nhiều chi hội khác nhau, nhưng chưa đủ số lượng, điều kiện để thành lập chi hội nông dân nghề nghiệp). * Các bước tiến hành: - Bước 1: Tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa của việc thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp để vận động hội viên, nông dân tham gia chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp (trực tiếp tổng hợp, nghiên cứu tài tiệu liên quan đến việc thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp, tổ hợp tác và hướng dẫn cho các cơ sở hội tuyên truyền, phổ biến cho hội viên nông dân). - Bước 2: Khảo sát, chọn địa phương tiến hành xây dựng: + Phối hợp với các cơ sở hội khảo sát, nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, lựa chọn các ngành nghề, lĩnh vực thế mạnh của địa phương và nhu cầu tham gia của hội viên, nông dân trên địa bàn để thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp phù hợp từng ngành nghề. + Rà soát nông dân là thành viên các tổ hợp tác, hợp tác xã chưa là hội viên để tuyên truyền, vận động phát triển hội viên và vận động đăng ký tham gia chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp trong các hợp tác xã, tổ hợp tác. + Lựa chọn những địa bàn có ngành nghề sản xuất, kinh doanh lớn, sản xuất cây, con chủ lực, có tiềm năng, lợi thế phát triển của địa phương để xác định loại hình, lĩnh vực hoạt động; chọn hội viên sản xuất, kinh doanh giỏi có uy tín làm nòng cốt để xây dựng chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp. Trước mắt chọn những đơn vị có các ngành nghề phát triển và có khả năng để thành lập, gồm: Phổ Minh, Phổ Nhơn, Phổ Khánh, Phổ Hòa, Phổ Văn và phường Nguyễn Nghiêm.
- 4 - Bước 3: Hướng dẫn cho Ban Thường vụ Hội Nông dân xã, phường tiến hành họp thảo luận, thống nhất và báo cáo xin chủ trương của cấp ủy cùng cấp và Hội Nông dân thị xã về việc thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp. - Bước 4: Hướng dẫn cho Ban Thường vụ Hội Nông dân xã, phường ban hành quyết định thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp; chỉ định ban chấp hành, chi hội trưởng, chi hội phó (đối với chi hội) và tổ trưởng, tổ phó (đối với tổ hội). Nhiệm kỳ của chi hội nông dân nghề nghiệp thống nhất tính từ khi có quyết định thành lập và thời gian là 5 năm theo quy định của Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam. - Bước 5: Tổ chức lễ ra mắt và công bố quyết định thành lập; thông qua dự thảo quy chế làm việc và triển khai chương trình, kế hoạch hoạt động của chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp. Khi đủ điều kiện về tổ chức, Ban Thường vụ Hội Nông dân cơ sở phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp để thành lập tổ hợp tác theo đúng quy định của pháp luật. * Định hướng nội dung sinh hoạt, hoạt động cho chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp: Nội dung, hình thức sinh hoạt chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp bám sát tinh thần Nghị quyết 04-NQ/HNDTW của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về việc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và hướng dẫn phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011 - 2020, Nghị định 77/2019/NĐ-CP, ngày 10 tháng 10 năm 2019 của Chính phủ về tổ hợp tác. Định hướng cho các chi hội, tổ hội thúc đẩy các hình thức liên doanh, liên kết trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Theo mô hình này, khi các chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp phát triển và thành lập được tổ hợp tác thì chi hội trưởng sẽ được định hướng giới thiệu là Tổ trưởng tổ hợp tác; Ban Chấp hành Hội Nông dân cơ sở thực hiện việc lãnh đạo, điều hành phát triển kinh tế của hội viên nông dân thông qua các Tổ trưởng tổ hợp tác (vì được cơ cấu là ủy viên Ban Chấp hành Hội Nông dân cơ sở). Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của Hội, nhiệm vụ chính trị của địa phương đến hội viên trong chi hội, tổ hội đảm bảo các nội dung sinh hoạt theo đúng quy định tại Điều 14, Điều 16 của Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam để thực hiện chức năng tuyên truyền, giáo dục hội viên, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, nông dân. Điểm lại những thông tin quan trọng trên báo chí, nhất là Báo Nông thôn ngày nay, Tạp chí nông thôn mới, Bản tin công tác hội có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp, tổ hợp tác; thông tin về các chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là các nội dung liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp, tổ hợp tác. Kịp thời nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của hội viên. Thảo luận, đánh giá tình hình hoạt động của chi hội, tổ hội nông
- 5 dân nghề nghiệp (kết quả sản xuất kinh doanh, những khó khăn, vướng mắc) và xây dựng kế hoạch về cách thức sản xuất, xây dựng mô hình kinh doanh, dịch vụ nhằm nâng cao giá trị và tính cạnh tranh của sản phẩm, giúp hội viên có công ăn việc làm, thu nhập ổn định, xóa đói, giảm nghèo và làm giàu bền vững. Trao đổi thông tin về thời tiết nông vụ; về thị trường, giá cả; về thiết bị, vật tư nông nghiệp, phương tiện sản xuất, các loại giống cây, con, về phòng trừ dịch, bệnh; chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; về sáng kiến, sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất… Phối hợp tổ chức các hoạt động hỗ trợ nông dân, tập huấn chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật theo lĩnh vực hoạt động của chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp. Hướng dẫn cách thức lập dự án sản xuất, kinh doanh, thủ tục vay vốn, quản lý, sử dụng hiệu quả vốn vay… Khuyến khích xây dựng quỹ tương trợ, quỹ hoạt động để hỗ trợ các thành viên trong chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp theo hình thức quay vòng vốn, bốc thăm hoặc hình thức khác theo quy chế chung để đầu tư vào sản xuất hoặc giải quyết những vấn đề chính đáng của hội viên. Xây dựng mối quan hệ liên kết, hợp tác, đoàn kết, tương thân, tương ái, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong lao động, sản xuất, kinh doanh và xây dựng xã hội nông thôn văn minh, hiện đại. Tổ chức kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm và xếp loại chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp theo quy định, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh, động viên khen thưởng và nhân rộng những mô hình mới, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả, tạo điều kiện để hội viên trong chi hội, tổ hội cùng học tập. 4. Khả năng, phạm vi ứng dụng, triển khai sáng kiến Giải pháp vận động nông dân liên kết trong sản xuất thông qua việc thành lập các chi, tổ hội nghề nghiệp sẽ phát huy được những ưu điểm, khắc phục được những hạn chế, khó khăn trong việc hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã trong sản xuất, kinh doanh, có thể áp dụng, triển khai cho Hội Nông dân của 15 xã, phường trong toàn thị xã để thực hiện cho các năm tiếp theo. III. KẾT LUẬN 1. Ý nghĩa, khả năng, phạm vi ứng dụng, triển khai sáng kiến Việc đổi mới mô hình chi hội, tổ hội theo địa bàn dân cư sang mô hình chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp trên cơ sở tập hợp, gắn bó hội viên có chung lợi ích và trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sẽ mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Đây cũng chính là giải pháp cụ thể, chủ động, tự thân bảo vệ hội viên, nông dân trong bối cảnh hội nhập hiện nay, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức Hội Nông dân sẽ góp phần nâng cao vai trò của Hội Nông dân cơ sở trong việc tập hợp nông dân, là trung tâm nòng cốt trong các phong trào nông dân, gắn bó hội viên có cùng ngành nghề.
- 6 2. Những kiến nghị, đề xuất - Các cấp Hội Nông dân trong thị xã cần đẩy mạnh xây dựng chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp, góp phần đa dạng hóa mô hình tổ chức Hội Nông dân ở cơ sở theo hướng thiết thực, hiệu quả; tạo điều kiện thuận lợi tiến tới thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã, thúc đẩy liên kết, phát triển sản xuất hàng hóa tại địa phương. - Các cơ sở hội hướng dẫn các chi hội, tổ hội nội dung sinh hoạt sao cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Duy trì đều đặn các kỳ sinh hoạt chi, tổ hội theo Điều lệ hội. Tập trung vào một số nội dung chủ yếu mà hội viên nông dân đặc biệt quan tâm như: các cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nhất là cơ chế khuyến khích phát triển kinh tế tập thể; các mô hình phát triển kinh tế tập thể, liên kết chuỗi giá trị, sản xuất sản phẩm chủ lực của địa phương, sản xuất kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn. - Trong sinh hoạt chi hội, tổ hội cần tạo không khí vui tươi phấn khởi, phát huy tính dân chủ, sáng tạo. Mỗi cuộc sinh hoạt nên tập trung vào một số việc cụ thể, thiết thực, tránh chung chung, hình thức. Quan tâm và tổ chức một số buổi sinh hoạt theo chuyên đề để tổ chức cho hội viên nông dân, chi, tổ hội học tập kinh nghiệm hoạt động của các mô hình phát triển kinh tế tại các xã, phường trong thị xã. Tuyên truyền các mô hình, gương nông dân phát triển kinh tế giỏi, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức trong sản xuất, kinh doanh, về các vấn đề nông dân quan tâm. Mời cán bộ khuyến nông đến tập huấn khoa học, kỹ thuật cho hội viên nông dân. Tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao, giao lưu giữa các chi, tổ hội… - Hội Nông dân các cấp mở rộng mối quan hệ với chính quyền, các ngành, đoàn thể, phối hợp thực hiện có hiệu quả các chính sách có liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn, khai thác các nguồn lực cho Hội Nông dân và tạo điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện, kinh phí cho hoạt động hội. Với vai trò là tổ chức tập hợp, thu hút phát triển hội viên, nông dân, đòi hỏi phải xây dựng tổ chức Hội Nông dân các cấp vững mạnh. Do vậy, cần không ngừng củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động hội, thu hút hội viên, vươn lên ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Trong đó, việc xây dựng mô hình chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp có ý nghĩa quan trọng nhằm đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội Nông dân trong tình hình hiện nay theo phương châm hướng về cơ sở, vì nông dân. Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức, trình độ sản xuất, kinh doanh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của hội viên, nông dân, làm nòng cốt trong xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam ngày càng vững mạnh. Đức Phổ, ngày 15 tháng 02 năm 2021 Xác nhận của thủ trưởng cơ quan Người viết sáng kiến Trần Ánh Quyết
- 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp dạy vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo
15 p | 1556 | 368
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5 - GV. Lê Văn Dõng
6 p | 1586 | 186
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Hoạt động nhóm trong đổi mới phương pháp giảng dạy
7 p | 375 | 74
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc viết sáng kiến kinh nghiệm quản lý và chỉ đạo hoạt động giáo dục
7 p | 448 | 60
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
19 p | 288 | 49
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng phương pháp dạy và học tích cực trong môn Vật lý 7
13 p | 337 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn làm kính thiên văn khúc xạ đơn giản dùng cho học sinh phổ thông
17 p | 172 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm để học sinh phát huy tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động nhóm của môn Tin học lớp 12 ban cơ bản tại trường THPT Sông Ray
19 p | 136 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của Trái Đất để tính góc chiếu sáng, ngày mặt trời lên thiên đỉnh ở một điểm
13 p | 228 | 22
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Vận dụng giáo dục STEM trong dạy học môn Khoa học lớp 5
18 p | 100 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khi dạy tích hợp môn Ngữ văn ở trường THCS
17 p | 153 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh phát hiện vấn đề xã hội trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
19 p | 183 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh giải bài toán định lượng về tính tương đối của chuyển động
14 p | 173 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Vấn đề nâng cao hiệu quả công tác thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo bậc trung học phổ thông tại tỉnh Đồng Nai
14 p | 69 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Vấn đề nâng cao hiệu quả công tác thanh tra toàn diện trường phổ thông tại tỉnh Đồng Nai
17 p | 104 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Vận dụng thuyết đa trí tuệ để tạo hứng thú học Toán cho HS lớp 4
81 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng kiến thức cơ bản giải nhanh một số bài toán trắc nghiệm số phức hay và khó luyện thi THPT Quốc gia 2017
20 p | 47 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn