intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Vấn đề nâng cao hiệu quả công tác thanh tra toàn diện trường phổ thông tại tỉnh Đồng Nai

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:17

104
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm "Vấn đề nâng cao hiệu quả công tác thanh tra toàn diện trường phổ thông tại tỉnh Đồng Nai" có nội dung trình bày: thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài, nội dung biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài và cuối cùng rút ra kết luận. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Vấn đề nâng cao hiệu quả công tác thanh tra toàn diện trường phổ thông tại tỉnh Đồng Nai

  1.                                           SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI THANH TRA                                                          Mã số: ……….. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Vấn đề nâng cao hiệu qu ả công tác Thanh tra toàn diện  trườ ng phổ thông tại tỉnh Đồng Nai                              Người thực hiện :   Nguyễn Đình Chiến                             Lĩnh vực nghiên cứu:                            Nghiệp vụ Thanh tra                              Năm học: 2011 ­ 2012 1
  2. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I­ THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Nguyễn Đình Chiến 2. Ngày tháng năm sinh: 05/7/1953. 3. Nam, nữ: nam. 4. Địa chỉ: 54 khu phố 6 Quốc lộ I, phường Tân Tiến thành phố Biên  Hòa. 5. Điện thoại: 0918354579. 6. Email: ndchien53@yahoo.com.vn 7. Chức vụ: Chánh thanh tra Sở GD&ĐT. 8. Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo. II­  TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ­ Học vị (hoặc trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhất): Cử nhân. ­ Năm nhận Bằng: Sư phạm Hóa Sinh năm 1973; Cử  nhân GDCT: năm  2000; Cử nhân Luật: 2000 ­ Chuyên ngành Đào tạo: Sư phạm Hóa Sinh; Cử nhân Giáo dục Chính   trị; Cử nhân Luật III­ KINH NGHIỆM KHOA HỌC: ­ Đã có sáng kiến kinh nghiệm, chuyên đề : Ôn­ Giảng – Luyện trong  các giờ giảng đối với học viên Bổ túc văn hóa ­ Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Công tác Thanh tra. ­ Số năm có kinh nghiệm trong công tác thanh tra 08 năm 2
  3. Vấn đề nâng cao hiệu qu ả công tác Thanh tra toàn diện  trườ ng phổ thông tại tỉnh Đồng Nai I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong hệ thống Giáo dục của một Quốc gia, giáo dục phổ thông có một  vị  trí hết sức quan trọng, là cấp học mang tính nền tảng cung cấp những tri  thức khoa học cơ bản, kỹ năng sống cần thiết tối thiểu cho thế hệ trẻ, là cầu   nối cơ  bản của cả  hệ  thống giáo dục.  Chất lượng giáo dục phổ  thông  ảnh  hưởng rất lớn tới chất lượng giáo dục dạy nghề  và đại học, sâu xa hơn,   chính nó là nguồn gốc góp phần quan trọng quyết định chất lượng nguồn   nhân lực của một quốc gia.  Từ  khi Đảng, Nhà nước tiến hành thực hiện công cuộc đổi mới, mở  cửa, hòa nhập với khu vực và thế  giới thì yêu cầu nâng cao chất lượng giáo   dục đào tạo nói chung và chất lượng giáo dục phổ  thông nói riêng ngày càng  cấp bách. Trong những năm qua ngành Giáo dục và Đào tạo đã chủ động, tích   cực đổi mới một cách toàn diện trong tổ chức và quản lý phát triển giáo dục  nhằm đáp ứng nguồn nhân lực cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa  đất nước và hòa nhập với quốc tế. Trong nỗ lực đổi mới của toàn ngành công  tác Thanh tra giáo dục nói chung và Thanh tra toàn diện các cơ  sở  Giáo dục   phổ thông nói riêng cũng đã bắt nhịp để nâng cao hơn nữa hiệu qủa, hiệu lực  của công tác thanh tra nhằm lập lại trật tự kỷ cương trong công tác quản lý,  góp phần nâng cao chất lượng toàn diện trong các nhà trường, cơ sở giáo dục.  Thanh tra toàn diện trường phổ  thông là một khâu tất yếu của công tác  quản lý Giáo dục, nó luôn được các cấp quản lý Giáo dục quan tâm, tạo điều  kiện tốt về nguồn lực để thực hiện, là một nhiệm vụ quan trọng của cơ quan   Thanh tra Giáo dục. Mục đích, yêu cầu của công tác Thanh tra toàn diện   trường phổ thông là:   ­ Xem xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của cơ  sở  giáo dục trên cơ  sở  kiểm tra, đối chiếu với những quy định của các văn bản   quy phạm pháp luật về  mục tiêu, kế  hoạch, chương trình, nội dung, phương  pháp giáo dục, quy chế  chuyên môn, quy chế  thi cử, xét tốt nghiệp, cấp văn  bằng, chứng chỉ, quy chế  đánh giá, xếp loại nhà giáo và những quy định về  điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, đào tạo; ­ Đánh giá đúng thực trạng tình hình cơ sở  giáo dục trong mối quan hệ  chung và có sự so sánh với mặt bằng của địa phương, khu vực vùng miền và  tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.  Khẳng định những mặt đã làm được, phát huy ưu điểm và tư vấn những biện  pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém; đồng thời kiến nghị  với các cấp  3
  4. quản lý điều chỉnh, bổ  sung các chính sách, quy định cần thiết phù hợp với   thực tế. Công tác Thanh tra toàn diện trường phổ  thông trong thời gian qua  ở  tỉnh Đồng Nai luôn đạt được chỉ  tiêu số  lượng theo kế  hoạch đề  ra và chú  trọng đến chất lượng, hiệu quả của công tác thanh tra góp phần tích cực trong   việc nâng cao chất lượng chất lượng Giáo dục của Ngành. Bên cạnh những   mặt mạnh, vẫn còn một số hạn chế  cần khắc phục, cải tiến. Việc nâng cao   hiệu quả công tác Thanh tra toàn diện trường phổ  thông luôn luôn là vấn đề  quan trọng, bức thiết của cơ quan Thanh tra Giáo dục và các cấp quản lý Giáo  dục. II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA  ĐỀ TÀI. 1. Thuận lợi: Được sự  quan tâm chỉ  đạo sâu sát của Lãnh đạo Sở, sự  hỗ  trợ, phối   hợp  tốt của các phòng, ban trong Sở và các cơ sở giáo dục trong tỉnh. Các nhà   quản lý Giáo dục, đội ngũ Thanh tra viên và cộng tác viên Thanh tra và mỗi   nhà giáo đều nhận thức được tầm quan trọng và hiệu quả của công tác Thanh  tra toàn diện trường phổ thông. Nhìn chung đội ngũ cán bộ Thanh tra và cộng  tác viên Thanh tra tương đối  ổn định, được tuyển chọn từ  những giáo viên  giỏi, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có tâm huyết, nhiệt tình;  đa số có nhiều kinh nghiệm trong công tác Thanh tra.  2. Khó khăn: Chất lượng đội ngũ cộng tác viên Thanh tra chưa đồng đều ở các môn  học, các vùng miền, lứa tuổi.  Ở một số  môn học như  Tin học, Giáo dục An   ninh – Quốc phòng, Kỹ thuật, công nghệ còn khó khăn trong việc tuyển chọn   các cộng tác viên Thanh tra do nguồn để  tuyển chọn còn hạn chế. Cộng tác   viên Thanh tra trong khi vẫn phải đảm bảo nhiệm vụ  chính tại đơn vị  công  tác vừa phải thực hiện nhiệm vụ do thanh tra điều động nên  không có nhiều  thời gian đầu tư vào công tác Thanh tra vì vậy khó có điều kiện nâng cao chất   lượng Thanh tra; các cộng tác viên thanh tra có giỏi về  chuyên môn nhưng  không tham gia quản lý nhà nước ngành vì vậy việc tiếp cận các văn bản quy  phạm, hiểu, nắm vững để  vận dụng trong qúa trình thanh tra cũng còn hạn  chế. Một số   cộng tác viên Thanh tra còn nể nang, né tránh khi nhận xét, đánh  giá, hoặc chưa làm tốt khâu tư  vấn, thúc đẩy; việc thực hiện các kiến nghị  sau Thanh tra vẫn chưa tốt  ở một số đơn vị  nên hiệu quả  công tác Thanh tra   chưa cao. 4
  5. III.  NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận: Công   tác   Thanh   tra     toàn   diện   trường   phổ   thông   được   quy   định   và  hướng dẫn thực hiện tại Thông tư  số  43/2006/TT­BGDĐT ngày 20/10/2006  của Bộ  trưởng  Bộ  GD&ĐT về  việc Hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà  trường, cơ  sở  giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư  phạm của nhà giáo;   văn  bản   số   1516/SGDĐT­TTr   ngày  18/8/2009   của  Giám   đốc   Sở   về   việc   “Hướng dẫn đánh giá xếp loại trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường  xuyên và hoạt động sư phạm của nhà giáo”.  Thông tư  số  43/2006/TT­BGDĐT ngày 20/10/2006 của Bộ  trưởng Bộ  GD&ĐT quy định: ­ Thanh tra toàn diện trường phổ  thông là xem xét, đánh giá việc thực  hiện nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục theo quy định của Luật giáo  dục, Điều lệ  nhà trường; Quy chế  tổ  chức và hoạt động của các cơ  sở  giáo  dục khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và những quy định  khác có liên quan. ­ Nội dung thanh tra a) Tổ chức cơ sở giáo dục Số lượng, chất lượng cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên đối chiếu với định   mức; số  lượng và tỷ  lệ  cán bộ, nhà giáo chưa đạt chuẩn, đạt chuẩn, trên   chuẩn; b) Cơ sở vật chất kỹ thuật: ­   Diện  tích   khuôn  viên,   cảnh  quan,   môi  trường   sư   phạm;  số   lượng  phòng học, phòng làm việc, phòng thí nghiệm thực hành, phòng bộ  môn, thư  viện, phòng đa chức năng, phòng y tế, bếp ăn tập thể, khu nội trú, bán trú, khu   vực để xe, vệ sinh, sân chơi, bãi tập, nhà đa chức năng; ­ Trang thiết bị dạy học, sách thư viện; ­ Việc bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật. c) Thực hiện kế hoạch giáo dục: ­ Tuyển sinh: thực hiện chỉ tiêu, số lượng học sinh, sinh viên từng khối  (khóa), lớp; ­ Tổ  chức giảng dạy, học tập, thực hiện chương trình, nội dung, kế  hoạch dạy học; ­ Thực hiện quy chế chuyên môn về kiểm tra, thi, đánh giá xếp loại học   lực; ­ Kết quả  tốt nghiệp, thi học sinh giỏi (nếu có) 3 năm liền kề  thời  điểm thanh tra; 5
  6. ­ Xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở giáo dục; ­ Hoạt động sư  phạm của nhà giáo được quy định cụ  thể  tại mục III  của Thông tư này về thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo; ­ Thực hiện nội dung, chương trình giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, thể  chất, quốc phòng, lao động hướng nghiệp, dạy nghề, chăm sóc, nuôi dưỡng  theo quy định bao gồm hoạt động theo kế hoạch lên lớp, ngoài giờ, hoạt động  xã hội; kết quả xếp loại hạnh kiểm và hoạt động giáo dục 3 năm liền kề; ­ Thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục được giao. d) Công tác quản lý của thủ trưởng cơ sở giáo dục: ­ Xây dựng kế hoạch giáo dục; kế hoạch nghiên cứu khoa học, phục vụ  xã hội; ­ Quản lý cán bộ, nhà giáo, nhân viên và người học: tuyển dụng; quản   lý hồ  sơ  nhà giáo, cán bộ, nhân viên, người học; việc bố  trí, sử  dụng; kế  hoạch bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo; ­ Thực hiện quy chế dân chủ, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong cơ sở  giáo dục; ­ Công tác kiểm tra của thủ trưởng cơ sở giáo dục theo quy định; ­ Tổ  chức cho nhà giáo, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các   hoạt động xã hội; thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học; ­ Quản lý hành chính, tài chính, tài sản: hồ  sơ, sổ  sách; thu chi và sử  dụng các nguồn tài chính; đầu tư xây dựng, sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật,  bảo quản tài sản công; ­ Công tác tham mưu với cơ quan quản lý cấp trên, với chính quyền địa   phương và công tác xã hội hóa giáo dục; ­ Phối hợp công tác giữa cơ  sở  giáo dục với các đoàn thể  quần chúng,   Ban đại diện cha mẹ học sinh. đ) Các nhiệm vụ khác được giao; e) Kết quả đánh giá chất lượng giáo dục, đào tạo và kết quả kiểm định  chất lượng giáo dục, đào tạo (nếu có). Căn cứ vào Hướng dẫn công tác Thanh tra hàng năm của Bộ  Giáo dục  và Đào tạo, tình hình thực tiễn của địa phương, Thanh tra Sở  lập kế  hoạch   Thanh tra và trình Giám đốc Sở  phê duyệt; mỗi năm, Sở, Phòng GD&ĐT  thành lập các đoàn thanh tra toàn diện trường phổ thông, đảm bảo trong thời  gian 5 năm, mỗi trường phổ thông được thanh tra toàn diện ít nhất một lần,  đánh giá, xếp loại theo hướng dẫn tại văn bản số 1516/SGDĐT­TTr. 2. Nội dung biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài. 2.1. Nội dung thanh tra a. Ðội ngũ giáo viên, cán bộ và nhân viên 6
  7. ­ Số lượng, chất lượng đội ngũ. ­ Danh hiệu thi đua, giáo viên (GV) giỏi các cấp. b. Cơ sở vật chất kỹ thuật ­ Phòng học, phòng làm việc, phòng chức năng. ­ Bàn ghế, đồ  dùng dạy học, sách, thiết bị  thực hành, thí nghiệm, tình  hình trang bị và sử  dụng máy vi tính, việc kết nối mạng internet và việc khai  thác, sử dụng phục vụ giảng dạy, học tập, công tác quản lý. ­ Sân chơi, bãi tập, dụng cụ thể dục thể thao (TDTT), khu vực vệ sinh,   khu để xe, khu vực bán trú (nếu có). ­ Diện tích khuôn viên và thủ tục pháp lý về quyền sử dụng đất đai. ­ Cảnh quan trường học: cổng trường, tường rào, vườn hoa, cây xanh,  vệ sinh học đường, môi trường sư phạm. ­ Kinh phí dành cho hoạt động giáo dục, giảng dạy. c. Việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường ­ Kế hoạch phát triển giáo dục. + Thực hiện chỉ  tiêu, số  lượng học sinh từng lớp, khối lớp và toàn  trường. + Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục và tham gia xoá mù chữ. + Thực hiện Quy chế tuyển sinh. + Hiệu quả đào tạo của nhà trường. + Thực hiện Quy chế mở trường, lớp ngoài công lập. ­ Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. + Thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch giáo dục đạo đức trong   và ngoài giờ lên lớp. + Hoạt động của các đoàn thể. + Hoạt động của GV chủ nhiệm. + Việc kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. + Kết quả hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. ­ Hoạt động và chất lượng giảng dạy, học tập các bộ môn văn hoá. + Thực hiện chương trình, nội dung, kế  hoạch giảng dạy các môn văn   hoá. + Chất lượng giảng dạy của GV qua dự giờ thăm lớp. + Kết quả học tập của học sinh. ­ Chất lượng các hoạt động giáo dục khác. Thực hiện chương trình, nội dung, kế  hoạch các hoạt động giáo dục  lao   động,   hướng   nghiệp   và   dạy   nghề;   giáo   dục   thể   chất;   giáo   dục   quốc   phòng; giáo dục ngoài giờ lên lớp. d. Công tác quản lý của hiệu trưởng 7
  8. ­ Xây dựng kế hoạch năm học. ­ Quản lý cán bộ, GV, nhân viên. + Bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ, GV, nhân viên. + Quản lý kỷ  luật lao động, việc tuân thủ  quy định về  dạy thêm, học   thêm, việc thực hiện đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà  nước. + Bồi dưỡng chuyên môn, ngoại ngữ, tin học cho GV, nhân viên. + Việc thực hiện kiểm tra nội bộ của nhà trường theo quy định: Mỗi năm học, hiệu trưởng phải tiến hành kiểm tra toàn diện ít nhất 1/3 tổng   số  GV và tất cả  GV còn lại được kiểm tra theo chuyên đề. Xem xét hồ  sơ  kiểm tra và việc xử lý kết quả kiểm tra của hiệu trưởng. + Công tác khen thưởng, kỷ luật đối với GV, nhân viên theo quy định. ­ Quản lý hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường. + Công tác quản lý hành chính: việc cập nhật, soát xét, quản lý các loại  hồ sơ, sổ sách theo quy định của Ðiều lệ nhà trường. + Quản lý thu, chi, sử  dụng các nguồn tài chính; xây dựng, sử  dụng,  bảo quản cơ sở vật chất và thiết bị trường học. ­ Thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước đối với cán bộ, GV, nhân  viên, học sinh và thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường   do Bộ GD&ÐT ban hành. ­ Công tác tham mưu với cơ quan quản lý cấp trên, với chính quyền địa   phương và công tác xã hội hoá giáo dục. ­ Quản lý và tổ chức giáo dục học sinh. + Số lượng học sinh (so với đầu năm học: tỷ lệ bỏ học, nguyên nhân). + Khen thưởng, kỷ luật học sinh. + Xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, danh sách học sinh lưu   ban, bỏ học và danh sách học sinh được lên lớp. + Quản lý, hướng dẫn việc học thêm theo quy định, tránh quá tải. + Quản lý học 2 buổi / ngày (nếu có) và bảo đảm vệ  sinh an toàn thực   phẩm. ­ Phối hợp công tác giữa nhà trường với các đoàn thể quần chúng. 2.2. Phương pháp thanh tra a. Kế hoạch thanh tra Các Sở  GD&ÐT, Phòng GD&ÐT cấp huyện, mỗi năm học tiến hành  thanh tra toàn diện ít nhất 20% tổng số  các trường, đơn vị  trực thuộc, bảo  đảm 5 năm mỗi trường được thanh tra toàn diện ít nhất một lần. b. Lực lượng thanh tra ­ Bố trí trưởng đoàn thanh tra. 8
  9. Ðối với đoàn của Phòng GD&ÐT: lãnh đạo Phòng hoặc chuyên viên phụ trách  công tác thanh tra. Ðối với đoàn của Sở GD&ÐT: lãnh đạo Sở hoặc lãnh đạo Thanh tra Sở. ­ Số  lượng đoàn viên đoàn thanh tra, thời gian thanh tra được xác định  theo qui mô nhà trường, theo bậc học, cấp học trong khoảng từ  5  đến 15  người, là thanh tra viên của Sở GD&ÐT và cộng tác viên thanh tra. ­ Thời gian thanh tra tiến hành từ 3 đến 5 ngày. ­ Hình thức thanh tra: thành lập đoàn thanh tra và tiến hành thanh tra có  báo trước hoặc thanh tra đột xuất, do cấp ra quyết định thanh tra quy định. ­ Cần tổ  chức đoàn thanh tra gọn, nhẹ, số  lượng đoàn viên vừa phải   tiến hành trong thời gian phù hợp, cần chuyên môn hoá các thành viên của  đoàn thanh tra theo từng nội dung để tiến hành một cách nhanh chóng và chính  xác. c. Trình tự, thủ tục thanh tra ­ Chuẩn bị. + Tập hợp những thông tin về  nhà trường để  dự  kiến những nội dung   cần thanh tra và những vấn đề  cần đi sâu, không nhất thiết trường nào cũng   phải thanh tra tất cả các nội dung (cần xác định những nội dung nào đã có đủ  thông tin và hồ sơ cần thiết để làm căn cứ để đánh giá). + Lập kế  hoạch thanh tra: yêu cầu, nội dung, phương pháp thanh tra,  thành phần đoàn, thời gian thanh tra. + Thông báo với nhà trường và địa phương (trừ thanh tra đột xuất). + Quyết định thành lập đoàn, họp đoàn thông qua kế hoạch thanh tra và   phân công nhiệm vụ cho từng thành viên. + Chuẩn bị mẫu biên bản, đề kiểm tra chất lượng văn hoá, phiếu thăm  dò, phiếu trắc nghiệm, phiếu khảo sát... + Chuẩn bị kinh phí và phương tiện cho đoàn thanh tra. ­ Tiến hành thanh tra. + Trưởng đoàn công bố  Quyết định thanh tra, thông báo kế  hoạch làm   việc của đoàn. + Nghe hiệu trưởng báo cáo tình hình nhà trường và việc thực hiện  nhiệm vụ năm học.  Ðoàn thanh tra chia thành các bộ phận kiểm tra các nội dung sau: + Về đội ngũ cán bộ, GV, nhân viên; + Về cơ sở vật chất kỹ thuật; + Việc thực hiện các nhiệm vụ: thực hiện kế  hoạch phát triển giáo  dục, thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, văn hoá và các mặt giáo dục khác. + Công tác quản lý của hiệu trưởng. 9
  10. ­ Từng bộ phận tiến hành thông báo kết quả kiểm tra, đánh giá, trao đổi   những nội dung cần tư vấn, thúc đẩy với đối tượng thanh tra. ­ Ðoàn thanh tra hội ý để  tổng hợp kết quả kiểm tra của các bộ  phận,  và thống nhất các nội dung sau đây: + Kết quả kiểm tra. + Kết quả đánh giá. + Nội dung tư vấn. + Nội dung thúc đẩy. ­ Làm việc với nhà trường và các cơ quan có liên quan: trao đổi và thông  báo kết quả kiểm tra, đánh giá, những nội dung cần tư vấn, thúc đẩy. ­ Kết thúc thanh tra. + Hoàn thành văn bản báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra. + Tập hợp hồ  sơ  thanh tra: biên bản kiểm tra của các bộ  phận có chữ  ký của cán bộ  thanh tra và đại diện của đối tượng được thanh tra, các hồ  sơ  liên quan. ­ Sau khi thanh tra. + Thông báo kết quả  thanh tra bằng văn bản gửi  đối tượng thanh tra,   cơ quan chủ quản và các cơ quan liên quan. + Theo dõi việc thực hiện kiến nghị  của đoàn thanh tra, trong trường   hợp cần thiết có thể  tổ  chức kiểm tra việc thực hiện kiến nghị  của  đoàn   thanh tra. d. Xếp loại nhà trường ­ Ðánh giá nhà trường phải lấy chất lượng giáo dục và công tác quản lý của  thủ trưởng làm trọng tâm, trên cơ sở xếp loại từng nội dung để xếp loại chung. ­ Ðánh giá trên cơ  sở  xác định mức độ  thực hiện các nhiệm vụ  của nhà   trường và công tác quản lý của thủ trưởng theo các văn bản quy định nhưng có tính  đến loại hình trường, hoàn cảnh của địa phương và điều kiện thực tế  của nhà   trường. ­ Xếp loại từng mặt và xếp loại chung theo 4 mức:   tốt, khá, đạt yêu cầu,   chưa đạt yêu cầu. Khi đánh giá, có thể tham khảo ý kiến của chính quyền địa phương, của GV,   học sinh và cha mẹ học sinh nhưng lấy kết quả kiểm tra trực tiếp làm căn cứ  chủ  yếu. 2.3. Tư vấn a. Yêu cầu Ðưa ra lời khuyên phù hợp về những kinh nghiệm và biện pháp quản lý  để đạt được các mục tiêu giáo dục của nhà trường trong bối cảnh cụ thể. b. Công việc cụ thể 10
  11. ­ Chuẩn bị  tư  vấn: họp đoàn thống nhất nội dung và phương pháp tư  vấn. + Trên cơ sở kết quả kiểm tra và đánh giá, phân tích nguyên nhân khách   quan, chủ quan của những thành công và hạn chế. + Xác định mục tiêu cho từng mặt hoạt động của trường, chỉ  rõ mặt   mạnh, thuận lợi cần phát huy và những yếu kém phải khắc phục. + Xác định và lựa chọn biện pháp phù hợp để  thực hiện các mục tiêu   trên. + Ðề xuất những biện pháp cải tiến công tác quản lý của hiệu trưởng. + Lựa chọn phương pháp tư vấn. ­  Trao đổi với nhà trường, chính quyền địa phương, kiến nghị  với cơ  quan chủ quản và các cơ quan liên quan. Trưởng đoàn thanh tra chủ  trì việc trao đổi làm cho nhà trường chấp   nhận những lời khuyên và kiến nghị với cơ  quan chủ  quản, các cơ  quan liên  quan. Ðể làm tốt công tác tư vấn, cần dựa vào: + Các kết quả kiểm tra, đánh giá, các văn bản chứa đựng các quy định   quản lý liên quan đến nội dung kiểm tra, đánh giá; + Kinh nghiệm thành công và các biện pháp quản lý của các trường  khác có hoàn cảnh tương tự; + Kinh nghiệm của cán bộ thanh tra. c. Những vấn đề cần quan tâm tư vấn ­ Các biện pháp chỉ  đạo, tổ  chức và quản lý giáo dục đạo đức, giảng  dạy, học tập các môn văn hoá và các hoạt động giáo dục khác để đạt kết quả  tốt hơn; ­ Công tác xây dựng kế hoạch của trường và các bộ phận; ­ Công tác kiểm tra nội bộ nhà trường; ­ Công tác tham mưu, xã hội hoá giáo dục; ­ Công tác quản lý tài chính, tài sản; ­ Vấn đề phân công, sử dụng đội ngũ hợp lý, xây dựng khối đoàn kết; ­ Kinh nghiệm khai thác, xây dựng, sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất; ­ Hồ  sơ  của nhà trường và các bộ  phận: chú ý nội dung, yêu cầu cần   đạt của từng loại hồ sơ. ­ Việc thực hiện các phong trào, cuộc vận động của Ngành. 2.4. Thúc đẩy a. Yêu cầu Nhằm kích thích, phát hiện và phổ biến kinh nghiệm đồng thời kiến nghị với  nhà trường và các cấp quản lý điều chỉnh công tác quản lý, nhằm dần hoàn  11
  12. thiện công tác quản lý của hiệu trưởng, phát triển nhà trường, góp phần phát   triển hệ thống giáo dục. b. Công việc cụ thể ­ Chuẩn bị. + Phát hiện và lựa chọn những kinh nghiệm của trường và của hiệu   trưởng. + Dự kiến các vấn đề cần kiến nghị với nhà trường, với cơ quan quản  lý giáo dục cấp trên, với chính quyền các cấp trong việc đầu tư xây dựng đội  ngũ, cơ sở vật chất của nhà trường, điều chỉnh, bổ sung các chủ trương chính   sách, các quy định về quản lý cho phù hợp với thực tế giáo dục của cơ sở. b. Làm việc với nhà trường. ­ Khẳng định các kinh nghiệm của nhà trường, khuyến khích động viên  nhà trường  và hiệu trưởng  phân tích, tổng hợp  kinh nghiệm, hỗ  trợ  hiệu   trưởng xây dựng "tiềm năng" tự  giải quyết các vấn đề  gặp phải trong hoạt  động quản lý. ­ Phổ  biến các kinh nghiệm: phân tích các kinh nghiệm tương tự, trao  đổi, tìm kiếm những giải pháp cho những tình huống đang đặt ra của trường. ­ Trao đổi thống nhất với nhà trường về các vấn đề cần kiến nghị. ­  Thông tin đến các cơ  quan có liên quan các nội dung nói trên (thông  qua báo cáo thanh tra). c. Những nội dung cần chú ý kiến nghị ­ Công tác kế hoạch hoá của hiệu trưởng. ­ Quản lý, sử dụng đội ngũ, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn. ­ Việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV và công tác quản lý của   hiệu trưởng để đảm bảo GV thực hiện đúng quy chế chuyên môn. ­ Việc hoàn thiện các loại hồ sơ, sổ sách. ­ Các vấn đề cụ thể trong đổi mới phương pháp giảng dạy, giáo dục và  công tác quản lý. ­ Quản lý, xây dựng, sử dụng cơ sở vật chất. ­ Công tác xã hội hoá giáo dục và dân chủ hoá nhà trường. ­ Quản lý tài chính, tài sản. ­ Với cơ quan quản lý cấp trên về chế độ chính sách, việc đầu tư cơ sở  vật chất, tài chính. Những   kiến   nghị   của   đoàn   thanh   tra   đối   với   nhà   trường   cần   được   Thanh tra Sở  (đối với trường THPT), Phòng GD&ÐT (đối với trường TH,   THCS) theo dõi việc thực hiện, khi cần thiết có thể  kiểm tra việc thực hiện   những kiến nghị đó. IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: 12
  13. Từ  thực tiển của công tác Thanh tra ho ạt  động sư  phạm của nhà   giáo thời gian qua cho th ấy: ­ Khi Thanh tra toàn diện, cần kết h ợp v ới Thanh tra ho ạt độ ng sư  phạm của nhà giáo. Không giao cho c ộng tác viên thanh tra đi thanh tra  độc lập; tổ  chức cho hai thanh tra viên hoặc cộng tác viên thanh tra cùng  kiểm tra, đánh giá một giáo viên; nhờ  vậy mới đảm bảo tính chính xác,  khách quan. ­ Khi tiến hành Thanh tra toàn diện và Thanh tra hoạt động sư phạm   của nhà giáo, cần đánh giá đúng thực chất, tránh tình trạng nể  nang, né   tránh. Khi x ếp loại nhà trườ ng và nhà giáo phải bám sát vào bộ  tiêu chí   đượ c  quy  định trong văn bản số  1516/SGDĐT­TTr  ngày 18/8/2009 của  Giám đốc Sở, không đượ c tùy tiện, chủ  quan t ạo ra s ự  m ất công bằng,   không thống nh ất làm giảm hiệu qu ả công tác Thanh tra ­ Khi tiến hành thanh tra toàn diện nhà trườ ng phổ  thông, cần đặc  biệt coi tr ọng khâu tư  vấn, thúc đẩy; đây là một kỹ  năng quan trọng mà  mỗi cán bộ  làm nhiệm vụ  Thanh tra c ần ph ải không ngừng rèn luyệ n,  học hỏi, rút kinh nghiệm để từng bướ c hoàn thiện. ­ Khi tiến hành thanh tra toàn diện nhà trườ ng phổ  thông cần phát  hiện các đơn vị  điển hình tiên tiến; vận dụng  các tiêu chuẩn quy đị nh đã   ban hành để  đánh giá đúng thực chất, không chạy theo thành tích, tránh   khuynh   h ướng   n ể   nang   n ương   nh ẹ   khuy ết   điểm,   không   chỉ   ra   đượ c  những   tồn   tại,   thiếu   sót   cần   khắc   phục   (nếu   có)   đồ ng   thời   chú   trọ ng   công tác tư  vấn, thúc đẩy giúp đỡ  để  cán bộ  quản lý, nhà giáo phát huy   ưu điểm, khắc phục h ạn ch ế thi ếu sót. ­ Phải khuy ến khích và tạo điều kiện cho đối tượ ng đượ c Thanh   tra tự  đánh giá, phản hồi với các ý kiến nhận xét, đánh giá của cán bộ  Thanh tra, có như vậy mới phát huy đượ c hiệu quả công tác Thanh tra . ­ Tăng cườ ng xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ Thanh tra viên và cộng  tác viên thanh tra đủ  về  số  lượ ng, có chất lượ ng tốt. Cộng tác viên thanh  13
  14. tra phải đượ c lựa chọn từ những cán bộ, giáo viên có kinh nghiệm chuyên  môn, quản lý, có phẩm chất, uy tín và năng lực để  thực hiện tốt nhiệm   vụ.   Đảm   bảo   chế   độ   chính   sách   cho   cộng   tác   viên   khi   làm   nhiệm   vụ  Thanh tra. Hàng năm, xây dựng chuyên đề  bồi dưỡ ng nghi ệp v ụ  thanh tra   cho các cộng tác viên thanh tra , chú ý cập nhật, hướng d ẫn th ực hi ện các  văn bản, quy định mới cần thi ết trong quá trình tác nghiệp.  ­ Tăng cườ ng tổ  ch ức Thanh tra  toàn diện  ở  các trườ ng tư  thục, vì  tại các trườ ng này thườ ng tập trung vào giảng dạy văn hóa, chưa chú ý  đến việc giáo dục toàn diện cho h ọc sinh. ­ Tăng cườ ng ki ểm tra, giám sát việc thực hi ện các kiến nghị  sau  Thanh tra. V. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ­ Thanh tra toàn diện trường phổ thông là một nhiệm vụ quan trọng  trong quá trình quản lý Giáo dục do cơ quan Thanh tra Giáo dục đảm nhiệm;  việc nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác này luôn được Lãnh đạo các   cấp quản lý Giáo dục và Đảo tạo  ở  tỉnh Đồng Nai quan tâm chỉ  đạo và tạo   điều kiện thuận lợi để thực hiện có hiệu quả. Trong quá trình thực hiện luôn  luôn được đúc rút kinh nghiệm và cải tiến để không ngừng hoàn thiện và đáp   ứng với sự phát triển của thời đại nói chung và Giáo dục phổ thông nói riêng. ­ Kiến Nghị Bộ  Giáo dục và Đào tạo sớm tham mưu để  Chính phủ  ban hành Nghị định về Thanh tra Giáo dục theo Luật Thanh tra mới; Bộ Giáo   dục và Đào tạo sớm ban hành Thông tư hướng dẫn về Thanh tra toàn diện các   cơ  sở  Giáo dục phổ  thông để  hoàn thiện, thống nhất về  căn cứ  Pháp lý và   nghiệp vụ trong công tác Thanh tra; xây dựng chế độ chính sách hợp lý, có tác   dụng khuyến khích động viên đội ngũ Thanh tra viên, cộng tác viên Thanh tra  tích cực trong công tác Thanh tra./.  ­ Các Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ  quan tham mưu cho UBND   các huyện, thị, thành phố quản lý các ngành học Mầm non, Tiểu học , THCS  trên địa bàn theo phân cấp quản lý; số  lượng các đơn vị  trường học, cơ  sở  giáo dục trên địa bàn rất lớn nhưng hiện tại không có thanh tra chuyên trách vì  14
  15. vậy khối lượng công việc khá nhiều. Để đảm bảo chất lượng công tác Thanh   tra đề  nghị  BGD&ĐT tham mưu Chính phủ  nên có từ  1­2 ( tùy theo quy mô  giáo dục của từng huyện) biên chế  chuyên trách phụ  trách công tác Thanh tra  được đào tạo nghiệp vụ  Thanh tra, bổ  nhiệm vào ngạch Thanh tra, có như  vậy công tác Thanh tra khối các phòng Giáo dục và Đào tạo mới đạt hiệu qủa  tốt.  Tài liệu ( minh họa) tham khảo kèm theo:  ­ Văn bản số  1516/SGDĐT­TTr ngày 18/8/2009 của Giám đốc Sở  về  việc “Hướng dẫn đánh giá xếp loại trường phổ  thông, trung tâm giáo dục  thường xuyên và hoạt động sư  phạm của nhà giáo”, do Thanh tra Sở  tham  mưu ban hành.  ­ Kết luận Thanh tra toàn diện một trường THPT  ­ Kết luận Thanh tra Hành chính, chuyên ngành một phòng Giáo dục và  Đào tạo                                                                             Người thực hiện                                                                               Nguyễn Đình Chiến 15
  16. SỞ GD & ĐT ĐÔNG NAI ̀ ̣ ̃ ̣      CÔNG HOA XA HÔI CHU NGHIA VIÊT NAM ̀ ̉ ̃ ̣ Đơn vi: Thanh tra S ̣ ở ̣ ̣                       Đôc lâp ­ T ự do ­ Hanh phuc ̣ ́                                                               Đồng Nai, Ngay 22  thang  05 năm  2012  ̀ ́     PHIÊU NHÂN XET, ĐANH GIA SANG KIÊN KINH NGHIÊM ́ ̣ ́ ́ ́ ́ ́ ̣ ̣ NĂM HOC: 2011­2012 ́ ́ ̣ Vấn đề nâng cao hiệu quả công tác Thanh tra     Tên sang kiên kinh nghiêm:  hoạt động sư phạm nhà giáo bậc phổ thông tại tỉnh Đồng Nai ̣ ̀    Ho va tên tac gia:    NGUY ́ ̉ ỄN ĐÌNH CHIẾN .      Đơn vi: Thanh tra S ̣ ở  GD&ĐT ̃ ực:       Linh v ̉      Quan ly giao duc  ́ ́ ̣ Phương phap day hoc bô môn ……….. ́ ̣ ̣ ̣ 1.      Phương phap giao duc  ́ ́ ̣ ̃ ực khac  …………………… Linh v ́ ́ ̉ ­ Co giai phap hoan toan m ́ ̀ ̀ ơí ́ ̉ ­ Co giai phap cai tiên, đôi m ́ ̉ ́ ̉ ới từ giai phap đa co ̉ ́ ̃ ́ 2. Hiêu qua: ̣ ̉ ­ Hoan toan m ̀ ̀ ới va đa triên khai ap dung trong toan nganh co hiêu qua cao ̀ ̃ ̉ ́ ̣ ̀ ̀ ́ ̣ ̉ ̉ ­ Co tinh cai tiên hoăc đôi m ́ ́ ́ ̣ ̉ ơi t ́ ừ nhưng giai phap đa co va đa triên khai ap ̃ ̉ ́ ̃ ́ ̀ ̃ ̉ ́  ̣ dung trong toan nganh co hiêu qua cao ̀ ̀ ́ ̣ ̉ ­ Hoan toan m ̀ ̀ ới va đa triên khai ap dung tai đ ̀ ̃ ̉ ́ ̣ ̣ ơn vi co hiêu qua cao. ̣ ́ ̣ ̉ ­ Co tinh cai tiên hoăc đôi m ́ ́ ̉ ́ ̣ ̉ ơi t ́ ừ nhưng giai phap đa co va đa triên khai ap ̃ ̉ ́ ̃ ́ ̀ ̃ ̉ ́  ̣ dung tai đ ̣ ơn vi co hiêu qua  ̣ ́ ̣ ̉ 3. Kha năng ap dung:̉ ́ ̣ ­ Cung câp đ ́ ược cac luân c ́ ̣ ứ khoa hoc cho viêc hoach đinh đ ̣ ̣ ̣ ̣ ường lôi, chinh ́ ́   sach:  ́                          Tôt  ́ Kha ́ Đaṭ ­ Đưa ra cac giai phap khuyên nghi co kha năng  ́ ̉ ́ ́ ̣ ́ ̉ ứng dung tḥ ực tiên, dê th ̃ ̃ ực   ̣ hiên va dê đi vao cuôc sông:  Tôt  ̀ ̃ ̀ ̣ ́ ́ Kha ́           Đaṭ ­ Đa đ ̃ ược ap dung trong th ́ ̣ ực tê đat hiêu qua hoăc co kha năng ap dung đat ́ ̣ ̣ ̉ ̣ ́ ̉ ́ ̣ ̣  ̣ ̉ hiêu qua trong pham vi rông: Tôt ̣ ̣ ́ Kha ́           Đaṭ                                                                             THU TR ̉ ƯỞNG ĐƠN VỊ 16
  17.                                                                                                                                                                                                                                 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2