Đề tài: “Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm <br />
đối với môn tin học 6”<br />
MỤC LỤC<br />
1. MỞ ĐẦU....................................................................................Trang: 2<br />
1.1. Lý do chọn đề tài.....................................................................Trang: 2<br />
1.2. Mục đích nghiên cứu...............................................................Trang: 3<br />
1.3. Đối tượng nghiên cứu.............................................................Trang: 3<br />
1.4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................Trang: 4<br />
1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.................................................Trang: 4<br />
2. NỘI DUNG.................................................................................Trang: 4<br />
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề.......................................................Trang: 4<br />
2.2. Thực trạng của vấn đề...........................................................Trang: 5<br />
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề................Trang: 7<br />
2.4. Kết quả đạt được..................................................................Trang: 20<br />
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................Trang: 21<br />
3.1. Kết luận..................................................................................Trang: 21<br />
3.2. Kiến nghị...............................................................................Trang: 22<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................Trang: 24<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Văn Tương – Đơn vị: Trường THCS Phạm Hồng Thái Trang: 1<br />
Đề tài: “Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm <br />
đối với môn tin học 6”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
1.1 Lý do chọn đề tài<br />
Trong giáo dục hiện nay tỉ lệ học sinh yếu kém vẫn còn chiếm tỉ lệ <br />
cao, có nhiều nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do “Phương <br />
pháp giảng dạy chưa tốt” mà chúng ta cần phải đề cập tới. Trong Nghị <br />
quyết Đại hội XI của Đảng cũng luôn nhấn mạnh: Cần phải đổi mới căn <br />
bản và toàn diện giáo dục, đào tạo. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát <br />
triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Đổi mới chương trình, nội <br />
dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện <br />
đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý <br />
tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng <br />
lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm <br />
xã hội. Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về <br />
chất lượng. Và đến Đại hội XII của Đảng, Đảng ta khẳng định: Cần phải <br />
đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo theo hướng mở, hội nhập, <br />
xây dựng xã hội học tập, phát triển toàn diện năng lực, thể chất, nhân cách, <br />
đạo đức, lối sống, ý thức tôn trọng pháp luật và trách nhiệm công dân. Đổi <br />
mới khung chương trình, quan tâm hơn đến yêu cầu tăng cường kỹ năng <br />
sống, giảm tải nội dung trong các bậc học phổ thông; nâng cao kiến thức <br />
chuyên sâu và tác phong công nghiệp trong đào tạo nghề; phát huy tư duy <br />
sáng tạo, năng lực tự nghiên cứu ở bậc đại học.<br />
Chính vì vậy mà Bộ giáo dục luôn trú trong đến việc mở các lớp bồi <br />
dưỡng, tập huấn cho cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng <br />
dạy. Nhằm bồi dưỡng các phương pháp giảng dạy mới đã hoàn chỉnh từ <br />
cấp cơ sở đến trung học phổ thông. Trong các phương pháp đó, đáng chú ý <br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Văn Tương – Đơn vị: Trường THCS Phạm Hồng Thái Trang: 2<br />
Đề tài: “Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm <br />
đối với môn tin học 6”<br />
với tôi nhất là phương pháp hoạt đông nhóm (Thảo luận nhóm) trong lớp <br />
học.<br />
Như vậy phương pháp giảng dạy trong quá trình lên lớp của người <br />
giáo viên có tầm ảnh hưởng quan trọng đến kết quả lĩnh hội kiến thức của <br />
các em học sinh. Cho dù người giáo viên có chuẩn bị nội dung bài dạy chu <br />
đáo và phong phú tới đâu đi chăng nữa mà sử dụng không đúng phương <br />
pháp thì chắc chắn sẽ làm cho khả năng tiếp thu kiến thức của học trò bị <br />
hạn chế và kết quả sẽ không đạt được như mong muốn.<br />
Đối với bộ môn Tin hoc, Bộ giáo dục mới chỉ đưa vào là một trong <br />
những môn học tự chọn trong cấp học THCS nên bước đầu nó còn rất mới <br />
mẻ và nhiều bỡ ngỡ với các em học sinh. Bên cạnh đó nội dung và kiến <br />
thức của bộ môn có nhiều bài khó và trìu tượng, lại đòi hỏi các em phải có <br />
kĩ năng vận dụng thực hành thao tác được trên máy tính, trong khi đó số <br />
máy tính để các em thực hành lại rất khiêm tốn (4 học sinh/1 máy tính). <br />
Như vậy câu hỏi đặt ra cho người giáo viên là: Tổ chức các hoạt động dạy <br />
và học như thế nào? Vận dụng phương pháp nào? Cách thức hoạt động ra <br />
sao?... mà người giáo viên nào cũng đều nghĩ tới và đi tìm câu trả lời. Để <br />
góp phần nào giải quyết những khó khăn trên, tôi xin trình bày đề tài: “ <br />
giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong <br />
hoạt động nhóm đối với môn tin học 6”.<br />
1.2 Mục đích nghiên cứu<br />
Giúp các em học sinh biết nêu và giải quyết vấn đề về khoa học, <br />
biết phân tích, đánh giá, nhận xét những nhận định của người khác và bảo <br />
vệ những ý kiến của mình. Tạo tâm lý học tập thoải mái cho các em học <br />
sinh.<br />
Làm tăng khả năng về tư duy logic, phát huy tính tích cực, tự giác, <br />
chủ động, sáng tạo cho các em học sinh.<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Văn Tương – Đơn vị: Trường THCS Phạm Hồng Thái Trang: 3<br />
Đề tài: “Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm <br />
đối với môn tin học 6”<br />
Hình thành và phát triển kĩ năng giao tiếp, tổ chức lãnh đạo, tinh <br />
thần hợp tác, trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập (kĩ năng sống) của các <br />
em học sinh để các em lĩnh hội kiến thức một cách tốt nhất, có đủ tự tin <br />
khi thực hành các thao tác trên máy tính trong các giờ thực hành. Giúp các <br />
em có cái nhìn trực quan sinh động hơn đối với môn Tin học, yêu thích môn <br />
học hơn.<br />
1.3 Đối tượng nghiên cứu<br />
Nội dung chương trình môn tin học lớp 6 (Tin học dành cho trung <br />
học cơ sở quyển 1).<br />
Học sinh khối 6, lớp 6A, 6B, 6C trường THCS Phạm H ồng Thái <br />
năm học 20162017.<br />
Tôi xin trình bày kinh nghiệm, phương pháp của mình thông qua một <br />
vài ví dụ ở các bài học trong trong chương trình môn tin học lớp 6.<br />
1.4 Phương pháp nghiên cứu<br />
Thông qua việc nghiên cứu các quy định, thông tư, hướng dẫn, <br />
quyết định, của Bộ giáo dục và đào; tài liệu tập huấn về đổi mới phương <br />
pháp dạy học của Sở giáo dục, và Phòng giáo dục; các modun của tài liệu <br />
bồi dưỡng thường xuyên khối THCS.<br />
Phương pháp kiểm tra thực tiễn như: Lập biểu thống kê, so sánh, <br />
đối chiếu, đánh giá quá trình học tập của các em học sinh thông qua các bài <br />
kiểm tra thường xuyên, định kì, học kì, đánh giá kĩ năng thực hành của các <br />
em qua các giờ thực hành.<br />
1.5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
Đề tài nghiên cứu vận dụng phương pháp day học theo hoạt động <br />
nhóm vào bộ môn tin học 6 tại trường THCS Phạm Hồng Thái cho các em <br />
học sinh khối 6, lớp 6A, 6B, 6C năm học 20162017.<br />
Đề tài áp dụng với mong muốn giúp các em học sinh lớp 6A, 6B, 6C <br />
sẽ phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo. Hình thành và phát <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Văn Tương – Đơn vị: Trường THCS Phạm Hồng Thái Trang: 4<br />
Đề tài: “Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm <br />
đối với môn tin học 6”<br />
triển kĩ năng giao tiếp, tổ chức lãnh đạo, tinh thần hợp tác, trao đổi, giúp <br />
đỡ nhau trong học tập. Hi vọng đề tài này được áp dụng rộng rãi, phù hợp <br />
với nhiều môn hoc, nhiều đối tượng học sinh. <br />
2. NỘI DUNG<br />
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề<br />
Để dạy và học đạt được kết quả cao, thì việc giáo viên áp dụng một <br />
phương pháp dạy học vào từng tiết học, nội dung bài học là một trong <br />
những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến kết quả.<br />
Phương pháp dạy học là những hình thức thống nhất hoạt động của <br />
giáo viên và học sinh nhằm đạt mục đích dạy học nhất định.<br />
Cánh thức tổ chức hoạt động dạy và học là hình thức hoạt động <br />
trong đó giáo viên đóng vai trò điều khiển, tổ chức, hướng dẫn, học sinh là <br />
người chủ động tìm hiểu phát hiện ra tri thức. Nhờ đó mới phát huy tính <br />
tích cực của học sinh, tự giác trong học tập, giúp các em đạt được độ bền <br />
kiến thức, có kĩ năng vận dụng, ứng dụng kiến thức trong quá trình thực <br />
hành và trong thực tiễn.<br />
* Khái niệm mhóm và hoạt động nhóm:<br />
Nhóm là tập hợp những con người có hành vi tương tác lẫn nhau, <br />
để thực hiện các mục tiêu (chung và riêng) và thoả mãn các nhu cầu cá <br />
nhân.<br />
Hoạt động nhóm trong dạy học (hay còn gọi là dạy học hợp tác) là <br />
một hình thức tổ chức dạy học mà trong đó học sinh dưới sự hướng dẫn <br />
của giáo viên làm việc cùng nhau trong những nhóm nhỏ để hoàn thành <br />
mục đích học tập chung của nhóm đặt ra. Trong hoạt động nhóm có nhiều <br />
mối quan hệ giao tiếp: Giữa học sinh với nhau, giữa giáo viên với từng học <br />
sinh.<br />
Hoạt động nhóm chia sẻ những băn khoăn, kinh nghiệm của bản <br />
thân, cùng nhau xây dựng phương pháp nhận thức mới.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Văn Tương – Đơn vị: Trường THCS Phạm Hồng Thái Trang: 5<br />
Đề tài: “Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm <br />
đối với môn tin học 6”<br />
Trong hoạt động nhóm, quá trình học tập trở thành quá trình học hỏi <br />
lẫn nhau về kiến thức, kĩ năng và phương pháp học tập, kĩ năng giao tiếp <br />
và các kĩ năng xã hội khác.<br />
Dạy học theo nhóm là một hoạt động học tập có sự phân chia học <br />
sinh theo từng nhóm nhỏ với đủ thành phần khác nhau về trình độ, cùng <br />
trao đổi ý tưởng, nguồn gốc kiến thức dựa trên cơ sở là hoạt động tích cực <br />
của từng cá nhân. Từng thành viên trong nhóm không chỉ có trách nhiệm với <br />
việc học tập của mình mà còn có trách nhiệm quan tâm đến việc học tập <br />
của bạn bè trong nhóm. Đây là một phương pháp giảng dạy khá ưu việt, <br />
cho phép rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm cho học sinh hiện đang được áp <br />
dụng rộng rãi cho nhiều môn học, cấp học.<br />
2.2. Thực trạng của vấn đề<br />
<br />
Những thuận lợi<br />
Thầy và trò chúng tôi được làm việc và học tập dưới mái trường <br />
tương đối khang trang và sạch đẹp, cơ sở vật chất của nhà trường dần dần <br />
được trang bị đầy đủ, trong đó có sự trang bị cho việc dạy và học môn tin <br />
học, cụ thể: đã có phòng học và thực hành riêng cho bộ môn, bảng từ, 2 bộ <br />
máy chiếu (Projecter), bàn ghế đầy đủ và tương đối đảm bảo chất lượng <br />
theo yêu cầu dạy học.<br />
Bên cạnh đó là sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường nên phòng máy <br />
tuy số lượng máy tính ít nhưng thường xuyên được bảo dưỡng và sửa chữa <br />
kịp thời nhằm đảm bảo chất lượng máy phục vụ cho việc dạy và học của <br />
thầy và trò được tốt hơn.<br />
Bản thân tôi là một giáo viên tin học cũng được lãnh đạo nhà <br />
trường quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình công tác. Để tôi <br />
có thời gian nghiên cứu, học tập thêm để nâng cao về chuyên môn, nghiệp <br />
vụ của mình.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Văn Tương – Đơn vị: Trường THCS Phạm Hồng Thái Trang: 6<br />
Đề tài: “Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm <br />
đối với môn tin học 6”<br />
Về phía học sinh đa số các em rất yêu thích môn học không chỉ vì <br />
nó khá mới mẻ mà còn đem lại cho các em nhiều điều lí thú, là chiếc cầu <br />
nối các em với thời đại: “thời đại của công nghệ thông tin”<br />
<br />
Những khó khăn<br />
Trường THCS Phạm Hồng Thái đóng trên địa bàn xã Eapô, là một <br />
xã còn nhiều khó khăn về kinh tế, một buổi các em đi học còn một buổi <br />
phải ở nhà giúp đỡ gia đình làm kinh tế, địa bàn xã rộng, xa trường đi lại <br />
khó khăn, phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của các em. <br />
Một phần ảnh hưởng đến việc học tập của các em nữa đó là các tệ nạm xã <br />
hội như: đánh bài, bida, game online…<br />
Tin học là môn học khác hẳn với các môn học khác là kiến thức <br />
truyền cho học sinh không mang tính chất vĩnh cửu mà nó luôn thay đổi <br />
cùng với sự phát triển của CNTT. Nếu giáo viên không được học hỏi, nắm <br />
bắt kịp sự phát triển của CNTT thì kiến thức truyền cho các em không có <br />
giá trị thực tiễn trong cuộc sống.<br />
Đây là môn học khá mới mẻ cả về kiến thức lẫn phương phương <br />
pháp học so với các môn học khác. Đòi hỏi các em phải có điều kiện để <br />
thực hành rèn luyện kĩ năng nhiều song với các em học sinh nông thôn việc <br />
tiếp xúc với máy tính là khó khăn, phần lớn kinh tế gia đình của các em <br />
không đủ để có thể trang bị cho các em chiếc máy tính để học tập rèn <br />
luyện ở nhà. Mà thời gian thực hành trên lớp lại không đủ vì số lượng máy <br />
vẫn còn ít so với số học sinh của lớp (3 đến 4 em học tập và thực hành trên <br />
một máy tính, trong thực hành thì điện cung cấp cho phòng máy không đủ <br />
dẫn đến máy bị khởi động lại đột ngột làm ảnh hưởng đến kết quả học <br />
tập của các em), dẫn đến giáo viên khó khăn trong việc quản lí và giám sát <br />
học sinh trong tiết học.<br />
Trong quá trình giảng dạy tôi cảm nhận được có nhiều em học sinh <br />
còn nhút nhát, rụt rè, yếu về kĩ năng giao tiếp, không giám nói nên ý kiến <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Văn Tương – Đơn vị: Trường THCS Phạm Hồng Thái Trang: 7<br />
Đề tài: “Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm <br />
đối với môn tin học 6”<br />
hay quan điểm của mình; việc học tập của các em còn mang nhiều tính thụ <br />
động, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo; kĩ năng hợp tác <br />
trong các giờ thực hành còn yếu.<br />
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề<br />
Hoạt động nhóm là hình thức dạy học có chiến lược giáo dục mạnh <br />
mẽ và linh hoạt, có những đặc trưng cơ bản của dạy học hiện đại, làm cho <br />
học sinh thích ứng với sự phát triển. Có rất nhiều cách thức khác nhau để <br />
giáo viên có thể nâng cao hiệu quả của những tiết thảo luận trong hoạt <br />
động nhóm, nếu như là người có tâm huyết, được đào tạo tốt, nắm chắc <br />
quy trình và có biện pháp tổ chức thảo luận hữu hiệu thì người dạy có thể <br />
phát huy tối đa mặt tích cực của phương pháp thảo luận nhóm, nó là <br />
phương pháp ưu việt, phát huy được tính tích cực, tự giác của học sinh hơn <br />
hẳn so với các phương pháp khác. Để vận dụng phương pháp này trong <br />
giảng dạy có hiệu qủa theo tôi chúng ta cần phải:<br />
Nắm được những nguyên tắc trong việc xây dựng quy trình thảo luận <br />
nhóm, bao gồm:<br />
+ Nguyên tắc đảm bảo mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh<br />
+ Nguyên tắc đảm bảo hài hoà giữa các hình thức dạy và học<br />
+ Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống<br />
+ Nguyên tắc đảm bảo tính thực tế<br />
+ Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện<br />
Xây dựng được quy trình thực hiện phương pháp thảo luận nhóm<br />
Chuẩn bị được những điều kiện cần thiết để tiến hành thảo luận <br />
nhóm: Phương pháp thảo luận nhóm có thành công hay không còn tuỳ thuộc <br />
vào sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh. Nếu giáo viên chuẩn bị tốt, dự <br />
kiến được các tình huống xảy ra và có những biện pháp xử lí kịp thời cũng <br />
như có sự hợp tác của học sinh thì phương pháp thảo luận nhóm sẽ mang <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Văn Tương – Đơn vị: Trường THCS Phạm Hồng Thái Trang: 8<br />
Đề tài: “Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm <br />
đối với môn tin học 6”<br />
lại kết quả cao. Chính vì thế, trước khi lên lớp giáo viên cần phải chuẩn bị <br />
tốt các nội dung sau:<br />
+ Mục tiêu hoạt động nhóm của bài học này là gì?<br />
+ Những vấn đề thảo luận trong nhóm là những vấn đề gì?<br />
+ Dự định chia lớp thành mấy nhóm? Số lượng học sinh trong nhóm bao <br />
nhiêu là phù hợp với nội dung thảo luận?<br />
+ Thiết bị dạy học cần thiết?<br />
+ Cần bao nhiêu thời gian cho từng hoạt động nhóm? Dự kiến tình <br />
huống sẽ xảy ra và hướng giải quyết?<br />
+ Soạn nội dung bài giảng, và chuẩn bị những phương án dự bị cho phù <br />
phù hợp với nội dung hoạt động nhóm, đồng thời giáo viên cũng cần nhắc <br />
nhở học sinh về nhà chuẩn bị trước các nội dung như: Học thuộc bài cũ, <br />
làm bài tập, tìm hiểu, chuẩn bị trước các nội dung thảo luận cho buổi học <br />
sau (bảng biểu theo mẫu, bảng báo cáo kết quả, phiếu thảo luận,…)<br />
Khi tiến hành một hoạt động nhóm nào đó đều phải đảm bảo đủ 5 <br />
nguyên tắc, nếu thiếu 1 trong 5 nguyên tắc thì hoạt động nhóm sẽ thất bại. <br />
5 nguyên tắc đó là: <br />
Nguyên tắc 1: Phụ thuộc tích cực<br />
Nguyên tắc 2: Trách nhiệm cá nhân<br />
Nguyên tắc 3: Tương tác tích cực trực tiếp<br />
Nguyên tắc 4: Kĩ năng xã hội<br />
Nguyên tắc 5: Đánh giá rút kinh nghiệm<br />
Quy trình tổ chức hoạt động nhóm có thể được chia là 5 bước sau:<br />
Bước 1: Chia nhóm<br />
Để việc phân chia nhóm đươc hợp lí, phù hợp, đảm bảo với nội <br />
dung thảo luân thì người giáo viên phải dựa vào: Số lượng học sinh của <br />
lớp học, đặc điểm của từng học sinh và chủ đề bài học, cũng có thể <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Văn Tương – Đơn vị: Trường THCS Phạm Hồng Thái Trang: 9<br />
Đề tài: “Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm <br />
đối với môn tin học 6”<br />
chia nhóm ngẫu nhiên như theo sổ điểm danh, theo giới tính, theo tổ, <br />
theo vị trí chỗ ngồi,…<br />
Như vậy có nhiều cách chia nhóm khác nhau, mỗi cách có ưu và <br />
nhược điểm riêng. Tuỳ vào điều kiện cụ thể mà giáo viên có thể áp dụng <br />
cách <br />
* Chia theo vị trí ngồi: Hai học sinh ngồi cạnh nhau, các học sinh <br />
ngồi cùng bàn, học sinh hai bàn quay mặt với nhau.<br />
* Chia theo danh sách lớp: Nhóm học sinh có thứ tự từ nhỏ đến lớn, <br />
nhóm học sinh theo thứ tự chẵn lẻ, nhóm học sinh theo thứ tự cách quãng <br />
của danh sách lớp.<br />
* Chia theo sở thích: Học sinh tự chọn nhóm theo hướng dẫn của <br />
giáo viên, học sinh dễ làm việc với nhau, có quan hệ tình cảm tốt với nhau. <br />
(Hạn chế cách chia nhóm kiểu này vì không rèn luyện được cho học sinh <br />
khả năng giao tiêp làm quen, hợp tác)<br />
* Chia theo nhóm địa bàn cư trú: Chia nhóm theo nơi ở của học sinh, <br />
các em sẽ tiện đến với nhau khi cần thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà.<br />
* Chia theo năng lực của học sinh: Chia nhóm có đầy đủ các đối <br />
tương hoc sinh: Học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu (ưu điểm: Giảm sự <br />
chênh lệch về năng lực giữa các nhóm, tạo điều kiện để học sinh giúp đỡ <br />
lẫn nhau).<br />
* Chia theo theo cách ngẫu nhiên: Giáo viên đếm số thứ tự 1, 2, 3, … <br />
n rồi lặp lại cho đến học sinh cuối cùng (n là số nhóm cần chia). Phân chia <br />
sẵn vị trí ngồi cho các nhóm. Các học sinh mang số 1 sẽ về vị trí số 1 <br />
(nhóm 1), tiếp theo đến nhóm n (ưu điểm của cách chia này là rèn cho các <br />
em học sinh khả năng làm quen, hợp tác).<br />
Sau khi chia nhóm, giáo viên yêu cầu mỗi nhóm tự bầu ra một nhóm <br />
trưởng có trách nhiệm điều hành nhóm trong suốt quá trình làm việc và bầu <br />
ra một thư kí để ghi chép những kiến thức thống nhất của nhóm. Sự điều <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Văn Tương – Đơn vị: Trường THCS Phạm Hồng Thái Trang: 10<br />
Đề tài: “Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm <br />
đối với môn tin học 6”<br />
hành và phân công hợp lý, dung hoà các mối quan hệ của các thành viên <br />
trong nhóm có ý nghĩa quan trong đối với kết quả hoạt động và tinh thần <br />
đoàn kết trong nhóm. Qua đó học sinh học được cách thức tổ chức, kĩ năng <br />
giao tiếp, tính tự giác, tự lập,…là cơ hội rèn luyện khả năng cần thiết của <br />
nhà lãnh đạo trong tương lai. Vai trò nhóm trưởng và thư kí nên được phân <br />
công luân phiên để mọi thành viên trong nhóm đều có điều kiện tập dược <br />
và học hỏi.<br />
Bước 2: Giao nhiệm vụ<br />
Giáo viên giới thiệu chủ đề, giao nhiệm vụ chung và cụ thể cho <br />
mỗi nhóm.<br />
Giáo viên đưa ra những hướng dẫn cho học sinh từng bước thực <br />
hiện, cung cấp cho học sinh những tài liệu tham khảo.<br />
Giáo viên nói rõ thời gian hoàn thành nhiệm vụ để học sinh chủ <br />
động lập kế hoạch.<br />
Giáo viên phổ biến cách thức và thang điểm đánh giá kết quả nhóm.<br />
Bước 3: làm việc nhóm<br />
Lập kế hoạch chi tiết và có sự phân công cụ thể đến từng thành <br />
viên. Kế hoạch cần phải được thoả thuận và nhất trí trong nhóm. Đảm bảo <br />
không có thành viên không đồng ý hay tự ý hoạt động theo ý kiến của mình.<br />
Thảo luận quy tắc làm việc và đề nghị mỗi thành viên đều phải <br />
tuân thủ.<br />
Tiến hành giải quyết nhiệm vụ. Trong quá trình thực hiên, nhóm <br />
trưởng nắm thật rõ sự phân công nhằm đôn đốc các thành viên hoàn thành <br />
đúng tiến độ. Mỗi thành viên đều có trách nhiệm với công việc được giao <br />
và đồng thời hỗ trợ nhau để thực hiện mục tiêu chung của cả nhóm.<br />
Chuẩn bị báo cáo kết quả trước lớp.<br />
Bước 4: Trình bày và đánh giá kết quả<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Văn Tương – Đơn vị: Trường THCS Phạm Hồng Thái Trang: 11<br />
Đề tài: “Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm <br />
đối với môn tin học 6”<br />
Việc này xem như là bắt buộc sau mỗi lần hoạt động nhóm, nó được <br />
coi trọng như việc tiếp thu kiến thức mới.<br />
Bước 5: Tổng kết, rút kinh nghiệm<br />
Do hạn hẹp về thời gian của một tiết học, hoạt động nhóm có thể <br />
tiến hành đơn giản hơn: Sau khi chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm, <br />
các học <br />
* Một số ví dụ vận dụng phương pháp hoạt động nhóm trong <br />
môn Tin học 6 mà tôi đã áp dụng:<br />
<br />
<br />
Ví dụ 1 (Chia nhóm nhỏ để thảo luận): <br />
Trong bài 3 SGK trang 9 “Em có thể làm gì nhờ máy tính”, ở mục <br />
2: “Có thể dùng máy tính vào những việc gì?” giáo viên tổ chức cho học <br />
sinh hoạt động nhóm:<br />
Giáo viên chia nhóm nhỏ cùng thảo luận (chia theo vị trí chỗ ngồi 2 <br />
bàn gần nhau quay lại với nhau thành một nhóm để thảo luận), dự kiến <br />
thời gian thảo luận 7 phút.<br />
Các nhóm cùng thảo luận nội dung: Liệt kê những công việc mà <br />
máy tính có thể làm việc? Lấy ví vụ minh hoạ cho mỗi công việc đó?<br />
Các nhóm tiến hành thảo luận theo nhóm, giáo viên quan sát và giám <br />
sát các hoạt động của từng nhóm.<br />
Kết thúc thời gian thảo luận, giáo viên chỉ định bất kỳ nhóm trình <br />
bày kết quả của mình, những nhóm sau nhận xét và bổ sung thêm ý kiến <br />
(các ý kiến của nhóm sau không được lặp lại ý kiến của nhóm trước đã <br />
trình bày). Sau đó giáo viên nhận xét và kết luận.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Văn Tương – Đơn vị: Trường THCS Phạm Hồng Thái Trang: 12<br />
Đề tài: “Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm <br />
đối với môn tin học 6”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Ảnh các em hoạt động nhóm 2 bàn ngồi cạnh nhau)<br />
Ví dụ 2 (Chia nhóm theo tổ để thảo luận): <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Văn Tương – Đơn vị: Trường THCS Phạm Hồng Thái Trang: 13<br />
Đề tài: “Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm <br />
đối với môn tin học 6”<br />
Trong bài 4 SGK trang 14 “Máy tính và phần mềm máy tính”, ở <br />
mục 2: “Cấu trúc chung của máy tính điện tử” giáo viên tổ chức cho học <br />
sinh hoạt động nhóm:<br />
Giáo viên chia lớp học thành 3 nhóm để thảo luận (mỗi tổ thành <br />
một nhóm), mỗi nhóm yêu cầu thực hiện một nhiệm vụ.<br />
+ Nhóm 1 (tổ 1): Tìm hiểu về bộ xử lí trung tâm<br />
+ Nhóm 2 (tổ 2): Tìm hiểu về thiết bị vào và thiết bị ra<br />
+ Nhóm 3 (tổ 3): Tìm hiểu về bộ nhớ<br />
Các nhóm hoạt động độc lập với nhau, giáo viên sẽ ấn định thời <br />
gian thảo luận (khoảng từ 35 phút), hết thời gian thảo luận các nhóm sẽ <br />
đổi chéo nội dung thảo luận cho nhau, làm như vậy để mỗi nhón đều được <br />
nghiên cứu thảo luận 3 nội dung trên. <br />
Các nhóm tiến hành nộp các bản báo cáo kết quả thảo luận, cuối <br />
cùng giáo viên sẽ so sánh kết quả của các nhóm theo từng nội dung một rồi <br />
rút ra nhận xét, kết luận.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Ảnh các em hoạt động nhóm theo tổ)<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Văn Tương – Đơn vị: Trường THCS Phạm Hồng Thái Trang: 14<br />
Đề tài: “Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm <br />
đối với môn tin học 6”<br />
Ví dụ 3 (chia nhóm đánh giá): <br />
Trong bài 10 SGK trang 41 “Hệ điều hành làm việc những gì?” <br />
giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác nội dung đồng thời ở mục 1 và mục <br />
2.<br />
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm (mỗi dãy bàn chia làm 2 nhóm), <br />
giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm, thời gian thảo luận cho mỗi nội dung là 15 <br />
phút.<br />
+ Nhóm 1; 2 tìm hiểu nội dung 1: Hệ điều hành – phần mềm máy <br />
tính<br />
+ Nhóm 3; 4 tìm hiểu nội dung 2: Các nhiệm vụ của hệ điều hành <br />
Giáo viên có thể định hướng cho những vấn đề cần thảo luận của <br />
từng nội dung cho các nhóm thực hiện bằng một số câu hỏi gợi ý:<br />
* Nội dung 1:<br />
+ Em thử hình dung xem nếu máy tính không có hệ điều hành thì <br />
điều gì sẽ xảy ra?<br />
+ Hệ điều hành là phần mềm hay phần cứng?<br />
+ Hệ điều hành và phần mềm ứng dụng có gì khác nhau?<br />
+ Phần mềm nào được cài đặt đầu tiên trong máy tính? tại sao?<br />
+ Thống kê một số hệ điều hành được sử dụng phổ biến hiện nay?<br />
* Nội dung 2:<br />
+ Hệ điều hành có những nhiệm vụ gì đối với máy tính?<br />
+ Liệt kê các tài nguyên của máy tính?<br />
+ Vai trò quan trọng của hệ điều hành máy tính là gì?<br />
+ Khi một máy tính hoạt động sảy ra lỗi tranh chấp tài nguyên là do <br />
đâu?<br />
+ Hệ điều hành khác nhau thi giao diện của nó có khác nhau không?<br />
Sau khi hết thời gian thảo luận giáo viên yêu cầu: Nhón 1 trình bày <br />
kết quả thảo luận của mình, nhóm 2 nhận xét đánh giá và bổ sung ý kiến <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Văn Tương – Đơn vị: Trường THCS Phạm Hồng Thái Trang: 15<br />
Đề tài: “Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm <br />
đối với môn tin học 6”<br />
cho nhóm 1; Nhón 3 trình bày kết quả thảo luận của mình, nhóm 4 nhận xét <br />
đánh giá và bổ sung ý kiến cho nhóm 3, cuối cùng giáo viên nhận xét đánh <br />
giá đưa ra kết luận.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Ảnh các em hoạt động chia nhóm đánh giá theo chủ đề)<br />
Ví dụ 4 (chia nhóm theo sở thích):<br />
Trong bài 15 SGK trang 78 “Chỉnh sữa văn bản”, sau khi học xong <br />
bài thực hành 5 giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh khai thác trước nội <br />
dung bài 15 với các nội dung cho trước:<br />
+ Nội dung 1: Xoá và chèn thêm văn bản<br />
+ Nội dung 2: Chọn phần văn bản<br />
+ Nội dung 3: Sao chép văn bản<br />
+ Nội dung 4: Di chuyển văn bản<br />
Giáo viên tiến hành chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng <br />
nhóm, thời gian thảo luận 15 phút.<br />
+ Nhóm 1: Thảo luận nội dung 1<br />
+ Nhóm 2: Thảo luận nội dung 2<br />
+ Nhóm 3: Thảo luận nội dung 3<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Văn Tương – Đơn vị: Trường THCS Phạm Hồng Thái Trang: 16<br />
Đề tài: “Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm <br />
đối với môn tin học 6”<br />
+ Nhóm 4: Thảo luận nội dung 4<br />
Sau đó giáo viên cho các em tự lựa chọn nhóm cho mình, tiến hành về <br />
vị trí của nhóm mình theo sự hướng dẫn của giáo viên. Kết thúc thời gian <br />
thảo luận giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, <br />
giáo viên nhận xét, kết luận.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Ảnh các hoạt động nhóm lựa chọn theo sở thích)<br />
Ví dụ 5 (chia nhóm hoạt động theo cặp 2 học sinh – “ giảng – viết <br />
thảo luận”):<br />
Với cách này thường áp dụng sau khi thực hiện xong một nội dung <br />
(một mục) của bài học hay kết thúc bài học.<br />
Trong bài 11 SGK trang 43 “Tổ chức thông tin trong máy tính”, sau <br />
khi học xong bài học giáo viên có thể củng cố nội dung của bài học bằng <br />
phiếu học tập, đồng thời qua kết quả của phiếu học tập giáo viên có thể <br />
biết được mức độ hiểu bài của các em học sinh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Văn Tương – Đơn vị: Trường THCS Phạm Hồng Thái Trang: 17<br />
Đề tài: “Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm <br />
đối với môn tin học 6”<br />
Giáo viên chia nhóm học sinh: 2 em học sinh ngồi cùng một bàn <br />
thành 1 nhóm sau đó phát phiếu học tập yêu cầu các em thảo luận và trả lời <br />
vào phiếu học tập<br />
Phiếu học tập:<br />
Hãy lựa chọn đáp án đúng và giải thích tại sao em lựa chọn đáp án đó?<br />
Câu 1: Trong các câu sau, những câu nào đúng?<br />
A. Thư mục có thể chứa tệp tin B. Tệp tin có thể chứa trong các <br />
tệp tin khác<br />
C. Thư mục có thể chứa các thư mục con D. Tệp tin luôn chứa các thư <br />
mục con<br />
.......................................................................................................................................<br />
.......................................................................................................................................<br />
.......................................................................................................................................<br />
.......................................................................................................................................<br />
Câu 2: Một thư mục có thể chứa bao nhiêu tệp tin?<br />
A. 1<br />
B. 10<br />
C. Không hạn chế số lượng,chỉ phụ thuôc vào dung lượng bộ nhớ<br />
D. Tất cả đều sai<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
Họ tên học sinh 1: .........................................................<br />
Họ tên học sinh 2: .........................................................<br />
Kết thúc thảo luận giáo viên thu lại phiếu học tập của học sinh, có <br />
thể nhận xét và chấm điểm nhanh một số phiếu học tập của các nhóm, số <br />
còn lại giáo viên có thể nhận xét và thông báo kết quả vào buổi học sau.<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Văn Tương – Đơn vị: Trường THCS Phạm Hồng Thái Trang: 18<br />
Đề tài: “Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm <br />
đối với môn tin học 6”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Ảnh hoạt động nhóm 2 em một cặp)<br />
* Đối với các giờ thực hành do điều kiện phòng máy hạn chế về số <br />
lượng, giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ để hoạt động thực hành, giáo <br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Văn Tương – Đơn vị: Trường THCS Phạm Hồng Thái Trang: 19<br />
Đề tài: “Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm <br />
đối với môn tin học 6”<br />
viên chỉ định các nhóm (3 đến 4 em học sinh một nhóm), giám sát quá trình <br />
thực hành của các em, hỗ trợ giúp đỡ các em trong quá trình thực hành.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Văn Tương – Đơn vị: Trường THCS Phạm Hồng Thái Trang: 20<br />
Đề tài: “Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm <br />
đối với môn tin học 6”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Một số hình ảnh các em hoạt động nhóm trong giờ thực hành)<br />
Người thực hiện: Trần Văn Tương – Đơn vị: Trường THCS Phạm Hồng Thái Trang: 21<br />
Đề tài: “Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm <br />
đối với môn tin học 6”<br />
2.4. Kết quả đạt được<br />
* So sánh kết quả:<br />
Trước khi áp dụng :<br />
Lớp Giỏi KHá TB yếu<br />
6A 10% 35% 54% 1%<br />
6B 5% 15% 73% 7%<br />
6C 9% 18% 64% 9%<br />
Sau khi áp dụng :<br />
Lớp Giỏi KHá TB yếu<br />
6A 18% 53% 29% 0%<br />
6B 8% 22% 69% 1%<br />
6C 10% 23% 63% 4%<br />
<br />
<br />
Qua thực tế giảng dạy theo tinh thần của sáng kiến bước đầu đem lại <br />
một số kết quả:<br />
* Về ưu điểm:<br />
Học sinh hứng thú, say mê hơn khi học, dễ nắm bắt kiến thức bài <br />
học, khắc sâu kiến thức, hiệu quả công việc được tăng lên.<br />
Học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập suy nghĩ, rèn <br />
luyện tư duy sáng tạo cho học sinh. Tất cả các em học sinh đều có cơ hội <br />
tham gia chia sẻ ý kiến và kinh nghiệm của mình với cả nhóm.<br />
Học sinh được rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, lập <br />
luận tốt, kĩ năng thực hành tốt.<br />
Qua việc học tập theo phương pháp hoạt động nhóm, thấy được các <br />
em mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong giao tiếp, bước đầu đã dần hình thành <br />
được kĩ năng sống cho các em học sinh. <br />
* Những tồn tại:<br />
Là môn khoa học mới và khó nên việc giảng dạy cho học sinh nắm <br />
và lĩnh hội kiến thức còn chưa đạt hiệu quả cao. Đặc biệt là tiết thực hành, <br />
học sinh còn lúng túng trong việc sử dụng máy tính nên chưa phát huy được <br />
tốt đa thời gian thực hành. <br />
<br />
Người thực hiện: Trần Văn Tương – Đơn vị: Trường THCS Phạm Hồng Thái Trang: 22<br />
Đề tài: “Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm <br />
đối với môn tin học 6”<br />
Do phòng máy vi tính chưa đủ số lượng máy cho học sinh để các <br />
em quan sát và thực hành nên kĩ năng thuwch hành còn yếu.<br />
Dạy học theo nhóm có thể gây ồn trong lớp, khó kiểm soát, vì vậy <br />
giáo viên cần chú ý giáo dục và rèn luyện kĩ năng hoạt động hợp tác trong <br />
nhóm cho học sinh.<br />
Một số học sinh không thích học theo nhóm, vì muốn chứng tỏ khả <br />
năng của mình với giáo viên hơn là với các bạn.<br />
Trong nhóm có thể có một số học sinh học tập tích cực, một số <br />
khác ỷ lại vào các bạn trong nhóm.<br />
Để phân nhóm hợp lí cho từng hoạt động gặp khó khăn và và mất <br />
nhiều thời gian, khó có thể đánh giá trên kết quả thảo luận của nhóm. Vì <br />
vậy giáo viên cần kết hợp đánh giá của thầy với đánh giá của trò, cần giám <br />
sát chặt chẽ để có kết quả khách quan.<br />
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
3.1. Kết luận<br />
Qua vận dụng sáng kiến vào giảng dạy tôi rút ra được kinh nghiệm <br />
sau:<br />
* Đối với Giáo viên:<br />
Cần nắm vững mục tiêu, nội dung của bài học từ đó lựa chọn <br />
những phương pháp truyền đạt đến các em một cách ngắn gọn, logic, dễ <br />
hiểu để các các em có thể nắm bắt kiến thức một cách tốt nhất.<br />
Khi học sinh tiến hành thảo luận, giáo viên chuyển sang từ vị trí <br />
người hướng dẫn sang vị trí người giám sát. Thường xuyên di chuyển, quan <br />
sát và giám sát mọi hoạt động của lớp để nhận biết tiến trình hoạt động <br />
của các nhóm từ đó có thể có những can thiệp kịp thời.<br />
Lắng nghe quá trình trao đổi của học sinh trong nhóm. Từ đó giáo <br />
viên có thể có những phát hiện thú vị và khả năng đặc biệt của từng em <br />
học sinh, hướng thảo luận của từng nhóm để điều chỉnh kịp thời. Quan sát <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Văn Tương – Đơn vị: Trường THCS Phạm Hồng Thái Trang: 23<br />
Đề tài: “Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm <br />
đối với môn tin học 6”<br />
nhận biết bầu không khí của các nhóm hoạt động, nhắc nhở, phê bình và <br />
tuyên dương kịp thời.<br />
Chuẩn bị tốt các phương tiện hỗ trợ trong giảng dạy như: máy tính, <br />
máy chiếu, chuẩn bị tốt các câu hỏi phù hợp mang tính gợi mở, kích thích <br />
được tư duy của các em.<br />
Giáo viên phải thường xuyên thay đổi cách chia nhóm hoạt động <br />
trong một lớp để các em được giao lưu, trao đổi học tập với tất cả các <br />
thành viên trong lớp, từ đó tăng cường khả năng giao tiếp, kĩ năng sống cho <br />
học sinh.<br />
Tạo ra được nhiều trò chơi trong tiết học phù hợp với từng nội <br />
dung của bài học, tiết học tạo được sự thân thiện giữa thầy và trò để đúng <br />
<br />
với khẩu hiệu “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.<br />
<br />
* Đối với học sinh:<br />
Cần chuẩn bị tốt các kiến thức cũ, thường xuyên học bài và làm bài <br />
tập ở nhà, có đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập.<br />
Có tinh thần tự giác học tập, không được ỷ lại, có ý thức và tinh <br />
thần trách nhiệm tham gia đóng góp ý kiến xây dựng bài cho nhóm, coi <br />
nhiệm vụ của nhóm là nhiệm vụ của chính mình.<br />
Mạnh dạn thường xuyên trao đổi bài với bạn bè, thầy cô.<br />
Vai trò của các em học sinh làm nhóm trưởng trong hoạt động nhóm <br />
là rất quan trong. Vì vậy đối với học sinh là nhóm trưởng thì cần phải: Có <br />
khả năng tổ chức, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, bố trí chỗ ngồi <br />
cho phù hợp, hướng dẫn các thành viên thảo luận đúng với nội dung đã <br />
giao; quan sát hoạt động của từng thành viên trong nhóm, lắng nghe ý kiến <br />
đóng góp thảo luận của các thành viên trong nhóm mình, động viên khích lệ <br />
các bạn ít nói, rụt rè phát huy tính năng đông, sáng tạo.<br />
3.2. Kiến nghị<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Văn Tương – Đơn vị: Trường THCS Phạm Hồng Thái Trang: 24<br />
Đề tài: “Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm <br />
đối với môn tin học 6”<br />
Tổ chức nhiều nhơn nữa những cuộc hội thảo về phương pháp <br />
giảng dạy để giáo viên rút kinh nghiệm và tìm ra các phương pháp giảng <br />
dạy hay, phù hợp.<br />
Bổ sung kịp thời các loại phương tiện, thiết bị dạy học cho bộ môn <br />
như đủ số lượng máy cho học sinh (mỗi em 1 máy) phục vụ cho tiết dạy <br />
tốt hơn. Có thêm một số tranh ảnh để tiến hành giảng dạy các bài lí thuyết <br />
giúp học sinh dễ hiểu và khắc sâu kiến thức.<br />
Lãnh đạo nhà trường cần có biện pháp kết hợp với gia đình học <br />
sinh và xã hội làm sao đó để có được sự giáo dục giữa ba môi trường: <br />
“Nhà trườnggia đình xã hội”, ngăn chặn không cho các tệ nạn xã hội <br />
thâm nhập vào các em. Kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường, <br />
huy động được nhũng mạnh thường quân, phụ huynh học sinh tham gia ủng <br />
hộ, đóng góp tự nguyện nhằm tăng thêm kinh phí để mua sắm các đồ dùng <br />
và thiết bị dạy học, xây dựng cơ sở vật chất trường lớp ngày càng khang <br />
trang, sạch đẹp để đáp ứng và giữ vững trường THCS Phạm Hồng Thái <br />
công nhận danh hiệu: “Trường chuẩn Quốc gia”.<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã rút ra được từ quá trình <br />
giảng dạy trực tiếp qua các tiết dạy thực tế, tôi xin đưa ra để trao đổi cùng <br />
đồng nghiệp nhằm hướng dẫn các em học tập tốt hơn và với mong muốn <br />
chất lượng dạy và học ngày càng nâng cao, giúp các em xoá bỏ mặc cảm, <br />
tự ti, hình cho các em kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sống. Rất mong được sự <br />
đóng góp của quý đồng nghiệp, bạn đọc để giúp tôi hoàn chỉnh đề tài và có <br />
kinh nghiệm hơn trong giảng dạy.<br />
Xin chân thành cảm ơn!.<br />
Ea Pô, ngày 14 tháng 02 năm 2017<br />
Xác nhận của nhà trường Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Văn Tương – Đơn vị: Trường THCS Phạm Hồng Thái Trang: 25<br />
Đề tài: “Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm <br />
đối với môn tin học 6”<br />
<br />
<br />
<br />
Trần Văn Tương<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
Website mạng giáo dục: http://edu.net.vn<br />
Website: http://violet.vn<br />
Báo tin học và nhà trường : http://www.schoolnet.vn<br />
Sách giáo viên tin học dành cho THCS của nhà xuất bản giáo dục.<br />
Sách để học tốt tin học trong trường phổ thông của nhà xuất bản <br />
Thống kê.<br />
Tài liệu tập huấn đổi mới phương pháp dạy học của SGD và PGD <br />
triển khai.<br />
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên (các modun THCS)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Văn Tương – Đơn vị: Trường THCS Phạm Hồng Thái Trang: 26<br />