intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Giải bài tập Vật lý bằng phương pháp đồ thị (Năm học:2010 - 2011) - Phạm Xuân Thắng

Chia sẻ: Phạm Xuân Thắng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:18

541
lượt xem
49
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp quý thầy cô và các bạn có thêm tài liệu tham khảo về các kỹ năng, cách giải bài tập Vật lý bằng phương pháp đồ thị, mời các bạn cùng tham khảo nội dung đề tài sáng kiến kinh nghiệm "Giải bài tập Vật lý bằng phương pháp đồ thị của năm học 2010 - 2011" dưới đây. Hy vọng nội dung đề tài là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Giải bài tập Vật lý bằng phương pháp đồ thị (Năm học:2010 - 2011) - Phạm Xuân Thắng

  1. Sáng kiến kinh nghiệm  “Giải bài tập vật lý bằng phương pháp đồ thị”– Năm học: 2010 ­ 2011 TÊN ĐỀ TÀI: “GIẢI BÀI TẬP VẬT LÝ BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỒ THỊ ” ( Phần chuyển động) Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ          Ở  chương trình Toán lớp 7 các em đã làm quen với khái niệm “  Đồ thị hàm  số”.  Ở  chương trình vật lý 8 các em tiếp tục làm quen với khái niệm   “ Đồ  thị  chuyển động của vật”, song đó chỉ là các kiến thức còn quá sơ sài . Chưa đi sâu vào  các bài tập tính toán một cách cụ  thể  mà chỉ   ở  mức độ  nhận biết. Với mục đích   nâng cao chất lượng dạy học theo nấc bậc thang, tạo tiền đề cho  các em tiếp thu   chương trình vật lý  THPT để  sau này tham gia các hoạt động giáo dục xã hội. Để  đạt được mục đích trên, hệ  thống kiến thức giữ vị trí quan trọng  trong  việc dạy   và học  ở  trường THCS,  Thông qua việc giải các bài tập mang tính định lượng ,   học sinh được cũng cố  hoàn thiện kiến thức vật lý, đồng thời rèn luyện kỹ  năng   vận dụng kiến thức vào thực tế.  Thực tế  ở các trường THCS  mỗi học kỳ học sinh chỉ học thêm buổi từ  một   đến hai buổi nên không thể có thời gian và lượng kiến thức phục vụ cho việc giải   các bài tập nâng cao. Mặt khác với xu thế hiện nay học sinh chỉ chú trọng vào học   ba môn Văn – Toán – Anh để thi vào cấp 3 còn chưa chú trọng đến môn Lý để thi   vào các trường chuyên lớp chọn, chưa nói đến việc tuyển chọn đội ngũ thi học sinh  giỏi các cấp.  Vì thế  khi hoïc sinh chưa  coù thoùi quen tìm toøi, khai thaùc, mở rộng các bài toán đã học giúp các em có cơ sở khoa học khi phân tích,  phán đoán, tìm lời giải các bài toán khác một cách năng động hơn, sáng tạo hơn.              Từ chỗ giải được bài toán nhanh, gọn và chính xác các em vươn tới bài tập  giải quyết mối liên hệ giữa các hiện tương vật lý khác nhau. Nếu làm tốt điều này  Người thực hiện: Phạm Xuân Thắng­ Trường THCS Diễn Hoàng 1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm  “Giải bài tập vật lý bằng phương pháp đồ thị”– Năm học: 2010 ­ 2011 người thầy  đã giúp các em học sinh tự  tin hơn vào khả  năng của mình và thêm  phần hứng thú học tập. Là một giáo viên Toán – Lý  trực tiếp đứng lớp giảng dạy bộ môn vật lý THCS nên  tôi luôn suy nghĩ là phải làm thế nào  để  có kết quả  cao trong giờ  giảng dạy nói  chung  và phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưởng học sinh khá giỏi nói riêng. Bởi vậy tôi  luôn tự mình tìm kiếm tài liệu cũng như  học hỏi đồng nghiệp để  đúc rút ra kinh  nghiệm cho bản thân. Đồng thời để tiến hành giảng dạy cũng như trong bồi dưỡng  học sinh năng khiếu và phụ  đạo học sinh yếu kém có hiệu quả  cao .Các bài toán   phải được sắp xếp thành từng phần, từng dạng, từng loại cơ  bản từ dễ  đến khó,  từ một dạng đến mối liên hệ giữa các dạng  sao cho phù hợp với từng đối tượng  học sinh. với mỗi loại tôi luôn cố gắng tìm tòi phương pháp giải tối ưu nhất  cho  phù  hợp với khả năng của học sinh.      Trong  quá trình dạy học tôi nhận thấy học sinh rất bở ngỡ và thiếu tự tim khi  giải các bài tập vật lý liên quan đến đồ thị. Vì điều kiện thời gian và tình hình thực  tế ở trường THCS tôi chỉ đề cập đến phạm vi “ Giải bài toán chuyển động bằng  phương pháp đồ thị”  Phần 2 . NỘI DUNG I.Các bước tiến hành   1.   Đầu năm học kiểm tra chất lượng đầu năm để  có cơ  sở  phân loại đối  tượng học sinh từ đó có cơ sở giảng dạy hợp lý Người thực hiện: Phạm Xuân Thắng­ Trường THCS Diễn Hoàng 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm  “Giải bài tập vật lý bằng phương pháp đồ thị”– Năm học: 2010 ­ 2011 2 . Trong giờ  truyền đạt kiến thức mới, giờ  bài tập, giờ  ôn tập tôi luôn xác   định đúng trọng tâm bài học, xây dựng hệ  thống câu hỏi phù hợp nhằm phát huy  tính tích cực , sáng tạo và chủ động của tất cả các  đối tượng học sinh 3. Tùy từng bài học cụ  thể  tôi giành riêng khoảng từ  5 – 6 phút để  kiểm tra   kiến thức củ, đặt vấn đề vào kiến thức mới để từ đó gây cảm giác hứng thú nhận  thức của học sinh, tạo động cơ cho học sinh hăng say vào tiết học 4 . Giờ  bài tập, ôn tập tôi chọn từ  một đến hai bài trọng tâm để  hướng dẫn   học sinh tìm tòi lời giải và từ đó tìm ra cách giải nhanh nhất , phù hợp nhất Sau đây tôi xin đưa ra một số  ví du về giải bài toán vật lý ( Phần chuyển động )  bằng phương pháp đồ  thịï vaø moät soá bài tập nâng cao cùng với lời bình khi  giải bài tập này.  II. Kiến thức sử dụng 1. Lập phương trình chuyển động ­ Chọn chiều dương, gốc tọa độ và gốc thời gian ( thông thường để cho thuận tiện  ta chọn vị  trí ban đầu của một trong hai vật làm gốc tọa độ, thời điểm xuất phát  của một trong hai vật làm gốc thời gian, chiều chuyển động của một trong hai vật  làm chiều  dương của trục tọa độ. từ đó suy ra giá trị đại số của vận tốc của các vật và giá trị  x0, t0 tương ứng) ­ Áp dụng phương trình tổng quát để lập phương trình chuyển động của mỗi vật  x = x0  + v(t – t0) trong đó:  + x  là tọa độ của vật lúc t (giờ)                 + xo là tọa độ lúc to( giờ) ( tọa độ ban đầu)                 +  v là vận tốc chuyển động * Trường hợp riêng:  + Nếu chọn gốc tọa độ “O” trùng với vị trí ban đầu của vật: x = v(t – t0 ) + Nếu chọn gốc thời gian là lúc bắt đầu chuyển động: x = x0  + vt Người thực hiện: Phạm Xuân Thắng­ Trường THCS Diễn Hoàng 3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm  “Giải bài tập vật lý bằng phương pháp đồ thị”– Năm học: 2010 ­ 2011 + Nếu vật bắt đầu chuyển động từ O và gốc thời gian là lúc bắt đầu chuyển động     x = vt          Quãng đường đi được của vật   s =  x − xo 2. Dựa vào phương trình để   xác định hai điểm của đồ  thị  ( để  thuận tiện ta nên   chọn hai điểm tương ứng với  t = 0 giờ và t = 1 giờ) 3. Vẽ đường thẳng nối hai điểm ta được đồ thị chuyển động của vật 4. Vẽ  giao điểm của hai đường thẳng ( nếu bài toán yêu cầu xác định điểm gặp   nhau của hai chuyển động) và tìm tọa độ giao điểm đó trên đồ thị. Các tọa độ xc, tc  của giao điểm đó xác định vị trí và thời điểm các vật gặp nhau 5. Nếu bài toán cho trước đồ  thị  chuyển động thì có thể  suy ra các đặc điểm của   chuyển động và tìm được lời giải các bài toán từ  đồ  thị  đó. Trong nhiều trường  hợp nhờ đồ thị chuyển động mà ta có thể hình dung được chuyển động của vật. Chú ý:  + Đồ thị hướng đi lên : vận tốc  v > 0 , hướng đi xuống: vận tốc v 
  5. Sáng kiến kinh nghiệm  “Giải bài tập vật lý bằng phương pháp đồ thị”– Năm học: 2010 ­ 2011 Chọn gốc tọa độ là địa điểm A, chiều dương là chiều từ A đến B, gốc thời gian là  lúc cả hai xe khởi hành v2 v1 A B Phương trình của xe từ A là: x1 = 40t       (1) O x (+) Phương trình xe chuyển động từ B là:  Hình 1.1               x2 = ­60t + 150    (2) * Bằng phương pháp đại số: x(km) 150  hai xe gặp nhau khi x1 = x2 100 hay 40t = ­60t + 150      t = 1,5h 80 60 khi đó x1 = x2 = 40.1,5 = 60 (km) 40 O Vậy hai xe gặp nhau tại nơi cách A 60km và lúc  A (6h) 1 1,5 t(h) Hình 1.2 7h30p sáng * Bằng phương pháp  đồ thị  Theo các dữ kiện của bài toán ta vẽ đồ thị chuyển động của hai xe ­ Có thể dựa vào phương trình (1) và  (2)  với mỗi đồ thị chỉ cần xác định hai điểm  như trên hình 1.2  + Một điểm ứng với t = 0, điểm còn lại ứng với t = 1 +Từ đồ thị xác định tọa độ giao điểm C ( ta thấy C có tọa độ x = 60km, t = 1,5 h) Vậy hai xe gặp nhau tại nơi cách xe xuất phát từ A  60km, vào lúc 7h30p  Bài 2: Một ô tô khởi hành từ Hà Nội lúc 7h sáng. chạy về hướng Ninh Bình với vận tốc  60 km/h. Sau khi đi được 45 phút, xe dừng 15phút  rồi tiếp tục chạy với vận tốc  như lúc đầu. Lúc 7h 30p sáng một ô tô thứ hai khởi hành tự Hà Nội đuổi theo xe  thứ nhất với vận tốc đều là 70km/h x (km) a) Vẽ đồ thị tọa độ ­ thời gian của mỗi xe 105 b) Hai xe gặp nhau lúc nào, ở đâu? 70 Giải: 45 Người thực hiện: Phạm Xuân Thắng­ Trường THCS Di 30 ễn Hoàng 5 0,5 0,75 1 1,5 2 t(h) O
  6. Sáng kiến kinh nghiệm  “Giải bài tập vật lý bằng phương pháp đồ thị”– Năm học: 2010 ­ 2011 a) Chọn gốc tọa độ tại Hà Nội, gốc thời gian là lúc 7h sáng, chiều dương là chiều  từ Hà Nội đi Ninh Bình.( Chọn tỉ lệ xích thích hợp trên hai trục tọa độ và thời   gian) Căn cứ vào dữ liệu bài toán ta vẽ đồ thị chuyển động của hai ô tô ­ Đồ thị chuyển động của xe ( I) gồm hai đoạn  thẳng song song với nhau( vì vận tốc đều là 60km/h) và một đoạn nằm ngang  ( song song với trục thời gian, ứng với lúc xe dừng)  ­ Đồ thị xe (II) bắt đầu từ điểm có tọa độ x = 0 và t = 0,5 h  b) Dựa vào đồ thị (hình vẽ) xác định tọa độ giao điểm của hai đồ thị. Ta thấy tạo  độ giao điểm là x = 105km, t = 2h Vậy hai ô tô gặp nhau tại điểm cách Hà Nội 105km lúc 9h sáng Bài 3 Giữa hai bến sông A và B cách nhau 20km theo đường thẳng có một đoàn ca nô  phục vụ chở khách liên tục, chuyển động đều với vận tốc như sau: 20km/h khi  xuôi dòng từ  A đến B và 10km/h khi ngược dòng từ B về A . Ở mỗi bến cứ cách 20 phút lại có  một ca nô xuất phát, khi đến bến kia ca nô đó nghĩ 20phút  rồi quay về. 1) Tính số ca nô cần thiết phục vụ cho đoạn sông đó? 2) Một ca nô đi từ A đến B sẽ gặp trên đường bao nhiêu ca nô ngược chiều, và  khi từ B về A sẽ gặp bao nhiêu ca nô? Giải bài toán bằng phương pháp đồ thị Giải  Chọn gốc tọa độ là bến A , chiều  x(km) E dương là chiều từ A đến B, gốc thời  B 20 D gian là lúc ca nô đi từ A đến B, các đồ  thị biểu diễn chuyển động của các ca  nô đi từ A đến B là các đoạn thẳng song  Người thực hiện: Phạm Xuân Thắng­ Trường THCS Diễn Hoàng 6 A 0 1 2 3 F t
  7. Sáng kiến kinh nghiệm  “Giải bài tập vật lý bằng phương pháp đồ thị”– Năm học: 2010 ­ 2011 song hướng lên và bằng OD , cách đều nhau 20 phút.Còn các đồ thị biểu diễn  chuyển  động của các ca nô từ B về A là các đoạn thẳng song song hướng xuống và bằng  EF, cũng cách đều nhau 20 phút. ( Hình vẽ)  ­ Thời gian ca nô đi từ A đến B là  20 t1 =  = 1(h) 20 20 ­ Thời gian ca nô đi ngược từ B đến A là  t 2 =   = 2(h) 10 Ta có đồ thị các chuyển động của các ca nô như trên hình 3 1) Thời gian để một ca nô đi về biểu diễn bằng đoạn 0F trên trục thời gian. Số ca  nô cần thiết  là số ca nô phải xuất phát từ A trong khoảng thời gian đó. Có tất cả  10 khỏang 20 phút  trong đoạn OF. Vậy số ca nô cần thiết là 10 + 1 = 11 ca nô 2) Xét đồ thị đi và về của các ca nô ODEF giao điểm của các đồ thị này với các  đoạn thẳng song song hướng lên cho biết số ca nô mà một ca nô đi từ A đến B sẽ  gặp dọc đường. Ta thấy số ca nô đó là 8; Tương tự giao điểm của đồ thị trên với  các đoạn  thẳng song song hướng xuống  cho biết số ca nô nà một ca nô đi từ B về A sẽ gặp  dọc đường, ta thấy số ca nô nà cũng là 8 Bài 4: Lúc 6h sáng một người đi xe đạp chuyển động đều với vận tốc 12km/h gặp một  người đi bộ ngược chiều, chuyển động đều với vận tốc 6km/h trên cùng một đoạn  đường thẳng. Người đi xe đạp dừng lại lúc 6h 30 phút sáng để nghĩ 30 phút, sau đó  anh ta quay trở lại đuổi theo người đi bộ với vận tốc như trước. Xác định lúc và nơi người đi xe đạp đuổi kịp người đi bộ Giải: Người thực hiện: Phạm Xuân Thắng­ Trường THCS Diễn Hoàng 7
  8. Sáng kiến kinh nghiệm  “Giải bài tập vật lý bằng phương pháp đồ thị”– Năm học: 2010 ­ 2011 Chọn địa điểm hai người gặp nhau lúc đầu là gốc tọa độ, chiều dương là chiều  chuyển động của người đi xe đạp lúc đó và gốc thời  x (km) gian là lúc 6h sáng.  6 (I) Căn cứ vào dữ liệu của bài ta vẽ được đồ thị tọa độ  t(h) ­ thời gian của người đi xe đạp ( I) và người đi bộ  1,5 O 0,5 1 2,25 (II).  ­2 Dựa vào đồ thị ta tìm được tọa độ giao điểm khi  (II) người đi xe đạp đuổi kịp người đi bộ là  x = ­9km,  ­9     t = 2,25h Vậy người đi xe đạp đuổi kịp người đi bộ tại vị trí cách chỗ gặp trước 9km lúc 8h  15 phút (6 h+ 2,25h) Dạng 2: Từ đồ thị nêu đặc điểm chuyển động của vật Bài 1: x(km) Một xe đi trên quảng đường AB dài 110km, có đồ thị  xA tọa độ ­ thời gian như hình 1.1. Trong đố xA = 80km,  xB = 30km, t1 = 0,5h; t2= 2,5h; t3 = 3,25h; t4 = 4,25h;  t5 = 5,5h. Gốc thời gian là lúc 6h sáng. Hãy nêu lên các  O t1 t2 t3 t4 t5 t(h) xB thông tin về chuyển động của xe đó ? Hình 1.1 Giải:  Chiều dương của trục tọa độ hướng từ B đến A ,  gốc tọa độ đã được chọn tại vị trí cách B 30km trên đường  AB. Xe xuất phát từ A lúc 6h30 phút sáng ( 6 + t1) đi về phía B, chuyển động thẳng  x 80 đề với vận tốc v1 =  t −A t = 2 = 40(km / h)  vào lúc 8h30 phút sáng ( 6 + t2) xe tới vị trí  2 1 chọn làm gốc tọa độ , sau đó đi tới B lúc 9h15 phút ( 6 + t3) . Người thực hiện: Phạm Xuân Thắng­ Trường THCS Diễn Hoàng 8
  9. Sáng kiến kinh nghiệm  “Giải bài tập vật lý bằng phương pháp đồ thị”– Năm học: 2010 ­ 2011  Xe nghĩ tại B trong 1h ( từ 9h15ph đến 10h15ph). Sau đó xe trở về A  chuyển động  x −x 110 đều với vận tốc v2 =  tA − t B = 1, 25 = 88(km / h)  và  trở về A lúc 11h30 phút (6 + t5) 5 4 Bài 2:  x(m) Trên hình 2.2 có biểu diễn đồ thị tọa độ ­ thời gian của ba  500 A B vật A, B, C 300 1) Nêu tính chất chuyển động mỗi vật. Tìm vận tốc và  200 C lập phương trình chuyển động của vật A và C 2) Xá định bằng đồ thị và kiểm tra lại bằng tính toán vị  0 t(s) 20 40 trí và khoảng cách hai vật A, C sau khi đi được 20  Hình 2.2 giây Giải: 1) Vật A và C chuyển động thẳng đều vì đồ thị tọa độ ­ thời gian là đường  thẳng còn vật B chuyển động không đều ( Đồ thị vật B không phải là đường  thẳng) 500 Vận tốc vật A là: v1 =   = 25(m/s)  20 500 Vận tốc vật C là: v3 =   = 12,5 (m/s) 40 Phương trình chuyển động của vật A  là: x1 = 25t (1) Phương trình chuyển động của vật C  là: x2 =  500 – 12,5t  (2) 2) Theo đồ thị , sau 20 giây vật A có tọa độ x1 = 500m còn vật c có tọa độ  x2 = 250m; Do đó khoảng cách giữa hai vật là  d =  x(km) x1 – x2 = 250m 60 C * Bằng tính toán thay t = 20 giây vào phương trình  (1) và (2) ta cũng thu được kết quả như trên A 40 Bài 3 B (II) 20 (I) (III) Người thực hiện: Phạm Xuân Thắng­ Trường THCS Diễn Hoàng 9 O 1 3 5 t(h) Hình 3.3
  10. Sáng kiến kinh nghiệm  “Giải bài tập vật lý bằng phương pháp đồ thị”– Năm học: 2010 ­ 2011 Trên hình 3.3 có biểu diễn đồ thị tọa độ ­ thời gian của ba chuyển động (I); (II)  và (III)  1) Dựa vào đồ thị xác định thời điểm, vị trí xuất phát, vận tốc, chiều chuyển  động của mỗi xe. Lập phương trình chuyển động của mỗi xe? 2)  Xác định trên đồ thị vị trí gặp nhau của các xe ? 3)  Kiểm tra lại bằng tính toán dựa vào phương trình chuyển động. Giải: 1) Xe (I):  xuất phát lúc  t = 0h tại vị trí cách gốc tọa độ x0 = 60km, với vận tốc  60  v1 =  = 12km/h , chuyển động theo chiều ngược với trục Ox và có phương  5 trình chuyển động là: x1 = 60 – 12t    (1) 60 Xe (II):   xuất phát lúc t = 0h, tại gốc tọa độ với vận tốc v2 =   = 20km/h,  3 chuyển động theo chiều 0x và có phương trình chuyển động là: x2 = 20t    (2) 60 Xe (III): Xuất phát tại lúc t0 = 1h tại gốc tọa độ, với vận tốc v3 =  = 30km/h,  2 chuyển động theo chiều 0x, có phương trình chuyển động là:  x3 = 30(t – 1)      (3) 2) Xe(I) gặp xe (II) tại vị trí cách gốc tọa độ khoảng 37km   Xe(I) gặp xe(III) tại vị trí cách gốc tọa độ khoảng 34km   Xe(II) gặp xe(III) tại vị trí cách gốc tọa độ 60km * Kiểm tra lại bằng tính toán 60 Xe(I) gặp xe (II) khi  x1 = x2  60 – 12t = 20t  t =  h  32 60    và x1 = x2 = 20.  = 37,5km 32 90 Xe(I) gặp xe(III) khi x1 = x3  60 – 12t  = 30(t – 1)   t =    h và 42 Người thực hiện: Phạm Xuân Thắng­ Trường THCS Diễn Hoàng 10
  11. Sáng kiến kinh nghiệm  “Giải bài tập vật lý bằng phương pháp đồ thị”– Năm học: 2010 ­ 2011 90 x1 = x3 = 30.  ( − 1)  34,3km 42 Xe(II) gặp xe(III) khi x2 = x3  20t = 30(t – 1)    t = 3h và  x2 = x3 = 20.3 = 60km Bài 4:  s(km) Cho đồ thị tọa độ­ thời gian của hai xe được mô tả  như hình 4  25 B D a)Hãy nêu đặc điểm chuyển động của hai xe (I) b) Xe thứ hai chuyển động với vận tốc bao nhiêu thì  (II) có thể gặp xe thứ nhất hai lần( khi đang chuyển  A C E động) O 1 1,5 2,5 t(h) Hình 4 Giải: a)Đặc điểm mỗi chuyển động * Xe thứ nhất chuyển động gồm hai đoạn ­ Từ A đến B ( ứng với đoạn AD) với vận tốc 25    v1 =  = 25km/h 1 25 ­ Từ B về A ( ứng với đoạn DE) với vận tốc v’1=  16, 66 km/h 2,5 − 1 25 * Xe thứ hai chuyển động từ B về A  với vận tốc v2 =  = 16, 66 km/h 1,5 Hai xe chuyển động cùng lúc , ngược chiều nhau  s 25 = = 0, 6h = 36 Hai xe gặp nhau khi: v1t + v2 t = s hay t =  v1 + v2 25 + 50 phút 3 Nơi gặp nhau cách A: s1= v1t= 25.0,6 = 15km Khi gặp nhau xe thứ nhất đi được 15km, xe thứ hai đi được 25 – 15 = 10 km Xe thứ hai đến A sau 1,5h chuyển động còn xe thứ nhất đến A sau 2,5h. Vậy xe  thứ nhai đến A sớm hơn xe thứ nhất 1h Người thực hiện: Phạm Xuân Thắng­ Trường THCS Diễn Hoàng 11
  12. Sáng kiến kinh nghiệm  “Giải bài tập vật lý bằng phương pháp đồ thị”– Năm học: 2010 ­ 2011 25 b)Nếu xe thứ hai chuyển động với vận tốc v’2 =   = 10km/h ( ứng với đoạn BE)  2,5 thì  hai xe gặp nhau hai lần, trong đó có một lần hai xe cùng đến A một lúc Vậy để hai xe gặp nhau hai lần thì xe thứ hai phải chuyển động với vận tốc  v2   10km/h Bài 5: Cho đồ thị tọa độ­ thời gian của hai xe được mô tả như hình 5  a) Nêu đặc điểm mỗi chuyển động, tính thời điểm hai xe  s(km) B E gặp nhau, lúc đó mỗi xe đi được quãng đường bao nhiêu? 50 (I) b) Khi xe (I) đến B xe (II) còn cách A bao nhiêu kilômét? (II) c) Để xe (II) gặp xe (II)lúc nó nghĩ thì xe(II) phải chuyển  C D 20 động với vận tốc bao nhiêu? A 0 Giải: 1 2 3 4 t(h) 2 a) * Xe(I) chuyển động từ A đến B gồm ba giai đoạn: 20 + Chuyển động trong thời gian 0,5 h với vận tốc v1=   = 40km/h ( đoạn AC) 0,5 + Nghĩ tại đó trong thời gian  ∆t = 2 – 0,5 = 1,5h( đoạn CD) + Tiếp tục chuyển động về B trong thời gian 3 ­2 = 1h với vận tốc  50 − 20    v’1 =  = 30km/h (đoạn DE) 1 50 * Xe (II) chuyển động từ B về A với vận tốc v2 =  = 12,5km/h 4 ­ Hai xe bắt đầu chuyển động cùng lúc , khi gặp nhau mỗi xe đã đi mất một  khoảng thời gian “t” Quãng đường xe (I) đi được là: s1 = v1t1+ v’1.  ∆t '   với t1 = 0,5h;  ∆t '  = t ­2 Xe (II) đi được  s2 = v2t Người thực hiện: Phạm Xuân Thắng­ Trường THCS Diễn Hoàng 12
  13. Sáng kiến kinh nghiệm  “Giải bài tập vật lý bằng phương pháp đồ thị”– Năm học: 2010 ­ 2011 Ta có s1+ s2 = 50 nên: v1t1+ v’1(t ­2)  + v2t = 50 (*) thay các giá trị v1; v’1; v2 vào (*) 90  ta có  t =  h   2h17 phút 42,5 Vậy hai xe gặp nhau  sau 2h 17ph kể từ lúc chuyển động quãng đường mỗi xe đi  90 được là: s2 = 12,5 .   = 26,47km 42,5       s1 = 50 – s2 = 23,53km b) Khi xe(I) đến B (3h sau lúc hai xe khởi hành) xe (II) đi được quãng đường s’2 = v2.3 = 12,5.3 = 37,5km Vậy xe (II) còn cách A một quãng 50 – 37,5 = 12,5km s(km) B E 50 c) Để xe(II) gặp xe(I) lúc xe(I) nghĩ, đồ thị của xe(I) phải  (1) ứng với đường chấm chấm( hình 5.1) (2) C D + Ứng với(1) qua D ta có vận tốc xe(II) là  20 50 − 20 A v’2 =   =15km/h 0 2 1 2 3 4 t(h) 2 50 − 20 Hình 5.1 +Ứng với đường (2) qua C ta có v 2 =  ’’ = 60km/h 0,5 Vậy xe (II) chuyển động với vận tốc 15km/h  v2   60km/h  thì sẽ gặp xe (I) lúc xe  (I) nghĩ IV. Bài tập rèn luyện Bài 1: Từ thành phố A vào lúc 6 giờ một người đi xe đạp đến thành phố B cách A 90 km.  Sau đó 30 phút một người đi xe máy cũng khởi hành từ A đến B, vào lúc 7 giờ người đi xe  máy vượt người đi xe đạp. Đến thành phố B người đi xe máy nghỉ lại 30 phút, sau đó  quay về thành phố A với vận tốc như cũ và gặp lại người đi xe đạp lúc 10 giờ 40 phút.  Xác định: a. Người đi xe máy, người đi xe đạp đến thành phố B lúc mấy giờ?   b. Vẽ đồ thị chuyển động của 2 người trên cùng một hệ trục toạ độ ? Cho rằng trong suốt quá trình chuyển động vận tốc của hai người không đổi Người thực hiện: Phạm Xuân Thắng­ Trường THCS Diễn Hoàng 13
  14. Sáng kiến kinh nghiệm  “Giải bài tập vật lý bằng phương pháp đồ thị”– Năm học: 2010 ­ 2011 Bài 2: Một động tử X  có vận tốc khi di chuyển là 4m/s. Trên đường di chuyển từ  A đến C , động tử này có dừng lại tại E trong thời gian 3s ( E cách A  một khoảng   20m). Thời gian để X di chuyển từ E đến C là 8s Khi X bắt đầu di chuyển khỏi E thì gặp một động tử  Y di chuyển ngược chiều.  Động tử Y di chuyển tới A thì quay lại C và gặp động tử X tại C( Y di chuyển với   vận tốc không thay đổi) a)Tính vận tốc động tử Y?      b) Vẽ đồ thị thể hiện các chuyển động trên?  Bài 3: Trên đường thẳng AB , xe ô tô thứ nhất chuyển động từ A đến B với vận  tốc 50 km/h, sau đó một thời gian, xe ô tô thứ hai rời bến A chuyển động về B với  vận tốc 60km/h. và như vậy xe thứ hai  sẽ gặp xe thứ nhất tại điểm cách B 10km.  1 Nhưng đi được   quảng đường xe thứ nhất giảm vận tốc còn 45km/h nên xe thứ  5 hai gặp xe thứ nhất tại điểm cách B  30km a) Tính quảng đường AB? b) Vẽ đồ thị chuyển động của hai xe trên cùng một hệ trục tọa độ trong trường  hợp thứ nhất? Bài 4: Lúc 9h sáng một Ô tô khởi hành từ bến xe Vinh đi Hà Nội với vận tốc đều  60km/h. Sau khi đi được 45 phút xe dừng 15 phút rồi tiếp tục chạy với vận tốc đều  như trên.Lúc 9h 30 phút  sáng một ô tô thứ hai khởi hành từ bến xe Vinh đuổi theo  xe thứ nhất, xe thứ hai có vận tốc đều 70km/h. a) Vẽ đồ thị tọa độ thời gian của hai xe trên cùng hệ trục tọa độ? b) Xác định nơi và lúc xe thứ hai đuổi kịp xe thứ nhất? c)  Bằng lời giải hãy kiểm tra lại kết quả trên? Người thực hiện: Phạm Xuân Thắng­ Trường THCS Diễn Hoàng 14
  15. Sáng kiến kinh nghiệm  “Giải bài tập vật lý bằng phương pháp đồ thị”– Năm học: 2010 ­ 2011 Bài 5:  Một người đi bộ khởi hành từ A đến B với vận tốc v1 = 5 km/h ( AB =  20km) . Người này cứ đi 1h lại nghỉ 30 phút a) Hỏi sau bao lâu người đó đến B ? Đã nghỉ mấy lần?  b) b) Một người khác đi xe đạp từ B về A với vận tốc v2 = 20km/h. Sau khi đi  đến A lại quay về B với vận tốc cũ, rồi lại tiếp tục đi. Sau khi người đi bộ  đến B, người đi xe đạp cũng nghỉ tại B, Hỏi: + Họ gặp nhau mấy lần ? + Các lần gặp nhau có gì đặc biệt? + Tìm vị trí và thời điểm họ gặp nhau ?   ( Giải bài toán trên bằng phương pháp đồ thị) Bài 6 : Một vật chuyển động đều từ  A đến B hết 2 giờ  với vận tốc v1=15km/h.   Sau đó nghỉ 2 giờ rồi quay trở về A với vận tốc không đổi v2=10km/h. a) Tính vận tốc trung bình của chuyển động trên quãng đường AB? b) Vẽ  đồ  thị  quãng đường – thời gian (trục tung biễu diễn quãng đường, trục   hoành biễu diễn thời gian) của chuyển động nói trên? A x(km) II 120 Bài 7: Hình 1 biểu diễn đồ thị thời gian đi của ba xe  I III chuyển động thẳng đều từ hai  địa điểm A và O  a)Nêu nhận xét về quá trình chuyển động của mỗi xe ? b)Xác định số lần gặp nhau của các xe ở dọc đường và  O 2 3 4 7 t(h) Hình 1 thời gian các lần gặp nhau? x(km) Bài 8 : Hình 2  cho biết đồ thị chuyển động của hai xe  80 B a) Nêu đặc điểm của mỗi chuyển động. Tính thời điểm hai xe (II) C E  gặp nhau, lúc đó mỗi xe đi được quảng đường bao nhiêu 40 (I) 20 b) Khi xe (I) đến B , xe (II) còn cách A bao nhiêu kilômét? D F A 4 c)Để xe thứ hai gặp xe thứ nhất lúc nó nghĩ thì xe thứ hai  0 2 3 t(h) Hình 2 phải chuyển động với vận tốc bao nhiêu?  Phần  3:  KẾT LUẬN Người thực hiện: Phạm Xuân Thắng­ Trường THCS Diễn Hoàng 15
  16. Sáng kiến kinh nghiệm  “Giải bài tập vật lý bằng phương pháp đồ thị”– Năm học: 2010 ­ 2011 1) Kết quả thực nghiệm                                                 Qua quá trình giảng dạy, đúng nội dung  đúng phương pháp,  học sinh nắm chắc  kiến thức cơ  bản,  có khả  năng vận dụng tốt trong quá trình giải toán,  biết khai  thác triệt  để  kết quả  các bài toán SGK. SBT và các   loại sách nâng cao  .Không  những các em giải bài toán nhanh, đúng hướng, chính xác mà nhiều em còn sáng  tạo  đưa ra lời giải ngắn gọn, hợp lý và trình bày rõ ràng . Đặc biệt các em học sinh trung bình, học sinh yếu  củng vươn lên tìm tòi học hỏi. Cuï theå qua keát quaû caùc baøi kieåm tra : Lớp thực nghiệm ( 8A) Lớp đối chứng (8B) Tổng  Giỏi Khá TB Y ếu Kém Tổng  Giỏi Khá TB Y ếu Kém số số 20 12 9 0 0 1 20 14 5 0  HS  HS 41 48,8% 29,3% 21,9% 0% 0% 40 2,5% 50% 35% 12,5% 0 2) Bài học kinh nghiệm Qua thời gian thực hiện chương trình thay SGK và đổi mới phương pháp giảng dạy  học, với nhiều khó khăn từ khách quan cũng như  chủ quan, bản thân tôi đã rút ra  nhũng bài học kinh nghiệm như sau: 1. Giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình vật lý  THCS toàn cấp 2.Giáo   viên   phải   nắm   vững   tư   tưởng   chỉ  đạo   trong   việc   truyền  đạt   nội   dung  chương trình vật lí theo chuẩn kiến thức,kỹ năng  3. Vấn đề quan trọng là dẫn dắt học sinh tìm đến con đường chiếm lĩnh kiến thức  và nắm vững chúng một cách chắc chắn, vì thế giáo viên nên hướng dẫn học sinh  Người thực hiện: Phạm Xuân Thắng­ Trường THCS Diễn Hoàng 16
  17. Sáng kiến kinh nghiệm  “Giải bài tập vật lý bằng phương pháp đồ thị”– Năm học: 2010 ­ 2011 ôn luyện sau mỗi tiết học, Giúp HS có thói quen phân tích bài toán từ đó tìm ra mối  liên hệ giữa  các đại lượng, từ đó tìm ra hướng giải một cách hợp lý nhất 4. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của  học sinh là một quá trình lâu dài không thể ngày một, ngày hai mà giáo viên từ bỏ  ngay được kiểu dạy truyền thụ kiến thức đã quen dạy từ lâu. Vì vậy cần phải có  sự chỉ đạo  chuyên môn, tạo điều kiện theo dõi đánh giá, để giáo viên nhanh chóng cập nhật  thực hiện được những yêu cầu trên. * Từ kết quả đạt được trong giảng dạy tôi nhận thức được  rằng người GV cần  phải có sự say mê trong giảng dạy, luôn có ý thức coi trọng nghề  nghiệp, có tinh  thần trách  nhiệm và tình thương với  HS. Có như vậy bản thân người thầy giáo mơí say mê  công tác chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu kỹ tài liệu, sưu tầm tư liệu, tìm tòi  phương pháp đặc  trưng đối  với từng bài, từng nội dung và kiến thức cần thiết - GV phải tìm hiểu kỹ  từng đối tượng HS, khơi dậy sự say mê yêu thích  môn học,  giúp các em có phương  pháp học tập đúng đắn.   Trên đây là một vài suy nghĩ  cũng  như việc làm của tôi đã tiến hành trong quá  trình giảng dạy môn Vật lý  năm học 2010 – 2011. Tôi thiết nghĩ đây là việc làm  rất cần thiết và cũng là những bước đi vững chắc trong quá trình “dạy học Vật lí  THCS” Bản  thân tôi tự nhận thấy phải cố gắng thật nhiều trong phương pháp giảng dạy.  Nhất thiết phải thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ  bằng cách tích  lủy nhiều kiến thức,  nhiều phương pháp giải bài tập vật lí tốt nhất.    Rất mong  Người thực hiện: Phạm Xuân Thắng­ Trường THCS Diễn Hoàng 17
  18. Sáng kiến kinh nghiệm  “Giải bài tập vật lý bằng phương pháp đồ thị”– Năm học: 2010 ­ 2011 được sự góp ý của quý thầy cô để bản thân ngày một hoàn thiện và công tác giáo  dục của chúng ta ngày một tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn !                                                        Diễn Hoàng, ngày 15 tháng 5 năm 2011        Ngöôøi vieát PhaïmXuaânThaéng TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Hoàng Văn ­ 500 bài tập Vật lí THCS, Nhà xuất bản Đại học quốc  gia Thành phố Hồ Chí Minh ­ 2007 2. Mai Lễ – Nguyễn Xuân Khoái, Đổi mới phương pháp dạy và giải bài tập   Vật lí trung học cơ sở ­ 400 bài tập Vật lí 9, Nhà xuất bản giáo dục, 2007. 3. Nguyễn Cảnh Hòe – Lê Thanh Hoạch,  Vật lí nâng cao THCS, nhà xuất  bản giáo dục, 2008           4. Vũ Thanh Khiết – Bài tập cơ bản và nâng cao vật lý THPT­ Tập 1, nhà   xuất bản Hà Nội           Người thực hiện: Phạm Xuân Thắng­ Trường THCS Diễn Hoàng 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2