Sáng kiến kinh nghiệm: “ Hiệu Trưởng phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức thi đua và phong trào quần chúng”<br />
<br />
<br />
LỜI DẪN<br />
<br />
Trong một cơ quan đơn vị có rất nhiều tổ chức đoàn thể. Các tổ chức <br />
đoàn thể có được vững mạnh hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. <br />
Nhưng điều tiên quyết đầu tiên là tập hợp được sức mạnh đoàn kết của cả <br />
tập thể. Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói : <br />
“ Đoàn kết Đoàn kết đại đoàn kết<br />
Thành công Thành công đại thành công”<br />
Thật đúng vậy với sự đồng tâm nhất trí nhất định sẽ vượt qua được mọi <br />
thách thức. Với sự lãnh đạo năng động biết kết hợp hài hòa giữa các tổ chức <br />
và biết phát huy thế mạnh của các tổ chức thì trước hết người Hiệu trưởng <br />
và Chủ tịch Công đoàn thực sự là cầu nối để cho các hoạt động trong nhà <br />
trường được xuyên suốt. Với đề tài “ Hiệu trưởng phối hợp với Công đoàn <br />
cơ sở để tổ chức thi đua thực hiện kế hoạch năm học và phong trào quần <br />
chúng trong trường Tiểu học Quang Trung” này. Tôi thiết nghĩ nó rất bổ ích <br />
có thể là một tài liệu tham khảo cho các bạn đọc. Với hy vọng là sự phối kết <br />
hợp để xây dựng một tập thể sư phạm vững mạnh . Chắc chắn rằng cũng <br />
còn có nhiều thiếu sót rất mong nhận được sự góp ý chân thành của đồng <br />
nghiệp để đề tài được đầy đủ và phong phú hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Leâ Thò Haûo HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG<br />
1<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: “ Hiệu Trưởng phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức thi đua và phong trào quần chúng”<br />
<br />
<br />
A. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:<br />
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:<br />
Đảng ta đã xác định đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Nghị <br />
quyết TW2 khóa VIII đã nêu rõ: “ Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là <br />
nhân tố phát triển kinh tế xã hội, là cơ sở để thực hiện công nghiệp hóa, hiện <br />
đại hóa đất nước”. Vì thế công tác thi đua là một trong những động lực thúc <br />
đẩy để thực hiện tốt các phong trào nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và <br />
đào tạo ở nhà trường cùng với các hoạt động khác là công việc không thể <br />
thiếu nhằm quyết định đến từng nội dung công việc đạt hiệu quả càng cao <br />
hơn.<br />
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng phát biểu trong Hội nghị thi đua <br />
yêu nước trong toàn quốc là: “ Thi đua là yêu nước<br />
Yêu nước thì phải thi đua” <br />
Vậy hoạt động thi đua trong nhà trường là góp phần thể hiện tư tưởng, ý <br />
chí phấn đấu của tập thể và của cá nhân cũng như khắc phục dần những tư <br />
tưởng tiêu cực, chậm tiến đồng thời còn là điều kiện lý tưởng để phát huy tài <br />
năng hoạt động sư phạm của giáo viên.<br />
Vai trò của Công đoàn trong công tác thi đua là hết sức quan trọng vì <br />
ngoài việc là người đại diện chăm lo quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho cán <br />
bộ giáo viên trong nhà trường. Còn là tiếng nói tập thể để tuyên truyền vận <br />
động và giáo dục cán bộ nhân viên ( CBNV) đoàn viên tham gia quản lý và <br />
thực hiện tốt kế hoạch thi đua của nhà trường trong năm học.<br />
Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chung về mọi mặt của nhà <br />
trường với trách nhiệm hết sức nặng nề, nên yêu cầu của công việc là đòi hỏi <br />
phải hết sức linh động, sáng tạo trong mọi tình huống và nếu yếu kém về <br />
năng lực, trình độ, chuyên môn, sức khỏe thì rất khó thành công trong công <br />
việc đưa ra, cụ thể hơn nữa là trong thi đua.<br />
Bản thân người Hiệu trưởng phải biết xây dựng bầu không khí lành <br />
mạnh trong hội đồng sư phạm đồng thời phải biết kết nối các bộ phận, các <br />
lực lượng trong và ngoài nhà trường để đem lại hiệu quả thi đua và các phong <br />
trào quần chúng ngày càng có chất lượng cao hơn.<br />
Qua thực tiễn của quá trình công tác và đã được học qua lớp học bồi <br />
dưỡng cán bộ quản lý giáo dục tiểu học, tôi nhận thấy rõ được vấn đề trong <br />
công tác phối hợp. Đặc biệt là những hạn chế nhất định cần phải đầu tư để <br />
tìm ra giải pháp hợp lí nhất để khắc phục những tồn tại trong công tác thi đua <br />
và phong trào quần chúng của nhà trường. Xuất phát từ yêu cầu trên và căn <br />
cứ yêu cầu thực tế hiện nay của nhà trường nên tôi mạnh dạn chọn đề tài “ <br />
Người thực hiện: Leâ Thò Haûo HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG<br />
2<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: “ Hiệu Trưởng phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức thi đua và phong trào quần chúng”<br />
<br />
<br />
Hiệu trưởng phối hợp với Công đoàn cơ sở để tổ chức thi đua thực hiện kế <br />
hoạch năm học và phong trào quần chúng trong trường Tiểu học Quang <br />
Trung”<br />
<br />
<br />
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.<br />
Hiệu trưởng phối hợp với Công đoàn cơ sở trong công tác thi đua và <br />
phong trào quần chúng là rất quan trọng. Tuy nhiên, muốn đạt được hiệu <br />
quả thì cần rất nhiều yếu tố để vận dụng vào những trường hợp cụ thể. <br />
Vì vậy, tôi chọn đề tài trên là để nhằm tìm ra biện pháp phối hợp phù <br />
hợp nhất, để phát hiện và phân tích cụ thể hơn những thực trạng đã, <br />
đang và sẽ xảy ra trong Trường Tiểu học Quang Trung.<br />
3. Ý NGHĨA : <br />
Tổ chức Công đoàn có vai trò quan trọng trong nhà trường , tạo nên sức <br />
mạnh tổng hợp giúp Hiệu trưởng hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị trong <br />
nhà trường. Công đoàn trường học là tổ chức chính trị quần chúng là <br />
trung tâm của khối đoàn kết nhất trí , tập hợp lực lượng của toàn cơ <br />
quan tham gia quản lý mọi hoạt động trong nhà trường phát huy tinh thần <br />
tập thể tự chủ sáng tạo trong công tác chuyên môn để hoàn thành vượt <br />
mức các chỉ tiêu nhiệm vụ mà Hội nghị CBCCđã ký kết giữa nhà trường <br />
và Công đoàn .<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Leâ Thò Haûo HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG<br />
3<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: “ Hiệu Trưởng phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức thi đua và phong trào quần chúng”<br />
<br />
<br />
B. PHẦN NỘI DUNG<br />
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN THỰC TIỄN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ.<br />
1) Cơ sở lí luận thực tiễn.<br />
Phối hợp là cùng hành động hoặc cùng hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành <br />
tốt mục đích đề ra.<br />
Công đoàn là tổ chức quần chúng của người lao động, của đội ngũ cán <br />
bộ công nhân viên chức, là người đại diện luôn chăm lo bảo vệ hợp pháp <br />
những quyền lợi chính đáng của người lao động nói chung người cán bộ công <br />
chức nói riêng, là người đại diện cho những tâm tư nguyện vọng của anh chị <br />
em .<br />
Hiệu trưởng và Công đoàn có mối quan hệ qua lại cùng một mục đích <br />
là xây dựng một tập thể sư phạm đoàn kết thống nhất như vậy trước hết <br />
người hiệu trưởng phải thực hiện quan hệ bình đẳng , dân chủ, tôn trọng tính <br />
độc lập phối hợp với Công đoàn là thể hiện vai trò của Công đoàn trong cơ <br />
quan tạo nên thế mạnh của Công đoàn và phát huy được tính chất của một tổ <br />
chức chính trị có ý nghĩa trong trường học.<br />
Kế hoạch nói chung là những điều vạch ra một cách có hệ thống về <br />
những công việc dự định làm trong một thời gian nhất định, với mục tiêu, <br />
cách thức, trình tự, thời hạn tiến hành.<br />
Vậy Hiệu trưởng và Công đoàn cùng hỗ trợ lẫn nhau trong thực hiện <br />
công tác thi đua và phong trào quần chúng trong năm học là một điều tất yếu.<br />
a). Chức năng của Công đoàn.<br />
Công đoàn là một bộ phận của tổ chức chính trị xã hội, của giai cấp <br />
công nhân và của người lao động cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, <br />
tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ công nhân viên chức <br />
và người lao động khác tham gia quản lý Nhà nước. Còn hiện tại Công đoàn ở <br />
nhà trường là đại diện cho người lao động (CB GV CNV) tham gia quản lý <br />
trường học. Công đoàn còn quan tâm đến tất cả các vấn đề trong cuộc sống <br />
như: Đời sống vật chất và tinh thần cũng như tư tưởng, ý chí nguyện vọng … <br />
Công đoàn tham gia giáo dục người lao động để họ giác ngộ về đường lối <br />
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước.<br />
Công đoàn tham gia kiểm tra, giám sát các hoạt động của nhà trường <br />
trên cở sở mang tính giáo dục thuyết phục là chính.<br />
Công đoàn bảo vệ lợi ích của đơn vị, của CB, GV, CNV trên cơ sở của <br />
luật và Điều lệ Công đoàn qui định. Bên cạnh đó Công đoàn luôn chăm lo về <br />
nhân cách, trình độ nhận thức, trình độ văn hóa, chuyên môn và phẩm chất <br />
của người đoàn viên. Đặc biệt là lợi ích của người lao động có ý nghĩa rất <br />
<br />
Người thực hiện: Leâ Thò Haûo HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG<br />
4<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: “ Hiệu Trưởng phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức thi đua và phong trào quần chúng”<br />
<br />
<br />
quan trọng nó giúp cho Công đoàn kiên trì với chức năng và định hướng việc <br />
lựa chọn nội dung và phương pháp hoạt động phù hợp với điều kiện thực tế <br />
của từng trường, từng địa phương.<br />
b). Nhiệm vụ và quyền hạn của Công đoàn.<br />
Đại diện CB – GV – CNV kí kết hợp đồng tập thể với Hiệu trưởng <br />
cùng với Hiệu trưởng đảm bảo việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, nâng <br />
cao đời sống và phúc lợi cho giáo viên.<br />
Tuyên truyền vận động giáo dục và tổ chức đoàn viên, cán bộ, giáo <br />
viên, công nhân viên tham gia quản lý nhà trường và thi đua thực hiện có kết <br />
quả kế hoạch giáo dục dạy học.<br />
Bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng, chăm lo đời sống vật chất và tinh <br />
thần của cán bộ , giáo viên, công nhân viên.<br />
Kiểm tra giám sát việc thi hành các chế độ chính sách, pháp luật, phát <br />
hiện đấu tranh, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng gây thiệt hại <br />
của công, vi phạm hợp đồng tập thể.<br />
Tuyên truyền, giáo dục, tổ chức vận động CB, GV, CNV thực hiện <br />
nghĩa vụ và quyền dân chủ của mình, động viên tích cực chủ động, sáng tạo <br />
của đoàn viên trong lao động sư phạm, trong công tác, kiện toàn tổ chức và <br />
xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh.<br />
c). Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng.<br />
Điều 18, mục 3 Điều lệ trường Tiểu học có qui định:<br />
a) Xây dựng và thực hiện kế hoạch năm học.<br />
b) Tổ chức bộ máy của trường, thành lập và cử tổ trưởng các tổ chuyên <br />
môn, tổ hành chính quản trị, thành lập và cử chủ tịch các hội đồng nhà <br />
trường.<br />
c) Phân công quản lý, kiểm tra công tác của giáo viên, nhân viên, đề nghị <br />
với Trưởng phòng giáo dục và đào tạo quyết định tuyển dụng, thuyên chuyển, <br />
đề bạt giáo viên, nhân viên nhà trường, khen thưởng thi hành kỷ luật đối với <br />
giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước.<br />
d) Quản lý hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường.<br />
đ) Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường.<br />
e) Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ <br />
chức, nhận học sinh vào học, giới thiệu cho học sinh chuyển trường, quyết <br />
định khen thưởng kỷ luật học sinh, xét duyệt đánh giá, xếp loại học sinh, <br />
danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp, danh sách học sinh được dự thi tốt <br />
nghiệp tiểu học.<br />
<br />
Người thực hiện: Leâ Thò Haûo HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG<br />
5<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: “ Hiệu Trưởng phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức thi đua và phong trào quần chúng”<br />
<br />
<br />
g) Được dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản <br />
lý trường học, được hưởng các quyền lợi của Hiệu trưởng theo qui định.<br />
d). Hiệu trưởng tổ chức phối hợp với Công đoàn thi đua thực hiện <br />
kế hoạch năm học:<br />
Căn cứ theo chương trình kế hoạch công tác của nhà trường: Hiệu <br />
trưởng cùng với Công đoàn tổ chức quản lý các phong trào thi đua. Sau khi <br />
bàn bạc và thống nhất với tổ chức Công đoàn, Hiệu trưởng quyết định mục <br />
tiêu, nội dung về chế độ khen thưởng và phối hợp với Công đoàn sơ, tổng kết <br />
các phong trào. Công đoàn có trách nhiệm, động viên quần chúng hăng hái thi <br />
đua thực hiện các mục tiêu, định mức thực hiện biện pháp đã đề ra.<br />
Tổ chức Hội nghị cán bộ công chức, kí kết hợp đồng tập thể tạo ra <br />
tiền đề và điều kiện cho phong trào thi đua “Hai tốt” cải tiến công tác giáo <br />
dục dạy học, cải tiến công tác quản lý. Ngược lại, thông qua phong trào thi <br />
đua Công đoàn thực sự tác động vào mục tiêu, kế hoạch nhà trường, tham gia <br />
quản lý, xây dựng đội ngũ, thực hiện vai trò trường học quản lý, trường học <br />
dân chủ hóa của mình.<br />
đ). Hiệu trưởng phối hợp với Công đoàn thực hiện phong trào quần <br />
chúng trong nhà trường:<br />
Căn cứ vào chương trình kế hoạch công tác của nhà trường: Hiệu <br />
trưởng cùng với Công đoàn xây dựng các phong trào quần chúng trong nhà <br />
trường như:<br />
Phong trào văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, kế hoạch hóa <br />
gia đình, gia đình nhà giáo văn hóa. Phong trào Giỏi việc trưòng, đảm việc <br />
nhà. Phong trào viết SKKN, làm đồ dùng dạy học…<br />
Mỗi phong trào Hiệu trưởng cùng Công đoàn xây dựng kế hoạch xác <br />
định nội dung và biện pháp thực hiện. Do đó từng phong trào có sơ tổng kết <br />
từng giai đoạn và cả năm thực hiện. Thông qua phong trào, Công đoàn và <br />
Hiệu trưởng phải thường xuyên quan tâm theo dõi, động viên uốn nắn sửa <br />
chữa kịp thời những mảng, những công việc chưa thật sự mang lại hiệu quả. <br />
Các phong trào này được xây dựng trên cơ sở thông qua các buổi họp chuyên <br />
đề có thảo luận đóng góp ý kiến nhằm hòan chỉnh kế hoạch thực hiện.<br />
2. Cơ sở pháp lý:<br />
Điều 15 khoản 1 Điều lệ Công đoàn có qui định: Thủ trưởng cơ quan <br />
đơn vị tổ chức tạo điều kiện thuận lợi để người lao động làm nhiệm vụ khi <br />
họ được bầu vào Ban chấp hành Công đoàn hoặc được Công đoàn giao nhiệm <br />
vụ.<br />
Điều 22 khoản 1 Điều lệ Trường Tiểu học đã viết: “ Hội đồng thi đua <br />
khen thưởng do Hiệu trưởng thành lập vào mỗi đầu năm học và làm chủ tịch. <br />
Người thực hiện: Leâ Thò Haûo HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG<br />
6<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: “ Hiệu Trưởng phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức thi đua và phong trào quần chúng”<br />
<br />
<br />
Các thành viên của Hội đồng gồm: Phó hiệu trưởng, Bí thư chi bộ Đảng, chủ <br />
tịch Công đoàn giáo dục…”.<br />
Hội đồng thi đua khen thưởng giúp Hiệu trưởng tổ chức các phong trào <br />
thi đua…”<br />
Điều 2 Quy chế dân chủ cơ quan có đoạn viết: “ Thực hiện chế độ thủ <br />
trưởng và phát huy vai trò của tổ chức đoàn thể quần chúng”.<br />
Như vậy dựa vào những cơ sở pháp lý trên ta thấy rõ các chức năng <br />
quyền hạn của Thủ trưởng cơ quan đơn vị để từ đó cùng với Chủ tịch công <br />
đoàn hoạch định kế hoạch cho phù hợp với điều kiện của đơn vị mình.<br />
<br />
<br />
II. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG <br />
TRUNG<br />
Trường TH Quang Trung đóng trên địa bàn xã Quảng Tiến huyện <br />
CưMgar tỉnh ĐăkLăk. Xã Quảng Tiến là một địa bàn dân cư tập trung, cách <br />
trung tâm huyện 1 km về hướng nam về cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm <br />
80%; tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ 20%, hầu hết nhân dân lao động sản <br />
xuất cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu. Đời sống nhân dân khá ổn định, <br />
cuộc sống vật chất tinh thần được nâng lên kết cấu hạ tầng phát triển, thuận <br />
lợi cho sự phát triển về văn hoá xã hội. PHHS quan tâm tới con em tạo điều <br />
kiện cho con em đến trường đầy đủ. Trường được thành lập từ năm 1991 <br />
trên cơ sở là tách từ trường PTCS Quảng Phú. Số lượng lớp học đến nay là <br />
18 lớp có 561 học sinh trong đó nữ là 285 em dân tộc có 4 em . Bình quân 31 <br />
em / lớp.<br />
Điều kiện cơ sở vật chất: Trường có diện tích là 3887,5m2. Tổng số <br />
phòng là 22 trong đó có 16 phòng học đủ cho 11 lớp học 2 buổi và 7 lớp học 1 <br />
buổi. Có có 10 phòng học có bàn ghế đúng qui cách, còn lại 6 phòng bàn ghế <br />
cũ và chắp vá có 4 chỗ ngồi. Trang thiết bị phục vụ dạy học đảm bảo đáp <br />
ứng theo yêu cầu. Tuy nhiên theo nhu cầu hiện nay trường chưa đạt được <br />
chuẩn quốc gia do diện tích chưa đảm bảo theo tiêu chí trường chuẩn đó là <br />
một khó khăn thách thức cho nhà trường.<br />
Đội ngũ cán bộ giáo viên – công nhân viên trong nhà trường:<br />
Tổng số CB ,GV , CNV: 32 người trong đó nữ là 29 người . Dân tộc là <br />
01 người. Trong đó:<br />
+ Hiệu trưởng: 01<br />
+ Phó hiệu trưởng: 01<br />
+ Giáo viên trực tiếp giảng dạy: 26<br />
+ Nhân viên: 04<br />
Người thực hiện: Leâ Thò Haûo HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG<br />
7<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: “ Hiệu Trưởng phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức thi đua và phong trào quần chúng”<br />
<br />
<br />
Tuổi đời bình quân : 39 tuổi<br />
Tuổi nghề bình quân : 16 năm <br />
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:<br />
+ Trung học sư phạm: 1<br />
+ Cao đẳng sư phạm: 12<br />
+ Đại học TH: 15<br />
+ Trung cấp chuyên ngành: 3<br />
Trình độ văn hóa<br />
+ THPT: 28<br />
+ THCS: 4<br />
Nhìn chung lực lượng CB GV CNV nhà trường còn trẻ, khỏe và nhiệt <br />
tình trong công tác, có trách nhiệm với công việc. Trình độ trên chuẩn cao đạt <br />
tỷ lệ trên 93%.<br />
Tổ chức Công đoàn trong Nhà trường:<br />
Tổng số đoàn viên: 31/32 CB , GV , CNV<br />
Toàn trường có 06 tổ Công đoàn.<br />
Ban chấp hành Công đoàn: 03 người<br />
+ 01 Chủ tịch Công đoàn<br />
+ 01 phó chủ tịch phụ trách nữ công <br />
+ 01 Uỷ viên phụ trách phong trào kiêm thủ quĩ<br />
+ UBKT : 03 người<br />
+ Ban thanh tra nhân dân: 03 người<br />
Riêng đồng chí Chủ tịch Công đoàn có rất nhiều kinh nghiệm trong công <br />
tác Công đoàn và được bầu giữ chức Chủ tịch cả 3 nhiệm kỳ ( 20052007; <br />
20072009; 20091011). Còn các đồng chí trong Ban chấp hành rất năng nổ <br />
trong công việc. Giữ vững sinh hoạt, hội họp định kỳ đều đặn.<br />
Hồ sơ sổ sách trong suốt nhiệm kỳ được thể hiện đầy đủ và công tác <br />
lưu trữ mang tính hệ thống cao. Đặc biệt là hồ sơ theo dõi công tác thi đua <br />
được trình bày mạch lạc dễ hiểu, rất thuận lợi trong đánh giá hiệu quả hoạt <br />
động.<br />
*Các bộ phận khác trong nhà trường:<br />
Chi bộ Đảng: 13 đ/c<br />
+ Bí thư Chi bộ: 01 đ/c <br />
Người thực hiện: Leâ Thò Haûo HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG<br />
8<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: “ Hiệu Trưởng phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức thi đua và phong trào quần chúng”<br />
<br />
<br />
+ Phó bí thư : 01 đ/c <br />
+ Chi ủy viên: 01 đ/c<br />
Hằng tháng căn cứ vào nghị quyết của Đảng ủy. Chi bộ cụ thể hóa nghị <br />
quyết vận dụng vào thực tế của chi bộ đề ra kế hoạch thực hiện. Chi bộ <br />
Đảng lãnh đạo BGH, HĐSP, các đoàn thể . Sau khi triển khai kế hoạch thực <br />
hiện các tổ chức, bộ phận cụ thể hóa nghị quyết vào công tác, kế hoạch thực <br />
hiện của từng bộ phận đồng thời đề ra chương trình hành động cụ thể sát <br />
thực.<br />
Đoàn thanh niên Cộng sản HCM:<br />
+ Bí thư Đoàn: 01 đ/c<br />
+ Tổng số đoàn viên: 05 đ/c<br />
Kế hoạch hoạt động căn cứ theo chương trình chỉ đạo của đoàn cấp trên <br />
và của lãnh đạo nhà trường, nhiều năm liền được đánh giá là khá tốt.<br />
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh hoạt động rất tích cực, tham <br />
gia đầy đủ các phong trào do Hội đồng đội cấp trên phát động. Hằng năm <br />
đoàn kiểm tra về đánh giá đều đạt liên đội mạnh.<br />
Hội cha mẹ học sinh: Hoạt động rất tích cực đặc biệt là chăm lo và hỗ <br />
trợ cơ sở vật chất cho nhà trường. Hiện nay sân trường đã được bê tông hoá , <br />
ngoài ra còn có hệ thống cây xanh bóng mát, các chậu cây cảnh tạo cho môi <br />
trường cảnh quan sư phạm ngày càng đẹp hơn. Ban đại diện hội CMHS luôn <br />
sẳn sàng phối kết hợp với nhà trường trong công tác hỗ trợ giúp học sinh <br />
nghèo, vận động học sinh đến trường đều đặn, không có học sinh bỏ học, hỗ <br />
trợ về các phong trào các cuộc thi do ngành tổ chức ngoài ra còn tham gia công <br />
tác của trường và địa phương phát động…<br />
III. CÁC BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC PHỐI HỢP <br />
CỦA HIỆU TRƯỞNG VỚI CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VỀ CÔNG TÁC THI <br />
ĐUA VÀ PHONG TRÀO QUẦN CHÚNG Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC <br />
QUANG TRUNG.<br />
1. Các biện pháp thực hiện:<br />
1.1) Biện pháp phối hợp Xây dựng kế hoạch.<br />
Qua đặc điểm tình hình của nhà trường nêu trên, qua sự chỉ đạo trực <br />
tiếp của Phòng Giáo dục và Đào tạo Cư’Mgar và diễn biến thực tế. Trong <br />
quá trình phối hợp của Hiệu trưởng với Chủ tịch Công đoàn được thể hiện <br />
với việc cụ thể cơ bản như sau: <br />
Đầu tháng 8 của các năm học . Hiệu trưởng chuẩn bị kế hoạch năm học <br />
thật chi tiết. Sau đó gởi dự thảo kế hoạch đến từng giáo viên nhà trường <br />
đóng góp ý kiến. Tiếp theo mời Ban chấp hành Công đoàn với Ban giám hiệu <br />
Người thực hiện: Leâ Thò Haûo HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG<br />
9<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: “ Hiệu Trưởng phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức thi đua và phong trào quần chúng”<br />
<br />
<br />
cùng thảo luận thống nhất cơ bản chỉ tiêu và biện pháp thực hiện nhiệm vụ <br />
năm học. Song song hai bên đã bàn bạc thống nhất chuẩn bị đưa ra các nội <br />
dung như: ý nghĩa, nội dung, yêu cầu của công tác thi đua và các phong trào <br />
quần chúng trong năm học này. Trên cơ sở đầy đủ các văn bản để tiến hành <br />
Hội nghị công nhân viên chức cấp trường. Đặc biệt là nội dung, chỉ tiêu thi <br />
đua các phong trào của nhà trường đã được bàn bạc, thảo luận để đi đến <br />
thống nhất các biện pháp thực hiện có khả thi. Trong đó đã cụ thể hóa trách <br />
nhiệm của mỗi bên về thực hiện các nội dung như sau:<br />
+ Danh hiệu thi đua cả năm học được đăng ký: 8 chiến sĩ thi đua (trong <br />
đó 2 CBQL, 1 TPT, 5 giáo viên ). 31 lao động tiên tiến, 5 tổ lao động xuất sắc, <br />
Trường đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc.<br />
+ Danh hiệu thi đua ngắn hạn: Được cụ thể hóa ra nội dung của từng <br />
đợt thi đua nhằm chào mừng các ngày lễ lớn trong năm: 20/10; 20/11; 22/12; <br />
3/2; 10/3/; 26/3 ; 30/4 ; 1/5 ; 19/5.<br />
Các phong trào trong nhà trường: Xuyên suốt trong năm học là phong trào <br />
Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Hội diễn văn nghệ chào <br />
mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Phong trào xanh, sạch, đẹp trường lớp <br />
vào dịp Tết nguyên đán. Phong trào thể thao mừng ngày quốc tế phụ nữ 8/3. <br />
Các hội thi Tìm nhà thông thái của các khối từ 1 đến 5. Hội thi Vệ sinh môi <br />
trường…<br />
Các danh hiệu thi đua và phong trào quần chúng nêu trên đã được Ban <br />
chấp hành Công đoàn và Hiệu trưởng xác định đúng đắn trách nhiệm của mỗi <br />
bên và cùng mục đích là đạt hiệu quả cao nhất. Quy trình được thực hiện như <br />
sau:<br />
Ban chấp hành Công đoàn tổ chức lấy ý kiến từng tổ Công đoàn, và tổ <br />
chức chuyên môn sau đó tập hợp lại và lên lịch làm việc với Hiệu trưởng để <br />
bàn bạc về nội dung , biện pháp, thời gian hoạt động để đi đến thống nhất <br />
chung theo kế hoạch đề ra.<br />
Hiệu trưởng và Chủ tịch Công đoàn xác định rõ điều kiện thuận lợi và <br />
khó khăn trong quá trình thực hiện có thể xảy ra hoặc sẽ xảy ra và sau đó <br />
đưa ra giải pháp thống nhất để khắc phục từng trường hợp một.<br />
Hai bên tiến hành phân công trách nhiệm:<br />
+ Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chung và trưởng ban thi đua, <br />
thực hiện các phong trào chung của nhà trường.<br />
+ Công đoàn chịu trách nhiệm giáo dục, vận động tất cả các cán bộ, công <br />
nhân viên nhà trường tham gia đầy đủ.<br />
1.2) Biện pháp phối hợp thực hiện Hội nghị cán bộ công chức đầu <br />
năm.<br />
Người thực hiện: Leâ Thò Haûo HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG<br />
10<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: “ Hiệu Trưởng phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức thi đua và phong trào quần chúng”<br />
<br />
<br />
Đây là cơ sở pháp nhân để thực hiện có hiệu quả các công việc đưa ra, <br />
nên sau khi thống nhất của tập thể hội nghị, kết quả hội nghị mang lại như <br />
sau:<br />
100 % CB , GV , CNV đăng kí đầy đủ các danh hiệu thi đua như đã trao <br />
đổi trên.<br />
100 % CB,GV , CNV đồng ý tham gia thực hiện các phong trào.<br />
Hai bên thống nhất lề lối làm việc và về trách nhiệm của mỗi bên. Cũng <br />
như đồng quan điểm về điều kiện cần thiết để thực hiện.<br />
Tiến hành kí kết hợp đồng tập thể và Chủ trì hội nghị giải quyết những <br />
vướng mắc trong quá trình thực hiện hội nghị, giao trách nhiệm cho Ban Thư <br />
ký hội nghị trực tiếp ghi chép. Ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm theo dõi, <br />
giám sát cụ thể từng sự việc và báo cáo kịp thời.<br />
Nhìn chung là Hội nghị công chức đầu năm hoàn toàn thắng lợi. Bởi hai <br />
bên có sự phối hợp nhịp nhàng và chặt chẽ, tinh thần làm việc luôn cởi mở <br />
đồng thời mục đích thực hiện luôn được quán triệt rất sâu sắc. Cộng thêm là <br />
kế hoạch thực hiện giám sát với thực tế và mang tính khả thi cao, cũng như <br />
uy tín của cả hai bên dược tập thể tôn trọng, tin tưởng và tín nhiệm.<br />
<br />
<br />
1.3) Biện pháp phối hợp tổ chức thi đua và phong trào quần chúng <br />
theo kế hoạch năm học.<br />
a). Về thi đua.<br />
Căn cứ theo chuẩn kế hoạch năm học đã đề ra: Hiệu trưởng phối hợp <br />
với Công đoàn thành lập Ban thi đua của nhà trường.<br />
+ Hiệu trưởng: Trưởng Ban quản lý và chỉ đạo chung.<br />
+ Chủ tịch Công đoàn : Phó ban – giám sát theo dõi, đôn đốc thực hiện.<br />
+ Các tổ khối trưởng: Thành viên quản lý và thực hiện cùng với các tổ <br />
chức viên.<br />
+ Thanh tra nhân dân: Thành viên – giám sát chung kịp thời báo cáo.<br />
Trong mỗi đợt thi đua chào mừng các ngày lễ lớn và các phong trào hoạt <br />
động chuyên môn xuyên suốt cả năm học Hiệu trưởng phối hợp cùng với <br />
Công đoàn xây dựng chuẩn thi đua sát yêu cầu chất lượng công tác cụ thể <br />
như sau: <br />
Chất lượng giờ dạy.<br />
Hoàn thành hồ sơ sổ sách theo yêu cầu chung đặt ra.<br />
Ngày giờ công phải gương mẫu, đảm bảo theo qui chế.<br />
<br />
Người thực hiện: Leâ Thò Haûo HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG<br />
11<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: “ Hiệu Trưởng phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức thi đua và phong trào quần chúng”<br />
<br />
<br />
Chất lượng học sinh phải tăng về khá giỏi, giảm về yếu kém.<br />
Có tư tưởng chính trị, công tác phối hợp với các tổ chức trong nhà <br />
trường, chương trình hành động trong việc xây dựng môi trường sư phạm <br />
lành mạnh.<br />
Nề nếp tác phong trong công tác phải gương mẫu và chuẩn mực, mô <br />
phạm.<br />
Mỗi phong trào, mỗi đợt thi đua đều đưa thêm chủ điểm của tháng vào <br />
nội dung hoạt động.<br />
Ví dụ: Chào mừng ngày 20/11, tiết dạy tốt, học sinh làm nhiều việc tốt, <br />
kĩ cương, trách nhiệm của thầy giáo…<br />
Chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 Công đoàn phát động phong trào <br />
Thể thao trong nữ cán bộ công chức . Công đoàn đã tổ chức chọn đội bóng <br />
chuyền nữ để tập luyện qua đó mời các đội bạn trong địa bàn giao lưu tạo <br />
được không khí vui tươi phấn khởi…<br />
Thực hiện cụ thể việc làm để phục vụ cho phong trào xanh, sạch, đẹp <br />
của trường. học sinh cần có ý thức hơn trong việc giữ gìn trường lớp không <br />
xả rác bừa bãi, không vẽ viết lên tường, lên bàn ghế…<br />
Mượn, làm, và sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả.<br />
Cuối mỗi đợt thi đua tổ chức bình xét ở các tổ khối chuyên môn và tổ <br />
Công đoàn. Sau đó được tập hợp các biên bản về khối trung tâm nhà trường <br />
được gọi là Ban thi đua bao gồm: <br />
( Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn, Kế tóan, Tổng phụ <br />
trách đội, Bí thư chi đoàn, 5 khối trưỏng , tổ Công đoàn và Ban thanh tra nhân <br />
dân). Khi đã được thống nhất trong Hội đồng thi đua sẽ đưa kết quả ra Hội <br />
đồng Sư phạm nhà trường nếu được thống nhất thì Hiệu trưởng và Công <br />
đoàn sẽ quyết định khen thưởng và ghi nhận kết quả cho từng loại đạt được. <br />
Sau phần sơ kết kết qủa thi đua của từng đợt, Hiệu trưởng và Chủ tịch Công <br />
đoàn mời những giáo viên chưa đạt phân tích lí do nguyên nhân, hướng dẫn <br />
cụ thể những biện pháp cần phảỉ phấn đấu thực hiện trong kỳ thi đua tiếp <br />
theo. Bên cạnh đó yêu cầu từng đồng chí chưa đạt phải nhận và thấy rõ <br />
những thiếu sót thuộc trách nhiệm của mình và yêu cầu họ có cam kết trước <br />
Hiệu trưởng và Chủ tịch Công đoàn là sẽ khắc phục triệt để những tồn tại <br />
của bản thân. Song song đó là phân công các thành viên trong Ban thi đua mỗi <br />
người kèm theo một người, đồng thời có biện pháp giúp đỡ khi bản thân họ <br />
chưa thực hiện hoàn thành nhiệm vụ được giao.<br />
Yếu tố vật chất khen thưởng là hết sức khó khăn của trường với nguồn <br />
kinh phí quá hạn hẹp, rút kinh nghiệm ở những năm trước khen thưởng về <br />
tinh thần là chủ yếu nên hiệu quả không cao. Xác định nhu cầu khen thưởng <br />
Người thực hiện: Leâ Thò Haûo HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG<br />
12<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: “ Hiệu Trưởng phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức thi đua và phong trào quần chúng”<br />
<br />
<br />
vật chất là rất cần thiết trong thi đua, là động lực thúc đẩy chất lượng hoạt <br />
động của nhà trường. Song song với việc ban hành thang điểm, kế hoạch thi <br />
đua, Hiệu trưởng cùng Công đoàn xây dựng kế hoạch tạo quỹ khen thưỏng: <br />
Trước tiên là phải tiết kiệm trong chi tiêu việc nào cần thiết chi mới chi và <br />
chi vào mục đích thiết thực có hiệu quả .Xác định kinh phí khen thưởng cho <br />
từng đợt và cả năm dự tính mức tối đa là khoảng 3.000.000 đồng. Sau đó <br />
Hiệu trưởng và Công đoàn kết hợp với Ban đại diện CMHS xem xét kinh phí <br />
hỗ trợ. Thật sự qua phong trào thi đua của nhà trường hiệu quả mang lại rất <br />
cao trong việc thể hiện được trách nhiệm của từng cá nhân, luôn xuất hiện <br />
gương người tốt việc tốt và giảm dần những tiêu cực yếu kém trong đội ngũ <br />
sư phạm của nhà trường.<br />
Tương tự như trên công tác thi đua trong học sinh cũng hoạt động sôi <br />
nổi không kém. Mỗi chủ đề, mỗi nội dung hoạt động được cụ thể hóa thành <br />
nội dung thi đua với mục đích tác dụng là đòn bẩy thúc đẩy tốt công tác <br />
chuyên môn để nâng cao kết quả học tập. Sau mỗi đợt đều có sơ, tổng kết <br />
khen thưởng kịp thời.Thật sự đã trở thành một tập thể “ Người người thi đua <br />
trong nhà trường”.<br />
b). Về phối hợp thực hiện các phong trào quần chúng.<br />
Song song với công tác thi đua phong trào quần chúng trong nhà trường <br />
được Hiệu trưởng và Công đoàn phối hợp thực hiện chặt chẽ. <br />
Sau khi xác định trách nhiệm và quyền hạn của mỗi bên, tiến hành xây <br />
dựng kế hoạch thực hiện từng phong trào trên tinh thần tập trung dân chủ, <br />
công khai bàn bạc với mục đích chung là mang lại hiệu quả cao cho từng <br />
phong trào. Chẳng hạn như phong trào thi văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo <br />
Việt Nam trong nhà trường. Xác định đối tượng đăng kí, chủ đề hội thi, hình <br />
thức tổ chức, nội dung tổ chức, điều kiện phục vụ, sân khấu, dàn nhạc, âm <br />
thanh, giám khảo, thời gian tổ chức, cơ cấu giải thưởng, tác dụng mang lại <br />
sau hội thi.<br />
Các công việc trên được cụ thể hóa thành chương trình hành động thật <br />
chi tiết, tiến hành giáo trách nhiệm cho mỗi bên, Hiệu trưởng chịu trách <br />
nhiệm về cơ sở vật chất, quan hệ giao tiếp mời đối tác tham gia và chịu trách <br />
nhiệm về chuyên môn cũng như hình thức nội dung tổ chức. Chủ tịch công <br />
đoàn động viên trong công tác tập luyện các tiết mục, trang phục… Hai bên <br />
có trách nhiệm thực hiện công việc được phân công và giám sát với nhau, kịp <br />
thời đôn đốc nhắc nhở hoặc góp ý những thiếu sót còn mắc phải. Sau mỗi <br />
phong trào tổ chức hai bên ngồi lại với nhau phân tích những việc làm được <br />
và chưa làm được, cùng nhận thấy những ưu khuyết điểm thuộc trách nhiệm <br />
mỗi bên và thống nhất thành báo cáo sơ, tổng kết chung cho phong trào được <br />
thông qua trước Hội đồng sư phạm và những người có liên quan để cùng rút <br />
kinh nghiệm cho các phong trào sau.<br />
Người thực hiện: Leâ Thò Haûo HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG<br />
13<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: “ Hiệu Trưởng phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức thi đua và phong trào quần chúng”<br />
<br />
<br />
Tương tự như thế các phong trào quần chúng khác như phong trào Xanh, <br />
sạch, đẹp trong nhà trường, xây dựng quỹ khuyến học, quỹ hội phụ huynh <br />
học sinh, phong trào thực hiện Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích <br />
cực… đều được bàn bạc, thảo luận, góp ý kiến tập thể và phân công trách <br />
nhiệm rạch ròi mỗi bên, có sơ, tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm và phương <br />
hướng thực hiện cho phong trào sau. Những việc làm này được thực hiện <br />
triệt để theo nội dung, phương pháp và thời gian nhất định, không qua loa, đại <br />
khái. Từ đó hiệu quả mang lại rât đáng khích lệ và phát huy được tinh thần <br />
đoàn kết, sáng tạo trong công tác phối hợp.<br />
c). Về thực hiện chế độ hội họp và xây dựng quy chế phối hợp.<br />
Công tác hội họp trong phối hợp định kỳ vào ngày thứ bảy tuần đầu <br />
hàng tháng với nội dung là đánh giá công tác phối hợp các công việc của tháng <br />
qua và phương hướng phối hợp các công việc còn lại của tháng tới, lồng vào <br />
đó là triển khai các văn bản của cấp trên cũng như nội dung thực hiện của hai <br />
bên, về công tác thi đua và phong trào quần chúng công việc hai bên đồng chủ <br />
động chuẩn bị với tinh thần và trách nhiệm cao. Có nghĩa là trước khi họp hai <br />
bên thông báo cho nhau về nội dung cần làm việc, khi đã thống nhất thì tiến <br />
hành họp, nên nội dung, chất lượng buổi họp luôn sôi nổi và hào hứng trên cơ <br />
sở thảo luận theo yêu cầu công việc đã đưa ra.<br />
Quy chế phối hợp giữa Hiệu trưởng và Công đoàn được xây dựng ngay <br />
từ đầu năm trên nguyên tắc tập trung dân chủ. Trong đó, quy định rõ về trách <br />
nhiệm, quyền hạn, tính chất, chức năng của mỗi bên. Đặc biệt là chế độ làm <br />
việc của Ban giám hiệu và Ban chấp hành Công đoàn được quy định rất rõ <br />
trên cơ sở pháp lý và tình hình thực tế của nhà trường, địa phương. Quy chế <br />
này đựơc tham khảo trong Hội đồng sư phạm sau đó triển khai rộng rãi cho <br />
tất cả các thành viên trong nhà trường nắm rõ các nội dung. Cuối mỗi tháng <br />
trong báo cáo sơ kết hoạt động tháng của Hiệu trưởng và Công đoàn có dành <br />
một phần đánh giá kết quả thực hiện quy chế. Nếu có thiếu sót phân tích rõ <br />
trách nhiệm thuộc bên nào, thì bên đó phải đưa ra hướng khắc phục. Cuối <br />
năm đánh giá chung về thực hiện quy chế phối hợp.<br />
2. Giải pháp thực hiện:<br />
Thường xuyên tuyên truyền giáo dục cán bộ công chức thực hiện đúng <br />
chính sách chủ trương của Đảng , pháp luật của nhà nước.<br />
Đưa tổ chức quần chúng vào hoạt động chuyên môn. Tổ chức tốt <br />
phong trào thi đua kích thích CBCC hăng say nhiệt tình phấn đấu thực hiện tốt <br />
nhiệm vụ chính trị.<br />
Tạo được bầu không khí vui tươi phấn khởi trong tập thể Hội đồng sư <br />
phạm , nắm rõ, hiểu rõ tâm tư nguyện vọng chung của anh ,chị em từ đó động <br />
viên khích lệ kịp thời. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho CBCC tạo <br />
Người thực hiện: Leâ Thò Haûo HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG<br />
14<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: “ Hiệu Trưởng phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức thi đua và phong trào quần chúng”<br />
<br />
<br />
mọi điều kiện để đảm bảo công tác chăm lo sức khỏe CSVC cho anh chị em <br />
tạo nên cuộc sống mới làm việc phấn khởi đoàn kết nhất trí để hoàn thành <br />
tốt mọi nhiệm vụ được giao.<br />
Mạnh dạn tổ chức đi tham quan những mô hình tốt để áp dụng cho <br />
trường mình.<br />
Đầu tư và sử dụng triệt để các thiết bị khoa học kỹ thuật để đáp ứng <br />
cho nhu cầu thông tin và hiệu quả công việc.<br />
Tự xây dựng quỹ tự có của nhà trường trên cơ sở độc lập không lệ <br />
thuộc thì mới chủ động được trong công tác thi đua và thực hiện các phong <br />
trào.<br />
Tất cả các phong trào thực hiện và lề lối làm việc trên cơ sở văn bản <br />
và có pháp nhân hẳn hoi.<br />
Xây dựng nhiều chuyên đề trong năm học về công tác thi đua và phong <br />
trào quần chúng, học tập các đơn vị có nhiều thành tích trong hoạt động Công <br />
đoàn để bổ sung vào tư liệu quý hoạt động của nhà trường.<br />
Công tác thi đua và phong trào quần chúng trong trường phải được <br />
tuyên truyền rộng rãi đến các bậc phụ huynh, ngoài xã hội nằm trên địa bàn <br />
trường đóng.<br />
Đội ngũ giáo viên phải được hoàn thiện về năng lực chuyên môn.<br />
Ưu điểm: Đạt được tất cả các công việc được giao trong năm học, <br />
được anh chị em trong đơn vị đồng tình ủng hộ nên việc thực hiện quy chế <br />
đạt khá tốt. Rất ít những trường hợp vi phạm, nếu có thì cũng giải quyết <br />
khắc phục kịp thời.<br />
Tồn tại: Vì cơ chế hoạt động của Công đoàn là kiêm nhiệm nên trong <br />
phối hợp thực hiện quy chế có đôi lúc còn lắng đọng, thiếu tính lỉên tục, trong <br />
kiểm điểm còn hơi nể nang vì công việc nên có một đôi lần chưa mạnh dạn <br />
thẳng thắn với nhau.<br />
Nhìn chung trong chế độ hội họp và xây dựng quy chế được thực hiện <br />
khá hiệu quả, luôn mang tính thường xuyên và kịp thời, những trường hợp <br />
thiếu sót được hai bên tiến hành rút kinh nghiệm và khắc phục ở những tháng <br />
tiếp theo sau. Không có trường hợp vi phạm lớn xảy ra.<br />
IV.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:<br />
Với sự quyết tâm của tập thể Hội đồng sư phạm thực hiện thắng lợi <br />
nhiệm vụ là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học. Thành tích của công <br />
đoàn nhà trường: 06 năm liền là Công đoàn cơ sở trường học vững mạnh <br />
( Từ năm học 20032004 đến nay). Danh hiệu cá nhân đạt Giỏi việc trường <br />
đảm việc nhà công đoàn viên xuất sắc là 5 đ/c. Đối với tập thể nhà trường từ <br />
Người thực hiện: Leâ Thò Haûo HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG<br />
15<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: “ Hiệu Trưởng phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức thi đua và phong trào quần chúng”<br />
<br />
<br />
năm học 20012002 đến năm học 20072008 đều đạt danh hiệu tập thể lao <br />
động tiên tiến. Năm học 20082009 được UBND Tỉnh tặng Bằng khen Tập <br />
thể lao động xuất sắc, 6 đ/c đạt danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở. 31/32 đ/c đạt lao <br />
động tiên tiến cấp trường. Chi bộ Đảng liên tục từ năm 2002 đến nay đều <br />
đạt Chi bộ trong sạch vững mạnh. Năm 2009 được Huyện uỷ Cư Mgar khen <br />
tặng tập thể tiêu biểu xuất sắc 3 năm liên tục, 13/13 đảng viên đủ tư cách <br />
hoàn thành tốt nhiệm vụ, 1 đ/c hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tổ chức Đoàn <br />
Thanh niên được Xã Đoàn ghi nhận là Chi đoàn vững mạnh. Đội TNTP Hồ <br />
Chí Minh là Liên đội vững mạnh. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Leâ Thò Haûo HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG<br />
16<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: “ Hiệu Trưởng phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức thi đua và phong trào quần chúng”<br />
<br />
<br />
C. PHẦN KẾT LUẬN<br />
1. Bài học kinh nghiệm.<br />
Hiệu trưởng và Công đoàn cơ sở đều xác định được trách nhiệm công <br />
việc, cũng như luôn có giải pháp sáng tạo và đoàn kết trong phối hợp.<br />
Bầu không khí trong nhà trường luôn lành mạnh, trong sáng.<br />
Người Hiệu trưởng được đào tạo toàn diện qua công tác quản lý, Chủ <br />
tịch Công đoàn có trình độ năng lực nhất định. Hai bên có cùng một mục đích <br />
lí tưởng thì hiệu quả công việc sẽ cao. <br />
Biết tập hợp và vận động được đoàn thể CB,GV , CNV tích cực tham <br />
gia các hoạt động của nhà trường trên tinh thần tự nguyện tự giác vì mục đích <br />
chung.<br />
Kế hoạch thực hiện và biện pháp phối hợp phải mang tính thực tiễn <br />
cao và phải luôn được kiểm tra, giám sát chặt chẽ từng chi tiết công việc.<br />
Nội dung thi đua và các phong trào quần chúng phải phù hợp với yêu <br />
cầu thực tế của chủ trương chung và phù hợp với yêu cầu chung của Hội <br />
đồng sư phạm và của địa phương.<br />
Xây dựng tốt được quỹ khen thưởng thì sẽ góp phần động viên cổ vũ <br />
cá nhân thực hiện tốt các phong trào thi đua.<br />
Biết vận dụng và khai thác tốt các nguồn nội lực và ngoại lực để phục <br />
vụ cho các phong trào của trường.<br />
Tính nghiêm túc và dám chịu trách nhiệm của mỗi bên trong làm việc <br />
thì chắc chắn sẽ khắc phục những thiếu sót kịp thời.<br />
2) Đề xuất kiến nghị <br />
Đối với Công đoàn Ngành:<br />
Cần mở lớp bồi dưỡng dài hạn cho cán bộ Công đoàn cơ sở để đảm <br />
đương nhiệm vụ trong tình hình mới.<br />
Thường xuyên mở lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ thanh tra cho cán bộ <br />
thanh tra của nhà trường để được học tập nắm rõ các qui định để tiến hành <br />
công việc được thuận lợi.<br />
Các phong trào quần chúng phải được ngành cấp trên chủ động phát <br />
động thì tính chất tuyên truyền sẽ được sâu rộng hơn.<br />
Đối với công đoàn cơ sở : <br />
Thường xuyên phối kết hợp với các tổ chức trong nhà trường thì hiệu <br />
quả của phong trào thi đua sẽ cao hơn. <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Leâ Thò Haûo HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG<br />
17<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: “ Hiệu Trưởng phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức thi đua và phong trào quần chúng”<br />
<br />
<br />
Cần có qui định cụ thể các loại phong trào thi đua ngắn hạn để có sự <br />
đánh giá kết quả thực hiện trên quy mô rộng hơn.<br />
Phát huy những nhân tố tích cực, những gương người tốt để nhân rộng <br />
điển hình<br />
Đối với công đoàn viên :<br />
Phải thực sự coi tổ chức công đoàn là một tổ ấm . Cần chia sẽ những bài <br />
học hay , những khó khăn trong cuộc sống đời thường để tổ chức công đoàn <br />
hỗ trợ tư vấn.<br />
Luôn coi hoạt động phong trào là một nhiệm vụ hố trợ cho hoạt động <br />
chuyên môn từ đó xác định tham gia với tinh thần tự nguyện , tự giác không <br />
gò ép , hăng say thì mới đạt hiệu quả cao.<br />
3) Lời Kết :<br />
Để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng và nhân dân tin tưởng giao <br />
phó . Trước hết mỗi một CB Đoàn viên công đoàn cần nhận thức rõ và nêu <br />
cao tinh thần trách nhiệm trước nhiệm vụ lớn lao đó là đào tạo một thế hệ <br />
tương lai cho xã hội, cho đất nước , định hướng tốt các kế hoạch , nhiệm vụ <br />
cấp trên giao . Xây dựng các tiêu chí thi đua sát hợp với tình hình thực tế của <br />
đơn vị . Hơn ai hết là Hiệu trưởng cùng với tổ chức Công đoàn cần phải sát <br />
sao động viên những gương tốt, kịp thời giúp đỡ những đoàn viên còn có <br />
những điều kiện khó khăn trong cuộc sống đời thường và thiếu sót trong <br />
nhiệm vụ được giao, tạo cơ hội cho họ thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của <br />
mình. Có như vậy thì các hoạt động phong trào mới thực sự gắn bó trong công <br />
việc chung để tạo ra một sự hài hoà trong công tác dạy và học, tạo được sự <br />
đoàn kết thống nhất trong nội bộ đơn vị để cùng tiến tới đích là hoàn thành <br />
xuất sắc nhiệm vụ năm học.<br />
Mặc dù đã nghiên cứu và qua thực tiễn của đơn vị. Bản thân đã đầu tư <br />
nghiên cứu để viết đề tài: “ Hiệu trưởng phối hợp cùng tổ chức công đoàn cơ <br />
sở để thực hiện công tác thi đua và phong trào quần chúng”.<br />
Với thời gian nghiên cứu đề tài có hạn. Nội dung đề tài chưa được đầy <br />
đủ, tỉ mỉ và khoa học. Do đó đề tài không tránh khỏi những lý luận chưa lý <br />
giải hợp lý sát với thực tiễn với từng đơn vị, từng địa bàn. <br />
Cảm ơn BGH, BCH Công đoàn đã tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành <br />
đề tài. Rất mong sự quan tâm của lãnh đạo cấp trên các anh chị em đồng <br />
nghiệp góp ý để SK được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Leâ Thò Haûo HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG<br />
18<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: “ Hiệu Trưởng phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức thi đua và phong trào quần chúng”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Leâ Thò Haûo HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG<br />
19<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: “ Hiệu Trưởng phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức thi đua và phong trào quần chúng”<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
Lời dẫn____________________________________________Trang 1<br />
A. PHẦN MỞ ĐẦU__________________________________Trang 2<br />
1.Lý do chọn đề tài __________________________________Trang 2<br />
2. Mục đích nghiên cứu_______________________________Trang 3<br />
3. Ý nghĩa__________________________________________Trang 3<br />
B. PHẦN NỘI DUNG_________________________________Trang 4<br />
I. Cơ sở lý luận thực tiễn và cơ sở pháp lý _______________Trang 4<br />
1) Cơ sở lý luận thực tiễn ____________________________Trang 4<br />
2) Cơ sở pháp lý_____________________________________Trang 6<br />
II. Thực trạng tình hình Trường Tiểu học Quang Trung _____Trang 7<br />
III. Biện pháp, giải pháp …____________________________Trang 9<br />
1) Biện pháp________________________________________Trang 9<br />
2) Giải pháp________________________________________Trang 14<br />
IV. Kết quả_________________________________________Trang 15<br />
C. PHẦN KẾT LUẬN________________________________Trang 16<br />
1) Bài học kinh nghiệm_______________________________Trang 16<br />
2) Đề xuất kiến nghị_________________________________Trang 16<br />
3) Lời kết__________________________________________Trang 17<br />
MỤC LỤC__________________________________________Trang 18<br />
DANH MỤC THAM KHẢO ___________________________Trang 19<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Leâ Thò Haûo HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG<br />
20<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: “ Hiệu Trưởng phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức thi đua và phong trào q