Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hoá giáo dục ở trường THPT Huỳnh Thị Hưởng trong giai đoạn hiện nay
lượt xem 3
download
Sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thành với mục tiêu nhằm góp phần tạo nên những chuyển biến tích cực trong công tác xã hội hóa giáo dục đối với nhà trường. Từ đó, mỗi thầy, cô giáo cần quan tâm hơn nữa đến công tác này để huy động nhiều nguồn lực từ xã hội, từ phụ huynh học sinh, các mạnh thường quân …. góp phần xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường ngày một tốt hơn, tạo điều kiện tốt nhất để các em học sinh được học tập và rèn luyện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hoá giáo dục ở trường THPT Huỳnh Thị Hưởng trong giai đoạn hiện nay
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT HUỲNH THỊ HƯỞNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Mã số trường: HTH1 Chợ Mới, ngày 29 tháng 02 năm 2020 BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiến I- Sơ lược lý lịch tác giả - Họ và tên: Nguyễn Hữu Thọ Nam, nữ: Nam - Ngày tháng năm sinh: 01/12/1977 - Nơi thường trú: Ấp Thị 1, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. - Đơn vị công tác: Trường THPT Huỳnh Thị Hưởng. - Chức vụ hiện nay: Phó Hiệu trưởng. - Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ - Lĩnh vực công tác: Quản lý . II. Đặc điểm tình hình Trường THPT Huỳnh Thị Hưởng nằm ở nông thôn, địa bàn rộng, học sinh bao gồm nhiều xã như Hội An, Bình Phước Xuân, Mỹ An, An Thạnh Trung trong đó có hai xã giáp ranh là xã Mỹ An Hưng A và Hội An Đông của huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, đa số thuộc gia đình nông dân, điều kiện kinh tế còn khó khăn, phụ huynh ít quan tâm đến việc học tập của con em, nên gây khó khăn trong việc thực hiện vận động xã hội hoá giáo dục. Cơ sở vật chất, môi trường và cảnh quan sư phạm chưa đáp ứng tốt cho công tác giáo dục và rèn luyện học sinh, thiếu sân chơi, bãi tập, do đó ảnh hưởng đến công tác nâng cao chất lượng chung của nhà trường. 1. Thuận lợi Có các văn bản hướng dẫn về công tác xã hội hoá các hoạt động giáo dục, cũng như xây dựng kế hoạch các văn bản kịp thời. Nên đã tạo hành lang pháp lý để nhà trường thực hiện có hiệu quả. Được sự đồng thuận của Chi bộ, tập thể Hội đồng sư phạm nhà trường và sự nhất trí của Ban đại diện cha mẹ học sinh về công tác vận động xã hội hoá. Đã tạo điều kiện cho nhà trường từng bước duy tu, sửa chữa về cơ sở vật chất phục vụ tốt công tác dạy và học, hỗ trợ, khen thưởng học sinh cũng như tạo cảnh quang sư phạm nhà trường ngày càng khang trang. 2. Tồn tại, hạn chế Nhận thức về xã hội hoá giáo dục tuy có những chuyển biến, tuy nhiên còn nhiều mặt hạn chế, chưa nhìn nhận đúng vai trò của các thành phần kinh tế và xã hội trong việc tham gia vào xã hội hóa cho giáo dục. Điều kiện kinh tế của người dân còn khó khăn, do đó công tác xã hội hoá còn nhiều hạn chế. 3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế Do nhận thức chưa đầy đủ, xem công tác xã hội hoá giáo dục chỉ là biện pháp huy động sự đóng góp. Tư tuởng, thói quen bao cấp vẫn còn khá nặng nề. 1
- Một số cơ chế chính sách xã hội hoá chưa quy định rành mạch, hệ thống văn bản hướng dẫn, phổ biến chậm và chưa đồng bộ, một bộ phận còn ngại đóng góp trong việc thực hiện công tác xã hội hoá của nhà trường. 4. Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hoá giáo dục ở trường THPT Huỳnh Thị Hưởng trong giai đoạn hiện nay. 5. Lĩnh vực: Quản lý. III. Mục đích yêu cầu của sáng kiến: 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến: Cơ sở vật chất từ năm học 2014 – 2015 đến 2018 - 2019 Hiện trạng 2014-2015 2015-2016 2016-2017 2017-2018 2018-2019 Số lớp 25 26 27 28 27 Số học sinh 912 908 970 1022 1076 Số phòng học 14 14 14 18 18 THTN Lý, 3 3 3 3 3 Hoá, Sinh Phòng 2 2 2 2 2 Tin học Phòng 1 1 1 1 1 Anh văn Khu hiệu bộ 1 1 1 1 1 Sân chơi, Không Không Không Có Có bãi tập Qua số liệu trên ta thấy, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học cơ bản đáp ứng được yêu cầu dạy và học trong thời gian qua. Tuy nhiên, một số trang thiết bị dạy và học đã xuống cấp hay hư hỏng, thiếu sân chơi, bãi tập. Đặc biệt, số lượng lớp, học sinh ngày càng tăng, số phòng học thì không đáp ứng, cảnh quang sư phạm còn hạn chế … kinh phí cải tạo, sửa chữa còn hạn hẹp. Điều này, gây không ít khó khăn cho công tác dạy và học, các hoạt động ngoại khoá cho nhà trường. Trong tình hình hiện nay cho thấy, công tác xã hội hóa giáo dục trong các trường học đang là vấn đề cấp thiết đặt ra cho xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng. Đặc biệt, vấn đề xã hội hóa giáo dục đang được các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân, nhiều bậc phụ huynh .. quan tâm chỉ đạo và hưởng ứng thực hiện. Vai trò của giáo dục là rất lớn, vì giáo dục chính là trụ cột của một quốc gia để tạo dựng, giữ gìn và phát triển hệ giá trị xã hội. Trong đó công tác xã hội hoá giáo ở trường THPT Huỳnh Thị Hưởng trong những năm qua cơ bản đạt được một số thành tựu quan trọng. Hiến pháp của nước ta cũng xem “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”; “mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân” (điều 35); “học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân” (điều 59). Trong điều kiện cơ sở vật chất nhà trường còn nhiều khó khăn, nhưng lãnh đạo nhà trường rất quan tâm đến công tác xã hội hoá giáo dục để khai thác tiềm năng về nhân lực, vật lực, tài lực 2
- trong xã hội thông qua các tổ chức nồng cốt như: Hội khuyến học, Hội Cựu Giáo chức, Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh và các mạnh thường quân ... Trường THPT Huỳnh Thị Hưởng được thành lập năm 1990 (gọi là Trường PTTH Hội An), trường có 2 cấp học: Cấp THCS và cấp THPT. Từ năm 2003, trường được tách ra khỏi cấp THCS thành trường THPT với cơ sở vật chất riêng biệt với 12 phòng học, sân chơi, bãi tập, cảnh quang sư phạm còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, trường luôn được sự quan tâm đầu tư của Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang, đến nay cơ sở vật chất đảm bảo tốt nhu cầu học tập và giảng dạy. Tuy nhiên, trong thời gian qua cơ sở vật chất, trang thiết bị xuống cấp, không đủ phòng học, thiếu sân chơi, bãi tập, cảnh quang chưa đáp ứng nhu cầu giáo dục học sinh làm ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường, đặc biệt là các hoạt động giáo dục trái buổi. Do vậy, đòi hỏi nhà trường phải thường xuyên tuyên truyền, vận động và làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục nhằm từng bước tu sửa, chỉnh trang cơ sở vật chất, tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh, cấp phát học bổng để thu hút các em vào những hoạt động có tính giáo dục cao nhằm nâng cao chất lượng giáo dục là nhiệm vụ hàng đầu. Từ thực tiễn và công việc đã thực hiện trong thời gian, nhận thấy tính cấp bách và cần thiết trong công tác xã hội hoá giáo dục trong nhà trường. Từ những lý do trên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hoá giáo dục ở trường THPT Huỳnh Thị Hưởng trong giai đoạn hiện nay” để nghiên cứu, nhằm góp phần tạo nên những chuyển biến tích cực trong công tác xã hội hóa giáo dục đối với nhà trường. Từ đó, mỗi thầy, cô giáo cần quan tâm hơn nữa đến công tác này để huy động nhiều nguồn lực từ xã hội, từ phụ huynh học sinh, các mạnh thường quân …. góp phần xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường ngày một tốt hơn, tạo điều kiện tốt nhất để các em học sinh được học tập và rèn luyện. 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến Sự nghiệp đổi mới ở nước ta đang đi vào chiều sâu và được triển khai trên quy mô lớn, hành trình hội nhập, giao lưu quốc tế mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Cơ chế thị trường đang phát huy tác dụng tích cực, tạo nên sự phát triển năng động và thúc đẩy nhịp độ tăng trưởng kinh tế ở nước ta. Xã hội hoá giáo dục là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng nền giáo dục quốc dân, đây là mặt quan trọng trong chiến lược phát triển nền giáo dục nước nhà. Bởi vì, Đảng và Nhà nước ta đã xác định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, xây dựng nền giáo dục có tính chất nhân dân, dân tộc, khoa học hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế, với tiến bộ khoa học công nghệ, củng cố quốc phòng an ninh, giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân.” Xã hội hoá giáo dục là cuộc vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào việc phát triển sự nghiệp giáo dục nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục đối với người dân. Nhận thấy sự khó khăn về cơ sở vật chất của nhà trường trong thời gian qua. Hằng năm nhà trường đều xây dựng kế hoạch triển khai, đánh giá tình hình cơ sở vật chất, cảnh quang sư phạm và kêu gọi sự đóng góp của các mạnh thường quân, ban đại diên cha mẹ học sinh, tập thể nhà trường … để tìm hướng giải quyết khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất phục vụ tốt công tác dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục và được sự 3
- thống nhất cao trong tập thể nhà trường, của Ban đại diện cha mẹ học sinh, sự chấp thuận của Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang về chủ trương trong công tác vận động xã hội hoá giáo dục. Với cách làm trên, từ năm học 2014 – 2015 đến nay nhà trường đã nhận được rất nhiều sự đóng góp về tinh thần, vật chất từ các cấp lãnh đạo, các nhà mạnh thường quân, các phụ huynh, cựu học sinh …. Từng bước đầu tư chỉnh trang cơ sở vật chất ngày càng khang trang nhằm phục vụ ngày một tốt hơn cho công tác dạy và học. Với điều kiện cơ sở vật chất khó khăn, thiếu thốn trong thời gian qua. Nếu không làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục chắc chắn rằng việc dạy và học, các hoạt động của nhà trường sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, nếu không áp dụng sáng kiến này, thì trong tình hình hiện nay việc tu sửa cơ sở vật chất, cảnh quang sư phạm nhà trường để đáp ứng nhu cầu dạy và học rất khó khăn, bởi vì ngân sách còn hạn chế, sự đầu tư của các cấp, các ngành chưa đồng bộ, một số trường trong huyện đã được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp. Bên cạnh đó, một số trường cơ sở vật chất, sân chơi bãi tập còn nhiều thiếu thốn cần phải theo lộ trình. Vì vậy, việc đánh giá đúng tình hình, phát hiện được các nguyên nhân và đề xuất các biện pháp nhằm đổi mới nội dung và phương pháp trong công tác xã hội hoá giáo dục hiện nay là vấn đề rất cấp thiết để từng bước trang bị cơ sở vật chất, cảnh quang sư phạm nhà trường ngày một tốt hơn. 3. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến trình bày cách thức tổ chức công tác xã hội hoá giáo dục trong nhà trường đạt hiệu quả, thực hiện từ năm học 2014 – 2015 đến 2017 - 2018 và những năm tiếp theo. Xã hội hóa giáo dục là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Ngay từ đầu cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi “Toàn dân tham gia diệt giặc dốt” và vạch rõ phương châm làm “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Ngày nay, xã hội hóa giáo dục trở thành một trong những quan điểm để hoạch định hệ thống các chính sách xã hội. Trong đó, Nhà nước giữ vai trò nòng cốt. Nghị quyết TW2 (Khóa VIII) chỉ rõ: “Giáo dục - Đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân” và Nghị Quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng tiếp tục khẳng định về xã hội hóa giáo dục là: “Nhà nước tăng đầu tư, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, huy động toàn xã hội chăm lo phát triển giáo dục”. Vì vậy, xã hội hóa giáo dục có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, là một tư tưởng chiến lược, coi sức mạnh tổng hợp của toàn dân, của xã hội tham gia vào công tác giáo dục là điều kiện tiên quyết để phát triển toàn diện và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục. Công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường trong những năm qua đã đem lại hiệu quả thiết thực, giúp nhà trường từng bước ổn định cơ sở vật chất, công tác dạy và học, nâng cao hiệu quả giáo dục từng bước được nâng lên. Có được kết quả trên nhà trường đã thực hiện một số biện pháp sau: 3.1. Đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền về công tác xã hội hoá giáo dục. Xã hội hoá giáo dục là quá trình vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của mọi người cùng làm giáo dục để giáo dục phục vụ cho mọi người. Trách nhiệm 4
- của ngành giáo dục và nhà trường là phải làm cho mọi người thấy rõ vai trò, lợi ích của giáo dục đối với đời sống cộng đồng. Để thực hiện tốt mọi nhiệm vụ, bước đầu tiên là phải có nhận thức đầy đủ về nội dung, tầm quan trọng và ý nghĩa của nhiệm vụ đó, từ đó mới có thể đánh giá, đề ra các biện pháp và thể hiện tinh thần quyết tâm thực hiện. Vì vậy, phải tăng cường công tác tuyên truyền, vận động cung cấp thông tin một cách đầy đủ về đường lối, mục đích, chủ trương, yêu cầu, thuận lợi, khó khăn, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của nhà trường trong từng năm học… nhằm làm chuyển biến nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, Ban đại diện cha mẹ học sinh, phụ huynh học sinh … theo hướng tích cực về vị trí hàng đầu của giáo dục để có hiểu biết về mục đích và chủ động tham gia vào giáo dục cùng với nhà trường. - Tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội, các cuộc họp phụ huynh, họp ban đại diện cha mẹ học sinh, các mối quan hệ với hình thức thư ngõ, … để tuyên truyền sâu rộng, thiết thực về tình hình cơ sở vật chất của trường, những vấn đề khó khăn cần phải giải quyết nhằm đáp ứng tốt cho công tác dạy và học. Từ đó, nhằm giúp cho phụ huynh, mạnh thường quân thấy được những khó khăn của trường gặp phải để cùng tham gia vào công tác vận động xã hội hoá của nhà trường. - Nhằm thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục có chiều sâu và chiều rộng, toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và các bậc phụ huynh, mạnh thường quân cần được quán triệt một cách đầy đủ, khoa học và chính xác về nội dung và ý nghĩa của công tác vận động xã hội hoá giáo dục, công tác xã hội hóa phải gắn với mục tiêu từng năm nhằm chỉnh trang, tu sửa cơ sở vật chất ngày càng khang trang đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. - Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục theo đề án đã được Uỷ ban nhân tỉnh phê duyệt, tiếp tục thực hiện chủ trương đa dạng hóa các loại hình trường lớp, tạo một bước đột phá trên nhiều lĩnh vực, tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về xã hội hóa giáo dục trong toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh, nhất là cán bộ quản lý, từ đó góp phần tuyên truyền trong cha mẹ học sinh, các mạnh thường quân, tạo sự đồng thuận với chủ trương xã hội hoá giáo dục của nhà trường. - Đẩy mạnh hoạt động khuyến học trong nhà trường, để huy động mọi nguồn lực, tài lực phục vụ cho công tác giáo dục. Duy trì và phát huy phong trào khuyến học, khuyến tài nhằm tranh thủ các nguồn tài trợ, học bổng góp phần tạo điều kiện các em tiếp tục đến trường. 3.2. Xây dựng kế hoạch công tác vận động xã hội hóa một cách khoa học Trong quá trình quản lý, lập kế hoạch là khâu quan trọng đầu tiên nhằm định hướng cho các hoạt động giáo dục. Đây là biện pháp giúp xác định các nội dung, phương pháp, đối tượng, thời gian thực hiện… Kế hoạch đảm bảo tính thống nhất với mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường, các văn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục, của bộ Giáo dục về công tác vận động xã hội hóa, huy động được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Đồng thời, triển khai đồng bộ, thường xuyên, chặt chẽ và có kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời. Để xây dựng kế hoạch, trước hết, cán bộ quản lý phải nắm rõ và đánh giá được tình hình, thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện. Những chủ trương nhằm phát động trong cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh, những tấm lòng vàng, mạnh 5
- thường quân, cựu học sinh, gia đình tâm huyết với giáo dục, … ủng hộ cho nhà trường trong việc xây dựng, sửa chữa trường lớp khang trang, tạo cảnh quan sư phạm xanh, sạch, đẹp. Các hạng mục công trình nào đòi hỏi phải có ý nghĩa thiết thực được tập thể nhà trường, cha mẹ học sinh bàn bạc và đi đến thống nhất qua các lần hội, họp, trong đó cần cụ thể hoá các hạng mục tu sửa cơ sở vật chất với kinh phí là bao nhiêu? thời gian bao lâu? ai chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo suốt thời gian vận động … Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên vừa là đội ngũ trí thức, vừa là một tuyên truyền viên cần nhận thức sâu sắc được ý nghĩa xã hội hoá giáo dục từ đó tuyên truyền giáo dục, vận động trong cha mẹ học sinh, mạnh thường quân … làm thế nào đó để tạo được sự tin tưởng và tích cực tham gia cùng với nhà trường chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Hằng năm, nhà trường phải xác định được hiện nay trường mình đang đứng ở đâu, có những thuận lợi, khó khăn gì ? Từ đó xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể rõ ràng, phần nào đầu tư từ ngân sách, phần nào cần huy động sự tham gia đóng góp của phụ huynh. Xây dựng kế hoạch phải thiết thực cụ thể, phải được sự đồng tình cao của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, hội cha mẹ học sinh của trường và khi bắt tay vào thực hiện cần quán triệt quan điểm trong tập thể là không thể sợ thiếu mà không làm. Tích cực tham mưu với chính quyền địa phương, các ban ngành, kế hoạch thực hiện vào đầu năm học, trong ngày khai giảng với sự có mặt của các đại biểu nên đem vấn đề này ra bàn bạc, nêu lên những thuận lợi, khó khăn mà trường gặp phải cũng như công việc sắp thực hiện cần có sự hỗ trợ của địa phương, các mạnh thường quân và các nhà hảo tâm. Cần có kế hoạch và chủ trương đúng trong việc đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục. Đồng thời xin chủ trương của cấp quản lý nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ và đồng bộ để thực hiện xã hội hoá giáo dục đúng hướng, đặc biệt là đảm bảo đúng theo qui định. 3.3. Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng tham gia xã hội hóa giáo dục Cũng với mục đích tăng cường thêm cơ sở vật chất, các điều kiện phục vụ dạy và học nhằm nâng cao chất lượng, cần quan tâm tới việc huy động sự đóng góp tài chính, tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức xã hội, các mạnh thường quân, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, các cựu học sinh thành đạt đang làm việc trong và ngoài tỉnh và các bậc phụ huynh học sinh có tâm quyết với sự nghiệp giáo dục cũng như có con em đang học tại trường. Nhà trường phải biết tranh thủ những mối quan hệ, tìm hiểu về các đối tác để có cơ hội trao đổi với họ về kế hoạch phát triển của nhà trường thông qua đó sẽ kêu gọi sự ủng hộ, giúp đỡ của họ cho các vấn đề liên quan đến giáo dục của nhà trường. Có thể nêu một số minh hoạ cụ thể: Vào đầu năm học mới, nhà trường đều phải chỉnh trang tu sửa cơ sở vật chất nhằm thực hiện tốt tháng hành động vì sự nghiệp giáo dục. Tuy nhiên, cơ sở vật chất đã xuống cấp, thiếu phòng học, thiếu sân chơi, bãi tập phục vụ cho các hoạt động giáo dục trái buổi … trước thực tế như vậy mà kinh phí nhà trường không đáp ứng được, Do đó nhà trường tham mưu đề xuất với lãnh đạo Sở Giáo dục hỗ trợ kinh phí cũng như xin chủ trương và tổ chức họp phụ huynh, ban đại diện cha mẹ học sinh … vận động để đầu tư phòng học, trang thiết bị dạy và học, lót dal sân trường, làm hàng rào tol sát cạnh nhà dân … để tạo vẽ mỹ quan và phục vụ cho công tác dạy và học. Cũng trong các năm học 6
- từ 2014-2015 đến 2017-2018 nhờ thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục mà nhà trường đã nhận được sự đóng góp của các bậc phụ huynh, mạnh thường quân, cựu học sinh … bằng vật chất để tiến hành sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm phục vụ tốt cho công tác giáo dục của nhà trường. Như vậy, cần nhận thức được rằng chỉ có thể làm tốt xã hội hoá giáo dục thì nhà trường mới từng bước cải tạo, sửa chữa, trang bị các trang thiết bị, cảnh quang sư phạm xanh, sạch, đẹp đáp ứng nhu cầu giáo dục hiện nay. 3.4. Tổ chức tổng kết hội nghị rút kinh nghiệm về công tác xã hội hoá giáo dục hàng năm Rút kinh nghiệm và tổng kết là một việc làm rất có ý nghĩa, thể hiện sự công khai minh bạch sự tham gia đóng góp của cha mẹ học sinh, các mạnh thường quân ... một cách hợp lý, tích cực. Hằng năm nhà trường cần tổ chức tổng kết về công tác xã hội hoá giáo dục, thể hiện sự trân trọng. Qua đó nhằm tuyên dương những nhà hảo tâm, các cá nhân có nhiều tâm huyết đóng góp chăm lo cho sự nghiệp giáo dục …. Tổng kết toàn bộ công sức đóng góp của phụ huynh học sinh và các mạnh thường quân, sau đó công khai rõ ràng, minh bạch kinh phí đã sử dụng với những việc làm thiết thực, tạo niềm tin với các cấp lãnh đạo và phụ huynh, mạnh thường quân ... trong sự đóng góp nhằm định hướng cho công tác này tiếp tục thực hiện tốt trong thời gian tới. V- Hiệu quả đạt được: Thực hiện theo Công văn số 6890/BGDĐT-KHTC ngày 18 tháng 10 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn quản lý, sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện cho các cơ sở giáo dục và đào tạo; Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh. Vì vậy, việc cụ thể hóa thông tư văn bản này đôi khi còn gặp nhiều khó khăn đối với nhà trường, nhà trường không có nguồn kinh phí để cải tạo xây dựng các công trình nhỏ phục vụ học sinh, kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh hạn hẹp. Tuy nhiên, nhờ thực hiện tốt công tác vận động xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng trong thời gian qua đã đạt được những kết quả bước đầu. Cụ thể như sau: Kết quả công tác vận động xã hội hoá từ năm học 2014-2015 đến nay Hạng mục/công trình Tổ chức/cá nhân Năm học Số tiền vận động đóng góp đóng góp Hàng rào Tol phía trước sát nhà dân 25.000.000đ Ban ĐDCMHS Hỗ trợ học sinh nghèo, cận nghèo Quỹ đêm 2014-2015 10.000.000đ vui xuân đón tết văn nghệ Mạnh thường Trao 9 suất học bổng học sinh nghèo 9.000.000đ quân TP.HCM 02 phòng học tiền chế 100.000.000đ Ban ĐDCMHS Quỹ hội PHHS 19.062.000đ PHHS 2015-2016 Quỹ đêm Trao 54 suất học bổng học sinh nghèo 10.850.00đ văn nghệ 7
- Khen thưởng học sinh 70.000.000đ Cựu học sinh 2016-2017 Khen thưởng học sinh 5.000.000đ Cựu học sinh Quỹ khuyến học Trao học 24 suất bổng học sinh nghèo 9.200.000đ trường Mạnh thường Mái che lưới lan và lót dal sân trường 100.000.000đ quân, PHHS, GV, NV … 2017-2018 Mạnh thường 02 Ti vi 55 inch 19.800.000đ quân, cựu học sinh … Mạnh thường Nâng cấp sân trường, nhà xe cho giáo 165.000.000đ quân, PHHS, viên và học sinh, làm lại cột cờ GV, nhân viên Quà tiếp bước đến trường 3.000.000đ Cựu học sinh 2018-2019 Cựu học sinh, Trao học bổng học sinh nghèo 49.000.000đ mạnh thường quân … Trao học bổng cho học sinh 16.000.000đ Cựu học sinh và giáo viên 2019-2020 Quà tiếp bước đến trường 16.500.000đ Cựu học sinh * Qua số liệu trên, công tác vận động xã hội hoá giáo trong thời gian qua cơ bản đạt hiệu quả rất cao. Từ đó, đã góp phần trong việc giải quyết vấn đề về cơ sở vật chất, phòng học, sân chơi, bãi tập cho học sinh học trái buổi cũng như các hoạt động giáo dục ngoại khoá, trang bị các trang thiết bị ứng dụng CNTT, chỉnh trang, cải tạo vẻ mỹ quang nhà trường xanh, sạch, đẹp, hỗ trợ giúp đỡ học sinh nghèo góp phần nâng cao chất lượng chung nhà trường từng bước tạo sự niềm tin trong phụ huynh học sinh. Bên cạnh đó, nhà trường còn phối hợp tốt với hội khuyến học Chợ Mới, Hội Khuyến học Tỉnh An Giang, Cựu Giáo chức đã trao nhiều suất học bổng cho học sinh như Xổ số kiến thiết An Giang, Doãn Tới, Trí Tuệ, AIC … Từ đó, tạo điều kiện giúp các em tiếp tục đến trường. VI. Mức độ ảnh hưởng: 1. Tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường nhằm từng bước tu sửa, chỉnh trang cơ sở vật chất ngày càng tốt hơn, phục vụ tốt nhu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời đánh giá thực trạng công tác này trong thời gian qua. Đề xuất một số biện pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường. Tạo sự chuyển biến tích cực trong toàn thể sư phạm nhà trường, có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng xã hội, cha mẹ học sinh, mạnh thường quân … về công tác xã hội hóa giáo dục từ đó có biện pháp vận động kịp thời trong việc hỗ trợ cho nhà trường về cơ sở vật chất, cấp phát học bổng cho học sinh. 8
- Sáng kiến này có thể làm tài liệu nghiên cứu trong công tác tuyên truyền về xã hội hóa giáo dục ở các trường học nói chung, trường trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng nói riêng trong việc vận động đóng góp tu sửa cơ sở vật chất cho nhà trường. 2. Phạm vi tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường mà bản thân đề ra nếu được thực hiện thường xuyên, đồng bộ, huy động được sức mạnh toàn thể hội đồng sư phạm nhà trường theo đúng chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận, sự phối hợp chặt chẽ các lực lượng trong và ngoài nhà trường thì chắc chắn sẽ tạo được niềm tin, sự đóng góp to lớn từ các phụ huynh học sinh, mạnh thường quân ... trong việc tu sửa, trang bị cơ sở vật chất cho nhà trường, tạo nên một môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Từ đó không chỉ áp dụng riêng ở Trường THPT Huỳnh Thị Hưởng mà có thể áp dụng đối với các trường trên phạm vi toàn quốc. 3. Những điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục Thực hiện tốt qui chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia, giám sát các hoạt động của công tác xã hội hoá giáo dục. Tăng cường phối hợp tốt trong các vấn đề khi thực hiện với Ban đại diện cha mẹ học sinh, phải bàn bạc thống nhất, phải công khai, minh bạch. Phải có người kiểm tra cụ thể, chặt chẽ, tránh hư hỏng, mất mát, lãng phí. Vấn đề về tài chính phải hết sức minh bạch, chặt chẽ, tránh tư lợi, thương mại hóa… Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hóa giáo dục. Thành lập ngày truyền thống nhà trường và tổ chức họp mặt hằng năm nhằm ôn lại truyền thống đồng thời là dịp để các thầy cô giáo cũ đã từng công tác ở trường, các thế hệ học sinh của trường gặp gỡ và cùng chung tay đóng góp xây dựng trường, làm cho trường ngày càng xanh, sạch đẹp hơn. Đăng tải các hoạt động trong công tác xã hội hóa giáo dục và các cá nhân, tổ chức … thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục trên website nhà trường nhằm tạo sức lan tỏa sâu rộng. Xây dựng kênh thông tin, cung cấp số điện thoại đường dây nóng, email của Ban vận động nhà trường để đảm bảo thông tin liên lạc xuyên suốt với các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm muốn đóng góp, hỗ trợ cho nhà trường. Tích cực hưởng ứng phong trào thi đua xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực", thực hiện gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục. 4. Những bài học kinh nghiệm: Để đạt hiệu quả trong công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường hiện nay là một vấn đề hết sức quan trọng. Nghiên cứu vấn đề này nhằm đánh giá lại thực trạng. Qua đó, bản thân rút ra những bài học kinh nghiệm sau: - Cần phải xây dựng được các giải pháp đồng bộ. Các giải pháp này vừa đảm bảo chức năng quản lý, vừa chú ý đúng mức đến đặc trưng của hoạt động của công tác xã hội hóa giáo dục theo các văn bản hướng dẫn của các ngành, các cấp. 9
- - Phải biết tập trung sức mạnh tổng hợp, huy động mọi lực lượng xã hội tham gia vào công tác xã hội hóa giáo dục. Thường xuyên tổ chức biểu dương, khích lệ mọi thành phần cá nhân, tập thể, các nhà mạnh thường quân, các tổ chức từ thiện… để họ ngày càng có nhiều đóng góp vật chất cho trường. Đặc biệt trong thời gian tới, kêu gọi được các thế hệ học sinh của trường chung tay đóng góp phát triển nhà trường ngày càng tốt hơn. - Xây dựng Ban đại diện hội cha mẹ học sinh thật sự vững mạnh, những thành viên trong Ban đại diện cha mẹ học sinh phải thật sự là những thành viên tích cực, có tâm huyết với công tác giáo dục. Là cầu nối giữa nhà trường với phụ huynh trong việc giáo dục học học sinh cũng như tuyên truyền các chủ trương của nhà trường đến tất cả phụ huynh học sinh. - Tăng cường các mối quan hệ của nhà trường với các cấp lãnh đạo, với các ban ngành của địa phương, các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp, các tổ chức, các mạnh thường quân, phụ huynh học sinh …. Tạo điều kiện thuận lợi để mọi thành phần xã hội có thể đóng góp vật chất, đóng góp ý kiến cho việc phát triển của nhà trường. Giám sát các hoạt động của nhà trường, tạo môi trường giáo dục lành mạnh - Thường xuyên tổ chức sơ, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm để có biện pháp phù hợp trong công tác vận động xã hội hóa giáo dục trong tình hình hiện nay. VII- Kết luận: Những kết quả đạt được về thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường rất khiêm tốn, tuy chưa đáp ứng đầy đủ được yêu cầu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Song, đó là thành quả rất đáng trân trọng, vì là kết quả của sự nỗ lực vượt lên nhiều khó khăn của tập thể sư phạm nhà trường, sự chỉ đạo và giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương, các bậc phụ huynh và các tổ chức tập thể, cá nhân các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm… hỗ trợ trực tiếp xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan nhà trường, để học sinh có môi trường giáo dục tốt nhất, giúp các em phát triển toàn diện. Công tác xã hội hóa giáo dục ở nhà trường trong thời gian qua đã làm thay đổi đáng kể diện mạo của trường về cảnh quan trường lớp, tạo sân chơi, bãi tập phục vụ tốt công tác học tập và vui chơi của học sinh. Nhờ đó, chất lượng giáo dục của nhà trường từng bước được nâng lên. Thực hiện xã hội hóa giáo dục nhằm phát triển tiềm năng về trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo sự nghiệp giáo dục, là một chủ trương, nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện ngay, thường xuyên và liên tục có chiều sâu và chiều rộng. Đó là nhiệm vụ hết sức lớn lao và to lớn đòi hỏi trong mỗi chúng ta ngày một hoàn thiện hơn nữa về cơ sở lý luận, cơ chế chính sách và các giải pháp xã hội hoá giáo dục, nhằm tạo sự nhất trí cao trong xã hội về nhận thức và tổ chức thực hiện. Xã hội hoá giáo dục phải đảm bảo chất lượng và hiệu quả đòi hỏi mỗi cán bộ, giáo viên phải làm tốt công tác dân vận, từ nhiệm vụ chính trị trên ít nhiều chúng ta cũng sẽ giải quyết, khắc phục những thực trạng của nhà trường qua các mặt thuận lợi và khó khăn đan xen trong đời sống xã hội. Chúng ta tranh thủ chủ động phát huy tiềm năng sẵn có ở nhà trường, qua đó để vận động đạt được hiệu quả về công tác xã hội hoá giáo dục bằng những giải pháp cụ thể phù hợp với thực tiễn địa phương, đem lại lợi ích chính đáng bằng sự đầu tư cho giáo dục và chăm lo cho giáo dục có chất lượng theo đúng nghĩa “Đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho phát triển”. 10
- Một số biện pháp mà bản thân đã đề xuất trong quá trình thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục ở nhà trường, đặc biệt là trong tình hình hiện nay đã cho thấy các việc làm này có tính cấp thiết và tính khả thi cao, kể từ năm học 2014 – 2015 đến nay việc vận động xã hội hoá đã đem lại hiệu quả rất lớn, cơ sở vật chất, cảnh quang sư phạm ngày càng khang trang đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học cũng như các hoạt động ngoại khoá so với chưa áp dụng sáng kiến, góp phần vào công tác giáo dục toàn diện cho học sinh nói chung, đồng thời thực hiện thắng lợi Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khoá XI của đảng về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự góp ý, chia sẻ chân thành của quí đồng nghiệp để một số biện pháp thật sự phát huy trong thực tiễn ngày càng tốt hơn trong thời gian tới, góp phần nâng cao hiệu quả công tác xã hội hoá trong nhà trường hiện nay. Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến Nguyễn Hữu Thọ 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 274 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 190 | 28
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 175 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 41 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 22 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 37 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 21 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 30 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 33 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 71 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 24 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn