intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin qua việc tổ chức một số trò chơi nhằm định hướng phát triển năng lực trong môn Công nghệ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:38

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm "Hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin qua việc tổ chức một số trò chơi nhằm định hướng phát triển năng lực trong môn Công nghệ" tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong dạy học. Từ đó nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Giúp học sinh qua các hoạt động học tập đa dạng trò chơi để tiếp thu và hiểu bài tốt nhất đồng thời cũng hình thành cho các em về: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hoạt động tương tác giữa các cá nhân trong lớp....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin qua việc tổ chức một số trò chơi nhằm định hướng phát triển năng lực trong môn Công nghệ

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH BÌNH SÁNG KIẾN “HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN QUA VIỆC TỔ CHỨC MỘT SỐ TRÒ CHƠI NHẰM ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG MÔN CÔNG NGHỆ” ” TÊN TÁC GIẢ: PHẠM THỊ BÌNH AN – NGUYỄN THỊ HOA BÙI NGỌC MINH - NGUYỄN ANH ĐỨC- PHẠM THỊ NA ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: TRƯỜNG THPT VŨ DUY THANH CHỨC VỤ: GIÁO VIÊN NĂM HỌC 2021- 2022
  2. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Sở giáo dục và đào tạo Ninh Bình Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây: STT Họ và tên Ngày Nơi công tác Chức Trình độ Tỷ lệ (%) tháng năm (hoặc nơi danh chuyên đóng góp sinh thường trú) môn vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả (nếu có) 1 Phạm Thị 27/08/1985 Trường THPT Giáo Đại học 40% Bình An Vũ Duy Thanh viên 2 Bùi Ngọc 1984 Trường THPT Giáo Đại học 15% Minh Vũ Duy Thanh viên 3 Nguyễn Anh 1984 Trường THPT Giáo Đại học 15% Đức Vũ Duy Thanh viên 4 Nguyễn Thị 1986 Trường THPT Giáo Thạc sỹ 15% Hoa Vũ Duy Thanh viên 5 Phạm Thị Na 1984 Trường THPT Giáo Đại học 15% Vũ Duy Thanh viên I. TÊN SÁNG KIẾN, LĨNH VỰC ÁP DỤNG 1. Tên sáng kiến Đổi mới căn bản toàn diện GDĐT, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế đang là một thách thức lớn đối với sự nghiệp giáo dục nói chung và GDTHPT nói riêng. Bởi xã hội luôn phát triển, luôn đổi mới, con người cũng phải đổi mới để bắt kịp với xu thế của thời đại. Các nhà nghiên cứu phương pháp dạy học đã không ngừng nghiên cứu, tiếp thu những thành tựu mới của lí luận dạy học của nước ta ngày càng hiện đại hơn, đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân. 1
  3. Trong hoạt động dạy và học ở trường THPT, việc truyền đạt cho học sinh ở nhiều góc độ, tạo chiều sâu trong quá trình nhận thức, luôn là mục đích mà mỗi giáo viên hướng tới để tổ chức tiết học, môn học. Một trong những định hướng đổi mới của giáo dục là: dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhất được áp dụng vào trong giảng dạy tất cả các phân môn trong hệ thống giáo dục. Môn Công nghệ cấp THPT cũng đang chuyển mình bắt kịp với xu thế này. Xuất phát từ những lý do trên, nhóm công nghệ trường THPT Vũ Duy Thanh tiến hành nghiên cứu, đề tài: “Hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin qua việc tổ chức một số trò chơi nhằm định hướng phát triển năng lực trong môn công nghệ ” 2. Lĩnh vực áp dụng Sáng kiến được áp dụng trong môn Công nghệ cấp THPT II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN A. Giải pháp cũ thường làm - Về mục tiêu: Dạy và học vẫn thiên về chú trọng việc truyền thụ tri thức khoa học mà ít gắn với thực tiễn, phương pháp dạy học chiếm ưu thế vẫn là các phương pháp truyền thống như: thuyết trình, đàm thoại, pháp vấn… trong đó giáo viên là trung tâm của quá trình dạy học. Như vậy, sẽ hạn chế việc phát triển toàn diện, phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh. - Về quan niệm: Học là quá trình tiếp thu và lĩnh hội, qua đó hình thành kiến thức, kĩ năng, tư tưởng, tình cảm. - Về nội dung: Từ sách giáo khoa và giáo viên. - Về hình thức tổ chức: Cố định, giới hạn trong bốn bức tường của lớp học, giáo viên đối diện với cả lớp. - Với phương pháp dạy và học như trên, có thể nhận thấy những ưu, nhược điểm như sau: * Ưu điểm: - Cung cấp cho học sinh kiến thức chuẩn của từng bài, đảm bảo nhu cầu nắm kiến thức “cấp tốc” để phục vụ kiểm tra, thi cử. * Hạn chế Đối với Giáo viên: 2
  4. - Ít sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học mà thường dạy chay nên bài học thiếu sinh động chưa thu hút được học sinh tham gia. - Giáo viên chưa lấy học sinh làm trung tâm. Trong quá trình dạy học giáo viên ít tạo ra tình huống có vấn đề mà thường vẫn là dạng câu hỏi chung chung. Từ đó dẫn đến học sinh học thụ động, không lĩnh hội được kiến thức cơ bản của bài học. - Giáo viên thường tổ chức cho học sinh làm việc chung cả lớp nên chưa giúp cho học sinh phát huy được hết những phẩm chất, năng lực của bản thân trong quá trình tham gia học tập. Đối với học sinh - Người học càng ngày càng mất hứng thú học tập; hạn chế, thậm chí triệt tiêu sự sáng tạo, luôn thụ động ghi nhớ kiến thức máy móc, học chỉ là học để chống đối với các kì thi. - Kiến thức thu nhận từ các bài học không gắn với thực tế cuộc sống, không phát triển năng lực, kĩ năng sống…cho học sinh. - Học sinh ít được tổ chức làm việc theo nhóm và hầu như không được tham gia vào các trò chơi, các hoạt động trong học tập nên kĩ năng hợp tác, chia sẻ trong học tập, kĩ năng trình bày trước đám đông còn yếu. Hầu hết các em còn rụt rè, nhút nhát ngại giao tiếp. - Hầu hết các em học sinh chưa biết cách khai thác các phương tiện hỗ trợ cho việc học tập. Hiện nay đa số các em đều có điện thoại di động, có thể truy cập vào mạng Internet, mạng xã hội nhưng chỉ có một số em biết sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin, kiến thức phục vụ cho việc học tập. B. Giải pháp mới cải tiến. 2.1. Mục tiêu của giải pháp Trong nền giáo dục hiện đại đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất là một trong những nhiệm vụ trong tâm nhất. Xuất phát từ thực tế đó đòi hỏi giáo viên không ngừng tìm tòi, tích lũy kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin thông qua việc tổ chức các trò chơi để tạo ra giờ giảng sinh động, ấn tượng mà ở đó học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức thông qua việc tổ chức hoạt động học tập của giáo viên. Khi tiến hành giải pháp “Hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin qua việc tổ chức một số trò chơi nhằm định hướng phát triển năng lực trong môn công nghệ” tôi nhận thấy đây là giải pháp có hiệu quả đã đáp ứng được yêu 3
  5. cầu đổi mới phương pháp dạy học và phù hợp với từng đối tượng học sinh cũng như điều kiện thực tế của nhà trường. Giải pháp “Hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin qua việc tổ chức một số trò chơi nhằm định hướng phát triển năng lực trong môn công nghệ” tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong dạy học. Từ đó nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường, tạo môi trường làm việc, dạy và học dân chủ, thân thiện cho tất cả mọi người. CNTT hỗ trợ GV chuẩn bị cho việc dạy học, một cách tích cực, hiệu quả. Cụ thể như, CNTT hỗ trợ người học thiết kế kế hoạch bài dạy triển khai bằng các phần mềm, khai thác các phần mềm để tổ chức dạy học bằng trò chơi, thực hành mô phỏng, thực hành thi đua nâng cao hứng thú HS cũng như rèn luyện kĩ năng người học một cách chủ động dựa trên các học liệu tìm kiếm được. CNTT Giúp GV sử dụng hiệu quả nguồn học liệu, thiết bị công nghệ, công cụ phần mềm một cách hiệu quả trong hoạt động dạy học, giáo dục theo định hướng mới, kĩ năng mới từ đó phát triển năng lực nghề nghiệp thông qua việc tự bồi dưỡng và tự giáo dục và hoàn thiện nhân cách nghề nghiệp. Giải pháp “Hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin qua việc tổ chức một số trò chơi nhằm định hướng phát triển năng lực trong môn công nghệ” giúp học sinh qua các hoạt động học tập đa dạng trò chơi để tiếp thu và hiểu bài tốt nhất đồng thời cũng hình thành cho các em về: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hoạt động tương tác giữa các cá nhân trong lớp. Kỹ năng trao đổi thông tin, trình bày và tiếp nhận thông tin, tìm kiếm thông tin. Kỹ năng làm việc nhóm có trách nhiệm trong môi trường hợp tác. Khả năng phối hợp với người khác để cùng hoàn thành công việc. Từ đó giúp các em học sinh thấy hứng thú trong học tập, rèn tính nhanh nhẹn, cởi mở, tiếp thu bài một cách tự giác, củng cố kiến thức một cách có hệ thống, tăng cường giao tiếp trong lớp. Từ tháng 9/2021 nhóm chúng tôi đã tiến hành xây dựng kế hoạch nghiên cứu đề tài “Hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin qua việc tổ chức 4
  6. một số trò chơi nhằm định hướng phát triển năng lực trong môn công nghệ” . 2.2. Ứng dụng CNTT để xây dựng, tổ chức trò chơi trong dạy học môn Công nghệ . Khi xây dựng trò chơi học tập giáo viên cần tuân thủ những bước sau: Bước 1: Lựa chọn trò chơi Việc lựa chọn trò chơi phải đáp ứng những yêu cầu của mục đích dạy học. Các trò chơi đặt ra cho học sinh các nhiệm vụ học tập tương ứng với nội dung dạy học. Mỗi trò chơi cần có một vị trí đóng góp cụ thể trong tiến trình thực hiện mục đích dạy học. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu dạy học thì hệ thống trò chơi phải được lựa chọn sao cho đa dạng về chủ đề, phong phú về cách chơi. Dựa vào hình thức, cách chơi và luật chơi có thể thay thế các trò chơi một cách linh hoạt, từ sự thay thế linh hoạt tạo cho giáo viên có cơ hội tổ chức trò chơi phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Để từ đó các em cảm thấy: “Học mà vui, vui mà học”. Lựa chọn trò chơi phải đảm bảo các yếu tố: lứa tuổi, vừa sức. Bước 2: Chuẩn bị tổ chức trò chơi Giáo viên thiết kế giáo án, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, học liệu số, đồ dùng dạy học phục vụ cho trò chơi. Bước 3: Giới thiệu và giải thích cách chơi trò chơi. Bước 4: Điều khiển, nhận xét và đánh giá Khi tổ chức hoạt động trên, giáo viên cần lưu ý một số điểm sau: - Lựa chọn hoặc tự thiết kế trò chơi đảm bảo những yêu cầu: + Mục đích trò chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học. + Hình thức trò chơi đa dạng giúp học sinh được thay đổi các hoạt động trên lớp, giúp học sinh phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động. + Luật chơi đơn giản để học sinh dễ nhớ, dễ thực hiện. Cần đưa ra cách chơi có nhiều học sinh tham gia, để tăng cường kỹ năng hợp tác nhóm. + Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm. 5
  7. - Tổ chức trò chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho học sinh hứng thú học tập vừa hướng cho học sinh tiếp tục tập trung vào các nội dung khác của bài học một cách hiệu quả. 2.3. Đề xuất một số trò chơi có thể sử dụng trong giảng dạy môn Công nghệ 11. 2.3.1. Trò chơi ai nhanh hơn (Giáo viên ứng dụng các phần mềm dạy học như MS Power-Point, phần mềm Quizizz hoặc ứng dụng đồ họa Paint) Trò chơi có thể tổ chức dưới câu hỏi trắc nghiệm, mỗi câu hỏi được giới thiệu bằng nhiều phương án trả lời khác nhau, yêu cầu người chơi hay đội chơi chọn phương án đúng. Mục đích: Giúp học sinh hệ thống hóa các tri thức trong bài học một cách logic Chuẩn bị: Giáo viên ứng dụng các phần mềm dạy học như MS Power- Point, phần mềm Quizizz, ứng dụng đồ họa Paint để thiết kế các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến nội dung của bài. Cách chơi: + Chia lớp thành các đội chơi. + Các đội chơi cùng tham gia câu trả lời. + Sau khi giáo viên đọc xong câu hỏi, đội nào ra tín hiệu trước sẽ được quyền trả lời. Nếu câu trả lời sai, đội còn lại được quyền trả lời. + Mỗi câu trả lời đúng sẽ được điểm theo luật. Thiết kế trò chơi qua phần mềm MS- Power-Point (4 lựa chọn và điền khuyết). Bước 1: Tạo hiệu ứng xuất hiện câu hỏi điền khuyết. Giáo viên sao chép tiêu đề câu hỏi từ tệp/file đã soạn trước bằng MS- Word và dán vào tiêu đề và định dạng chữ. Sao chép đoạn văn và dán vào ô chữ bên dưới và điều chỉnh định dạng. Nhấn chuột vào chữ “Đoạn văn” (Paragraph) chọn “Dãn dòng” (Line Spacing): “Nhân đôi” (Double line) nhấn “OK”. 6
  8. Tạo ô chữ “Text box” copy nội dung từ khóa vào từng ô chữ, chỉnh định dạng chữ để các từ khóa có màu chữ khác với màu chữ của đoạn văn, di chuyển các ô chữ vào vị trí phù hợp. Tạo hiệu ứng “thuật ngữ đúng xuất hiện ở dấu....”: Nhấn chuột vào thuật ngữ cần chọn, chọn hiệu ứng “Aninamtions”, chọn thêm hiệu ứng “Add Aninamtions”, chọn hiệu ứng xuất hiện theo đường vẽ “Motion Paths”, chọn “Custom Paths”, vẽ một đường cong từ “thuật ngữ” đến dấu (...) thứ nhất trong đoạn văn, nhấn Enter để kết thúc hiệu ứng. Giáo viên làm lần lượt từng thuật ngữ cho từng dấu (...) trong đoạn văn. Ví dụ 1 . Hãy điền các cụm từ sau đây vào chỗ chấm : (nguyên lí từng mạch điện, đặc biệt tinh vi và chính xác, IC, tích hợp, số, tương tự) - Vi mạch tổ hợp (1…………....) là mạch vi điện tử tích hợp, được chế tạo bằng các công nghệ (2..…………. ).Trên chất bán dẫn Si làm nền người ta (3………..), tạo ra trên đó các linh kiện như: Tụ, trở, điốt, tranzito… Chúng được mắc với nhau theo (4………………) và có chức năng riêng. - Có hai loại IC, gồm: + IC(5……….. ) dùng để khuyếch đại, tạo dao động, ổn áp, thu phát sóng vô tuyến… + IC (6…… ) dùng trong các thiết bị tự động, thiết bị xung số , máy tính điện tử… Ví dụ 2: Dùng từ thích hợp điền vào chỗ trống của các câu sau: 7
  9. (Lấy đi một phần kim loại, quay tròn, gia công mặt đầu, gia công theo chiều dài, gia công mặt côn hoặc các mặt định hình) A. Bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt là…(1) của phôi dưới dạng phoi nhờ các dụng cụ cắt để thu được chi tiết có hình dạng và kích thước theo yêu cầu. B. Khi tiện máy tiện có thể thực hiện các chuyển động để tác động vào phôi gồm: - Chuyển động cắt: Phôi quay…(2). tạo ra tốc độ cắt Vc(m/ phút). - Chuyển động tiến dao ngang Sng nhờ bàn dao ngang để…..(3) hoặc …..(4) - Chuyển động tiến dao dọc Sd nhờ bàn xe dao hoặc bàn dao dọc để …..(5) chi tiết. - Chuyển động tiến dao phối hợp là phối hợp hai chuyển động tiến dao ngang và tiến dao dọc tạo thành chuyển động tiến dao chéo để …..(6). Bước 2. Tạo hiệu ứng đổi màu chữ cho đáp án câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn Tương tự nhu bước 1, giáo viên sao chép nội dung câu trắc nghiệm cùng với 4 đáp án (A, B, C, D) vào trang thứ 2 và thứ 3 chèn 4 đáp án A, B, C, D định dạng chữ, dãn dòng như bước 1. Tạo hiệu ứng thay đổi màu chữ của 4 đáp án đúng. Giáo viên tô đen chọn đáp án đúng chọn hiệu ứng “Aninamtions”, chọn thêm hiệu ứng “Add Aninamtions”, nhấn chuột vào chữ (More Emphasis Effects) chọn hiệu ứng (Grow With Color) nhấn Ok, thay màu chữ đó. Giáo viên nhấn chuột vào chữ (Effects Options) và chọn màu muốn đổi. 8
  10. Ví dụ 3: Chọn đáp án đúng A. Độ bền cuả vật liệu là khả năng chống lại biến dạng dẻo hay phá hủy của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực. B. Độ bền của vật liệu là khả năng biến dạng dẻo hay phá hủy dưới tác dụng của ngoại lực. C. Độ dẻo cuả vật liệu là khả năng dãn dài tương đối dưới tác dụng của ngoại lực Thiết kế trò chơi qua ứng dụng đồ họa Paint để nhận biết và gọi tên được các chi tiết, bộ phận của động cơ. Paint là một ứng dụng đồ hoạ được tích hợp sẵn trong hệ điều hành Windows, có chức năng chính là chỉnh sửa hình ảnh. Các chức năng thành phần gồm: - Thay đổi kích thước của ảnh; - Chèn các chữ viết, biểu tượng; - Thay đổi màu sắc của hình ảnh và chữ; - Xoá một phần hình ảnh không mong muốn; - Sao chép và dán các mục đã chọn. Ví dụ 4. Quan sát nhanh các bộ phận của động cơ 4 kỳ . Trong vòng 2 phút hãy kể tên gọi từng bộ phận đó. Hình ảnh ban đầu 9
  11. Hình ảnh sau được biên tập qua ứng dụng đồ họa Paint 2.3.2. Trò chơi ô chữ Trò chơi ô chữ trong dạy học có nhiều dạng khác nhau nhưng thông thường là giải ô chữ hàng ngang rồi tìm từ khóa. Mục tiêu bài dạy: Giúp HS hệ thống và củng cố kiến thức bài học Chuẩn bị: Giáo viên thiết kế ô chữ, câu hỏi, gợi ý cho câu hỏi. Cách chơi: Giáo viên đưa ra luật chơi cho các đội trước khi tham gia trò chơi. + Lần lượt các đội chơi sẽ được quyền lựa chọn trả lời ô chữ hàng ngang. Sau khi nghe câu hỏi, các đội có thời gian suy nghĩ và trả lời. Hết thời gian suy nghĩ mà không tìm ra câu trả lời đúng, thì đội chơi khác có tín hiệu và được quyền trả lời. Mỗi câu trả lời đúng thì ghi điểm, câu trả lời sai không có điểm. Từ câu thứ 5 hoặc thứ 7 (linh hoạt theo quy định của giáo viên và nội dung bài học) đội nào có tín hiệu sẽ có quyền trả lời từ chìa khóa, nếu trả lời đúng sẽ được gấp đôi số điểm hàng ngang, nếu trả lời sai mất quyền chơi tiếp. 10
  12. Ví dụ 1: Trò chơi ô chữ ở chủ đề: Đại cương về động cơ đốt trong Câu hỏi từ hàng ngang Câu 1: Vị trí mà tại đó pittong đổi chiều chuyển động được gọi là? Đáp án (Điểm chết) Câu 2: Quãng đường pittong đi được giữa hai điểm chết được gọi là? Đáp án (Hành trình) Câu 3: Tỷ số giữa thể tích toàn phần và thể tích buồng cháy được gọi là? Đáp án (Tỉ số nén) Câu 4: Thể tích xi lanh khi pittong ở ĐCD thuộc thể tích nào? Đáp án (Toàn phần) Câu 5: Thể tích xi lanh khi pittong ở ĐCT thuộc thể tích nào? Đáp án (Buồng cháy) Câu 6: Thể tích xi lanh được giới hạn bởi hai điểm chết thuộc thể tích nào? Đáp án (Công tác) Câu 7: Chuyển động nào của pittong là phổ biến nhất? Đáp án : (Tịnh tiến) Câu 8: Điền từ còn thiếu vào dấu ..... trong câu sau: Động cơ đốt trong là loại động cơ nhiệt mà quá trình đốt cháy sinh nhiệt và quá trình biến đổi ....thành công cơ học diễn ra ngay trong xi lanh động cơ. Đáp án: (Nhiệt năng) Đáp án từ khóa: Sinh công Ví dụ 2: Trò chơi ô chữ ở bài 25 Hệ thống bôi trơn Từ hàng ngang 11
  13. Câu 1: Bộ phận có chức năng lọc sạch các cặn bẩn có kích thước nhỏ lẫn trong dầu? Đáp án: Bầu lọc dầu Câu 2: Ô chữ may mắn Đáp án: Ô may mắn Câu 3: Một loại môi chất được hệ thống chuyển đến các bề mặt ma sát của động cơ? Đáp án: Dầu bôi trơn Câu 4: Đây là nơi chứa dầu bôi trơn? Đáp án: Cácte Câu 5: Bộ phận này làm nhiệm vụ dẫn động các cơ cấu và hệ thống của động cơ? Đáp án: Trục khuỷu Câu 6: Bộ phận này tạo ra áp lực đẩy dầu bôi trơn lên các bề mặt ma sát của động cơ? Đáp án: Bơm dầu Câu 7: Bộ phận có tác dụng giữ áp suất dầu trên các đường dầu ổn định? Đáp án: Van an toàn Từ khóa: Bôi trơn 2.3.3. Trò chơi miếng dán thông minh Mục đích: Giúp học sinh phát huy khả năng hợp tác, làm việc nhóm tốt hơn, giúp các em nhanh nhẹn trong học tập. Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị các miếng dán theo chủ đề phù hợp với nội dung bài học. Cách chơi + Chia lớp thành các đội chơi. 12
  14. + Mỗi đội sẽ có các đáp án tương ứng với yêu cầu về chủ đề mà giáo viên nên ra. + Thành viên các đội sẽ cùng nhau chọn và dán theo đúng chủ đề đã nêu. + Mỗi câu trả lời đúng thì sẽ được điểm cho đội mình. Thiết kế trò chơi qua phần mềm Mindomo ( Sử dụng phần củng cố hoặc ở các bài ôn tập) Phần mềm Mindomo một phần mềm có chức năng chính là lập sơ đồ tư duy, sơ đồ khái niệm, sơ đồ tổ chức, biểu đồ Gantt,… trực tuyến (online) hoặc ngoại tuyến (offline, còn gọi là ngắt mạng hay là ngưng kết nối). Các chức năng thành phần gồm: + Tạo mới một sơ đồ tư duy, sơ đồ khái niệm, sơ đồ tổ chức, biểu đồ Gantt,… trực tuyến hoặc ngoại tuyến từ các mẫu có sẵn; + Chỉnh sửa sơ đồ tư duy được tạo ra từ phần mềm khác như MindManager, Freemind, Mindmeister, XMind, Bubbl.us; + Cho phép nhập văn bản, nhúng hình ảnh, âm thanh, video, biểu tượng, kí hiệu, liên kết hay thay đổi màu sắc của sơ đồ; + Cho phép trình chiếu từng phần của sơ đồ; Các bước tiến hành: Bước 1: Khởi động phần mềm, chọn định dạng sơ đồ tư duy Giáo viên nhấp chuột vào phần mềm Mindomo, chọn một kiểu trong sơ đồ “Min Map” để bắt đầu thiết kế. Bước 2: Nhập tiêu đề chính và định dạng chữ. Bước 3: Chọn kiểu nhánh của sơ đồ Bước 4: Thiết kế các nhánh của sơ đồ. Bước 5: Thiết kế các nhánh nhỏ Bước 6: Chèn hình vào các ô tiêu đề Bước 7: Lưu sơ đồ tư duy. Ví dụ 1: Miếng dán thông minh qua sơ đồ tư duy ở chủ đề: Bản vẽ xây dụng ứng dụng phần mềm Mindomo 13
  15. Ví dụ 2: Thiết kế sơ đồ tư duy Bài 14 Ôn tập- Vẽ kĩ thuật 14
  16. 15
  17. BÀI DẠY MINH HỌA. CHỦ ĐỀ 3: BẢN VẼ XÂY DỰNG MÔN: CÔNG NGHỆ, LỚP 11, THỜI LƯỢNG: 2 TIẾT I. MỤC TIÊU DẠY HỌC (YÊU CẦU CẦN ĐẠT) STT của Phẩm chất, năng lực YÊU CẦU CẦN ĐẠT YCCĐ NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ - Trình bày được khái niệm chung về bản vẽ xây dựng, đặc điểm và tác dụng của bản vẽ Nhận thức công nghệ (1) nhà. Nhận biết được các loại bản vẽ trong hồ sơ thiết kế sơ bộ một ngôi nhà - Biết bản chất, đặc điểm, các ký hiệu quy ước (2) của bản vẽ mặt bằng tổng thể - Biết được bản chất, đặc điểm, kí hiệu quy 3 ước trong bản vẽ nhà - Tự xây dựng được bản vẽ mặt bằng tổng thể Giao tiếp công nghệ 4 của trường THPT Vũ Duy Thanh Sử dụng công nghệ Tìm kiếm các video, các bản vẽ xây dựng 5 NĂNG LỰC CHUNG Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ giáo - Năng lực tự chủ và tự viên giao cho về thảo luận nhóm, làm việc cá 6 học nhân và chủ động tìm hiểu bản vẽ mặt bằng tổng thể và các hình biểu diễn ngôi nhà. Biết thu thập, xử lý thông tin, đánh giá được - Năng lực giải quyết thông tin để mô tả và trình bày được một bản 7 vấn đề và sáng tạo vẽ xây dựng. PHẨM CHẤT CHỦ YẾU - Chăm chỉ hoàn thành nhiệm vụ trong học Phẩm chất chăm chỉ, tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả 8 tốt trong học tập Tích cực, tự giác và nghiêm túc trong công việc được giao. Quan tâm, hợp tác với người Trách nhiệm thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm 9 việc được giao II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên. - Học liệu số: + Sách kham khảo điện tử, các tệp file tranh, ảnh, video… + Các slide trình chiếu… - Thiết bị điện tử: + Laptop cá nhân. 16
  18. + Điện thoại thông minh. 2. Chuẩn bị của học sinh. - Cài đặt sẵn phần mềm trên máy tính cá nhân/điện thoại thông minh: Coccoc, Chorm, Zalo, Powerpoint… - Tải học liệu số và cài đặt sẵn trên máy tính cá nhân/điện thoại thông minh: - Thiết bị điện tử: + Điện thoại thông minh (có 4G). + Laptop (có sẵn wifi). - Đồ dùng học tập cá nhân: tập, sách,.. Hoạt Động Giáo viên Học sinh -Trình chiếu Một số bản vẽ xây dựng, bản vẽ nhà- Sử dụng Chú ý quan sát trên màn phần mềm MS-PowerPoint để chiếu tạo hiệu ứng và trình chiếu Sưu tầm một số công Hoạt động 1. Khởi động - Máy tính, máy chiếu. trình kiến trúc và xây - Video Bài hát “Bài ca xây dựng dựng - Nhạc sĩ Hoàng Vân- sử dụng Video Editor để cắt nhạc. - Một số bản vẽ bản vẽ xây dựng như bản vẽ hình chiếu phối cảnh của cầu đường, bến Hoạt động 2. Tìm hiểu cảng, nhà cửa... Sử dụng phần Học sinh chú ý quan sát khái niệm chung về bản mềm MS-PowerPoint để tạo Vở ghi, sách giáo khoa vẽ xây dựng hiệu ứng và trình chiếu - Máy tính, máy chiếu. - Nội dung phần I- Bài 11 SGK Công nghệ 11. - silde bản vẽ mặt bằng tổng thể của một trường THCS - vở ghi, sách giáo khoa Hoạt động 3. Tìm hiểu - Silde về bản vẽ hình chiếu - dụng cụ vẽ: bút chỉ, nội dung của Bản vẽ phối cảnh toàn bộ công trình thước kẻ, thược đo độ, mặt bằng tổng thể - Sử dụng phần mềm MS- tẩy… PowerPoint để tạo hiệu ứng và Phiếu học tập trình chiếu Hoạt động 4: : Tìm hiểu Silde về cách xây dựng các - vở ghi, sách giáo khoa các hình biểu diễn của hình biểu diễn chính của ngôi - dụng cụ vẽ: bút chỉ, ngôi nhà nhà hai tầng để học sinh nhận thước kẻ, tẩy biết khái quát về tên gọi và cách tạo thành mặt bằng, mặt - Phiếu học tập… đứng, hình cắt Silde về mặt bằng, mặt đứng, hình cắt ngôi nhà 17
  19. - Sử dụng phần mềm MS- PowerPoint để tạo hiệu ứng và trình chiếu Silde bản vẽ mặt bằng tổng thể vở ghi, sách giáo khoa của khu trạm xá - máy tính, dụng cụ vẽ: Silde hình chiếu phối cảnh bút chỉ, thước kẻ, tẩy trạm xá, mặt đứng trạm xá - Sản phẩm của học sinh Hoạt động 5 : Đọc các Silde bản vẽ mặt bằng tầng 2 bản vẽ xây dựng của ngôi nhà Sử dụng phần mềm MS- PowerPoint để tạo hiệu ứng và trình chiếu Sử dụng phầm mềm Mindomo để tạo sơ đồ tư duy củng cố bài học. Hoạt động 6: Củng cố, Sử dụng phần mềm Quizizz để luyện tập tạo bộ câu hỏi trắc nghiệm Sử dụng phần mềm MS- PowerPoint để tạo hiệu ứng và trình chiếu A HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: - Giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về bản vẽ kĩ thuật, ngành xây dựng và bản vẽ xây dựng và bản vẽ nhà. Đồng thời giúp GV tìm hiểu xem HS có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến bản vẽ xây dựng. - Tạo cho học sinh hứng thú và có nhu cầu tìm hiểu về bản vẽ xây dựng. b. Nội dung - Học sinh hoạt động độc lập, quan sát hình ảnh các bản vẽ xây dựng và video bài hát “Bài ca xây dựng- Nhạc sỹ Hoàng Vân” và câu hỏi kèm theo được giáo viên trình chiếu trên phần mềm MS-PowerPoint. - Học sinh làm việc với học liệu máy chiếu, sách giáo khoa để tìm ra câu trả lời. c. Sản phẩm Câu 1: + Phải có mặt bằng để xây dựng, có giấy cấp phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền cấp và phải có bản vẽ, thiết kế công trình cụ thể. Câu 2: Để xây dựng một ngôi nhà cụ thể, người công nhân xây dựng dựa vào bản vẽ nhà để xây dựng lên ngôi nhà. d. Tổ chức thực hiện Phương pháp dạy học trực quan * Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ GV tạo tình huống có vấn đề bằng cách cho HS nghe một trích đoạn bài hát “Bài ca xây dựng” và quan sát một số hình ảnh về xây dựng các công trình. Dựa trên những hình ảnh đó, GV đặt câu hỏi cho HS trả lời- Hoạt động cả lớp 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
28=>1