intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Phó hiệu trưởng với vai trò quản lý công tác hoạt động ngoài giờ trong trường THPT

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:25

595
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm "Phó hiệu trưởng với vai trò quản lý công tác hoạt động ngoài giờ trong trường THPT" được thực hiện với mục tiêu nhằm góp phần vào việc ngăn chặn bạo lực học đường, xây dựng thế hệ học sinh năng động, thân thiện, phát triển toàn diện. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Phó hiệu trưởng với vai trò quản lý công tác hoạt động ngoài giờ trong trường THPT

  1.         PHÓ HIỆU TRƯỞNG VỚI VAI TRÒ QUẢN LÝ CÔNG TÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ TRONG TRƯỜNG THPT                               1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài:         Ngày nay bạo lực học đường đang là mối quan tâm không riêng của ngành  giáo  dục, mà đã trở  thành vấn đề  cả  xã hội đều phải lo lắng trăn trở. Vấn đề  ngăn  chặn bạo lực học đường được bàn đến trong cả phiên họp của Quốc Hội,  các  trường học, được mọi giới quan tâm.         Bất kỳ trường học nào cũng đều có không ít học sinh "chưa ngoan", thế thì   chúng   ta đã làm gì để  giáo dục những học sinh như  thế  này?! Áp dụng biện  pháp nào để  có thể  giúp cho những học sinh chưa ngoan này có thể  trở  thành  học sinh phát  triển toàn diện.        Bản thân là một giáo viên đồng thời là Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác  Hoạt động ngoài giờ, giáo dục đạo đức học sinh, với nhiều bức   xúc trước vấn  nạn học sinh chưa ngoan trở thành học sinh cá biệt với sự  bất lực   của cả  gia  đình, nhà trường và xã hội. Bản thân cũng chứng kiến không ít trường hợp học    sinh chưa ngoan được quan tâm giáo dục đúng mực đã trở  thành những người    có nhiều đóng góp cho xã hội và cũng chính những em này, sau này đã trở  về   trường nhiều hơn, biết ơn Thầy Cô giáo cũ nhiều hơn.      Hy vọng rằng với những kinh nghiệm rút ra từ  thực tiễn sẽ  góp phần đáng   kể  vào   việc ngăn chặn bạo lực học đường, xây dựng thế  hệ  học sinh năng   động, thân  thiện, phát triển toàn diện.       Vấn đề con trẻ thiếu kỹ năng sống, thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích kỷ, vô   tâm,  thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân đang là những cản trở lớn   cho  sự  phát triển của thanh thiếu niên khiến không ít các bậc cha mẹ  phải   phiền  lòng vì con, trong một xã hội phát triển năng động như hiện nay.          GIÁO DỤC VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT­ PHẠM THỊ THANH HÀ
  2.         PHÓ HIỆU TRƯỞNG VỚI VAI TRÒ QUẢN LÝ CÔNG TÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ TRONG TRƯỜNG THPT        Nhiều vị phụ huynh lo lắng trước tình trạng con của mình thiếu tự tin, luôn   tỏ  ra  rụt rè khi có cơ  hội thể hiện mình trước đám đông hoặc các cháu không   biết  cách xử lý tình huống dù là thật đơn giản như kêu gọi sự giúp đõ từ  người  khác, tìm đường, định hướng, đi xe buýt,...          Thêm nữa trước tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng thì kỹ   năng tự  bảo vệ  mình cũng cần được coi trọng khi các nhóm trẻ  xấu luôn lấy    sức mạnh cơ  bắp hoặc đám đông để  bắt nạt,  ức hiếp các trẻ  hiền, ngoan ,  ít  nói....           Nhiều em học sinh có cuộc sống khép kín với thực tại, đắm chìm trong   thế  giới   ảo của Internet của thế  giới game,... mà quên đi và đánh mất những    cơ  hội kết  bạn , thể hiện những khả năng tiềm  ẩn của mình, lo sỡ  rụt rè khi    tiếp xúc với cộng đồng, xã hội.        Trước những yêu cầu hết sức thiết thực, tôi mạn phép  trình bày đề  tài  “   Phó Hiệu trưởng với vai trò quản lý công tác Hoạt động ngoài giờ  trong   trường phổ  thông”.Với mong muốn chia sẻ cùng đồng nghiệp những kỹ năng  sống phù hợp với sự phát triển của xã hội trên đà công nghiệp hóa, hiện đại hóa   đất nước hiện nay. Hy vọng rằng với những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn sẽ  góp phần đáng kể vào  việc ngăn chặn bạo lực học đường, xây dựng thế hệ học   sinh năng động, thân   thiện, phát triển toàn diện. Nhằm đóng   góp phần   nào  kinh nghiệm giáo dục cho con em chúng ta trở  thành những   con người toàn   diện,  sáng tạo hòa nhập cùng cộng đồng, và  có ích cho xã hội. 1.2 Đối tượng và phạm vi đề tài          Việc giáo dục kỹ năng sống cần được tiến hành ở mọi cấp học, tùy theo   lứa  tuổi, giới tính ... chúng ta cần có những vấn đề  khác nhau để  đưa vào nội   dung   giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh.          GIÁO DỤC VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT­ PHẠM THỊ THANH HÀ
  3.         PHÓ HIỆU TRƯỞNG VỚI VAI TRÒ QUẢN LÝ CÔNG TÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ TRONG TRƯỜNG THPT          Phạm vi đề tài nay chỉ giới hạn trong lứa tuổi phổ thông trung học, vì đây   là lứa  tuổi có nhiều biến đổi về  tâm sinh lý, và cũng vì đây là đối tượng chủ  yếu trong  nhà trường phổ thông. 2. PHẦN NỘI DUNG 1.2 Khái niệm kỹ năng sống        Kỹ năng sống chính là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu    cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả. (*) Theo WHO (1993) “Năng lực tâm lý xã hội là khả năng ứng phó một  cách có  hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống. Đó cũng   là khả năng  của một cá nhân để  duy trì một trạng thái khoẻ  mạnh về  mặt tinh   thần, biểu  hiện qua hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người  khác, với nền văn  hóa và môi trường xung quanh. Năng lực tâm lý xã hội có   vai trò quan trọng  trong việc phát huy sức khoẻ  theo nghĩa rộng nhất về  mặt   thể  chất, tinh thần  và xã hội. Kỹ  năng sống là khả  năng thể hiện, thực thi  năng lực tâm lý xã hội  này”. (*) Theo UNICEF, giáo dục dựa trên Kỹ năng sống cơ bản là sự  thay đổi  trong  hành vi hay một sự  phát triển hành vi nhằm tạo sự  cân bằng giữa kiến    thức,  thái độ  và hành vi. Ngắn gọn nhất đó là khả  năng chuyển đổi kiến thức  (phải  làm gì) và thái độ  (ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, hay tin tưởng   vào giá  trị nào) thành hành động (làm gì và làm như thế nào). (*): trích dẫn trong sách Kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên – tác giả  Nguyễn  Thị Oanh – Nhà xuất bản Trẻ PHƯƠNG PHÁP HỌC CÁC MÔN KỸ NĂNG SỐNG Thảo luận nhóm          GIÁO DỤC VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT­ PHẠM THỊ THANH HÀ
  4.         PHÓ HIỆU TRƯỞNG VỚI VAI TRÒ QUẢN LÝ CÔNG TÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ TRONG TRƯỜNG THPT ∙ Các hoạt động kích thích tưởng tượng và động não ∙ Sắm vai ∙ Phân tích tình huống ∙ Trò chơi, bài hát, nghe nhạc, ∙ Các loại hình nghệ thuật: vẽ, múa ∙ Chia sẻ kinh nghiệm ∙ Thư giãn ∙ Thực tập ∙ Tham quan NỘI DUNG CÁC MÔN KỸ NĂNG SỐNG Cuộc sống của chúng ta có thể chia thành 3 mặt: 1. Thể chất/Sức khoẻ 2. Trí tuệ/Thực hành 3. Tình cảm/tinh thần I/ Nhóm kỹ năng sống liên quan đến thể chất / sức khoẻ: 1. Chế độ dinh dưỡng 2. Dinh dưỡng cho trẻ từ 0 – 3 tuổi 3. Tư thế đúng 4. Phòng tránh một số bệnh thông thường 5. Ứng phó với cảm xúc 6. Ứng phó với stress 7. Sức khoẻ sinh sản 8. Tác hại của rượu.          GIÁO DỤC VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT­ PHẠM THỊ THANH HÀ
  5.         PHÓ HIỆU TRƯỞNG VỚI VAI TRÒ QUẢN LÝ CÔNG TÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ TRONG TRƯỜNG THPT 9. Tác hại của thuốc lá. 10. Tác hại của ma tuý 11. HIV/AIDS 12. Sơ cấp cứu 13. Kỹ năng phòng tránh quấy rối/xâm hại tình dục 14. Phòng tránh các bệnh liên quan đến công việc văn phòng (đau vai, đau  lưng,  mỏi mắt, nhức đầu…) 15. Thư giãn 16. Phòng ngừa tai nạn cho trẻ 17. Những hành vi gây hại đến sức khoẻ II. Nhóm Kỹ năng liên quan đến môi trường sống 1. Kỹ năng sử dụng hiệu quả tài nguyên môi trường 2. Chăm sóc bảo vệ môi trường sống 3. Phòng tránh thiên tai 4. Những hành vi gây hại đến môi trường sống 5. Phục hồi thiên tai dựa vào cộng đồng. III/ Nhóm kỹ năng sống liên quan đến trí tuệ, thực hành 1. Kỹ năng khám phá bản thân 1. Nhận thức bản thân 2. Xây dựng chân dung thành đạt 3. Xây dựng nhân cách 4. Giá trị bản thân 5. Giá trị  cuộc sống: 12 giá trị  (tôn trọng, hòa bình, hợp tác, hạnh phúc, chân   thật, nhân đạo, tình thương, trách nhiệm, giản dị, khoan dung, tự do, đoàn  kết).          GIÁO DỤC VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT­ PHẠM THỊ THANH HÀ
  6.         PHÓ HIỆU TRƯỞNG VỚI VAI TRÒ QUẢN LÝ CÔNG TÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ TRONG TRƯỜNG THPT 6. Xây dựng mục đích sống 7. Xây dựng động lực bản thân 8. Xây dựng lòng tự tin 9. Tư duy tích cực IV.Nhóm kỹ năng làm việc nhóm 1. Kỹ năng làm việc nhóm 2. Xây dựng và phát triển tinh thần nhóm 3. Giải quyết các xung đột trong nhóm 4. Xây dựng mục tiêu và hoạt động nhóm 5. Lãnh đạo nhóm  V. Nhóm kỹ năng phát triển nghề nghiệp 1. Kỹ năng sáng tạo 2. Kỹ năng ra quyết định 3. Kỹ năng giải quyết vấn đề 4. Kỹ năng lập kế hoạch 5. Kỹ năng quản lý thời gian 6. Xây dựng thói quen đúng giờ 7. Kỹ năng quản lý tiền bạc 8. Kỹ năng đàm phán 9. Kỹ năng diễn đạt. 10. Tạo động lực làm việc. 11. Khởi sự kinh doanh 12. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn          GIÁO DỤC VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT­ PHẠM THỊ THANH HÀ
  7.         PHÓ HIỆU TRƯỞNG VỚI VAI TRÒ QUẢN LÝ CÔNG TÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ TRONG TRƯỜNG THPT 13. Xin việc làm 14. Kỹ năng giới thiệu bản thân 15. Kỹ năng sử dụng các vật dụng, máy móc văn phòng: điện thoại, vi tính,   máy  photocopy, máy scan, máy hủy giấy, máy lạnh, 16. Kỹ năng soạn thảo báo cáo, văn thư 17. Kỹ năng quản trị công việc VI. Nhóm kỹ năng tổ chức đời sống gia đình 1. Kỹ năng quản lý tài chánh gia đình 2. Kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh 3. Đặc điểm tâm lý của trẻ qua từng giai đoạn 4. Đặc điểm tâm lý nam nữ 5. Nghệ thuật hâm nóng tình yêu 6. Kỹ năng tổ chức đời sống gia đình. 7. Xây dựng tương lai cho con 8. Phòng tránh tai nạn cho trẻ 9. Chăm sóc sức khoẻ trong gia đình 10. Khi con phạm lỗi 11. Giáo dục giới tính và phòng tránh xâm hại tình dục cho con 12. Xây dựng sự tự tin và tính tự lập cho con trẻ 13. Đối thoại trong gia đình. 14. Giá trị gia đình VII. Nhóm kỹ  năng truyền thông giáo dục (sức khoẻ ban đầu,   HIV/AIDS,  sức khoẻ sinh sản, môi trường, quyền trẻ em, phòng  chống buôn bán phụ  nữ và trẻ em, giới và phát triển…)          GIÁO DỤC VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT­ PHẠM THỊ THANH HÀ
  8.         PHÓ HIỆU TRƯỞNG VỚI VAI TRÒ QUẢN LÝ CÔNG TÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ TRONG TRƯỜNG THPT 1. Kỹ năng truyền thông giáo dục 2. Kỹ năng tổ chức một buổi truyền thông giáo dục 3. Các loại hình truyền thông, những ưu và hạn chế của từng loại hình 4. Truyền thông giáo dục đồng đẳng 5. Các loại hình giáo dục 6. Giáo dục thay đổi hành vi 7. Giáo dục chủ động 8. Thực hành các phương pháp giáo dục chủ động: thảo luận nhóm, hỏi –   đáp,  sắm vai, phân tích tình huống, trò chơi, động não…) VIII. Kỹ năng Rèn luyện trí nhớ IX. Kỹ năng đọc và tham khảo tài liệu 1. Kỹ năng cần thiết cho học sinh trung học phổ thông:  Theo Thạc sĩ giảng viên tâm lý học Nguyễn Hữu Long.10 nhóm kỹ  năng  sống  cần thiết cho khối học sinh trung học là: 1­ Kỹ năng tự phục vụ bản thân 2­ Kỹ năng xác lập mục tiêu cuộc đời 3­ Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả 4­ Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc 5­ Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân 6­ Kỹ năng giao tiếp và ứng xử 7­ Kỹ năng hợp tác và chia sẻ 8­ Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông 9­ Kỹ năng đối diện và ứng phó khó khăn trong cuộc sống          GIÁO DỤC VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT­ PHẠM THỊ THANH HÀ
  9.         PHÓ HIỆU TRƯỞNG VỚI VAI TRÒ QUẢN LÝ CÔNG TÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ TRONG TRƯỜNG THPT 10­ Kỹ năng đánh giá người khác.  Chia thành bốn nhóm như sau: (1) Nhóm kỹ  năng tự  nhận thức bản thân (tổ  chức trò chơi Tôi là ai trong giờ   sinh hoạt giáo viên chủ nhiệm). (2)   Nhóm   kỹ   năng   giao   tiếp   ứng   xử   (cách   giao   tiếp   trong   môi   trường   học   đường, với bố mẹ, người lớn tuổi). (3) Kỹ  năng hợp tác và chia sẻ  (bài tập kỹ  năng làm việc nhóm và giải quyết    xung đột trong học đường). (4) Nhóm kỹ  năng phân biệt hành vi hợp lý và chưa hợp lý (phân biệt hành vi    dũng cảm và liều mạng, hành vi yêu thương và lạm dụng tình dục...). 1. Đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống vào nhà trường phổ thông:  Việc đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống vào giảng dạy trong nhà   trường phổ  thông đã được đưa ra bàn bạc trước đây và theo như  nội   dung cuộc trao đổi  giữa Tiến sĩ Phùng Khắc Bình, Vụ trưởng Vụ Công tác  học sinh, sinh viên Bộ  GD­ĐT và giới báo chí thì: "Bộ đã triển khai nhiều phong trào vào trường học như sức khỏe, an   toàn giao   thông, kỹ  năng sống... đặc biệt, phong trào “trường học thân   thiện, học sinh   tích cực” đã được các thầy cô giáo, học sinh hưởng ứng  tích cực đã giảm được   phần nào tình trạng trên. Năm học tới Bộ  sẽ  đưa   kỹ  năng sống vào chương   trình giảng dạy trong nhà trường." "Để đưa kỹ năng sống vào giảng dạy trong trường học, Bộ GD­ĐT đã  phải xác   định, nếu đưa vào giảng dạy đại trà thì kỹ năng sống gồm   những nội dung gì?   đưa như thế nào? Người dạy và thời gian như thế  nào?.          GIÁO DỤC VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT­ PHẠM THỊ THANH HÀ
  10.         PHÓ HIỆU TRƯỞNG VỚI VAI TRÒ QUẢN LÝ CÔNG TÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ TRONG TRƯỜNG THPT Tuy nhiên, về vấn đề đưa như thế nào, trong 3 phương án, thứ 1, là  lồng ghép   vào chương trình học, các môn học, các hoạt động trong nhà  trường; thứ 2 đưa   vào thành một môn và dạy giống các môn học khác;  thứ 3, đưa vào tất cả các   môn, môn nào cũng vận dụng. Bộ đã chọn  phương án thứ nhất là lồng ghép vào   chương trình học, các môn học,  các hoạt động trong nhà trường."         Như vậy xu hướng hiện nay ở một số nhiều trường Dân lập, trường Quốc    tế  và các trường THPT là không đi chệch hướng với quyết định lựa chọn  của  Bộ giáo dục. Vấn đề là chọn nội dung nào và lồng ghép ra sao thì có vẻ như còn   nhiều  lúng túng.        Một vài trường đã cho thực nghiệm đưa nội dung giáo dục kỹ  năng sống    vào nội dung giờ sinh hoạt chủ nhiệm, giờ sinh ngoài giờ hoạt lớp, như  trường  Trần Khai Nguyên đã thực hiện, được xem như là một ví dụ cần  nhân rộng.          Ở các trường Quốc tế và một ít trường THPT đã áp dụng hình thức học   nhóm, sinh hoạt nhóm, chia sẻ nội dung kiến thức theo nhóm ... cũng  nhắm phát  huy khả  năng làm việc nhóm, qua đó giáo dục học sinh kỹ  năng giao tiếp, kỹ  năng trình bày, kỹ năng phản hồi ý kiến, kỹ năng hội   họp, kỹ năng tổ  chức và  giải quyết công việc...         Nhưng hầu hết chỉ  ở dạng tự phát, cá nhân và mức độ  thấp... để  có thể   nâng cao và ứng dụng đại trà việc đưa giáo dục kỹ năng sống vào giáo  dục cần  có một sự thống nhất ở các cấp lãnh đạo, trong đó, cần thiết và  quyết định tính  thiết thực chính là vai trò của cấp lãnh đạo nhà trường phổ  thông.          Các phương án có thể áp dụng để đưa giáo dục kỹ năng sống đến với   học  sinh có thể bao gồm:          GIÁO DỤC VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT­ PHẠM THỊ THANH HÀ
  11.         PHÓ HIỆU TRƯỞNG VỚI VAI TRÒ QUẢN LÝ CÔNG TÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ TRONG TRƯỜNG THPT 1. Đưa giáo dục kỹ năng sống vào hoạt động sinh hoạt chủ  nhiệm. ­ Tự  khám  phá bản thân ­ Tính năng động ­ Kỹ  năng giải quyết vấn đề  ­ Khả  năng phản  hồi tích cực. 2. Đưa giáo dục kỹ năng sống vào giờ sinh hoạt dưới cờ: ­ Kỹ năng tự  bảo vệ ­  Kỹ  năng trình bày ­ Kỹ  năng thuyết trình thuyết phục ­ Kỹ  năng  quản lý thời  gian ­ Kỹ năng tự điều chỉnh cảm xúc... 3. Đưa giáo dục kỹ năng sống vào trong các giờ học bộ môn:  ­ Kỹ năng  tự giải quyết vấn đề  ­ Kỹ năng hoạt động nhóm  ­Kỹ năng hợp tác, ứng xử  ­ Kỹ năng phản hồi và đánh giá tích cực.         Những nội dung tạm thời phân chia như trên chỉ mang tính chất tương  đối,  một giáo viên có đầu tư kỹ lưỡng về nội dung lồng ghép thì chắn chắn  có thể  thực hiện tốt mục tiêu của mình trong giáo dục chuyên môn cũng  như giáo dục  kỹ năng sống cho học sinh.          Tuy nhiên, không nên quá tham lam để  đưa quá nhiều nội dung kỹ  năng   sống cần giáo dục trong một tiết học, chỉ  nên làm sao việc giáo dục kỹ  năng  sống diễn ra một cách nhẹ nhàng và đều đặn qua các tiết học, đây   là điều cốt  lõi dẫn đến thành công, ứng dụng chiến thuật mưa dầm thấm  lâu. 1. Đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống vào giờ sinh hoạt dưới cờ  Phương pháp 1:Giáo viên hoặc thuyết trình viên trình bày về các đề  tài mà  xã  hội và học sinh đang quan tâm.          GIÁO DỤC VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT­ PHẠM THỊ THANH HÀ
  12.         PHÓ HIỆU TRƯỞNG VỚI VAI TRÒ QUẢN LÝ CÔNG TÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ TRONG TRƯỜNG THPT Ưu điểm phương pháp này: Có thể truyền đạt nhiều nội dung trong thời gian ngắn.  Người trình bày chủ động về nội dung trình bày  Nhược điểm: Khó kêu gọi sự tập trung của học sinh theo dõi.  Người trình bày có thể sẽ kéo dài thời gian do ý muốn trình bày nhiều nội    dung.  Cần một người trình bày có khả năng thuyết trình thật tốt.          Phương pháp này thích hợp khi muốn chia sẻ nhanh một vấn đề  ngắn, và  thời  gian thuyết trình cũng không nên quá 15.  Nên biến bài thuyết trình thành  câu chuyện kể để tăng phần lôi cuốn.         Người trình bày có thể  đứng gần học sinh hơn để  rút ngằn khoảng cách  với  người nghe.Luôn đặt câu hỏi để lôi kéo sự quan tâm của học sinh.Có thể áp  dụng phương pháp này trong nhiều trường hợp, cần ít thời gian   cho sự  chuẩn  bị. Phương pháp 2: Học sinh làm tiểu phẩm về các đề tài do Nhà trường  (thường  do Trợ lý thanh niên) gợi ý trước. Các đề tài gợi ý  tùy theo  nhu cầu và tình hình xã hội, có thể là Chống bạo lực học đường  Xây dựng kỹ năng giao tiếp với người lạ  Kỹ năng định hướng, đọc bản đồ  Kỹ năng phản ứng với hoàn cảnh  Phòng chống ma túy.  Phòng chống Aids.  Phòng chống tai nạn           GIÁO DỤC VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT­ PHẠM THỊ THANH HÀ
  13.         PHÓ HIỆU TRƯỞNG VỚI VAI TRÒ QUẢN LÝ CÔNG TÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ TRONG TRƯỜNG THPT An toàn giao thông.  Vệ sinh thực phẩm...          Các tiêu phẩm này thường diễn ra trong khoảng 10' ­ 15', và nên giao lần   lượt cho các lớp   trình bày. Xây dưng thành một buổi sinh hoạt tuyên truyền,   tăng cường giao tiếp giữa nhóm người trình bày với học sinh toàn trường  hoặc  1 khối lớp bằng cách đặt các câu hỏi yêu cầu người xem trả  lời, thảo    luận  nhanh, chia sẻ những xuy nghĩ của các nhân với vấn đề được gợi ý.           Giáo viên sẽ duyệt qua nội dung tiểu phẩm, hệ thống câu hỏi và chuẩn bị   trước cho các nhóm trình bày kỹ  năng định hướng, giải quyết các tình huống   bất ngờ nhằm lôi kéo cho người xem đi theo nội dung của nhóm đã định  trước.           Trong buổi trình bày, nhà trường chuẩn bị trước 1 số quà nhỏ (kẹo, bánh,  đồ  dùng học tập...) để làm phần thưởng cho những câu trả lời hoặc câu hỏi  do   người xem nêu ra.                Sau buổi trình bày, giáo viên (Trợ  lý thanh niên hoặc người được giao  nhiệm  vụ  quản trò) phải có kết luận cho vấn đề  được nêu ra trong buổi sinh  hoạt  đồng thời cám ơn nhóm học sinh đã trình bày tiêu phẩm, cám ơn toàn thể  học   sinh đã tích cực tham gia buổi sinh hoạt, sau đó thông báo nội dung sinh   hoạt  lần kế tiếp, để học sinh có thể chuẩn bị trước.      Ở phương pháp 2 còn có thêm ưu điểm là để học sinh phát triển tư duy phê   phán tích cực, các em có cơ hội rèn luyện kỹ năng thế vai, tạo sự năng động  và  giúp học sinh có cơ hội cùng chung làm việc với nhau trong nhóm, phát  huy khả  năng lãnh đạo trong học sinh.     Khó khăn có thể gặp phải khi đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống  vào  tiết sinh hoạt dưới cờ ­ và gợi ý khắc phục: 1. Học sinh không tập trung theo dõi nội dung sinh hoạt:           GIÁO DỤC VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT­ PHẠM THỊ THANH HÀ
  14.         PHÓ HIỆU TRƯỞNG VỚI VAI TRÒ QUẢN LÝ CÔNG TÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ TRONG TRƯỜNG THPT     Trước hết cần khẳng định: học sinh chỉ chăm chú lắng nghe và xem khi thấy   nội dung cần thiết, lôi cuốn và có tốc độ  diễn ra vừa phải hơi nhanh một chút.    Do vậy việc chọn cho được nhóm trình bày và cách trình bày tiểu phẩm hết   sức  quan trọng.     Nhóm trình bày không được quá 5 người, thời gian trình bày hoặc diễn ra tiểu    phẩm không được quá 15', âm thanh phải rõ ràng, cần chuẩn bị  ít nhất 2 bạn   học sinh giữ nhiệm vụ chuyển micro đến các bạn học sinh làm khán giả.      Việc giữ trật tự cũng cần phải quan tâm nhờ đội ngũ Thầy Cô giám thị, Giáo    viên chủ nhiệm các lớp cũng cần có mặt để biết được nội dung này.          Ngay sau giờ  sinh hoạt dưới cờ, giáo viên chủ  nhiệm có biện pháp chấn    chỉnh trực tiếp với lớp khi có hiện tượng vi phạm, ồn ào hoặc mất tập trung...    tiếp đó giáo viên chủ  nhiệm cần đề  cập đến nội dung đã sinh hoạt và muốn   lắng nghe ý kiến của học sinh của lớp về vấn đề đã nêu thì lập tức sẽ tạo nên    sự quan tâm của học sinh kế cả trong buổi sinh hoạt kế tiếp. 2. Giáo viên các lớp không hỗ trợ, hợp tác trong giờ sinh hoạt dưới  cờ:         Ban giám hiệu cần đặt qui định tất cả giáo viên đều phải có mặt trong giờ   sinh hoạt dưới cờ  có lồng ghép giáo dục kỹ  năng sống để  theo dõi nội dung   giáo dục học sinh nhằm có biện pháp giáo dục đồng bộ, tránh sự  trùng lắp,   hoặc không thống nhất trong việc giáo dục kỹ  năng sống trong học sinh. ( Vì   thực tế không phải giáo viên nào cũng được trang bị hoặc tự học hỏi đầy   đủ về  các kỹ năng sống)         Ban giám hiệu đưa nội dung sinh hoạt kỹ  năng sống trong giờ  sinh hoạt  dưới  cờ đến tất cả giáo viên chủ nhiệm 1 tuần trước đó, để có sự chuẩn bị.       Ban giám hiệu đưa tiêu chuẩn tham gia sinh hoạt lớp thành một tiêu chuẩn  thi  đua xếp hạng của lớp, tiêu chuẩn xét thi đua cá nhân cuối năm.          GIÁO DỤC VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT­ PHẠM THỊ THANH HÀ
  15.         PHÓ HIỆU TRƯỞNG VỚI VAI TRÒ QUẢN LÝ CÔNG TÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ TRONG TRƯỜNG THPT        Ban giám hiệu cũng cần đả  thông trong hội đồng sư  phạm việc cần thiết   phải  có sinh hoạt dưới cờ, nhằm cho giáo viên thấy được vai trò và nhiệm vụ  của  mình, mỗi giáo viên là tấm gương sống giáo dục học sinh, kế cả việc tham    gia chào cờ đầu tuần.        Những việc cần chuẩn bị cho giờ sinh hoạt dưới cờ có lồng ghép nội dung    giáo dục kỹ năng sống: Âm thanh: loa phải đầy đủ, rõ ràng. Micro: hệ  thống micro không dây, ít nhất 2 cái để  có thể  chuyền đến các học   sinh muốn phát biểu. Dù, bạt: học sinh phải được che nắng thì mới có thể tập trung lắng nghe. Đội trật tự: đội cờ  đỏ, xung kích để  kịp thời hỗ  trợ  Thầy Cô giám thị  chấn    chỉnh trật tự. Nên chọn HS lớp lớn để theo dõi học sinh lớp nhỏ. 1. Đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống vào giờ sinh hoạt chủ nhiệm hoặc giờ  sinh hoạt ngoài giờ lên lớp  Hiện nay việc thực hiện sinh hoạt chủ nhiệm đầu tuần thường theo một kịch   bản cũ: Kịch bản 1: Giáo viên chủ nhiệm tổng kết hoạt động tuần qua, xem xét qua các lỗi vi   phạm của học sinh, chấn chỉnh những sai phạm, cảnh cáo và ghi nhận   những trường hợp tái phạm của học sinh.  Sau đó là thông báo các hoạt động trong tuần sắp tới, nhắc nhở và phân   công học sinh thực hiện theo kế hoạch.  Phần thêm: GVCN kể  hoặc đọc những câu chuyện mang tính giáo dục   cho cả lớp nghe và từ đó học sinh rút ra được những kiến thức cần thiết.           GIÁO DỤC VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT­ PHẠM THỊ THANH HÀ
  16.         PHÓ HIỆU TRƯỞNG VỚI VAI TRÒ QUẢN LÝ CÔNG TÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ TRONG TRƯỜNG THPT Kịch bản 2: GVCN giao lớp trưởng báo cáo tình hình tuần qua, những trường hợp sai    phạm cần nhắc nhở, chấn chỉnh.  Lớp trưởng đọc thông báo chung cho cả lớp và sau đó tổ  chức văn nghệ   hoặc các nội dung cần làm cho tuần sau.  Phần thêm: GVCN giao cho một bạn trong lớp đọc hoặc kể  những câu   chuyện dang như  "Tâm hồn cao thượng:" để  giáo dục cách  ứng xử  cho    học sinh trong cuộc sống..  Theo kịch bản như trên chỉ thích hợp với các lớp ngoan, ít vi phạm còn đối  với  các lớp thường xuyên có vi phạm thì giờ sinh hoạt lớp sẽ nhàm chán  năng nề vì  học sinh trong lớp cho rằng phải đối phó với những sai phạm trong  tuần qua và  tâm lý chung sẽ là mắc cỡ, e ngại,... riêng với những em thường  xuyên vi phạm  thì tình hình còn có thể bi đát hơn: tâm lý bất cần sẽ nảy sinh. GVCN sẽ  mất cảm hứng để  tiếp tục phần thêm khi lớp có nhiều học sinh vi    phạm, Thầy Cô sẽ  dễ  dàng rơi vào trạng thái bực tức, nóng nảy và chắn chắc   sẽ kéo dài thời gian rầy la cả lớp một cách không có chủ đích rõ ràng.         Có thể  thay đổi kịch bản giờ  sinh hoạt chủ  nhiệm sao cho tăng tính chủ  động  của học sinh nhiều hơn nữa, nâng cao vai trò của tập thể  lớp chứ  không  phải  vai trò của 1 lớp trưởng.        Biến giờ sinh hoạt chủ nhiệm thành một buổi chơi với nhiều trò chơi khác    nhau mà nội dung được giáo viên chủ nhiệm chuẩn bị trước.        Các trò chơi này phải được lựa chọn và có chủ đích nhằm giáo dục kỹ năng    tương ứng cho học sinh. Việc đưa giáo dục kỹ  năng sống vào giờ  sinh hoạt chủ  yếu với cách làm sao   cho tăng tính chủ động của học sinh trong lớp, phát huy khả năng từng cá   nhân           GIÁO DỤC VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT­ PHẠM THỊ THANH HÀ
  17.         PHÓ HIỆU TRƯỞNG VỚI VAI TRÒ QUẢN LÝ CÔNG TÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ TRONG TRƯỜNG THPT và nhấn mạnh trò của tập thể, để  học sinh thấy được và luông phát huy  khả  năng phối hợp của nhóm trong khi giải quyết các vấn đề chung. Không nên sa đà vào việc tổ chức các trò chơi mang tính giải trí đơn thuần,   sẽ  làm sai lệch mục đích của việc lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống   trong  giờ sinh hoạt Khó khăn trong việc lồng ghép nội dung giáo dục kỹ  năng sống vào giờ  sinh   hoạt và gợi ý khắc phục Lớp  ồn ào, gây  ảnh hưởng lớp kế bên. Ban giám hiệu cần tổ  chức tiến    hành sinh hoạt đồng thời tất cả  các lớp và hãy chấp nhận sự   ồn ào có   định hướng chứ không phải ồn ào mất trật tự.  Các trò chơi lặp đi lặp lại gây nhàm chán: chuẩn bị  trước và tham khảo   thêm các trò chơi cho phù hợp, thay đổi nội dung sinh hoạt, không hẳn cứ   sinh hoạt là chơi trò chơi.  Có thể tham khảo một số trò chơi như sau: Trß ch¬i xÕp h×nh: Ho¹t ®éng khëi ®éng Trước buổi sinh hoạt, cắt và chọn ra một số  các hình khác nhau, số  hình này   tương đương với 1/2 số học sinh. Cắt những hình này ra làm đôi.Trong giờ sinh   hoạt,   phân   phát   một   nửa   của   hình   đó   cho   mỗi   học   sinh   một   cách   ngẫu  nhiên.Cho các học sinh đi lại quanh phòng và ghép lại với người có nửa hình   còn  lại phù hợp.Khi mà một học sinh đã tìm ra được người có nửa hình còn lại   của mình thì  học sinh phải phỏng vấn nhanh người đó. Tìm hiểu về người bạn   của mình  theo những yêu cầu mà giáo viên đã yêu cầu trước. (những việc làm   tốt và  chưa tốt trong tuần qua)          GIÁO DỤC VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT­ PHẠM THỊ THANH HÀ
  18.         PHÓ HIỆU TRƯỞNG VỚI VAI TRÒ QUẢN LÝ CÔNG TÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ TRONG TRƯỜNG THPT Sau khoảng 10 phút, mỗi học sinh sẽ  trình bày ngắn gọn về  những hoạt động    của người có một nửa hình ghép phù hợp với mình cho cả nhóm học sinh  hoặc  cả lớp. MONG MUỐN ­ Hy vọng và mối quan tâm về môn học nào đó (20 phút) Yêu cầu các học sinh lấy ra một mảnh giấy và trong một vài phút viết ra những    mong muốn riêng của mình về  một môn hoạc hoặc một hoạt động nào đó, nói    lên những điều mình hy vọng sẽ đạt được, và cả những điều mà mình có  quan  tâm đến. Thu lại tất cả những mảnh giấy này để  vào lẫn một hộp, sau đó yêu cầu mỗi    học sinh chọn ra một mảnh giấy trong hộp và đọc lên những mong muốn/hy    vọng/quan tâm cho cả  nhóm học sinh nghe. Thầy Cô hoặc một học sinh xung    phong viết ra những thông tin đó lên giấy khổ lớn. HOẶC Chia học sinh ra thành các nhóm nhỏ (4 hoặc 5), phân chia bảng thành các  phần  tương  ứng cho các nhóm và yêu cầu các học sinh cùng nhau quyết định  đưa ra  những mong muốn, hy vọng và quan tâm đối trong thời gian tới. Sau   đó ghi lại  những phản hồi của từng cá nhân lên bảng, hoặc là thu lại những   mảnh giấy  của nhóm nhỏ và dán lên cho mọi người trong phòng đều thấy  được. Tổng hợp lại những mong muốn của các học sinh, nêu ra điểm giống   nhau về suy nghĩ, mong muốn của học sinh trong lớp.  Thông báo cho học sinh biết được những nội dung cần làm trong tuần  tới.   Nhấn mạnh những việc cần đạt được và học sinh phải được biết   rằng  mức độ  yêu cầu đạt được của mỗi học sinh khác nhau do vậy yêu  cầu  các em phải phấn đấu để đạt mức cao nhất.  Trò chơi: Tìm vai           GIÁO DỤC VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT­ PHẠM THỊ THANH HÀ
  19.         PHÓ HIỆU TRƯỞNG VỚI VAI TRÒ QUẢN LÝ CÔNG TÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ TRONG TRƯỜNG THPT Số lượng: 8 bạn + "khán giả" (bao nhiêu cũng được). Luật chơi: Mỗi bạn sẽ nhận được 1 tờ giấy, ghi rõ vai trò của từng bạn (ví dụ   lãnh đạo, người chống đối, ủng hộ...). Bạn không được "bật mí" cho các   thành  viên còn lại biết vai trò của mình. Nhiệm vụ  của các bạn là cùng nhau  "diễn"  (thảo luận về  1 chủ đề  nào đó) để  "khán giả" nhận ra người nào đang  giữ vai  trò gì trong nhóm. Ý nghĩa: Theo các nhà tâm lí, có 8 vai trò phổ  biến trong nhóm (hình bên). Trò   chơi giúp các bạn nhận đúng vai trò của từng thành viên trong nhóm, qua đó  sẽ  giúp các bạn hiểu được tâm lí, tính cách của mỗi người để có cách ứng   xử đúng  và làm việc nhóm hiệu quả hơn. Trò chơi: Lắng nghe  Số  lượng: từ  5 trở  lên, có thể  chơi trong nhóm nhỏ  trước và mở  rộng cho cả   lớp Luật chơi: Mỗi bạn sẽ  được phát 1 cây viết và 1 tờ  giấy. Trong vòng 1 phút,   các bạn sẽ ghi lại tất cả những tiếng động xung quanh mình. Ai ghi nhiều hơn,    người đó sẽ thắng. Ý nghĩa: Đây là trò chơi nhằm rèn luyện kĩ năng lắng nghe, một trong những kĩ   năng quan trọng nhất để  làm việc nhóm hiệu quả, phản ánh sự  tôn trọng hay   xây dựng ý kiến lẫn nhau giữa các thành viên. Khi chịu lắng nghe, chắc chắn   bạn sẽ có nhiều thông tin để giải quyết vấn đề hiệu quả hơn. Trò chơi 3. 180 độ...xoay!  Số lượng: Lý tưởng nhất là 6 ­ 8 bạn Luật chơi: Người chơi xếp thành hình tròn, quay mặt ra ngoài, tay nắm tay.   Sau  đó tìm cách đổi chỗ cho nhau, sao cho tất cả thành viên đều quay mặt  vào trong           GIÁO DỤC VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT­ PHẠM THỊ THANH HÀ
  20.         PHÓ HIỆU TRƯỞNG VỚI VAI TRÒ QUẢN LÝ CÔNG TÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ TRONG TRƯỜNG THPT hình tròn mà không được chéo tay nhau (trong quá trình đổi vị  trí  không được  buông tay ra). Ý nghĩa: Đây là trò chơi nhằm trang bị cho các teen kĩ năng "giải quyết vấn   đề".  Lúc đầu, có thể những người tham gia trò chơi này sẽ "bó tay" và cho  rằng đây  là công việc không thể thực hiện được. Nhưng khi được thảo luận,   các bạn sẽ  tìm ra giải pháp và thực hiện rất thành công. "Khi gặp một vấn đề  nào đó trong  cuộc sống, nếu tham khảo ý kiến của nhiều người, chắc chắn sẽ  tìm ra được  giải pháp tốt"­ một bạn học sinh đã nói về  "công dụng" của trò  chơi mà bạn  học được. Trò chơi:  Chuyền bóng Số lượng: 10 bạn là tốt nhất. Luật chơi: Người chơi xếp thành hình tròn với yêu cầu là phải biết tên của    nhau. Lần lượt người chơi sẽ chuyền bóng cho người đối diện, rồi người  tiếp  theo (theo chiều kim đồng hồ) cho đến hết vòng tròn. Khi chuyền bóng   cho  người nào, bạn phải gọi tên người đó. Lúc đầu, chỉ cần 1 trái bóng, sau   đó tăng  thêm 2, thêm 3, thêm 4 để gia tăng độ khó cũng như tốc độ chuyền.   Trò chơi sẽ  kết thúc khi bóng chạm đất. Trò chơi này có thể có 2 ­ 3 nhóm  tham gia, nhóm  nào giữ bóng lâu chạm đất nhất sẽ giành phần thắng. Ý nghĩa: Khi có 1 trái bóng, công việc của người chơi xem ra khá dễ  dàng.    Nhưng khi có nhiều trái bóng thì tình hình sẽ  khác. Điều này cho thấy, với   những vấn đề  đơn giản, bạn có thể  giải quyết một cách dễ  dàng. Nhưng với    vấn đề  phức tạp, rắc rối hoặc cùng lúc xuất hiện nhiều vấn đề  thì bạn cần   biết   ưu tiên giải quyết vấn đề  nào trước, vấn đề  nào sau, tránh để  xảy ra tình   trạng   "ùn tắc", dễ  dẫn bạn đến thất bại. Ngoài ra, sự  bình tĩnh cũng là điều   quan  trọng khi đối mặt với những tình huống như vậy.          GIÁO DỤC VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT­ PHẠM THỊ THANH HÀ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2