intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ví điện tử ShopeePay của người dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Mộ Dung Vân Thư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ví điện tử ShopeePay của người dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh" nhằm nhằm xác định các nhân tố tác động tới hành vi sử dụng của người dùng đối với ví điện tử ShopeePay. Qua đó đề xuất một số giải pháp liên quan nhằm cải thiện và nâng cao hơn hành vi sử dụng ví điện tử ShopeePay một cách hiệu quả nhất và mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ví điện tử ShopeePay của người dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh

  1. NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ SHOPEEPAY CỦA NGƯỜI DÙNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Thu Trang, Mai Phạm Nhất Quỳnh, Lê Thùy Tiên, Vũ Thị Uyên Phương Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: PGS.TS. Trần Văn Tùng TÓM TẮT Đây là một nghiên cứu thực nghiệm để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ví điện tử ShopeePay của người dùng. Mục đích của đề tài là “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ví điện tử ShopeePay của người dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm xác định các nhân tố tác động tới hành vi sử dụng của người dùng đối với ví điện tử ShopeePay. Qua đó đề xuất một số giải pháp liên quan nhằm cải thiện và nâng cao hơn hành vi sử dụng ví điện tử ShopeePay một cách hiệu quả nhất và mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. Từ khóa: hành vi sử dụng, ví điện tử ShopeePay 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thống kê mới nhất cho thấy, trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0 của thế kỷ 21, công nghệ đang có tác động toàn diện đến nền kinh tế thế giới. Để tận dụng tiềm năng của công nghệ, Đại hội XIII của Đảng cộng sản Việt Nam đã đưa ra chủ trương "Tiếp tục đẩy mạnh Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo" (Đảng cộng sản Việt Nam, 2021). Công nghệ đang được ứng dụng rộng rãi trên tất cả các lĩnh vực của đời sống, bao gồm cả điện thoại thông minh (smartphone), sản phẩm đã trở nên quen thuộc với nhiều người dùng. Sự phát triển của mạng di động và Internet đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Thương mại điện tử, đồng thời thúc đẩy phương thức thanh toán bằng ví điện tử. Kể từ đầu năm 2022 đến hết tháng 4, giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã tăng đáng kể. Giá trị giao dịch tăng đến 32,37% so với cùng kỳ năm trước. Các loại giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt cũng tăng lên đáng kể, với số lượng giao dịch tăng đến 69,7% và giá trị tăng lên 27,5%. Giao dịch qua internet tăng 48,39% và 32,76%, qua điện thoại di động tăng lên 97,65% và 86,68%, và qua QR code tăng đáng kể lên tương ứng 56,52% và 111,62%. Tổng số ví điện tử đã kích hoạt cũng tăng lên đáng kể, đạt tăng 10,37% so với cuối năm 2021. Có thể hiểu rằng dịch vụ thanh toán qua ví điện tử là tất cả các dịch vụ trung gian thanh toán được thực hiện thông qua các thiết bị di động cá nhân (Abrahão, Moriguchi & Andrade, 2016). Hành vi phản ứng của một cá nhân trong một tình huống nhất định có thể quan sát được khi họ đặt ra một mục tiêu cụ thể (Reed & Lloyd, 2018). Hành vi tiêu dùng được định nghĩa là quá trình ra quyết định và hành động thực 231
  2. tế của các cá nhân trong việc đánh giá, mua sắm, sử dụng hoặc loại bỏ các sản phẩm và dịch vụ (Loudon & Della Bitta, 1993). Để đảm bảo chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng, ShopeePay cần tìm hiểu động cơ và mục đích của khách hàng để tối ưu hóa trải nghiệm thanh toán qua ví điện tử của họ. Với mục tiêu này, chúng em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ví điện tử ShopeePay của người dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Nghiên cứu này sẽ giúp chúng em đưa ra các giải pháp cụ thể để phát triển dịch vụ ví điện tử ShopeePay và tăng cường tác động của nó đối với khách hàng. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Giới thiệu tổng quan về ví điện tử ShopeePay Khái niệm ví điện tử ShopeePay: ShopeePay là một ví điện tử được phát triển bởi Shopee, một trong những nền tảng thương mại điện tử hàng đầu tại Đông Nam Á. ShopeePay cho phép người dùng lưu trữ và quản lý số tiền trong ví điện tử của mình và sử dụng số tiền đó để thanh toán trực tuyến cho các sản phẩm và dịch vụ khác nhau trên Shopee và ngoài Shopee. Đặc điểm của ví điện tử ShopeePay: Đa năng: ShopeePay không chỉ được sử dụng để thanh toán cho các giao dịch trên Shopee mà còn có thể sử dụng để thanh toán tại các cửa hàng trên toàn quốc và các dịch vụ khác như mua vé xem phim, đặt xe, thanh toán tiền điện nước... Dễ sử dụng: ShopeePay được thiết kế với giao diện đơn giản và dễ sử dụng, người dùng chỉ cần tải ứng dụng Shopee trên điện thoại, đăng nhập và thực hiện các giao dịch thanh toán dễ dàng. An toàn: ShopeePay áp dụng nhiều phương thức bảo mật để đảm bảo an toàn cho người dùng, bao gồm mã OTP (mã xác nhận một lần), mã PIN, cũng như công nghệ mã hóa SSL. Tiện lợi: Với ShopeePay, người dùng có thể thực hiện các giao dịch mọi lúc mọi nơi mà không cần mang theo tiền mặt hay thẻ tín dụng. Tiết kiệm: ShopeePay thường xuyên có các chương trình khuyến mãi, giảm giá, hoàn tiền... giúp người dùng tiết kiệm được nhiều chi phí. Hỗ trợ khách hàng: ShopeePay có đội ngũ hỗ trợ khách hàng chuyên nghiệp và nhiệt tình, sẵn sàng giải đáp các thắc mắc và hỗ trợ người dùng trong quá trình sử dụng. 2.2 Hành vi sử dụng ví điện tử ShopeePay hiện nay Hành vi sử dụng Thanh toán ví Shopee của người dùng có thể được hiểu là hành vi sử dụng Thanh toán ShopeePay với những mục đích khác nhau nhằm phục vụ các nhu cầu của bản thân người dùng bằng các hình thức và mức độ truy cập khác nhau. Tùy vào mục đích sử dụng của người dùng. Ở một thời lượng và mức độ nhất định nào đó người dùng sẽ có những biểu hiện hành vi trong nhận thức, hành động và chịu sự tác động đến cuộc sống, học tập, làm việc, mua sắm, giao tiếp và quan hệ xã hội. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 232
  3. Nghiên cứu được tiến hành thông qua nghiên cứu định tính và định lượng: (1) Nghiên cứu định tính bằng xây dựng phát triển hệ thống khái niệm/thang đo và các biến quan sát và hiệu chỉnh biến quan sát phù hợp với thực tế. (2) Nghiên cứu định lượng: Sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để kiểm định mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau; Phân tích nhân tố khám phá(EFA) được sử dụng để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng và nhận diện các yếu tố được cho là phù hợp; đồng thời sử dụng phân tích hồi qui tuyến tính đa biến xác định các nhân tố và mức độ tác động của từng nhân tố ảnh hưởng của môi trường ERP đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán của các các trường đại học ngoài công lập tại TP.HCM. Thông qua lược khảo các tài liệu nghiên cứu và tham vấn chuyên gia, bên cạnh đó, tác giả nghiên cứu sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để xác định có 20 yếu tố (biến quan sát), 1 yếu tố (biến phụ thuộc), 5 yếu tố (biến độc lập) có ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ví điện tử ShopeePay của người dùng. Nhóm tác giả sử dụng thang đo 5 Likert cho toàn bộ bảng hỏi: 1 – hoàn toàn không đồng ý, 2 – không đồng ý, 3 – bình thường, 4 – Đồng ý, 5 – Hoàn toàn đồng ý. Nhóm tác giả đã gửi 220 bảng câu hỏi từ tháng 2/2023 đến tháng 4/2023 cho các ở người dùng ví điện tử ShopeePay tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nhận được 191 phiếu khảo sát, trong đó có 28 phiếu bị loại do không hợp lệ. Do đó, số lượng quan sát còn lại để đưa vào phân tích là 163 phiếu thỏa mãn điều kiện mẫu tối thiểu. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Kiểm định chất lượng thang đo (Cronbach’s Alpha) Bảng 1: Kết quả phân tích chất lượng thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha Hệ số tương Số biến Cronbach’s Thang đo quan- biến tổng Ghi chú quan sát Alpha nhỏ nhất Thanh toán 4 0,781 0,521 Chấp nhận Xúc tiến thương mại 3 0,762 0,574 Chấp nhận Niềm tin 4 0,802 0,572 Chấp nhận Hữu ích 3 0,738 0,539 Chấp nhận Đa dạng dịch vụ 3 0,718 0,496 Chấp nhận Hành vi sử dụng 3 0,677 0,467 Chấp nhận (Nguồn: Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu của tác giả) Qua kết quả kiểm định chất lượng thang đo ở bảng 1 ta thấy hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể đều lớn hơn 0,6. Như vậy hệ thống thang đo được xây dựng gồm 5 thang đo đảm bảo chất lượng tốt với 20 biến quan sát đặc trưng. Phân tích nhân tố khám phá 233
  4. Phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc Kết quả kiểm định Bartlett's cho thấy giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau (sig = 0,000 0,5), chứng tỏ phân tích nhân tố để nhóm các biến lại với nhau là thích hợp và dữ liệu phù hợp cho việc phân tích. Kết quả cho thấy với phương pháp rút trích Principal components và phép quay Varimax, có 1 yếu tố được rút trích ra từ biến quan sát. Phương sai trích là 60,897% > 50% đạt yêu cầu. Phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập Kết quả phân tích yếu tố có hệ số KMO = 0,841 (nằm trong khoảng từ 0,5 đến 1) và kiểm định Bartlett có ý nghĩa (sig = 0,000 0,5 và hiệu số giữa các thành phần trong cùng yếu tố đều lớn hơn 0,3. Kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính đa biến Bảng 3: Thông số thống kê trong mô hình hồi quy bằng phương pháp Enter Hệ số Hệ số chưa Thống kê đa cộng chuẩn chuẩn hóa tuyến hóa Mô hình Sig. Sai số t Hệ số Hệ số Beta Beta chuẩn tolerance VIF 1 (Constant) 0,99 0,230 0,432 0,667 NT 0,179 0,062 0,184 2,893 0,004 0,667 1,499 TT 0,183 0,058 0,175 3,173 0,002 0,885 1,129 XT 0,240 0,058 0,264 4,164 0,000 0,670 1,492 DV 0,143 0,066 0,139 2,148 0,033 0,643 1,556 HI 0,277 0,063 0,289 4,397 0,000 0,624 1,602 Biến phụ thuộc: HV (Nguồn: Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu của tác giả) Trong bảng số liệu, các biến độc lập NT, TT, XT, DV, HI đều đạt yêu cầu và các giá trị Sig. thể hiện độ tin cậy khá cao, đều < 0,05. Ngoài ra, hệ số VIF của các hệ số Beta đều nhỏ hơn 10 và hệ số Tolerance đều >0,5 cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến 234
  5. Hệ số xác định của mô hình hồi quy R2 hiệu chỉnh là 0,563. Nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với dữ liệu 56,3%. Điều này cho biết khoảng 56,3% sự biến thiên về nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ví điện tử ShopeePay của người dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh được giải thích bởi 5 biến độc lập, các phần còn lại là do sai sót của các yếu tố khác. Kiểm định Durbin Watson = 1,859 trong khoảng 1< D < 3 nên không có hiện tượng tự tương quan của các phần dư. Phương trình hồi quy HV = 0,289 * HI + 0,264 * XT + 0,184 * NT + 0,175 * TT + 0,139 * DV 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Hành vi sử dụng ví điện tử của người dùng là yếu tố sống còn và là mục tiêu mà các ngành dịch vụ hiện nay đang theo đuổi. Cùng với sự đáp ứng ngày càng mạnh mẽ trong môi trường kinh doanh, việc tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng, các nhân tố tác động đến hành vi sử dụng ví điện tử trở nên cần thiết vì thế nghiên cứu càng hữu ích trong việc đề ra các chính sách, chiến lược của ví điện tử ShopeePay. Trong lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là ví điện tử ShopeePay thì vai trò của việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng càng có ý nghĩa quan trọng xuất phát từ tính chất tương tác giữa khách hàng và ví điện tử cũng như những tác động tích cực mà ví điện tử ShopeePay có được. Cụ thể hơn, nếu ví điện tử ShopeePay đem đến cho khách hàng sự hài lòng cao thì khách hàng sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ, ủng hộ các dịch vụ của ví điện tử ShopeePay, giới thiệu ví điện tử ShopeePay cho những người thân xung quanh. Từ đó, góp phần gia tăng doanh số, thị phần, lợi nhuận và vị thế của ví điện tử ShopeePay trên thị trường. Đó là mục tiêu của ví điện tử ShopeePay mong muốn đạt được. Với đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ví điện tử ShopeePay của người dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh”, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với những dịch vụ mà ví điện tử ShopeePay cung ứng cho khách hàng. Nghiên cứu được trình bày thông qua việc khảo sát lấy ý kiến khách hàng một cách khách quan. Dữ liệu được xử lý từ các phân tích thống kê mô tả, phân tích tương quan hồi quy, kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha và kiểm định Anova. Cùng với việc xem xét các định hướng, chiến lược phát triển của ví điện tử ShopeePay, nghiên cứu đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng. Kết quả khảo sát là nguồn dữ liệu đầu vào đáng tin giúp cho ví điện tửu ShopeePay có cơ hội hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng, đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ mà ví điện tử mang lại, để ví điện tử ShopeePay nhận biết mình ở vị trí nào trong mắt của khách hàng. Từ đó có cơ sở để nâng cao chất lượng dịch vụ và nâng cao hành vi sử dụng ví điện tử ShopeePay của người dùng. 5.2 Một số kiến nghị Nhân tố Thanh toán: Ví điện tử ShopeePay nên thêm nhiều hình thức thanh toán để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, các địa điểm vui chơi, các cửa hàng quần áo, quán ăn, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi bằng việc quét mã QR hoặc là đưa mã cho nhân viên thu ngân, tăng thêm nhiều mã voucher giảm giá cho người tiêu dùng khi mua hàng ở Shopee hay các sàn thương mại điện tử khác, hoặc ở các cửa hàng tiện lợi để khuyến khích người tiêu dùng sử dụng ví điện tử ShopeePay. 235
  6. Nhân tố Xuất tiến thương mại: Cũng giống như ở nhân tố thanh toán trên chúng ta cần thêm nhiều voucher giảm giá cho người tiêu dùng khi mua hàng ở Shopee hay các sàn thương mại điện tử khác, hoặc ở các cửa hàng tiện lợi, tặng nhiều ưu đãi lớn cho người mới, thu hút người tiêu dùng với nhiều sự kiện quà tặng hấp dẫn, nên cập nhật giao diện ví điện tử ShopeePay theo xu hướng hiện nay, dễ sử dụng và tiện lợi hơn. tạo nhiều ưu đãi khi thanh toán ShopeePay cho người tiêu dùng trong năm hoặc đạt các thành viên có các thứ bậc càng cao thì càng nhiều ưu đãi hấp dẫn, thúc đẩy mọi người mua hàng ở Shopee nhiều hơn từ đó người tiêu dùng sử dụng ví điện tử ShopeePay nhiều hơn. Nhân tố Niềm tin: Về độ bảo mật của ShopeePay thì mức độ bảo mật thông tin người dùng có thể chưa được cao, nếu chúng tiết lộ thông tin của mình, bạn có thể bị mất tài khoản của mình. Cho nên đề xuất việc tăng cường thêm các bảo mật tăng mức độ an toàn của ShopeePay. Nếu có phát hiện nghi ngờ gì về cuộc giao dịch của khách hàng mình thì hãy thông báo ngay đến đội ngũ hỗ trợ để đưa ra hướng giải quyết tức thời, đồng thời tạo lời cảnh báo đến khách hàng chú ý hơn tới nhiều chiêu trò lừa đảo tinh vi hiện nay. Nhân tố Hữu ích: Ví điện tử ShopeePay cần thêm nhiều dịch vụ, tính năng nhằm đáp ứng nhu cầu tối đa của khách hàng, đa dạng tính năng là yêu cầu tất yếu giúp người tiêu dùng có thể nạp tiền từ thẻ điện thoại, nạp tiền thông qua các tài khoản thanh toán. Nhân tố Đa dạng dịch vụ: Đầu tư giải quyết sự cố của khách hàng nhanh và chính xác, chất lượng dịch vụ ngày càng hoàn thiện và đa dạng, tăng cường liên kết ví điện tử ShopeePay với nhiều tài khoản ngân hàng khác, tạo ra ví tiết kiệm cho ShopeePay để sinh lời nhỏ, lẻ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abrahão, R. d., Moriguchi, S. N., & Andrade, D. F. (2016). Intention of adoption of mobile payment: An analysis in the light of the Unified Theory of Acceptance and Use of Technology (UTAUT), Uberlândia, Brazil: Elsevier Editora Ltda. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam. (2021). Toàn văn Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng họp từ ngày 25/01/2021 đến ngày 01/02/2021, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Trung tâm Thông tin - Bộ Nội vụ. 3. Loudon, D. L., & Della Bitta, A. J. (1993). Consumer Behavior: Concepts and Applications, McGraw-Hill College. 4. Reed, M., & Lloyd, B. (2018). Health Psychology, Scientific e-Resources. 236
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0