intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm có bao bì thân thiện với môi trường của người tiêu dùng tại tỉnh Quảng Ngãi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

26
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này giới thiệu những nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm có bao bì thân thiện với môi trường của người tiêu dùng tại tỉnh Quảng Ngãi. Trên cơ sở sử dụng các phương pháp phân tích định lượng, kết quả nghiên cứu cho thấy ý định mua của người tiêu dùng đối với thực phẩm có bao bì thân thiện với môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi chịu ảnh hưởng bởi 6 yếu tố...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm có bao bì thân thiện với môi trường của người tiêu dùng tại tỉnh Quảng Ngãi

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM CÓ BAO BÌ THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI RESEARCH FACTORS AFFECTING INTENTIONS TO BUY FOODS WITH ENVIRONMENT-FRIENDLY PACKAGING OF CONSUMERS IN QUANG NGAI PROVINCE Ngày nhận bài : 26.10.2022 Ngày nhận kết quả phản biện : 09.11.2022 ThS. Phan Thị Mỹ Kiều - ThS. Phạm Thị Mỹ Vân Ngày duyệt đăng : 10.12.2022 Trường Đại học Tài chính - Kế toán TÓM TẮT Bài báo này giới thiệu những nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm có bao bì thân thiện với môi trường (TTVMT) của người tiêu dùng (NTD) tại tỉnh Quảng Ngãi. Trên cơ sở sử dụng các phương pháp phân tích định lượng, kết quả nghiên cứu cho thấy ý định mua của người tiêu dùng đối với thực phẩm có bao bì thân thiện với môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi chịu ảnh hưởng bởi 6 yếu tố. Trong đó, yếu tố “Thái độ đối với thực phẩm có bao bì TTVMT” có ảnh hưởng lớn nhất; yếu tố “Mối quan tâm về môi trường” có ảnh hưởng ít nhất. Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp cho các nhà quản lý ở các doanh nghiệp thực phẩm nhằm thúc đẩy ý định mua thực phẩm có bao bì thân thiện với môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi. Từ khóa: Ý định mua, thực phẩm, bao bì thân thiện với môi trường, người tiêu dùng Quảng Ngãi. ABSTRACT This article introduces the factors that affect consumers’ purchase intention for eco-friendly packaged food in Quang Ngai province. On the basis of using quantitative analysis methods, the research results show that the consumers’ purchase intention for eco-friendly packaged food in Quang Ngai province is affected by six factors. In which, the “attitude towards eco-friendly packaged food” factor has the strongest effect and the “environmental concerns” factor has the weakest effect. Based on the research results, the author offers managers in food companies solutions to enhance consumers’ purchase intention for eco-friendly packaged food in Quang Ngai province. Keywords: Purchase intention, foods, eco-friendly packaging, consumers in Quang Ngai. I. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa và nylon ngày càng cao, người tiêu dùng có xu hướng sử dụng các sản phẩm có bao bì TTVMT thay thế cho bao bì nhựa và nylong nhằm đảm bảo sức khỏe và cải thiện môi trường sống, đặc biệt là những sản phẩm thực phẩm. Đối với các mặt hàng thực phẩm, bao bì nylon và nhựa là các sản phẩm tiện lợi nhưng dễ bị biến đổi do nhiệt, làm mất an toàn vệ sinh thực phẩm, làm sản sinh các chất độc hại đến sức khỏe con người. Bao bì thân thiện với môi trường được sản xuất từ nguyên liệu thiên nhiên, không gây các phản ứng hóa học ảnh hưởng đến thực phẩm và sức khỏe con người là xu hướng sản xuất và tiêu dùng phổ biến hiện nay. Vì vậy, để nâng cao nhận thức, trách nhiệm về sức khỏe và bảo vệ môi trường của NTD tại 68
  2. ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN Quảng Ngãi, cần phải xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm có bao bì thân thiện với môi trường; làm cơ sở cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm có những chính sách khuyến khích thúc đẩy ý định mua thực phẩm có bao bì thân thiện với môi trường hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Việc khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm có bao bì thân thiện với môi trường bên cạnh việc đảm bảo sức khỏe NTD còn là an toàn cho môi trường sống, thể hiện trách nhiệm của NTD đối với sự tồn vong chung của toàn xã hội. II. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu 1. Cơ sở lý thuyết Bao bì thân thiện với môi trường hay còn gọi là bao bì xanh mang lại khả năng cải thiện môi trường của sản phẩm mà không làm thay đổi chất lượng phía trong sản phẩm (Peattie,1992). Định nghĩa về thực phẩm có bao bì TTVMT mà nhóm tác giả đưa ra là những sản phẩm thực phẩm sản xuất ra được đóng gói trong các bao bì TTVMT mà có thể tái sử dụng, tái chế hoặc phân hủy mà không làm hại đến môi trường và sức khỏe của con người trong suốt vòng đời của sản phẩm. Theo nghiên cứu của Guirong Zhang và Zongjian Zhao (2012), một sản phẩm có bao bì TTVMT là một sản phẩm mà bao bì của nó bao gồm đầy đủ các đặc điểm theo nguyên tắc cụ thể 4R1D: Reduce (Giảm thiểu) - Reuse (Tái sử dụng) - Reclaim (Cải tạo)- Recycle (Tái chế) - Degradable (Phân hủy dễ dàng). Mô hình dự đoán ý định mua hàng và hành vi người tiêu dùng sẽ được xây dựng từ việc áp dụng mô hình hành vi hoạch định TPB (Theory of Planned behavior) của Ajzen (2002). Theo lý thuyết TPB, có ba nhân tố cùng định hình và tác động đến ý định có tính hành vi (Behavioral Intention) của một cá nhân. Các nhân tố tác động bao gồm: Thái độ đối với hành vi (Attitudes towards the behavior), Chuẩn chủ quan (Subjective Norms), Kiểm soát hành vi Nhận thức (Perceived behavioral control). Nghiên cứu của Phạm Thu Hương - Trần Minh Thu (2019) về các yếu tố tác động tới ý định mua sản phẩm có bao bì TTVMT của giới trẻ Việt Nam tại Hà Nội. Nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới ý định mua sản phẩm có bao bì TTVMT của giới trẻ Việt Nam tại Hà Nội: Thái độ tiêu dùng có bao bì TTVMT, chuẩn mực chủ quan về sản phẩm có bao bì TTVMT, nhận thức về môi trường, chất lượng của bao bì TTVMT. Một nghiên cứu về ý định mua các sản phẩm đóng gói TTVMT của NTD trẻ tuổi của Ấn Độ (Prakash & Pathak, 2017). Mô hình nghiên cứu của Prakash & Pathak đề cập 4 nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua các sản phẩm đóng gói TTVMT của NTD, bao gồm: Thái độ với hành vi mua hàng, Mối quan tâm về môi trường, Chuẩn mực cá nhân, Sự sẵn sàng chi trả. Hoàng Thị Bảo Thoa (2017) nghiên cứu những nhân tố tác động tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh của NTD Việt Nam. Tác giả chỉ ra các yếu tố tác động bao gồm: Thái độ với môi trường, Thái độ với hành vi tiêu dùng xanh, Chuẩn mực chủ quan về tiêu dùng xanh, nhận thức hiệu quả hành vi tiêu dùng, sự sẵn có của sản phẩm, độ nhạy cảm về giá. 2. Mô hình nghiên cứu Trong nghiên cứu này, tác giả đã dựa trên mô hình Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) của Ajzen (1991) để đánh giá thái độ của người tiêu dùng đối với một hành vi cụ thể, các chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi nhận thức và một số biến mở rộng nhằm xác định ý định mua thực phẩm có bao bì TTVMT của người tiêu dùng; đồng thời dựa vào một số nghiên cứu trước đây, tác giả đã đề xuất một số giả thuyết nghiên cứu: Giả thuyết H1: Yếu tố thái độ đối với thực phẩm có bao bì TTVMT ảnh hưởng thuận chiều đến ý định mua thực phẩm có bao bì TTVMT của người tiêu dùng. 69
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN Giả thuyết H2: Yếu tố chuẩn mực chủ quan ảnh hưởng thuận chiều đến ý định mua thực phẩm có bao bì TTVMT của người tiêu dùng. Giả thuyết H3: Yếu tố kiến thức về thực phẩm có bao bì TTVMT ảnh hưởng thuận chiều đến ý định mua thực phẩm có bao bì TTVMT của người tiêu dùng. Giả thuyết H4: Yếu tố mối quan tâm về môi trường ảnh hưởng thuận chiều đến ý định mua thực phẩm có bao bì TTVMT của người tiêu dùng. Giả thuyết H5: Yếu tố chất lượng của bao bì TTVMT ảnh hưởng thuận chiều đến ý định mua thực phẩm có bao bì TTVMT của người tiêu dùng. Giả thuyết H6: Yếu tố sự sẵn sàng chi trả đối với thực phẩm có bao bì TTVMT ảnh hưởng thuận chiều đến ý định mua thực phẩm có bao bì TTVMT của người tiêu dùng. Giả thuyết H7: Yếu tố tính sẵn có của thực phẩm có bao bì TTVMT ảnh hưởng thuận chiều đến ý định mua thực phẩm có bao bì TTVMT của người tiêu dùng. Mối quan tâm về môi trường Thái độ đối với thực phẩm H1 H4 Chất lượng của bao bì TTVMT có bao bì TTVMT H5 Chuẩn mực chủ quan về thực phẩm H2 Ý định mua Sự sẵn sàng chi trả đối với có bao bì TTVMT thực phẩm có bao bì H6 thực phẩm có bao bì TTVMT TTVMT H7 Kiến thức về thực phẩm H3 Tính sẵn có của thực phẩm có bao bì TTVMT có bao bì TTVMT Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Mô tả mẫu nghiên cứu Tổng số phiếu phát ra là 310, số phiếu thu về là 305, trong đó số phiếu hợp lệ là 299. Kết quả đặc điểm mẫu phân tích như sau: Theo giới tính số NTD là nữ chiếm 78,9% và nam chiếm 21,1%; theo tình trạng hôn nhân đối tượng đã kết hôn chiếm 62,9%, độc thân chiếm 35,1%, trường hợp khác chiếm 2% đối tượng được nghiên cứu; theo trình độ học vấn sau đại học chiếm 23,4%, đại học chiếm 48,8%, cao đẳng chiếm 12,7%, trình độ trung cấp chiếm 7% và THPT chiếm 8%; theo nghề nghiệp tỷ lệ NTD làm nội trợ chiếm 4,7%, học sinh/sinh viên chiếm tỷ lệ 10%, nhân viên chiếm 30,8%, công chức/viên chức chiếm 25,1%, ngoài ra ở một số vị trí công việc khác như quản lý chiếm 13,4%, kinh doanh riêng 16,1%; theo thu nhập dưới 3 triệu chiếm 8,4%, từ 3 đến dưới 5 triệu chiếm 6% , từ 5 đến dưới 10 triệu chiếm 41,5%, từ 10 đến dưới 15 triệu chiếm 23,4%, từ 15 đến dưới 20 triệu chiếm 12%, từ 20 triệu trở lên chiếm 8,7%; theo nơi sinh sống ở khu vực thành phố, thị trấn chiếm 59,2% và khu vực nông thôn chiếm 40,8%; NTD đã từng nghe về thực phẩm có bao bì TTVMT chiếm 87,3% và chưa từng nghe chiếm 12,7%. 3.2. Đánh giá thang đo Biến phụ thuộc được sử dụng là “Ý định mua thực phẩm có bao bì TTVMT” gồm 7 nhóm biến độc lập gồm 27 biến quan sát được đưa vào nhằm nhận diện, đánh giá mức độ ảnh hưởng, mối quan hệ của những yếu tố này đến ý định mua thực phẩm có bao bì TTVMT của NTD tại tỉnh Quảng Ngãi. Phân tích được thực hiện với 27 biến quan sát thành phần, kết quả xử lý số liệu SPSS 22 cho thấy, Cronbach Alpha của 7 nhân tố đều lớn hơn 0.6, do đó các thang đo này đảm bảo độ tin cậy. Tuy 70
  4. ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN nhiên, trong 28 biến quan sát thì biến quan sát CMCQ5 có tương quan biến tổng là 0.265 nhỏ hơn 0.3. Do đó, biến quan sát thành phần CMCQ5 của nhân tố chuẩn mực chủ quan về thực phẩm có bao bì TTVMT bị loại khỏi thang đo chuẩn mực chủ quan về thực phẩm có bao bì TTVMT và chạy lại kết quả lần 2. Kết quả cho thấy cả 27 biến quan sát thành phần còn lại của 7 nhân tố đều có tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 và Cronbach’s alpha nếu loại biến thấp hơn Cronbach Alpha ban đầu. Do đó, 27 biến quan sát thành phần của 7 nhân tố đều được giữ lại. Phân tích nhân tố khám phá EFA được thực hiện với 27 biến quan sát thành phần, kết quả như sau: Hệ số KMO = .872 > 0.5 và sig = .000 < 0.05 trong kiểm định Bartlett, nên các biến quan sát thành phần trong tổng thể có mối tương quan với nhau và dữ liệu phù hợp để phân tích nhân tố (EFA). Bảy nhân tố được rút ra với phương sai trích được 66.59 % (giải thích được 66.59% biến thiên của dữ liệu), do vậy các thang đo rút ra chấp nhận được. Điểm dừng trích các yếu tố tại nhân tố thứ 7 với Eigenvalue = 1.030. Tuy nhiên, có 2 biến quan sát thành SSCT3 và KTBB4 có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5; biến quan sát thành phần TSCO1 tải lên ở cả 2 nhân tố và chênh lệch hệ số tải nhỏ hơn 0.3 (Nguyễn Đình Thọ, 2013) nên bị loại và tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA lần 2. Kết quả như sau: Bảng 1: Kết quả phân tích EFA lần 2 Nhóm nhân tố Biến Diễn giải 1 2 3 4 5 6 7 QTMT2 Tôi hành động thân thiện với môi trường 0.763 Tình trạng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến chất QTMT1 0.750 lượng cuộc sống của tôi QTMT3 Tôi sẵn sàng hy sinh một số lợi ích để bảo vệ môi trường 0.724 Tôi có thể bảo vệ môi trường bằng cách mua các thực QTMT4 0.700 phẩm có BBTTVMT Tôi cho rằng sử dụng thực phẩm có BBTTVMT sẽ giảm TDSP1 0.787 thiểu ô nhiễm môi trường, giúp cải thiện môi trường Khi sử dụng thực phẩm có BBTTVMT, tôi đang hành TDSP2 0.781 động có đạo đức Tôi cho rằng việc sử dụng thực phẩm có BBTTVMT TDSP3 0.768 là một quyết định sang suốt Tôi cho rằng sử dụng thực phẩm có BBTTVMT là TDSP4 0.761 cần thiết Khi mua thực phẩm, tôi bị ảnh hưởng nhiều từ người CMCQ4 0.813 đi cùng CMCQ3 Khi mua thực phẩm, tôi bị ảnh hưởng bởi số đông 0.784 Mua thực phẩm có BBTTVMT giúp tôi được đánh giá CMCQ2 0.736 cao trong mắt mọi người Những người quan trọng với tôi khuyến khích tôi nên CMCQ1 0.722 mua thực phẩm có BBTTVMT Tôi tin rằng BBTTVMT an toàn cho sức khỏe hơn bao CLBB3 0.780 bì thông thường BBTTVMT có thể đẹp, hấp dẫn và truyền tải được nội CLBB4 0.750 dung sản phẩm như bao bì thông thường CLBB2 Tôi tin rằng BBTTVMT có thể bảo vệ sản phẩm bên trong 0.724 CLBB1 BBTTVMT có thể thuận tiện như bao bì thông thường 0.703 Tôi sẵn sàng chi thêm để mua thực phẩm sử dụng bao SSCT2 0.797 bì ít gây hại hơn cho môi trường 71
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN Tôi chỉ mua thực phẩm có BBTTVMT khi giá cao SSCT4 0.774 hơn thực phẩm bao bì thông thường không quá 10% Tôi chấp nhận chi thêm cho những thực phẩm sử dụng SSCT1 0.770 BBTTVMT KTBB1 Tôi rất am hiểu về thực phẩm có BBTTVMT 0.809 KTBB3 Tôi có thể nhận diện được thực phẩm có BBTTVMT 0.724 Tôi phân biệt được thực phẩm có BBTTVMT giúp tôi KTBB2 0.699 được đánh giá cao trong mắt mọi người Các thực phẩm có BBTTVMT không có sẵn ở các cửa TSCO2 0.821 hàng thông thường tôi mua sắm Tôi thực sự không biết thực phẩm có BBTTVMT TSCO3 0.800 được bán ở đâu Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát của nhóm tác giả Tiếp tục phân tích nhân tố lần 2 với 24 biến còn lại ta có kết quả: KMO = 0.865 >0.5, sig = 0.000 trong kiểm định Bartlett, nên các biến quan sát thành phần trong tổng thể có mối tương quan với nhau và dữ liệu phù hợp để phân tích nhân tố (EFA). Nhìn vào bảng Total variance explainted ta thấy phương sai trích đạt 66.892%, thể hiện rằng nhân tố được rút ra để giải thích được 66.892% biến thiên của dữ liệu, vì thế các thang đo rút ra được chấp nhận. Bên cạnh đó, có 7 nhóm nhân tố có giá trị riêng Eigenvalue = 1.013 lớn hơn 1, nên sẽ dừng khi trích các nhân tố tại nhân tố thứ 7. Tất cả 24 biến quan sát đều đạt hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.5. Do đó, kết quả EFA lần 2 đã thỏa mãn các điều kiện để thực hiện các bước tiếp theo. Bảng 2: Kết quả phân tích mô hình hồi quy Coefficientsa Hệ số Beta chưa Hệ số Beta Yếu tố Thống kê đa cộng tuyến chuẩn hóa chuẩn hóa T Sig. tác động B Std. Error Beta Tolerance VIF (Constant) 0.025 0.146 0.169 0.866 TDSP 0.280 0.026 0.390 10.922 0.000 0.857 1.166 CMCQ 0.069 0.028 0.090 2.429 0.016 0.800 1.251 KTBB 0.146 0.034 0.176 4.307 0.000 0.653 1.530 QTMT 0.076 0.037 0.087 2.035 0.043 0.594 1.684 CLBB 0.183 0.032 0.238 5.811 0.000 0.654 1.529 SSCT 0.171 0.029 0.229 5.923 0.000 0.730 1.371 TSCO 0.026 0.027 0.035 0.950 0.343 0.813 1.231 R2 0.682 R2 hiệu chỉnh 0.674 Mức ý nghĩa (Sig. trong ANOVA) 0.000 Giá trị thống kê F (F trong ANOVA) 88.993 Hệ số Durbin-Watson 1.555 Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát của nhóm tác giả Theo bảng phân tích hồi quy, hệ số phóng đại phương sai VIF khá nhỏ, có giá trị lớn nhất là 1.684 < 10 cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra giữa các biến. 72
  6. ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN Theo kết quả mô hình hồi quy, biến TSCO (Tính sẵn có của thực phẩm có bao bì TTVMT) có mức ý nghĩa sig = 0.343 > 0.05 nên bị loại bỏ khỏi mô hình, từ đó bác bỏ giả thuyết tính sẵn có của thực phẩm có bao bì TTVMT có ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm xanh có bao bì TTVMT của NTD tại tỉnh Quảng Ngãi. Các biến còn lại TDSP, CMCQ, KTBB, QTMT, CLBB và SSCT đều có sự tác động lên biến phụ thuộc do sig kiểm định t của từng biến độc lập đều nhỏ hơn 0.05. Kết quả phân tích Anova đối với mô hình hồi quy đa biến mới cho thấy giá trị kiểm định F = 88.993 ở mức ý nghĩa sig = 0.000 < 0.05 chứng tỏ rằng mô hình hồi quy xây dựng là phù hợp với toàn bộ dữ liệu thu thập được. Hệ số R2 hiệu chỉnh = 0.674 có nghĩa là các biến độc lập trong mô hình giải thích được 67,4% sự biến thiến của ý định mua thực phẩm có bao bì TTVMT. Còn lại 32,6% ý định mua thực phẩm có bao bì TTVMT của NTD tại Quảng Ngãi được giải thích bằng các yếu tố khác chưa được đưa vào trong mô hình nghiên cứu. Phương trình hồi quy tuyến tính bội chuẩn hóa thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm của bao bì TTVMT tại tỉnh Quảng Ngãi như sau: YD = 0.390*TDSP + 0.238*CLBB + 0.229*SSCT + 0.176*KTBB + 0.090*CMCQ + 0.087*QTMT Qua phương trình hồi quy và kết quả phân tích hồi quy ta nhận thấy rằng, ý định mua thực phẩm có bao bì TTVMT của NTD tại tỉnh Quảng Ngãi phụ thuộc vào 6 yếu tố. Trong đó, yếu tố “Thái độ đối với thực phẩm có bao bì TTVMT” có ảnh hưởng lớn nhất đến ý định mua thực phẩm có bao bì TTVMT của NTD tại tỉnh Quảng Ngãi; tiếp theo là yếu tố và “Chất lượng của bao bì TTVMT”, “Sự sẵn sàng chi trả cho thực phẩm có bao bì TTVMT”, “Kiến thức về thực phẩm có bao bì TTVMT” và “Chuẩn mực chủ quan về thực phẩm có bao bì TTVMT”; yếu tố “Mối quan tâm về môi trường” có ảnh hưởng ít nhất đến “Ý định mua thực phẩm có bao bì TTVMT” của NTD tại tỉnh Quảng Ngãi. III. Kết luận Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đã nhận thấy: Vấn đề lo ngại về ô nhiễm môi trường, sức khỏe con người là một trong những yếu tố chính thúc đẩy nhu cầu sử dụng tăng cao đối với bao bì “xanh - sạch” của người tiêu dùng. Việc sử dụng bao bì TTVMT cũng tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm vì người tiêu dùng đang có xu hướng thích sử dụng các sản phẩm có bao bì “xanh - sạch - an toàn” hơn. Dựa trên kết quả nghiên nhóm tác giả đưa ra một số giải pháp cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bản tỉnh Quảng Ngãi nhằm gia tăng tính cạnh tranh và phát triển bền vững trong xu thế hội nhập hiện nay, cụ thể: Một là, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược truyền thông quảng cáo và khuyến mãi hiệu quả. Những thông điệp cần nhấn mạnh về lợi ích thiết thực mà sản phẩm có thể mang lại cho NTD, cho môi trường sống. Phát động các chương trình để gia tăng nhận thức và thái độ tích cực đối với thực phẩm bao bì TTVMT. Xây dựng các chương trình khuyến mãi, ưu đãi đa dạng cho NTD khi mua các loại thực phẩm có bao bì TTVMT. Hai là, doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng, mẫu mã của bao bì thân thiện với môi trường. Doanh nghiệp cần quan tâm các chất liệu bao bì đựng thực phẩm đảm bảo an toàn và TTVMT như: bao bì giấy, bao bì thủy tinh, bao bì nylon TTVMT, bao bì bằng thép không gỉ... Ngoài ra, doanh nghiệp cần đầu tư thiết kế mẫu mã của bao bì thực phẩm đẹp mắt, ấn tượng nhằm thu hút NTD. Ba là, doanh nghiệp cần xây dựng chính sách giá hợp lý đối với thực phẩm có bao bì TTVMT. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu tính toán nhằm gia tăng hiệu quả hơn trong sản xuất, chế biến, tận 73
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN dụng các nguyên liệu với chi phí thấp để giảm giá thành bao bì TTVMT, đảm bảo sự hài hoà lợi ích giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Bốn là, nâng cao kiến thức về bao bì TTVMT và mối quan tâm về môi trường đối với NTD. Tăng cường tuyên truyền, vận động NTD nhằm nâng cao kiến thức, nhận thức về bao bì TTVMT. Doanh nghiệp cần phối hợp với đơn vị, khu dân cư, hội phụ nữ...nhằm tuyên truyền, vận động kiến thức về bao bì TTVMT đến NTD. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tận dụng tuyên truyền thông qua internet, tivi, đài phát thanh, tạp chí, website, hội thảo...Nâng cao mối quan tâm về môi trường đối với NTD. Doanh nghiệp cần đẩy mạnh tuyên truyền bảo vệ môi trường đối với thế hệ trẻ. Tuyên truyền, quảng bá các thông tin về an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe và những lợi ích của thực phẩm có bao bì TTVMT. Các doanh nghiệp sản xuất bên cạnh việc cam kết và nghiêm túc thực hiện trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường cần quan tâm đến việc giáo dục xanh. Năm là, Phát triển thị trường và mở rộng kênh phân phối. Doanh nghiệp cần chú trọng phát triển thị trường và mở rộng kênh phân phối, tăng độ phủ sóng và nhận diện các thực phẩm có bao bì TTVMT từ thành thị đến nông thôn. Quản trị kênh phân phối một cách tốt nhất nhằm đảm bảo sản phẩm của doanh nghiệp đến tay khách hàng mục tiêu một cách dễ dàng, thuận tiện và hiệu quả nhất. Ngoài ra, doanh nghiệp cần mở rộng kênh phân phối trên các sàn thương mại điện tử lớn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ajzen, I. (2002), Constructing a TPB Questionnaire: Conceptual and Methodological Considerations, Working Paper, University of Massachusetts, Amherst. 2. Guirong Zhang và Zongjian Zhao (2012), Green Packaging management of logistics enterprises, Physics Procedia, 24, 900-905. 3. Phạm Thu Hương - Trần Minh Thu (2019), Các yếu tố tác động tới ý định mua sản phẩm có bao bì thân thiện với môi trường của giới trẻ Việt Nam tại Hà Nội, Tạp chí Khoa học Thương Mại, số 133, tháng 9/2019, tr. 33-50, ISSN: 1859- 3666. 4. ThS. Phan Thị Mỹ Kiều, ThS. Nguyễn Thị Vì, NCS.ThS. Trần Thị Minh Nguyệt, ThS. Phạm Thị Mỹ Vân (2021), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm có bao bì thân thiện với môi trường của người tiêu dùng tại tỉnh Quảng Ngãi, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường. 5. Peattie, K. (1992). Green Marketing, The M&E Handbook series. Pitman Publishing. 6. Prakash, G., & Pathak, P. (2017), Intention to buy eco-friendly packaged products among young consumers of India: A study on developing nation, Journal of Cleaner Production, 141, 385-393. 7. Hoàng Thị Bảo Thoa (2017), Nghiên cứu những nhân tố tác động tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội. 74
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2