intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu chẩn đoán và xử trí chửa ngoài tử cung tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang năm 2015-2016

Chia sẻ: ViCaracas2711 ViCaracas2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

48
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật chửa ngoài tử cung tại bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang năm 2015 – 2016.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu chẩn đoán và xử trí chửa ngoài tử cung tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang năm 2015-2016

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 3 năm 2016<br /> NGHIÊN CỨU CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ CHỬA NGOÀI TỬ CUNG TẠI<br /> BỆNH VIỆN SẢN NHI BẮC GIANG NĂM 2015 - *2016<br /> Hà Ngọc Đại , Nguyễn Thị Bình**<br /> * **<br /> Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang; Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật<br /> chửa ngoài tử cung tại bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang năm 2015 – 2016; Phƣơng<br /> pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 178 bệnh nhân đƣợc chẩn đoán chửa<br /> ngoài tử cung; Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân có cả 3 triệu chứng cơ năng chiếm 86,5%.<br /> Triệu chứng phần phụ có khối nề đau chiếm tỷ lệ 69,7%. Tất sản phụ có kết quả<br /> xét nghiệm Test Quick-Stick dƣơng tính. Tất cả bệnh nhân đƣợc điều trị bằng<br /> ngoại khoa, trong đó phẫu thuật nội soi chiếm 91,6%. Tỷ lệ bệnh nhân khi đến viện<br /> khối chửa đã vỡ là 52,2%. Tỷ lệ bệnh nhân đƣợc phẫu thuật cắt vòi tử cung là<br /> 96,6%; Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân có cả 3 triệu chứng cơ năng chiếm 86,5%. Triệu<br /> chứng phần phụ có khối nề đau chiếm tỷ lệ 69,7%. Tất cả sản phụ có kết quả xét<br /> nghiệm Test Quick-Stick dƣơng tính. Tất cả bệnh nhân đƣợc điều trị bằng ngoại<br /> khoa, trong đó phẫu thuật nội soi chiếm 91,6%. Tỷ lệ bệnh nhân khi đến viện khối<br /> chửa đã vỡ là 52,2%. Tỷ lệ bệnh nhân đƣợc phẫu thuật cắt vòi tử cung là 96,6%.<br /> Từ khóa: chửa ngoài tử cung, Bảo tồn VTC, nội soi. Beta hCG, Quickstick,<br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Chửa ngoài tử cung là một cấp cứu sản khoa không những đe dọa tính mạng mà còn<br /> ảnh hƣởng đến khả năng sinh sản của ngƣời phụ nữ. Nếu không đƣợc chẩn đoán đúng và<br /> điều trị kịp thời có thể dẫn đến chửa ngoài tử cung vỡ ngập máu trong ổ bụng đe doạ đến<br /> tính mạng của ngƣời bệnh.<br /> Ở Việt Nam, tại Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh nay là Bệnh viện Phụ sản Trung<br /> ƣơng năm 2000 số trƣờng hợp chửa ngoài tử chiếm 5,5% và năm 2002 chiếm 9,7% tổng số<br /> sản phụ [9]. Trên thế giới trong những thập niên 70-80, tại các nƣớc Châu Âu và khu vực<br /> Bắc Mỹ, tỷ lệ chửa ngoài tử cung gia tăng một cách nhanh chóng, dao động khoảng 2%<br /> trên tổng số trẻ đẻ ra sống. Ở Anh tỷ lệ chửa ngoài tử cung từ năm 1966 đến năm 1996<br /> tăng từ 0,3% đến 1,6%. Tƣơng tự nhƣ vậy, tại Mỹ, từ những năm của giữa thế kỷ XX, tỷ lệ<br /> chửa ngoài tử cung là 0,4%, số liệu đã tăng lên 1,4% trong những năm gần đây [11]. Kết<br /> quả các nghiên cứu trong nƣớc cũng nhƣ trên thế giới, tỷ lệ chửa ngoài tử cung ngày một<br /> tăng [10]. Một số các yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ chửa ngoài tử cung đã đƣợc nhiều tác<br /> giả đề cập đến nhƣ: viêm nhiễm tiểu khung, tiền sử nạo hút thai, tiền sử mổ vùng tiểu<br /> khung, các biện pháp kế hoạch hóa gia đình [7].<br /> Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang là một bệnh viện đa khoa hạng I có chức năng khám<br /> chữa bệnh trong lĩnh vực sản phụ khoa và nhi khoa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và các<br /> vùng lân cận; với đặc thù Bắc Giang là tỉnh miền núi, sự hiểu biết của ngƣời dân về chăm<br /> sóc sức khỏe còn hạn chế. Nhiều trƣờng hợp chửa ngoài tử cung vào viện đã vỡ ngập máu<br /> trong ổ bụng đe dọa đến tính mạng ngƣời bệnh. Cho tới nay tại bệnh viện Sản Nhi Bắc<br /> Giang chƣa có một đề tài nào nghiên cứu đầy đủ về tình hình chẩn đoán và xử trí chửa<br /> ngoài tử cung. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Chẩn đoán và xử trí<br /> chửa ngoài tử cung tại bệnh viện sản nhi Bắc Giang năm 2015 - 2016”. Nhằm mục của<br /> đề tài: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật ch a ngoài<br /> t cung tại bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang năm 2015 - 2016.<br /> <br /> <br /> 19<br /> Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 3 năm 2016<br /> <br /> 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> 2.1.Đối tƣợng nghiên cứu: Tất cả những bệnh nhân đƣợc chẩn đoán lâm sàng khi ra<br /> viện là chửa ngoài tử cung điều trị tại khoa phụ bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang có hồ sơ<br /> lƣu trữ tại phòng kế hoạch tổng hợp của bệnh viện trong thời gian từ 01/10/2015 đến<br /> 31/5/2016. Loại khỏi nghiên cứu: Khi mổ nghi ngờ không phải chửa ngoài tử cung kèm<br /> theo kết quả giải phẫu bệnh không thấy hình ảnh lông rau trên bệnh phẩm. chửa ngoài tử<br /> cung đƣợc mổ ở tuyến khác chuyển đến vì bất kỳ nguyên nhân gì.<br /> 2.2.Phƣơng pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.<br /> Cỡ mẫu: Chọn mẫu toàn bộ, lấy theo thời gian trong thời gian nghiên cứu.<br /> Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 01/10/2015 đến 31/5/2016.<br /> Địa điểm nghiên c u: Tại bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang.<br /> Các biến số nghiên cứu<br /> * Triệu ch ng cơ năng: Chậm kinh; Ra huyết; Đau bụng…<br /> * Các triệu ch ng thực thể: Kích thƣớc tử cung; Phần phụ; Cùng đồ; Tình trạng dịch<br /> chọc dò: có máu hoặc không.<br /> *Các triệu ch ng cận lâm sàng: Hình ảnh siêu âm; Test Quick stick: dƣơng tính hoặc<br /> âm tính; Xét nghiệm βhCG trong huyết thanh;<br /> *Phương pháp chẩn đoán: Lâm sàng kết hợp với cận lâm sàng hay nội soi chẩn đoán.<br /> * Hình thái khối ch a trong phẫu thuật: Chƣa vỡ; Đã vỡ; Rỉ máu; Huyết tụ thành nang.<br /> * Các phương pháp điều trị: Ngoại khoa; Nội khoa.<br /> * Lượng máu trong ổ bụng trong phẫu thuật:<br /> * Vị trí khối ch a: vòi TC, buồng trứng, góc sừng TC, ống cổ TC, ổ bụng.<br /> * Cách th c x trí khi phẫu thuật: Cắt vòi tử cung, bảo tồn vòi tử cung, cắt tử cung<br /> bán phần, cắt tử cung hoàn toàn, cắt góc buồng trứng, cắt góc tử cung.<br /> * Truyền máu: Số lƣợng bệnh nhân đƣợc truyền máu, số lƣợng máu truyền (ml).<br /> Xử trí số liệu: xử lý trên máy vi tính sử dụng phần mềm SPSS 16.0<br /> 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> Bảng 1. Tiền s sản phụ khoa<br /> Tiền sử Số lƣợng %<br /> 0 lần 71 39,9<br /> Nạo hút thai 1 lần 56 31,5<br /> ≥ 2 lần 51 28,7<br /> Viêm nhiễm đƣờng sinh sản 128 71,9<br /> Phẫu thuật vùng tiểu khung 41 23,0<br /> Tỷ lệ sản phụ có tiền sử nạo hút thai từ 1 lần trở lên là 60,2%. Tỷ lệ viêm nhiễm<br /> đƣờng sinh sản là 71,9%.<br /> Bảng 2. Tình trạng người bệnh trước khi phẫu thuật<br /> Tình trạng choáng Số lƣợng %<br /> Có choáng 8 4,5<br /> Không có choáng 170 95,5<br /> Tổng 178 100<br /> Hầu hết bệnh nhân không có choáng.<br /> Bảng 3. Triệu ch ng cơ năng<br /> Triệu chứng cơ năng N %<br /> Chậm kinh 169 94,9<br /> Ra huyết 10 94,4<br /> Đau bụng 164 92,1<br /> Có cả 3 triệu chứng trên 154 86,5<br /> 20<br /> Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 3 năm 2016<br /> <br /> Phần lớn các trƣờng hợp nghiên cứu có cả 3 triệu chứng cơ năng khi đến viện chiếm<br /> 86,5%<br /> Bảng 4. Triệu ch ng thực thể<br /> Triệu chứng thực thể Số lƣợng %<br /> Tử cung to hơn bình thƣờng 30 16,9<br /> Phần phụ có khối hoặc đám nề 124 69,7<br /> Cùng đồ đau 143 80,3<br /> Triệu chứng cùng đồ đau chiếm 80,3%, phần phụ có khối nề đau chiếm tỉ lệ 69,7%<br /> Bảng 6. Kết quả xét nghiệm hCG<br /> N %<br /> Dƣơng tính 177 99,4<br /> Test Quick-Stick<br /> Âm tính 0 0<br /> Không làm test hCG 1 0,6<br /> Tổng 178 100,0<br /> Tất sản phụ có kết quả xét nghiệm Test Quick-Stick dƣơng tính<br /> Bảng 7. Kết quả xét nghiệm βhCG<br /> βhCG Số lƣợng %<br /> Có làm 6 3,4<br /> Không làm 172 96,6<br /> Tổng 178 100,0<br /> Hàm lƣợng βhCG lần 1 552 ± 61<br /> Hàm lƣợng βhCG lần 2 785 ± 53<br /> Chỉ có 3,4% đƣợc làm βhCG<br /> Bảng 8. Hình ảnh ch a ngoài t cung trên siêu âm (Trước phẫu thuật)<br /> Hình ảnh siêu âm Số lƣợng %<br /> Phần phụ có khối 121 68,0<br /> Cùng đồ Douglas có dịch 163 91,6<br /> Niêm mạc tử cung ≥ 8 mm 48 27<br /> Siêu âm phần phụ có khối chiếm 68,0%. Cùng đồ Douglas có dịch chiếm 91,6%.<br /> Bảng 9. Tỷ lệ của phương pháp chẩn đoán quyết định CNTC<br /> Phƣơng pháp chẩn đoán Số lƣợng %<br /> Lâm sàng +cận lâm sàng (Siêu âm, test Quick Stich, βHCG 175 98,3<br /> Nội soi ổ bụng chẩn đoán 3 1,7<br /> Tổng 178 100<br /> Hầu hết bệnh nhân đƣợc chẩn đoán xác định bằng lâm sàng kết hợp cận lâm sàng<br /> (Siêu âm, test Quick Stich, βHCG)<br /> Bảng 10. Phương pháp x trí<br /> Phƣơng pháp Số lƣợng %<br /> Phẫu thuật Nội soi 163 91,6<br /> Mổ mở 15 8,4<br /> Điều trị bằng Methotrexate 0 0<br /> Tổng 178 100<br /> Tất cả bệnh nhân đƣợc điều trị bằng ngoại khoa, trong đó phẫu thuật nội soi chiếm<br /> 91,6%.<br /> 21<br /> Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 3 năm 2016<br /> <br /> Bảng 5. Tình trạng khối ch a trong phẫu thuật<br /> Tình trạng Số lƣợng %<br /> Vỡ 93 52,2<br /> Rỉ máu 71 39,9<br /> Sẩy qua loa 5 2,8<br /> Chƣa vỡ 8 4,5<br /> Huyết tụ thành nang 1 0,6<br /> Tổng 178 100,0<br /> Hơn một nửa số trƣờng hợp khi đến viện khối chửa đã vỡ (52,2%). Số trƣờng hợp<br /> khối chửa rỉ máu cũng chiếm tỷ lệ cao (39,9%)<br /> Bảng 11. Lượng máu trong ổ bụng khi phẫu thuật<br /> Lƣợng máu (ml) Số lƣợng %<br /> Không có máu 7 3,9<br /> < 500 73 91,0<br /> Có máu<br /> ≥ 500 9 5,1<br /> Tổng 178 100,0<br /> Hầu hết các trƣờng hợp đều có máu trong ổ bụng với số lƣợng dƣới 500 ml (91,0).<br /> Bảng 12. Vị trí khối ch a khi phẫu thuật<br /> Vị trí khối chửa<br /> Số lƣợng %<br /> (vòi tử cung)<br /> Bóng 100 56,2<br /> Eo 13 7,3<br /> Kẽ 6 3,4<br /> Loa 58 32,6<br /> Tổng 178 100<br /> Hơn một nửa trƣờng hợp chửa ngoài tử cung tại vị trí bóng vòi tử cung<br /> Bảng 13. Phương pháp x trí trong phẫu thuật<br /> Phƣơng pháp Số lƣợng %<br /> Cắt vòi trứng 172 96,6<br /> Bảo tồn vòi tử cung 5 2,8<br /> Lấy khối huyết tụ 1 0,6<br /> Tổng 178 100<br /> Hầu hết bệnh nhân đƣợc phẫu thuật cắt vòi tử cung (96,6%).<br /> Bảng 14. Tỷ lệ người bệnh phải truyền máu<br /> Truyền máu Số lƣợng %<br /> Không truyền máu 168 94,4<br /> Truyền máu 10 5,6<br /> Tổng 178 100<br /> Số lƣợng (ml) 465 ± 135<br /> Hầu hết bệnh nhân không cần truyền máu<br /> 4. BÀN LUẬN<br /> Tỷ lệ sản phụ có tiền sử nạo hút thai từ 1 lần trở lên là 60,2%. Tỷ lệ viêm nhiễm<br /> đƣờng sinh sản là 71,9%. Kết quả của chúng tôi cao hơn của Nguyễn Thị Hồng với tỷ lệ<br /> bệnh nhân có tiền sử nạo hút thai bị chửa ngoài tử cung chiếm tỉ lệ cao 47,7% [5], Hồ<br /> 22<br /> Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 3 năm 2016<br /> <br /> Văn Việt ( 2008) là 53,4% , Phan Viết Tâm (2000) là 47,9%. Nhƣ vậy tiền sử nạo hút<br /> thai vẫn là nguy cơ lớn gây chửa ngoài tử cung [6].<br /> Về tình trạng ngƣời bệnh trƣớc khi phẫu thuật nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy<br /> hầu hết bệnh nhân không có choáng (95,5%), cao hơn kết quả của Nguyễn Thị Hồng tỷ lệ<br /> bệnh nhân không choáng là 77% [5].<br /> Triệu chứng cơ năng chính là chậm kinh, đau bụng, ra huyết. Trong nghiên cứu của cúng<br /> tôi phần lớn các trƣờng hợp nghiên cứu có cả 3 triệu chứng cơ năng khi đến viện chiếm<br /> 86,5%. Kết quả này tƣơng đƣơng nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng tỷ lệ bệnh nhân có đủ cả<br /> 3 triệu chứng là 82,4% [5], của Vƣơng Tiến Hòa (2002) là 80% [3], của Nguyễn Thị Kim<br /> Dung (2004 – 2006) là 83% [1].<br /> Khám cùng đồ đau chiếm tỷ lệ 80,3% cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng với<br /> tỷ lệ bệnh nhân khám cùng đồ đau là 64,5% [5].<br /> Tất sản phụ có kết quả xét nghiệm Test Quick-Stick dƣơng tính. Theo Vƣơng Tiến<br /> Hòa tỷ lệ xét nghiệm hCG nƣớc tiểu dƣơng tính là 95,08% [4]. Tuy nhiên khi kết quả xét<br /> nghiệm âm tính cũng không loại trừ đƣợc chửa ngoài tử cung. Xét nghiệm định tính hCG<br /> trong nƣớc tiểu bằng các xét nghiệm miễn dịch tuy là một phƣơng pháp nhanh chóng, rẻ<br /> tiền nhƣng kết quả âm tính giả khá cao nên chỉ sử dụng với mục đích hỗ trợ lâm sàng và<br /> khi kết quả âm tính cũng không loại trừ đƣợc chửa ngoài tử cung, kết hợp với khám siêu<br /> âm không có túi thai trong buồng tử cung thì phải nghĩ đến chửa ngoài tử cung.<br /> Chỉ có 3,4% đƣợc làm βhCG với kết quả lần thứ nhất cho kết quả trung bình = 552 ±<br /> 61, lần thứ hai 785 ± 53. Theo nghiên cứu của Vƣơng Tiến Hòa trong 2 năm 2005 – 2006<br /> có 338 trƣờng hợp chửa ngoài tử cung có 37 trƣờng hợp đƣợc làm xét nghiệm βhCG lần<br /> thứ nhất và 2 trƣờng hợp đƣợc làm xét nghiệm βhCG trong huyết thanh lần thứ hai, hàm<br /> lƣợng phân tán từ 11,2 mUI/ml đến 11000 mUI/ml nên hàm lƣợng trung bình có độ lệch<br /> rất lớn (1760,02 ± 2528),24 mUI/ml, có 23 trƣờng hợp CNTC có hàm lƣợng βhCG huyết<br /> thanh lần thứ nhất < 1000mUI/ml chiếm tỷ lệ 62,16%, tỷ lệ này tƣơng đƣơng với kết quả<br /> nghiên cứu của Vƣơng Tiến Hoà (63%) [4]. Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ<br /> có 2 trƣờng hợp đƣợc làm xét nghiệm βhCG trong huyết thanh lần thứ hai nên không đủ<br /> số lƣợng để phân tích diễn biến nồng độ βhCG trong huyết thanh giữa 2 lần<br /> Siêu âm phần phụ có khối chiếm 68,0%. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng<br /> siêu âm cho hình ảnh điển hình chiếm 46,5% [5], nghiên cứu của Lê Thị Hòa (2000) là<br /> 44,1% . Kết quả này phù hợp với thực tế là bệnh nhân đến viện khi đã ở giai đoạn muộn.<br /> Cùng đồ Douglas có dịch chiếm 91,6% cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng tỷ lệ<br /> túi cùng Douglas có dịch chỉ chiếm 12,1% [5]. Nghiên cứu của Vƣơng Tiến Hòa dịch<br /> cùng đồ Douglas phát hiện khi siêu âm chiếm tỷ lệ 50,99%. Nguyễn Thị Bích Thanh là<br /> 48,4% [8], Phan Viết Tâm là 78,02% [6], Nguyễn Văn Hà là 58% [2]. Nhƣ vậy tỷ lệ bệnh<br /> nhân có dịch cùng đồ Douglas trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn, phù hợp với kết<br /> quả phẫu thuật thấy máu trong ổ bụng chiếm 96,1%.<br /> Chẩn đoán chửa ngoài tử cung không chỉ dựa vào một phƣơng pháp, mà là sự kết hợp<br /> lâm sàng, cận lâm sàng, nội soi để chẩn đoán. Trong nghiên cứu hầu hết bệnh nhân đƣợc<br /> chẩn đoán xác định bằng lâm sàng kết hợp cận lâm sàng (Siêu âm, test Quick Stich,<br /> βHCG).Tuy nhiên sự kết hợp 3 phƣơng pháp trên thì thƣờng có một phƣơng pháp chẩn<br /> đoán quyết định. Theo Vƣơng Tiến Hòa chẩn đoán bằng phƣơng pháp lâm sàng kết hợp<br /> với cận lâm sàng chiếm tỷ lệ 96,75%, chẩn đoán dựa vào nội soi có 11 trƣờng hợp chiếm tỷ<br /> lệ 3,25% [4]. Những trƣờng hợp đƣợc chẩn đoán bằng phƣơng pháp nội soi qua thu thập số<br /> liệu chúng tôi thấy đây là những trƣờng hợp có dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng chƣa<br /> 23<br /> Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 3 năm 2016<br /> <br /> điển hình để chỉ định phẫu thuật. Nội soi chẩn đoán là thì đầu của phẫu thuật nội soi điều<br /> trị, nội soi ổ bụng ngày nay đƣợc xem là phƣơng pháp chắc chắn nhất để chẩn đoán xác<br /> định chửa ngoài tử cung khi chƣa có biến chứng. Theo Phan Viết Tâm tỷ lệ chẩn đoán âm<br /> tính giả là 0,32% [6].<br /> Tất cả bệnh nhân đƣợc điều trị bằng ngoại khoa, trong đó phẫu thuật nội soi chiếm<br /> 91,6%. Kết quả của chúng tôi phù hợp với của Vƣơng Tiến Hòa nghiên cứu trên 338<br /> trƣờng hợp chửa ngoài tử cung có 100% đƣợc điều trị bằng ngoại khoa, không có trƣờng<br /> hợp nào đƣợc điều trị bằng nội khoa hoặc theo dõi chửa ngoài tử cung thoái triển không<br /> can thiệp điều trị. Tuy nhiên tỷ lệ đƣợc điều trị bằng nội soi ổ bụng của chúng tôi cao hơn<br /> rất nhiều so với tác giả Vƣơng Tiến Hòa (91,6% so với 30,77%) [4], Phan Viết Tâm năm<br /> 1999 – 2000 tỷ lệ phẫu thuật nội soi chửa ngoài tử cung là 36,52% [6]. Kết quả này phù<br /> hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Dung tỷ lệ phẫu thuật nội soi năm 2006 là 94,3%<br /> [1], Nguyễn Thị Bích Thanh tỷ lệ phẫu thật nội soi trong số đƣợc điều trị bằng ngoại khoa<br /> là 93,37% [8].<br /> Hơn một nửa số trƣờng hợp khi đến viện khối chửa đã vỡ (52,2%). Số trƣờng hợp<br /> khối chửa rỉ máu cũng chiếm tỷ lệ cao (39,9%) Nguyễn Thị Hồng khối chửa đã vỡ chiếm<br /> 52,1% các trƣờng hợp nghiên cứu. Hầu hết các trƣờng hợp đều có máu trong ổ bụng với<br /> số lƣợng dƣới 500 ml (91,0%).Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Vƣơng Tiến<br /> Hòa, tỷ lệ có máu trong ổ bụng là 92,01%, trong đó tỷ lệ có lƣợng máu dƣới 300ml<br /> 85,21% [4]. Nguyễn Thị Bích Thanh là 86,8% [8]. Theo Nguyễn Thị Hồng thì 100% các<br /> trƣờng hợp nghiên cứu có máu trong ổ bụng [5]. Chẩn đoán sớm chửa ngoài tử cung ở<br /> giai đoạn này là mục tiêu của các thầy thuốc lâm sàng, nhƣng thƣờng khó khăn vì lúc này<br /> các triệu chứng lâm sàng thƣờng nghèo nàn và các xét nghiệm cận lâm sàng chƣa đặc<br /> hiệu cho chửa ngoài tử cung.<br /> Nghiên cứu của chúng tôi 100% các trƣờng hợp có khối chửa ở vòi tử cung, trong đó<br /> 56,2% trƣờng hợp chửa ngoài tử cung tại vị trí bóng vòi tử cung, Kết quả này tƣơng đƣơng<br /> nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng cho thấy 100% các trƣờng hợp nghiên cứu có khối chửa<br /> ở vòi tử cung,trong đó vị trí bóng vòi chiếm nhiều nhất 34,6% [5]. Kết quả này gần giống<br /> với kết quả của Nguyễn Thị Kim Dung là 98,06% [1]. Bởi vì nghiên cứu này tiến hành<br /> trong một thời gian ngắn nên không gặp trƣờng hợp nào có khối chửa ở vị trí đặc biệt nhƣ:<br /> ống cổ tử cung, buồng trứng, hay sừng tử cung.<br /> Hầu hết bệnh nhân đƣợc phẫu thuật cắt vòi tử cung (96,6%). Tỷ lệ bảo tồn vòi tử<br /> cung là 4,14% tƣơng tự nhƣ kết quả nghiên thấp hơn rất nhiều so với kết quả nghiên cứu<br /> của Phan Viết Tâm là 7,11% [6], Nguyễn Thị Bích Thanh là 17,20% đều tiến hành<br /> nghiên cứu tại Bệnh viện Phụ sản Trung ƣơng [8]. Kết quả bảo tồn trong nghiên cứu của<br /> chúng tôi còn rất thấp mặc dù hầu hết bệnh nhân đƣợc phẫu thuật nội soi, có thể là do<br /> bệnh nhân đến muộn và tình trạng khối chửa vỡ, chảy máu phức tạp. Tỷ lệ cắt khối chửa<br /> còn cao (96,6%) do phụ thuộc vào tình trạng vòi tử cung, tình trạng viêm dính tiểu<br /> khung, tình trạng huyết động lúc vào viện, số con sống của bệnh nhân, kinh nghiệm của<br /> phẫu thuật viên. Nhƣ vậy, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời chửa ngoài tử cung không<br /> những làm giảm tỷ lệ mất máu, giảm tỷ lệ cắt tử cung mà còn mở ra một triển vọng mới<br /> trong điều trị bảo tồn vòi tử cung.<br /> Có 10 trƣờng hợp phải truyền máu chiếm tỷ lệ 5,6%. Lƣợng máu trung bình truyền<br /> cho ngƣời bệnh phải truyền máu là 465 ±135. Phải truyền máu là những trƣờng hợp khi<br /> xét nghiệm có huyết sắc tố < 70 g/l hoặc những trƣờng hợp huyết sắc tố > 70 g/l nhƣng<br /> khi truyền dịch thông thƣờng và dịch cao phân tử mà HA < 90/60 mmHg.<br /> 24<br /> Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 3 năm 2016<br /> <br /> 5. KẾT LUẬN<br /> Tỷ lệ bệnh nhân có cả 3 triệu chứng cơ năng chiếm 86,5%. Triệu chứng thực thể chủ yếu<br /> là khám cùng đồ đau (80,3%) và phần phụ có khối nề (69,7%). Phƣơng pháp chẩn đoán đa<br /> số dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng chiếm tỷ lệ 98,3%. Tất cả bệnh nhân đƣợc điều trị bằng<br /> ngoại khoa, trong đó phẫu thuật nội soi chiếm 91,6%. Tỷ lệ bệnh nhân khi đến viện khối<br /> chửa đã vỡ là 52,2%. Tỷ lệ bệnh nhân đƣợc phẫu thuật cắt vòi tử cung là 96,6%.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Nguyễn Thị Kim Dung (2006) Tình hình điều trị ch a ngoài t cung chưa vỡ tại bệnh<br /> viện Phụ sản Trung ương từ 01/07/2004 đến 30/06/2006, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ<br /> chuyên khoa cấp II, Trƣờng đại học Y Hà Nội,<br /> 2. Nguyễn Văn Hà (2004) Đánh giá giá trị chẩn đoán sớm và kết quả điều trị CNTC<br /> bằng phương pháp nội soi tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Luận văn tốt<br /> nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội, Tr. 15 - 57.<br /> 3. Vƣơng Tiến Hòa (2002) "Nghiên cứu những triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán<br /> sớm chửa ngoài tử cung". Tạp chí Y học thực hành, 2 (408), tr. 15-19.<br /> 4. Vƣơng Tiến Hòa (2013) "Nghiên cứu chẩn đoán và xử trí chửa ngoài tử cung tại<br /> bệnh viện phụ sản Thanh Hóa". Tạp chí Y học thực hành, 11 (886), tr. 44-49.<br /> 5. Nguyễn Thị Hồng, cộng sự (2011) "Nhận xét chẩn đoán và xử trí chửa ngoài tử<br /> cung tại khoa sản bệnh viện đa khoa trung ƣơng Thái Nguyên". Tạp chí khoa học<br /> công nghệ, 89 (1), 153-157.<br /> 6. Phan Viết Tâm (2014) Nghiên c u tình hình ch a ngoài t cung tại viện bảo vệ bà<br /> mẹ và trẻ sơ sinh trong 2 năm 1999- 2000, Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II,<br /> Trƣờng đại học Y Hà Nội,<br /> 7. Nguyễn Anh Tuấn (2012) Nghiên c u hiệu quả điều trị ch a ngoài t cung chưa<br /> vỡ bằng Mothotrexat đơn liều tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2011, Luận văn<br /> thạc sỹ y học, Trƣờng đại học Y Hà Nội,<br /> 8. Nguyễn Thị Bích Thanh (2006) Chẩn đoán và điều trị ch a ngoài t cung tại bệnh viện<br /> Phụ sản Trung ương năm 2006, Luận văn thạc sỹ y học, Trƣờng đại học Y Hà Nội,<br /> 9. Đào Thị Huyền Trang (2011) Tìm hiểu tình hình ch a ngoài t cung và các yếu tố<br /> liên quan tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2010, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ y<br /> khoa, Trƣờng đại học Y hà Nội,<br /> 10. Chen CY, et al (2015) "Quantitative analysis of total beta-subunit of human<br /> chorionic gonadotropin concentration in urine by immunomagnetic reduction to<br /> assist in the diagnosis of ectopic pregnancy". Int J Nanomedicine, 10, 2475-83.<br /> 11. Taran FA, et al (2015) "The Diagnosis and Treatment of Ectopic Pregnancy".<br /> Dtsch Arztebl Int, 112 (41), 693-703; quiz 704-5.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 25<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2