intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu chọn tạo giống dâu mới cho vùng Tây Nguyên

Chia sẻ: Vương Tâm Lăng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

15
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nhằm nhằm chọn tạo và phát triển những giống dâu có năng suất chất lượng cao, thích ứng tốt với điều kiện sản xuất và sinh thái tại khu vực vùng Tây Nguyên. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu chọn tạo giống dâu mới cho vùng Tây Nguyên

  1. NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG DÂU MỚI CHO VÙNG TÂY NGUYÊN Nguyễn Mậu Tuấn, Lê Quý Tuỳvà cộng tác viên Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Nông lâm nghiệp Lâm Đồng I.ĐẶT VẤN ĐỀ Nghề trồng dâu nuôi tằm đã bao đời nay gắn bó với cuộc sống của ngƣời nông dân Việt Nam. Với những ƣu thế riêng nhƣ đầu tƣ thấp, nhanh cho thu hoạch và cho thu rãi đều ở các tháng trong năm. Mặt khác lại tận dụng đƣợc lao động, đất đai khó canh tác cho cây trồng khác. Tây Nguyên là vùng dâu tằm lớn nhất cả nƣớc,có những ƣu thế vƣợt trội cho phát triển nghề dâu tằm tơ so với các vùng khác trong cả nƣớc về khí hậu, đất đai, lao động, hạ tầng cơ sở. Những năm gần đây giá cả tơ kén luôn ổn định ở mức cao, khoa học kỹ thuật đƣợc cải tiến áp dụng có hiệu quả, chính vì lẽ đó ngƣời dân đã quay lại với nghề trồng dâu nuôi tằm. Tuy nhiên, để cho sản xuất dâu tằm tơ thực sự phát triển một cách bền vững cần phải tiếp tục nâng cao năng suất chất lƣợng giống. Đồng thời cần phải hoàn thiện các quy trình kỹ thuật đi kèm và cải tiến phƣơng thức trồng trọt để giảm bớt công lao động, tăng hiệu quả kinh tế cho ngành dâu tằm.Từ tình hình thực tế trên, đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống dâuthích hợp cho vùng Tây Nguyên ” đƣợc tiến hành nhằm chọn tạo và phát triển những giống dâu có năng suất chất lƣợng cao, thích ứng tốt với điều kiện sản xuất và sinh thái tại đây. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Lai tạo chọn lọc giống dâu mới 2.2. Khảo nghiệm giống dâu mới 2.3. Xây dựng mô hình sản xuất giống dâu TBL-03 và TBL-05 III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1.Lai tạo chọn lọc giống dâu mới Lai hữu tính là quá trình tái tổ hợp gen cho nên đã tích lũy những gen tốt của bố mẹ làm xuất hiện những gen tốt hơn. Mặt khác chúng còn có sự tƣơng tác giữa các gen hoặc đột biến mà sản sinh đặc tính mới vƣợt tính trạng của giống bố mẹ. Sau khi lai hữu tính, thông qua phƣơng pháp chọn lọc theo mục tiêu đề ra từ đó chọn ra đƣợc những cá thể tốt để tiến hành bồi dục và cho ra những giống dâu theo ý muốn. Cây dâu là cây thụ phấn chéo nên chúng có tính tạp chủng rất cao, để quá trình chọn lọc đƣợc đảm bảo thì các tổ hợp lai phải có trên 200 cá thể (Hà Văn Phúc, 2003). Bảng 1. Kết quả lai tạo giống dâu mới Số lƣợng Số lƣợng STT Tổ hợp lai STT Tổ hợp lai hạt hạt 1 LĐ x ĐB-05 476 10 Paraguar x BL-05 352 2 S5 x ĐB-05 385 11 TL-2 x BT 530 3 LĐ x BL-05 284 12 S-5 x C71A 481
  2. 4 C-30 x ĐB-05 439 13 KSB x BT 365 5 Sha-2 x BL-05 286 14 Paraguar x Bầu đen 352 6 Sha-2 x BT 420 15 S5 x ĐB-05 385 7 LĐ x ĐB-06 476 16 Acc 152 x Bầu đen 136 ACC152 x Duy 8 162 17 S41 x Bầu đen 140 việt 9 paraquar x Dâu cỏ 212 18 S41 x Duy việt 154 Quá trình thực hiện, đề tài đã lai tạo ra 14 tổ hợp có số lƣợng và chất lƣợng hạt đạt yêu cầu cho quá trình bồi dục chọn lọc giống dâu mới (bảng 1). Thông qua bồi dục đã xác định đƣợc 8 dòng triển vọng nhất, thể hiện ở một số chỉ tiêu kinh tế nhƣ yếu tố cấu thành năng suất đều ở mức cao; năng suất cá thể ở mức cao, từ 1.208,8 - 1.322,0 g/cây, với năng suất nổi trội hơn cả là dòng số 6 của tổ hợp lai LĐ x BL-05 (1.322,0 g/cây) và dòng số 42 của tổ hợp lai LĐ x ĐB-05 (1.314,7 g/cây). 3.2. Khảo nghiệm cơ bảngiống dâu mới Trong chƣơng trình chọn tạo giống dâu mới cho vùng Tây Nguyên giai đoạn 2010 - 2015 đã lai tạo, so sánh chọn lọc ra một số sản phẩm trung gian có triển vọng, đó là 04 tổ hợp (LĐ x BL-05)-6;(LĐ x ĐB-05)-42; (VA-1386 x TQ-4)-9; (Sha-2 x BL- 05)-138đƣợc ký hiệu là: TN-6; TN-42; TN-9;TN-138. 3.2.1. Năng suất lá Giống dâu ngoài việc cho năng suất chất lƣợng lá cao còn phải yêu cầu có tính ổn định bởi vì cây dâu là loại cây trồng lâu năm, chu kỳ kinh tế thƣờng kéo dài 20 - 30 năm. Đặc tính ổn định năng suất lá chính là khả năng thích ứng của giống với các điều kiện ngoại cảnh bất lợi nhƣ úng, hạn, mặn, bão gió và sâu bệnh gây hại. Năng suất lá là yếu tố tổng hợp để đánh giá ƣu thế của giống dâu, là mục tiêu của quá trình chọn lọc giống đƣa ra sản xuất. Bảng 2. Năng suất lá của các giống dâu khảo nghiệm Năng suất/ ô thí Năng suất/ha Chỉ số so sánh Tên giống nghiệm (kg) (tấn) (%) TN-6 83,7 22,74 105,3 TN-42 71,4 20,28 89,9 TN-9 93,0 24,60 117,1 TN-138 76,7 21,34 96,5 VA-201 (đ/c) 79,5 20,89 100,0 LSD 0,05 0,69 CV % 8,9 Kết quả theo dõi năng suất thí nghiệm trong 3 năm liên tục cho thấy trung bình năng suất của TN-9 cao nhất là 24,60 tấn/ha, tiếp đến là TN-6 (22,74 tấn/ha), cao hơn
  3. giống VA-201 (20,89tấn/ha), chỉ số so sánh giữa các công thức với đối chứng tƣơng tự là 117,1% ; 105,3% và đều sai khác có ý nghĩa về mặt giá trị thông kê, các công thức khác có năng suất thấp hơn đối chứng. 3.2.2.Chất lượng lá Bảng 3 - Ảnh hƣởng chất lƣợng lá của các dòng giống dâu khảo nghiệm đến kết quả nuôi tằm Chất lƣợng kén Tiêu hao dâu Sức sống Năng suất Khối Giống Tỷ lệ vỏ cho tằm tuổi 5 tằm (%) kén/LN (g) lƣợng kén kén (%) /kg kén (kg) (g) TN-6 90,5 493,7 1,85 21,95 7,8 TN-42 89,2 472,2 1,79 21,06 8,2 TN-9 93,7 486,6 1,75 20,94 7,9 TN-138 89,3 459,8 1,80 21,12 8,4 VA-201 (đ/c) 91,8 496,6 1,91 21,80 7,8 LSD 0,05 8,9 0,08 0,8 CV % 3,0 1,4 2,0 Kết quả thu thập số liệu từ nuôi tằm thí nghiệm (bảng 3) cho thấy sức sống tằm ở mức trung bình khá (từ 89,2 – 90,5%) và thấp hơn công thức đối chứng (91,8%). Năng suất kén giống ở công thức TN6 (493,7 g) có ƣu thế hơn cả, tƣơng đƣơng với công thức đối chứng (496,6 g). Các công thức khác đều thua kém công thức đối chứng. Sự khác nhau ở số liệu thu đƣợc từ theo dõi khối lƣợng kén và tỷ lệ vỏ kén là không có ý nghĩa. Với số liệu thu đƣợc cho thấy chỉ có TN6 có hệ số tiêu hao dâu (7,8 kg) là tƣơng đƣơng đối chứng, còn các công thức khác cao hơn và sai khác có ý nghĩa so với đối chứng. Tóm lại:các giống dâu thí nghiệm có chất lượng lá thấp hơn chất lượng lá của giống đối chứng, ngoại trừ công thức TN-6 là tương đương. 3.2.3. Khả năng chống chịu sâu bệnh Bảng 4.Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống dâu khảo nghiệm Giống Bệnh bạc thau (%) Bệnh gỉ sắt (%) Mức độnhiễm rầy TN-6 6,2 7,5 ++ TN-42 6,5 8,0 ++ TN-9 9,3 9,4 + TN-138 7,7 12,8 ++ VA-201 (đ/c) 8,2 4,8 ++ Kết quả số liệu ở bảng 4 cho thấy các công thức thí nghiệm đều bị nhiễm bệnh bạc thau, mức độ hại cao nhất ở giống TN-9 (9,3%), tiếp đến là đ/c (8,2 %) và các giống còn lại từ 6,2 - 7,7%. Chỉ số bệnh gỉ sắtthấp nhất ở công thức đối chứng (4,8%), trong khi đó các công thức thí nghiệm dao động từ 7,5 – 12,8 %. Đối với rầy hại ngọn
  4. và lá đƣợc đánh giá thông qua phân cấp, kết quả cho thấy các giống thí nghiệm có mức độ nhiễm rầy chủ yếu ở cấp 2, tƣơng đƣơng mức độ nhiễm trên giống đối chứng. Đánh giá chung có thể thấy các giống thí nghiệm đều có khả năng chống chịu bệnh tương đối tốt, khả năng kháng rầy từ trung bình đến khá. 3.3. Khảo nghiệm sản xuất giống dâu TBL-03, TBL-05 3.3.1. Năng suất lá Năng suất lá là chỉ tiêu tổng hợp của các yếu tố cấu thành năng suất và cũng là mục tiêu quan trọng để đánh giá ƣu thế của giống mới. Hình 2. Biểu đồ năng suất lá của các giống dâu khảo nghiệm Năng suất trung bình của giống dâu TBL-03 tại Đạ Tẻh là 25,1 tấn/ha >Đắk Glong (24,6 tấn/ha) > Bảo Lộc (23,2 tấn/ha). Tƣơng tự, giống TBL-05 ở Đạ Tẻh là 23,3 tấn/ha >Đắk Glong (23,1 tấn/ha) > Bảo Lộc (21,5 tấn/ha). Do tại Đạ Tẻh, cây dâu đƣợc trồng trên các chân đất phù sa ven sông, suối, điều kiện khí hậu thuận lợi cho cây dâu phát triển. Còn vùng Đắk Glong là vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp, nên lá dâu to, dầy, trọng lƣợng lá lớn. Các kết quả theo dõi đƣợc xử lý thống kê so sánh giữa các vùng sinh thái cho thấy năng suất đều sai khác có ý nghĩa. Với kết quả phân tích về năng suất cho thấy TBL-03 và TBL-05 đều thích ứng tốt với điều kiện sản xuất tạiTây Nguyên. 3.3.2. Chất lượng lá Bảng 5. Ảnh hƣởng của chất lƣợng lá dâu khảo nghiệm đến kết quả nuôi tằm NS kén/ 20 g trứng TH dâu/ 1kg kén Địa điểm Giống (kg) (kg) TBL-03 41,5 12,6 Đắk Glong TBL-05 42,7 12,5 VA-201 (đ/c) 43,8 12,2 LSD 0,05 0,95 CV (%) 1,1 TBL-03 44,2 12,5 Bảo Lộc TBL-05 45,1 12,1
  5. VA-201 (đ/c) 44,8 12,3 LSD 0,05 0,78 CV (%) 2,8 TBL-03 39,2 13,6 Đạtẻh TBL-05 38,9 13,1 VA-201 (đ/c) 40,1 13,0 LSD 0,05 0,70 CV (%) 2,3 Kết quả kiểm định cho thấy năng suất kén khi nuôi tằm bằng lá của giống dâu TBL-03 ở tại Bảo Lộc (44,2 kg) >ĐắkGlong (41,5 kg) > Đạtẻh (39,2 kg), lớn hơn 8,3% và 18,7%. Tiêu hao dâu/1kg kén tại Đạtẻh cao nhất là 13,6 kg, lớn hơn Đắk Glong (12,6 kg) và Bảo Lộc (12,5 kg). Giống TBL-05 cho năng suất kén tại Bảo Lộc là 45,1 kg >Đắk Glong (42,7 kg) > Đạtẻh (38,9 kg), cao hơn 1,2 và 9,1%. Tiêu hao dâu/1kg kén tại Đạtẻh cao nhất là 13,1kg, Đắk Glong (12,5 kg) và Bảo Lộc (12,1 kg). Giống đối chứng VA-201 có diễn biến tƣơng tự nhƣ giống TBL-03, TBL-05 ở năng suất kén và tiêu hao dâu/1kg kén. Điều đó chứng tỏ chất lƣợng lá của giống dâu TBL- 03, TBL-05 tƣơng đƣơng nhƣ chất lƣợng lá của giống VA-201. 3.3.3Khả năng chống chịu sâu bệnh Bảng 6. Mức độnhiễm sâu bệnh của các giống dâu khảo nghiệm CSB Bạc CSBGỉ MĐ rầy Đánh giá Địa điểm Giống thau(%) sắt(%) (cấp) chung TBL-03 6,33 5,36 - Khá Đắk Glong TBL-05 6,39 7,21 - Khá VA-201 (đ/c) 8,33 9,09 ++ Khá TBL-03 7,86 13,74 - Khá Bảo Lộc TBL-05 8,38 10,85 - Khá VA-201 (đ/c) 10,69 11,66 + Khá TBL-03 4,68 4,20 - Khá Đạ Tẻh TBL-05 5,04 6,70 - Khá VA-201 (đ/c) 9,41 8,94 + Khá Hai giống TBL-03 và TBL-05 nhiễm bệnh Bạc thau thấp hơn so với đối chứng (6,29% và 6,60% < 9,48%). Tƣơng tự, chỉ số bệnh Gỉ sắt ở 2 giống TBL 03 và TBL- 05 thấp hơn đối chứng, (CSB của đ/c là 9,90%, còn của TBL-03 là 7,77 % và TBL-05 là 8,25 %). Đối với rầy hại ngọn và lá non đƣợc đánh giá thông qua phân cấp, kết quả cho thấy các giống thí nghiệm có mức độ nhiễm rầy ở mức rất thấp, hầu nhƣ không bị nhiễm rầy. Với chỉ số bệnh hại nhƣ trên cho thấy giống dâu TBL-03 và TBL-05 chống chịu tƣơng đối khá với sâu bệnh hại ở cả ba vùng sinh thái thí nghiệm 3.4. Kết quả xây dựng mô hình sản xuất giống dâu TBL-03 và TBL-05
  6. 3.4.1. Kết quả theo dõi mô hình Bảng 7. Tổng chiều dài cành và năng suất lá dâu của mô hình ∑ CD thân cành Năng suất Địa điểm Giống (m/cây) (tấn/ha) TBL-03 35,7±1,5 26,52 TBL-05 34,4±1,4 25,41 Đắk Glong VA-201 (đ/c) 39,2±1,0 24,18 S7-CB (đ/c) 30,7±1,4 25,51 TBL-03 34,6±1,5 26,18 TBL-05 33,0±0,7 25,02 Đạtẻh VA-201 (đ/c) 39,5±1,2 23,92 S7-CB (đ/c) 31,1±1,5 25,05 Tại Đắk Glong, năng suất bình quân của giống TBL-03 là 26,52 tấn/ha, còn năng suất của giống TBL-05 là 25,41 tấn/ha. Trong khi tại Đạ Tẻh, năng suất của mô hình giống TBL-03 là 26,18 tấn/ha và TBL-05 là 25,02 tấn/ha. Năng suất bình quân ở hai vùng triển khai mô hình sản xuất của giống TBL-03 là 26,35 tấn/ha, còn ở giống TBL-05 là 25,22 tấn/ha, cao hơn so với đối chứng đang trồng đại trà trong sản xuất là VA-201 (24,05 tấn/ha) và tƣơng đƣơng với giống dâu S7-CB (25,33 tấn/ha). 3.4.2- Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Bảng 8. Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng giống dâu mới TBL-03 và TBL-05 Nội dung TBL-03 TBL-05 VA-201 (đ/c) S7-CB (đ/c) I- Tổng chi phí sản 195.958 186.517 174.254 191.688 xuất (1.000 đ) II- Tổng các nguồn 276.168 264.325 246.069 269.724 thu (1.000 đ) III- Lợi nhuận / 1 ha 80.210 77.808 71.815 78.036 (1.000 đ) (số liệu được tính trên diện tích 01 ha) Tổng số tiền thu đƣợc từ bán kén của 01 ha trồng giống dâu TBL-03 là 276.168.000 đồng/ha (giá kén năm 2016trung bình khoảng 100.000 đồng/kg) và lợi nhuận khoảng80,2 triệu đồng/ha. Tƣơng tự, trồng giốngdâu TBL-05 cho lợi nhuận là 77,8 triệu đồng/ha. Nhƣ vậy hiệu quả kinh tế mà các hộ nông dân trồng giống dâu lai TBL-03 cao hơn trồng giống dâu VA-201 và S7-CB từ 2,9 - 11,8%, còn trồng giống TBL-05 thì lợi nhuận cao hơn giống VA-201 là 8,4% và tƣơng đƣơng giống S7-CB. IV.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận
  7. - Qua nghiên cứuđã lai tạo chọn lọc ra 6 tổ hợp có những cá thể triển vọng, trong đó có 02 dòng nổi trội hơn cả là (LĐ x BL-05)-6 và (LĐ x ĐB-05)-42. - Khảo nghiệm cơ bản đã chọn lọc ra tổ hợp dâu lai TN-9 có sức sinh trƣởng mạnh, khối lƣợng lá lớn (3,14 g), tốc độ ra lá cao (0,31 lá/ngày), năng suất lớn(31,79 tấn/ha). - Kết quả khảo nghiệm sản xuất giống dâu TBL-03 và TBL-05 cho thấy năng suất của giống TBL-03 là 26,35 tấn/ha;của giống TBL-05là 25,22 tấn/ha;cao hơn năng suất giống đối chứngVA-201 là 9,6% và 4,8%. Chất lƣợng lá tƣơng đƣơng đối chứng. Khả năng chống chịu khá với sâu bệnh hại, mức độ nhiễm thấp hơn đối chứng, đặc biệt có khả năng kháng rầy tốt. - Xây dựng đƣợc mô hình sản xuất giống dâu TBL-03 và TBL-05 cho hiệu quả kinh tế cao tại Tây Nguyên. Giống TBL-03 cholợi nhuậncao hơn trồng giống dâu đang trồng phổ biến ngoài sản xuất nhƣ VA-201 và S7-CB từ 2,9 - 11,8%, giống TBL-05 thì lợi nhuận cao hơn giống VA-201 là 8,4% và tƣơng đƣơng giống S7-CB. 4.2. Đề nghị - Tiếp tục nghiên cứu các sản phẩm trung gianmới đƣợc chọn tạo để cho ra những giống dâutốt đáp ứng yêu cầu sản xuất hiện nay. - Nhân rộng mô hình giống dâumới ra sản xuất nhằm góp phần tăng hiệu quả kinh tế cho ngƣời trồng dâu nuôi tằm ở Tây Nguyên. Giống TBL-03 Giống TBL-05 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN LỌC GIỐNG BƠ (Persea americana Mills.,)CHO VÙNG TÂY NGUYÊN Hoàng Mạnh Cƣờng1 Nguyễn An Ninh2 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên 2 Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống sản phẩm cây trồng Tây Nguyên
  8. Cây Bơ là cây hai lá mầm, có tên khoa học là Persea americana Mills., thuộc họ Long não(Lauraceae), nguồn gốc vùng nhiệt đới Trung Mỹ và đã đƣợc phát tán tới phía Nam nƣớc Mỹ, tới quần đảo Antilles và nhiều Quốc gia khác nhƣ: Colombia, Venezuela,... Có liên quan đến họ này là cây Quế (Cinanmon), cây Dẻ (Sasafras) và cây Hồng ngọt (Sweet bay). Số nhiễm sắc thể của loài Persea americana là 2n = 24. Tuy vậy, vẫn phát hiện ra dạng tam bội (3n) và tứ bội (4n). Có 3 chủng sinh thái (ecological races) Mexico, Guatemala và West India. Các tỉnh vùng Tây Nguyên có điều kiện sinh thái rất thích hợp cho cây bơ phát triển tốt, năng suất cao, chất lƣợng tốt và đƣợc xem là cây đặc sản của vùng, có giá trị kinh tế cao, có thể trồng xen rất hiệu quả trong vƣờn cà phê, tiêu, chè,… làm tăng thêm thu nhập trên một đơn vị diện tích và đang dần khẳng định đƣợc vị trí xứng đáng trong nền kinh tế nông nghiệp địa phƣơng. Một trong những vấn đề lớn có tính cấp thiết cao hiện nay là làm thế nào để chọn tạo ra những giống bơ mới có chất lƣợng tốt đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và thay thế những giống bơ có chất lƣợng kém trong sản xuất. Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn sản xuất, từ năm 2002 Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên đã tiến hành thu thập và bình tuyển đƣợc tổng cộng 26 giống bơ tại 4 tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông, Lâm Đồng và 11 giống nhập nội từ Mỹ. Trong số đó, đã chọn lọc đƣợc 10 giống bơ triển vọng TA1, TA4, TA36, TA40, TA44, TA54, Reed, Booth 7, GA và Hass có năng suất cao, chất lƣợng tốt, có khả năng thích ứng rộng với điều kiện sinh thái vùng Tây Nguyên làm cơ sở cho các nghiên cứu chọn tạo giống trong những năm tiếp theo và đáp ứng nhu cầu phát triển các giống bơ có chất lƣợng tốt phục vụ nội tiêu và xuất khẩu trong cả nƣớc. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Nghiên cứu cứu chọn lọc và đánh giá tập đoàn các giống bơ tại Đắk Lắk. 2.2. Nghiên cứu đánh giá khả năng thích ứng của một số giống bơ triển vọng tại Tây Nguyên. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Nghiên cứu chọn lọc và đánh giá tập đoàn các giống bơ tại Đắk Lắk 3.1.1. Năng suất các giống bơ sau 12 năm trồng Bảng 1. Khối lƣợng quả và năng suất các giống bơ TT Giống Khối lƣợng quả (kg) Năng suất (kg/cây) 1 TA1 0,40 68,40 2 TA2 0,61 29,40 3 TA3 0,46 46,50 4 TA4 0,51 42,80 5 TA5 0,41 27,00 6 TA6 0,57 8,80 7 TA7 0,33 62,00 8 TA8 0,28 24,00 9 TA9 0,46 9,50 10 TA17 0,41 42,50
  9. TT Giống Khối lƣợng quả (kg) Năng suất (kg/cây) 11 TA19 0,35 44,10 12 TA20 0,51 77,50 13 TA21 0,31 167,20 14 TA26 0,44 38,50 15 TA31 0,39 13,20 16 TA36 0,41 18,90 17 TA37 0,36 18,76 18 TA39 0,42 93,00 19 TA40 0,31 111,30 20 TA44 0,53 68,40 21 TA45 0,76 30,44 22 TA47 0,39 51,00 23 TA48 0,50 29,81 24 TA50 0,44 25,97 25 TA54 0,71 67,00 26 Số 5 0,34 - 27 Booth 7 0,42 270,00 28 Hass 0,15 - 29 Tiger 0,23 - 30 Ardith 0,32 9,60 31 Reed 0,36 108,00 32 Ettinger 0,22 88,00 33 Fuerte 0,33 132,00 34 Sharwill 0,19 13,30 35 GA 0,37 74,00 36 GB 0,37 7,20 37 GC 0,19 54,00 Trung bình 0,40 58,00 CV (%) 33,20 92,16 Quá trình theo dõi, đánh giá các giống trong vƣờn tập đoàn cho thấy hầu hết quả của các giống có khối lƣợng vừa phải, trung bình khoảng 0,40 kg. Có những giống quả rất lớn đạt khoảng 0,76 kg, song cũng có những giống cho quả nhỏ chỉ đạt 0,15 kg. Khi so sánh về khối lƣợng quả giữa các giống thể hiện rõ sự khác biệt lớn, hệ số biến động trên 33% thể hiện sự không đồng đều về khối lƣợng quả giữa các giống bơ trong vƣờn tập đoàn. Thống kê cho thấy năng suất của các giống chỉ đạt bình quân 58,00 kg/cây. Giống Bơ Booth 7 có năng suất cao nhất 270 kg/cây đạt gần gấp 5 lần so
  10. với năng suất bình quân và giống có năng suất thấp nhất chỉ đạt 7,20 kg/cây. Các giống Số 5, Hass và Ettinger không cho năng suất do thời gian ra hoa của các giống này rất sớm hơn, lệch hoàn toàn so với các giống bơ khác từ 1 - 2 tháng do vậy nguồn phấn rất ít dẫn đến khả năng thụ phấn thấp. Các giống TA1, TA20, TA21, TA7, TA39, TA40, TA44, Booth 7, Reed, Ettinger, Fuerte và GA cho năng suất cao nhất, đạt trên 70 kg/cây và vƣợt trội so với các giống khác chứng tỏ khả năng thích ứng rất tốt với điều kiện sinh thái tại Đắk Lắk. 3.1.2. Chất lƣợng quả của các giống bơ Bảng 2. Chất lƣợng quả của các giống bơ (%) TT Giống Tỷ lệ thịt Hàm lƣợng chất khô Đƣờng Lipít Protein 1 TA1 75,49 26,99 1,07 12,79 1,95 2 TA2 73,70 16,80 2,58 6,08 0,70 3 TA3 68,16 23,50 1,40 16,90 1,47 4 TA4 77,70 19,31 2,54 10,88 0,72 5 TA5 72,13 25,50 1,75 15,49 2,36 6 TA6 75,57 26,47 1,82 19,06 1,92 7 TA7 73,11 17,42 2,68 9,42 1,18 8 TA8 73,66 22,03 1,83 15,10 1,14 9 TA9 - - - - - 10 TA17 68,28 22,83 1,66 15,26 1,46 11 TA19 78,84 21,90 1,83 14,37 1,05 12 TA20 - - - - - 13 TA21 69,87 25,25 1,74 15,79 1,26 14 TA26 69,94 16,81 1,95 8,94 1,35 15 TA31 74,24 25,25 1,35 14,96 1,89 16 TA36 71,81 21,73 2,80 13,56 1,61 17 TA37 69,82 19,31 2,60 12,52 0,86 18 TA39 64,23 15,79 2,76 8,55 0,86 19 TA40 66,24 25,50 1,11 19,99 1,83 20 TA44 62,27 21,37 1,96 13,17 1,27 21 TA45 66,50 17,20 - 10,0 - 22 TA47 75,49 15,03 2,39 8,81 1,12 23 TA48 - - - - - 24 TA50 77,70 10,90 - 3,85 - 25 TA54 79,20 25,00 2,10 23,00 2,00 26 Số 5 - - - - - 27 Booth 7 62,21 23,32 2,76 13,78 1,75
  11. TT Giống Tỷ lệ thịt Hàm lƣợng chất khô Đƣờng Lipít Protein 28 Hass 56,29 33,08 0,78 23,64 1,66 29 Tiger - - - - - 30 Ardith - - - - - 31 Reed 67,60 23,77 0,64 16,98 1,41 32 Ettinger 59,40 25,88 1,65 17,50 1,34 33 Fuerte 65,40 29,21 0,93 18,69 1,48 34 Sharwill 64,34 31,44 0,75 22,52 2,08 35 GA 57,72 21,85 1,28 14,97 1,76 36 GB 55,77 22,07 1,24 15,87 1,18 37 GC - - - - - Trung bình 69,09 22,42 1,78 14,41 1,45 CV (%) 9,73 21,98 37,59 33,28 29,60 Nguồn: Phòng phân tích nông hóa - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây nguyên năm 2011, 2012, 2013 và 2014. Tỷ lệ thịt quả trung bình của các giống đạt 69,09% là khá cao. Giống TA54 có tỷ lệ thịt cao nhất đạt trên 79%, một số giống còn lại cũng có tỷ lệ thịt quả cao từ 75 - 78%; vƣợt trội gồm các giống TA1, TA4, TA6, TA19 và TA47. Độ biến động 9,73% không cao chứng tỏ hầu hết các giống có tỷ lệ thịt quả cao và không có sự khác nhau nhiều về chỉ tiêu này. Hàm lƣợng chất khô một trong yếu tố thể hiện độ sáp của thịt quả bơ, hơn thế trong chọn lọc giống ngƣời ta thƣờng rất quan tâm đến chỉ tiêu này vì chúng đƣợc xem là một tiêu chí chọn lọc quan trọng nhất. Nhìn chung các giống có hàm lƣợng chất khô khá cao, trung bình trên 22%, cao nhất đạt xấp xỉ 32% gồm các giống điển hình nhƣ Hass, Fuerte và Sharwill. Hệ số biến động 22% cho thấy có sự khác biệt lớn giữa các giống về hàm lƣợng chất khô và điều này cũng đồng thời cho thấy trong vƣờn tập đoàn phần lớn các giống bơ có chất lƣợng kém. Hàm lƣợng lipít và protein, 2 chỉ tiêu đƣợc quan tâm nhiều nhất trong chọn giống vì chúng có ý nghĩa quyết định đến chất lƣợng quả bơ. Qua phân tích cho thấy phần lớn các giống có hàm lƣợng lipít và protein thấp, trung bình hàm lƣợng lipít chỉ chiếm 14,85% và protein chiếm 1,44%. Giữa các giống có sự khác nhau rất lớn do có độ biến động cao khoảng trên 27% đối với cả 2 chỉ tiêu. Tƣơng tự nhƣ vậy, hàm lƣợng đƣờng cũng chiếm tỷ lệ thấp, trung bình chỉ đạt gần 2%.Nhƣ vậy, có thể thấy trong số 37 giống bơ đƣợc đánh giá, giống Reed có chất lƣợng tốt nhất và vƣợt trội so với nhiều giống khác, hàm lƣợng chất khô đạt trên 24%, lipít 17%, căn cứ vào tiêu chuẩn xuất khẩu của thế giới FFV- 42, Codex stan 197 và Châu Âu CX/FFV 11/16/5 chỉ có 2 chỉ tiêu quan trọng nhất đƣợc đặc biệt quan tâm là hàm lƣợng chất khô và lipít, các chỉ tiêu phụ còn lại nhƣ năng suất, tỷ lệ thịt quả,... không định lƣợng cụ thể vì trong quá trình canh tác và chế độ chăm sóc khác nhau có thể làm tăng năng suất cũng nhƣ chất lƣợng các giống. Các giống bơ triển vọng cần đƣợc đánh giá tính thích ứng đối với từng điều kiện sinh thái cụ thể do có đặc tính thực vật học khác nhau nhằm làm cơ sở thực tiễn lựa chọn giống phù hợp cho từng vùng. Sau đây là kết quả đánh giá tính thích ứng của 12 giống bơ sau 10 năm trồng tại Tây Nguyên. 3.2. Đánh giá khả năng thích ứng của một số giống bơ triển vọng tại Tây Nguyên
  12. 3.2.1. Sinh trƣởng các giống bơ sau 10 năm trồng tại Tây Nguyên Bảng 3. Sinh trƣởng các giống bơsau 10 năm trồng tại Tây Nguyên Tỉnh Đắk Lắk Gia Lai Lâm Đồng Dgốc Hvn Dtán Dgốc Hvn Dtán Dgốc Hvn Dtán Giống (m) (m) (m) (m) (m) (m) (m) (m) (m) TA1 0,28 6,87 5,72 0,21 5,67 4,75 0,31 5,23 4,98 TA2 0,31 7,28 7,10 0,24 6,05 6,04 0,40 5,61 5,77 TA3 0,28 6,00 6,58 0,19 4,69 5,53 0,37 6,06 6,47 TA4 0,22 5,30 5,30 0,20 5,27 6,10 0,37 5,31 5,71 TA5 0,31 7,54 7,49 0,21 5,56 6,33 0,54 7,55 8,16 TA31 0,29 5,66 5,78 0,18 5,23 5,26 0,12 3,88 2,82 TA44 0,30 6,33 6,39 0,18 5,42 5,62 0,12 3,83 3,28 TA47 0,28 5,79 6,31 0,19 5,41 6,06 0,16 3,93 3,35 TA50 0,33 6,47 6,50 0,21 5,99 5,76 0,16 4,47 3,58 TA54 0,30 7,02 5,53 0,22 6,14 5,39 0,17 4,13 2,90 Booth 7 0,28 5,89 6,26 0,22 5,28 5,55 0,58 6,54 7,76 Hass 0,29 6,44 5,13 0,18 4,75 4,32 0,37 4,90 4,08 Trung bình 0,29 6,38 6,17 0,20 5,46 5,56 0,31 5,12 4,91 LSD0,05 0,51 0,74 0,85 0,32 0,56 0,55 0,47 0,90 0,98 Ghi chú: Dgốc: Đƣờng kính gốc; Hvn: Cao cây vút ngọn; Dtán: Đƣờng kính tán. Các giống bơ vào tuổi thứ 10 trong điều kiện sinh thái tại Đắk Lắk cho thấy: 2 chỉ tiêu theo dõi là đƣờng kính gốc và chiều cao cây có hệ số biến động rất nhỏ, chỉ khoảng 9 - 10% chứng tỏ các giống có khả năng sinh trƣởng tốt và phát triển khá đồng đều, cũng đồng thời thấy rõ các giống tƣơng đối thích hợp với điều kiện sinh thái ở Đắk Lắk. Đƣờng kính gốc trung bình các giống đạt 0,29 m, cao cây trung bình 6,38 m và đối với các giống chọn lọc trong nƣớc có tốc độ sinh trƣởng, phát triển khá đồng đều. Tƣơng tự nhƣ vậy 2 giống nhập nội đều có sinh trƣởng và phát triển ngang nhau đạt trên 0,28 m đối với đƣờng kính gốc và 5,89 m đối với chiều cao cây. Một chỉ tiêu rất quan trọng khác có ảnh hƣởng lớn đến các yếu tố cấu thành năng suất đó là đƣờng kính tán, nhìn chung các giống có mức độ phát triển bộ tán khá tốt, tƣơng đối đồng đều, đƣờng kính tán trung bình đạt 6,17 m, giống TA5 có bộ tán phát triển mạnh nhất đạt 7,49 m và giống Hass có bộ tán phát triển yếu hơn đạt 5,13 m. Đối với điều kiện sinh thái tại Gia Lai cho thấy: nhìn chung các giống có tốc độ sinh trƣởng và phát triển ở mức khá; thể hiện ở sự tăng trƣởng đƣờng kính gốc 0,20 m; giống TA31, TA44 và giống Hass có đƣờng kính nhỏ nhất 0,18 m; giống Booth 7, TA2 và TA54 có đƣờng kính gốc lớn nhất đạt trên 0,22 m. Chiều cao cây trung bình 5,46 m; giống TA3 và Hass thấp nhất 4,70 m và giống TA54 có chiều cao cây lớn nhất 6,14 m. Tƣơng tự nhƣ vậy các giống có đƣờng kính tán trung bình 5,56 m, giống Hass có mức độ phát triển bộ tán yếu nhất 4,32 m và giống TA5 phát triển bộ tán mạnh nhất 6,33 m. Phân tích thống kê cho thấy; ở tất các chỉ tiêu theo dõi là đƣờng kính gốc, chiều cao cây và
  13. đƣờng kính tán đều có hệ số biến động thấp dƣới 15% chứng tỏ có sự khác nhau nhƣng không đáng kể về các chỉ tiêu theo dõi. Đối với điều kiện sinh thái tại Bảo Lộc - Lâm Đồng các giống sinh trƣởng và phát triển ở mức khá cũng phần nào chứng tỏ phần lớn các giống có khả năng thích ứng tốt với điều kiện sinh thái trong vùng. Các giống có đƣờng kính gốc trung bình 0,31 m, đối với chiều cao cây 5,12 m và 4,91 m đối với đƣờng kính tán. Phân tích thống kê về tất cả các chỉ tiêu theo dõi có hệ số biến động ở mức rất cao trên 38% và các giá trị sai khác đều lớn hơn nhiều so với lý thuyết cho thấy giữa các giống có sự khác nhau có ý nghĩa rất lớn về khả năng sinh trƣởng và phát triển, thể hiện sự thích ứng với điều kiện sinh thái giữa các vùng. 3.2.2. Năng suất các giống bơsau 10 năm trồng tại Tây Nguyên. Bảng 4. Năng suất các giống bơsau 10 năm trồng tại Tây Nguyên (kg/cây) Tỉnh TT Giống Đắk Lắk Gia Lai Lâm Đồng 1 TA1 57,33 58,60 51,90 2 TA2 107,97 31,70 21,10 3 TA3 12,31 9,00 57,70 4 TA4 56,53 27,30 57,90 5 TA5 32,44 - 78,10 6 TA31 40,95 - - 7 TA44 25,97 6,80 - 8 TA47 85,80 18,00 - 9 TA50 25,60 20,60 - 10 TA54 67,00 - - 11 Booth 7 86,30 60,00 88,40 12 Hass 16,28 6,60 20,20 Trung bình 49,57 26,51 53,61 LSD0,05 26,81 10,02 26,74 Trong điều kiện sinh thái ở Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk cho thấy tất cả các giống đã cho quả khá đồng đều và có năng suất vƣợt trội hơn cả so với vùng khác, trung bình 49,57 kg/cây chứng tỏ khả năng thích ứng của các giống này là rất tốt với điều kiện sinh thái ở Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk. Trong khi đó, tại Lâm Đồng chỉ có 7 giống cho năng suất trung bình 53,61 kg/cây và các giống còn lại TA31, TA44, TA47, TA50 và TA54 không có quả do khả năng nhận phấn của các giống này rất kém trong điều kiện khí hậu ở Bảo Lộc - Lâm Đồng nơi có nhiệt độ không khí vào thời kỳ ra hoa rất thấp dƣới 150C vào các thời điểm từ tháng 12 đến tháng 3 hàng năm. Tƣơng tự đối với các giống TA5, TA31 và TA54 trồng trong điều kiện sinh thái ở PleiKu - Gia Lai không cho quả, các giống còn lại có năng suất thấp nhất với trung bình 26,51 kg/cây và có 9 giống cho quả. Tại cả 3 địa bàn nghiên cứu giống bơ Booth 7 cho năng suất cao nhất, rất ổn định trung bình đạt trên 60 kg/cây/năm và cho thấy tiềm năng về năng suất của giống này tại tất cả các địa điểm thí nghiệm thuộc địa bàn Tây Nguyên.
  14. 3.2.4. Thành phần dinh dƣỡng thịt quả các giốngbơ. Bảng 5. Một số chỉ tiêu về dinh dƣỡng thịt quả Thịt quả Chất khô Đƣờng Protein TT Giống Lipit (%) (%) (%) (%) (%) 1 TA1 75,49 26,99 1,07 12,79 1,95 2 TA2 73,70 16,80 2,58 6,08 0,70 3 TA3 68,16 23,50 1,40 16,90 1,47 4 TA4 77,70 19,31 2,54 10,88 0,72 5 TA5 72,13 25,50 1,75 15,49 2,36 6 TA31 74,24 25,25 1,35 14,96 1,89 7 TA44 62,27 21,37 1,96 13,17 1,27 8 TA47 75,49 15,03 2,39 8,81 1,12 9 TA50 77,70 - - - - 10 TA54 79,20 - - - - 11 Booth 7 65,20 23,32 2,76 13,78 1,75 12 Hass 56,29 31,72 0,78 23,16 1,66 Trung bình 71,46 22,88 1,86 13,60 1,49 CV (%) 9,88 21,69 37,44 34,26 36,29 Qua phân tích chất lƣợng của các giống cho thấy: trung bình hàm lƣợng chất khô đạt 22,88 % và lipít 13,60 %. Nhƣ vậy, trong tổng số 10 giống đƣợc phân tích 04 chỉ tiêu quan trọng liên quan trực tiếp đến chất lƣợng quả thì chỉ có 03 giống là TA2, TA4 và TA47 có hàm lƣợng lipít thấp dƣới 10 %, các giống còn lại vƣợt ngƣỡng trung bình là 13 %. Ngoài 04 giống bơ đã đƣợc Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận năm 2016 là TA1, TA40, Booth 7 và Reed đã xác định thêm đƣợc 02 giống TA31 và TA44 có chất lƣợng khá tốt, vƣợt so với các giống còn lại. Đây là các giống triển vọng cần đƣợc tiếp tục đánh giá theo dõi thêm trong các năm kế tiếp. IV. KẾT LUẬN Trong 10 năm, từ 2006 đến 2015 đề tài đã chọn lọc đƣợc 12giống bơnăng suất cao, chất lƣợng tốt và hình dạng quả đẹp có tính thƣơng mại cao. Đặc biệt, có 02 giống TA1, Booth 7 đã đƣợc Bộ NN & PTNT công nhận giống chính thức và 02 giống TA40, Reed đƣợc công nhận sản xuất thử năm 2016 đạt tiêu chuẩn xuất khẩu theo 2 quyết định số 2871 /QĐ-BNN-TT ngày 12/7/2016 và 4864 /QĐ-BNN-TT ngày 24/11/2016 của Bộ trƣởng Bộ NN & PTNT.Đây là nguồn vật liệu giống tốt đáp ứng kịp thời nhu cầu về giống chất lƣợng cao phục vụ sản xuất và các nghiên cứu tiếp theo. V. MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA 04 GIỐNG BƠ ĐƢỢC CÔNG NHẬN Hình 1. Giống bơ TA1 Hình 2. Giống bơ Booth 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0