Trần Thị Thanh Xuân<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
121(07): 101 - 110<br />
<br />
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI,<br />
DỊCH VỤ BỀN VỮNG CHO TỈNH THÁI NGUYÊN<br />
Trần Thị Thanh Xuân*<br />
Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải (Cơ sở ĐT Thái Nguyên)<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Trong những năm qua, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá cao, cơ cấu kinh tế của tỉnh có<br />
sự chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ trong tốc độ tăng trưởng<br />
kinh tế (GDP) có xu hướng tăng lên và tỷ trọng nông, lâm, nghiệp có xu hướng giảm. Tuy nhiên<br />
sự chuyển dịch kinh tế của tỉnh vẫn còn chậm, trong đó có giá trị gia tăng khu vực dịch vụ thấp<br />
hơn so với chỉ tiêu phát triển ngành. Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ chính trị về<br />
phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng trung du miền núi<br />
Bắc Bộ đến năm 2020. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII,<br />
nhiệm kỳ 2010-2015 diễn ra trong các ngày từ 20 đến 23-10-2010 đưa ra. Để đạt được mục tiêu,<br />
tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm tới tăng 12-13%, GDP bình quân đầu người đến năm<br />
2015 đạt 45 triệu đồng. Vậy đâu là giải pháp thương mại, dịch vụ của tỉnh phát triển bền vững?<br />
Mục tiêu của nghiên cứu là tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thương mại, dịch vụ và<br />
trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ các siêu thị bán lẻ<br />
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Nguồn dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu được lấy từ việc phỏng vấn<br />
ngẫu nhiên 200 khách hàng đến siêu thị mua sắm. Các phương pháp được sử dụng để phân tích dữ<br />
liệu thu thập là: thống kê mô tả, phân tích số, phân tích nhân tố và phân tích chéo.<br />
Từ khóa: Siêu thị, chất lượng dịch vụ, Trung tâm thương mại<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Tỉnh Thái Nguyên nằm ở phía Bắc tiếp giáp<br />
với thủ đô Hà Nội, phía Tây tiếp giáp với tỉnh<br />
Vĩnh Phúc và tỉnh Tuyên Quang. Tỉnh Thái<br />
Nguyên có diện tích tự nhiên 3.541 km 2 và<br />
dân số hơn 1 triệu người, với 8 dân tộc anh<br />
em chủ yếu sinh sống. Thái Nguyên có địa<br />
hình đặc trưng là đồi núi xen kẽ với ruộng<br />
thấp, chủ yếu là núi đá vôi và đồi dạng bát úp.<br />
Thái Nguyên một tỉnh ở đông bắc Việt Nam<br />
là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà<br />
Nội. Thái Nguyên được coi là một trung tâm<br />
đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội<br />
và thành phố Hồ Chí Minh. Tỉnh còn là thành<br />
phố loại I trực thuộc tỉnh, phấn đấu năm 2020<br />
thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên<br />
trực thuộc Trung ương. Chính vì thế có nhiều<br />
điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại<br />
và dịch vụ.<br />
Đặc biệt trong thời gian qua tuyến đường cao<br />
tốc Quốc lộ 3 mới được xây dựng và đưa vào<br />
lưu thông (12/2013) nối liền tuyến giao thông<br />
*<br />
<br />
Tel:<br />
<br />
với các tỉnh miền núi phía Bắc và cả nước.<br />
Trong những năm gần đây Tỉnh có nhiều<br />
chuyển biến tích cực trong hoạt động thương<br />
mại, dịch vụ năm 2013 tổng mức bán lẻ hàng<br />
hóa dịch vụ đạt 16.531 tỷ đồng trong đó<br />
thương mại chiếm 88%. Tuy nhiên ngành<br />
dịch vụ thương mại vẫn còn nhiều hạn chế:<br />
Chưa xứng tầm là một trung tâm thương mại<br />
cấp khu vực, tốc độ phát triển dịch vụ thương<br />
mại chưa có sự quy hoạch dẫn đến nhiều vấn<br />
đề bất cập, các dịch vụ thương mại ở nông<br />
thôn còn chậm… Song trong điều kiện hội<br />
nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, với<br />
vai trò là “một trung tâm kinh tế - xã hội lớn<br />
của khu vực đông bắc hay cả Vùng trung du<br />
và miền núi phía bắc”. Tỉnh Thái Nguyên cần<br />
vượt qua những khó khăn hiện tại và thách<br />
thức để xây dựng chiến lược phát triển ngành<br />
thương mại, dịch vụ bền vững.<br />
NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
- Đánh giá được thực trạng hoạt động thương<br />
mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.<br />
101<br />
<br />
Trần Thị Thanh Xuân<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
- Đánh giá được lợi thế, khó khăn ảnh hưởng<br />
đến sự phát triển thương mại, dịch vụ trong<br />
tỉnh Thái Nguyên<br />
- Số liệu điều tra phải khách quan và phải<br />
đàm bảo độ tin cậy<br />
- Đưa ra được định hướng phát triển ngành<br />
thương mại, dịch vụ bền vững cho Thái Nguyên.<br />
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu để thực hiện<br />
phát triển thương mại dịch vụ bền vững cho<br />
tỉnh Thái Nguyên.<br />
Đối tượng nghiên cứu:<br />
Hệ thống siêu thị, chợ trên địa bàn tỉnh Thái<br />
Nguyên (chọn mẫu 3 siêu thị: Siêu thị Minh<br />
Cầu; siêu thị Tôn Mùi và siêu thị điện máy<br />
Thanh Niên).<br />
Nội dung nghiên cứu:<br />
- Phân tích thực trạng và đánh giá phát triển<br />
thương mại, dịch vụ của tỉnh trong năm<br />
2012-2013.<br />
- Tìm ra những hạn chế và nguyên nhân<br />
trong chính sách phát triển thương mại dịch<br />
vụ của Tỉnh.<br />
- Đề xuất định hướng phát triển ngành thương<br />
mại, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên trong thời<br />
gian tới.<br />
Phương pháp nghiên cứu:<br />
- Điều tra số liệu thực tế tại cơ sở trên địa bàn<br />
nghiên cứu bằng phiếu điều tra và phỏng vấn<br />
hỏi trực tiếp sinh viên với 200 phiếu.<br />
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo<br />
THỰC TRẠNG NGÀNH THƯƠNG MẠI,<br />
DỊCH VỤ TỈNH THÁI NGUYÊN<br />
<br />
121(07): 101 - 110<br />
<br />
Những đóng góp của ngành thương mại và<br />
dịch vụ trong phát triển kinh tế xã hội của<br />
Thái Nguyên<br />
Cùng góp phần tăng trưởng của kinh tế của<br />
Tỉnh năm 2013, tổng mức bán lẻ hàng hóa và<br />
doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 16.531 tỷ<br />
đồng, trong đó ngành thương mại đạt:<br />
14.547,28 tỷ đồng và 1.818,41 tỷ đồng từ dịch<br />
vụ thương mại.<br />
Hoạt động bán lẻ ở tỉnh Thái Nguyên: Hệ<br />
thống các siêu thị phát triển khá nhanh trong<br />
Tỉnh nhưng chủ yếu tập trung ở địa bàn khu<br />
vực thành phố. Năm 2004 siêu thị đầu tiên<br />
được thành lập với hình thức là siêu thị tổng<br />
hợp Tôn Mùi tại TP Thái Nguyên và chỉ sau 6<br />
năm đã có hơn 15 siêu thị kinh doanh các loại<br />
trong đó có 8 siêu thị kinh doanh tổng hợp<br />
(Siêu thị điện máy Thanh niên, Tôn Mùi,<br />
Minh cầu1,2 , Do’s Mart, Dung Quang, Siêu<br />
thị chợ Phú Thái) và 7 siêu thị chuyên doanh<br />
(2 siêu thị thế giới số; Siêu thị sách Thái<br />
Nguyên, Máy tính IEC,…) với tổng diện tích<br />
đất xây dựng của các siêu thị trên 14.000m 2,<br />
tổng diện tích sàn trên kinh doanh hơn<br />
12.500m2 Tổng doanh thu thương mại đạt<br />
bình quân khoảng hơn 105 tỷ đồng/năm.<br />
Ngoài ra còn có các chuỗi cửa hàng tiện lợi<br />
và có 137 chợ truyền thống. Năm 2013 doanh<br />
thu từ hoạt động bán lẻ đạt: 16.531 tỷ đồng.<br />
Qua đó có thể thấy rằng hoạt động bán lẻ có<br />
vai trò quan trọng đối với ngành thương mại,<br />
dịch vụ của Tỉnh Thái Nguyên.<br />
<br />
Bảng 1: Tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội năm 2013<br />
Ngành kinh tế<br />
Tổng số<br />
Phân theo loại hình kinh tế<br />
Kinh tế nhà nước<br />
Kinh tế dân doanh<br />
Phân theo ngành kinh doanh<br />
Thương nghiệp<br />
Dịch vụ lưu trú, nhà hàng<br />
Dịch vụ khác<br />
<br />
102<br />
<br />
13,771.5<br />
<br />
16.531<br />
<br />
100<br />
<br />
Năm 2013 so<br />
với năm<br />
2012(%)<br />
+15<br />
<br />
1,067.5<br />
12,704.0<br />
<br />
1.171<br />
15.360<br />
<br />
7<br />
93<br />
<br />
+13.2<br />
+20,5<br />
<br />
Năm 2012<br />
(tỷ đồng)<br />
<br />
12,364.2<br />
926.2<br />
481.1<br />
<br />
Năm 2013<br />
(tỷ đồng)<br />
<br />
Cơ cấu<br />
(%)<br />
<br />
14.547,28<br />
88<br />
+14,8<br />
1.157,17<br />
7.5<br />
+14,9<br />
661,24<br />
4.5<br />
+15<br />
Nguồn: Sở công thương Thái Nguyên, 2013<br />
<br />
Trần Thị Thanh Xuân<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
121(07): 101 - 110<br />
<br />
Bảng 2: Một số siêu thị điển hình trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên<br />
Năm<br />
Xếp Diện tích kinh<br />
hoạt<br />
Ghi chú<br />
hạng<br />
doanh(m2)<br />
động<br />
Tôn mùi<br />
P. Phan Đình Phùng, P. Thịnh đán<br />
2004<br />
3<br />
>1.000<br />
Nội thất Hoàng Bình Đường Bắc Kạn – TPTN<br />
2006<br />
3<br />
1.000<br />
Minh cầu 1<br />
P. Phan Đình Phùng<br />
2006<br />
3<br />
>1.000<br />
Thế giới số -cơ sở 1 127- Đường cách mạng tháng 8 -TPTN 2006<br />
3<br />
>500<br />
Dung Quang<br />
TT Ba hàng – Phổ Yên – TN<br />
2008<br />
3<br />
2.500<br />
Thanh niên Plaza<br />
P. Tân Thịnh- TPTN<br />
2011<br />
3<br />
>1.000<br />
……<br />
Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên, 2013<br />
Tên Siêu thị<br />
<br />
Địa điểm<br />
<br />
Bảng 4: Lý do khách hàng chọn siêu thị<br />
160<br />
<br />
Số người trả lới<br />
<br />
140<br />
120<br />
100<br />
<br />
80<br />
60<br />
40<br />
20<br />
<br />
0<br />
Gần nhà, gần<br />
trung tâm<br />
<br />
Gía cả niêm yết<br />
đúng<br />
<br />
Hàng hóa đa<br />
Văn minh lịch sự Không gian sạch<br />
dạng, chất lượng<br />
sẽ, tiện lợi<br />
đảm bảo<br />
<br />
Tự do chọn lựa<br />
<br />
Chương trình<br />
khuyến mãi, quà<br />
tặng, giảm giá tốt<br />
<br />
Lý do<br />
<br />
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát 12/2013<br />
<br />
Hiện tại, tỉnh đang xây dựng trung tâm<br />
thương mại Minh Cầu giai đoạn 2. Tạo nên<br />
một bức tranh về sự cạnh tranh và năng động<br />
trong tỉnh. Theo qui hoạch phát triển hệ thống<br />
chợ, siêu thị và trung tâm thương mại Sở<br />
Công thương tỉnh Thái Nguyên thông qua đến<br />
năm 2020 trên địa bàn tỉnh sẽ có 178 chợ,<br />
Trung tâm thương mại 16, siêu thị 35.<br />
Xây dựng vận tải: Với vốn đầu tư phát triển<br />
cơ sở hạ tầng và được huy động từ nhiều<br />
nguồn và đầu tư xây dựng hợp lý. Tỉnh Thái<br />
Nguyên tập chung chủ yếu xây dựng các công<br />
trình hạ tầng giao thông và các công trình<br />
phúc lợi. Đặc biệt công trình Quốc lộ 3 mới<br />
với mức đầu tư trên 10.000 tỷ đồng sau khi xây<br />
dựng đưa vào hoạt động (1/2014) và hệ thống<br />
đường trong thành phố giúp lưu thông tiện lợi,<br />
việc phân phối hàng hóa trở nên dễ dàng.<br />
Tài chính và tín dụng: Hệ thống ngân hàng<br />
tỉnh Thái Nguyên trong năm 2013 đã thành<br />
lập thêm 1 chi nhánh ngân hàng thương mại,<br />
<br />
nâng tổng số lên 12 địa điểm có giao dịch<br />
ngân hàng.<br />
Giáo dục đào tạo và chuyển giao khoa học<br />
kỹ thuật: Tỉnh Thái Nguyên có nhiều chuyển<br />
biến tích cực cả về quy mô số lượng và chất<br />
lượng. Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm văn<br />
hóa với trên 20 trường đại học, cao đẳng,<br />
trường nghề, viện nghiên cứu. Là nơi đào tạo<br />
tri thức và chuyển giao khoa học công nghệ<br />
và kỹ thuật cho các tỉnh miền núi phía Bắc và<br />
cả nước. Trong đó phải kể đến các đơn vị<br />
Trường thuộc Đại học Thái Nguyên, Cao<br />
đẳng kinh tế Thái Nguyên… là nơi đào tạo<br />
nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực<br />
miền núi phía Bắc.<br />
Kết quả khảo sát ý kiến người tiêu dùng<br />
khi mua sắm tại các siêu thị<br />
Lý do khách hàng chọn siêu thị là nơi mua sắm<br />
Qua điều tra cho thấy: hàng hóa đa dạng, chất<br />
lượng đảm bảo là nguyên nhân chủ yếu để<br />
103<br />
<br />
Trần Thị Thanh Xuân<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
khách hàng lựa chọn siêu thị là nơi mua sắm.<br />
Trong tổng số 200 phiếu hỏi thì có tới 142<br />
lượt người chọn lý do này, chiếm tỷ lệ 71%.<br />
Bên cạnh đó việc được tự do lựa chọn hàng<br />
thỏa mái theo ý muốn cũng là một trong<br />
những nguyên nhân chính dẫn đến khách<br />
hàng lựa chọn mua sắm tại siêu thị có 148<br />
người lựa chọn lý do này, chiếm 74,1%.<br />
Ngoài ra không gian sạch sẽ, thoáng mát, đội<br />
ngũ nhân viên phục vụ tận tình và có các<br />
chương trình giảm giá, khuyễn mãi, quà<br />
tặng… cũng được khách hàng đặc biệt quan<br />
tâm chiếm tỷ lệ 52,4%.<br />
<br />
121(07): 101 - 110<br />
<br />
Kết quả thống kê cho thấy nhìn chung vấn đề<br />
về chất lượng và giá cả ở các siêu thị đều thực<br />
hiện khá tốt về giá cả chúng thể hiện tương<br />
đối đồng đều nhau không có sự biến động<br />
lớn. Nhìn chung khách hàng đánh giá ở mức<br />
hài lòng.<br />
Mặt khác về thái độ phục vụ của đội ngũ nhân<br />
viên không quá lớn trong số những siêu thị<br />
khảo sát tốp đầu vẫn dẫn điểm đó là siêu thị<br />
Minh Cầu, tiếp đến là Tôn Mùi và Siêu thị<br />
Thanh niên. Các siêu thị sở hữu bởi “vị trí<br />
vàng” cả hai hệ thống cửa hàng đều nằm<br />
trung tâm thành phố theo nhận xét của khách<br />
hàng thì đây là nơi rất thuận tiên cho việc<br />
mua sắm khi họ tranh thủ đi làm về và đưa<br />
đón con đi học dù có về muộn xong đi mua<br />
hàng hóa trong siêu thị vẫn rất yên tâm không<br />
lo bị hết hàng như là đi chợ. Hơn nữa trong<br />
siêu thị trưng bày hàng hóa chính là bộ mặt và<br />
tạo ấn tượng ban đầu của bất kỳ doanh nghiệp<br />
nào trong mắt người tiêu dùng. Điều này tuy<br />
đơn giản nhưng nó thật sự rất quan trọng đối<br />
với việc việc nghiên cứu sắp xếp, sự sáng tạo<br />
và nghiên cứu tâm lý thói quen… của khách<br />
hàng. Tuy nhiên sự đánh giá hài lòng của<br />
khách hàng lại hướng về sự tiện lợi của siêu<br />
thị Tôn mùi là hơn cả về tính thuận tiện. Siêu<br />
thị này có mặt tiền rộng chỗ bãi đậu xe rộng<br />
cửa ra vào lớn.<br />
<br />
Chủng loại hàng hóa mà khách hàng<br />
thường lựa chọn và quyết định mua<br />
Qua tham khảo lấy ý kiến của các nhân viên<br />
bán hàng và các chuyên gia kết hợp với phân<br />
tích trên phiếu cho thấy ngành thực phẩm,<br />
hóa mỹ phẩm được khách hàng lựa chọn<br />
nhiều nhất với tổng số 971 điểm, tiếp đến là<br />
đồ dùng gia đình với 890 điểm và đứng thứ 3<br />
là đồ may mặc 636 điểm. Hàng điện máy và<br />
giày dép chiếm tỷ lệ nhỏ cho thấy rằng khách<br />
hàng đến siêu thị không lựa chọn mặt hàng<br />
này nhiều, điều này phản ánh khá thực nếu<br />
mua hàng điện máy hay giầy dép thì phần lớn<br />
khách hàng sẽ đến các siêu thị chuyên doanh<br />
hoặc các cửa hàng đại lý.<br />
Đánh giá của khách hàng về chất lượng<br />
dịch vụ tại các siêu thị<br />
<br />
Bảng 5: Thứ tự ưu tiên trong lựa chọn hàng hóa<br />
Đồ dùng<br />
gia đình<br />
Thứ tự Thang Thực phẩm Hóa mỹ phẩm<br />
ưu tiên điểm Tần<br />
Tần<br />
Tần<br />
Điểm<br />
Điểm<br />
Điểm<br />
số<br />
số<br />
số<br />
<br />
Đồ may mặc Điện máy<br />
Giầy dép<br />
Tần<br />
Tần<br />
Tần<br />
Điểm<br />
Điểm<br />
Điểm<br />
số<br />
số<br />
số<br />
<br />
1<br />
<br />
6<br />
<br />
102<br />
<br />
612<br />
<br />
102<br />
<br />
612<br />
<br />
55<br />
<br />
330<br />
<br />
8<br />
<br />
48<br />
<br />
3<br />
<br />
18<br />
<br />
2<br />
<br />
12<br />
<br />
2<br />
<br />
5<br />
<br />
38<br />
<br />
190<br />
<br />
38<br />
<br />
190<br />
<br />
85<br />
<br />
425<br />
<br />
17<br />
<br />
85<br />
<br />
5<br />
<br />
25<br />
<br />
7<br />
<br />
35<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
26<br />
<br />
104<br />
<br />
26<br />
<br />
104<br />
<br />
22<br />
<br />
88<br />
<br />
72<br />
<br />
288<br />
<br />
8<br />
<br />
32<br />
<br />
5<br />
<br />
20<br />
<br />
4<br />
<br />
3<br />
<br />
9<br />
<br />
27<br />
<br />
9<br />
<br />
27<br />
<br />
12<br />
<br />
26<br />
<br />
41<br />
<br />
164<br />
<br />
7<br />
<br />
21<br />
<br />
11<br />
<br />
33<br />
<br />
5<br />
<br />
2<br />
<br />
13<br />
<br />
26<br />
<br />
13<br />
<br />
26<br />
<br />
15<br />
<br />
30<br />
<br />
29<br />
<br />
38<br />
<br />
35<br />
<br />
70<br />
<br />
72<br />
<br />
144<br />
<br />
6<br />
<br />
1<br />
<br />
12<br />
<br />
12<br />
<br />
12<br />
<br />
12<br />
<br />
9<br />
<br />
9<br />
<br />
13<br />
<br />
13<br />
<br />
142<br />
<br />
142<br />
<br />
103<br />
<br />
103<br />
<br />
200<br />
<br />
971<br />
<br />
200<br />
<br />
971<br />
<br />
200<br />
<br />
896<br />
<br />
200<br />
<br />
636<br />
<br />
200<br />
<br />
308<br />
<br />
200<br />
<br />
347<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát 2/2013<br />
<br />
104<br />
<br />
Trần Thị Thanh Xuân<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
121(07): 101 - 110<br />
<br />
Bảng 7: Mối liên hệ giữa mức độ hài lòng và việc lựa chọn siêu thị để mua sắm<br />
Mức độ hài lòng<br />
Siêu thị<br />
Minh cầu<br />
Tỷ lệ %<br />
Tôn mùi<br />
Tỷ lệ %<br />
Thanh niên<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Rất hài lòng<br />
<br />
Tương đối hài lòng Không hài lòng<br />
<br />
42<br />
41<br />
38<br />
58.5<br />
21<br />
64<br />
<br />
Mối liên hệ giữa mức độ hài lòng và việc lựa<br />
chọn siêu thị để mua sắm<br />
Kết quả thống kê ở Bảng 7 cho thấy, trong<br />
200 khách hàng được phỏng vấn ưu tiên thứ<br />
nhất cho siêu thị Minh Cầu về việc mua sắm<br />
có 102 khách hàng, 65 khách hàng chọn Tôn<br />
Mùi và 33 khách hàng chọn Điện máy Thanh<br />
Niên. Hầu hết khách hàng đánh giá ở mức độ<br />
rất hài lòng và khá hài lòng, không có khách<br />
hàng nào đánh giá siêu thị ở mức độ hoàn<br />
toàn không hài lòng.<br />
Tuy nhiên, vẫn còn có một số khách hàng<br />
đánh giá chất lượng dịch vụ của siêu thị ở<br />
mức không hài lòng. Tại Minh cầu có 8/102<br />
khách hàng đến siêu thị không hài lòng chiếm<br />
8% tương tự như với Tôn mùi và Thanh niên.<br />
Nguyên nhân qua tìm hiểu cho thấy chủ yếu<br />
là khâu gửi xe, thanh toán tiền và không<br />
hướng dẫn cụ thể đối với từng loại sản phẩm,<br />
hay thái độ còn thờ ơ của nhân viên…<br />
Vậy các siêu thị cần nâng cao chất lượng dịch<br />
vụ hơn nữa để làm gia tăng con số “hài lòng,<br />
rất hài lòng” và làm giảm số lượng khách<br />
hàng “ không hài lòng”. Theo kết quả khảo<br />
sát cho thấy khách hàng sẽ loại bỏ không sử<br />
dụng nếu dịch vụ đó tồi.<br />
Đánh giá chung về thực trạng phát triển<br />
thương mại, dịch vụ trong thời gian qua.<br />
Những mặt được<br />
Trong những năm vừa qua, chính sách<br />
khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành<br />
phần và bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành<br />
phần kinh tế đã góp phần quan trọng thúc đẩy<br />
sự phát triển các hoạt động thương mại, dịch<br />
vụ trên địa bàn tỉnh, nên đã hỗ trợ cho việc<br />
sản xuất, kinh doanh phát triển thuận lợi hơn,<br />
<br />
52<br />
51<br />
22<br />
34<br />
9<br />
27<br />
<br />
8<br />
8<br />
5<br />
7.5<br />
3<br />
9<br />
<br />
Tổng<br />
102<br />
100<br />
65<br />
100<br />
33<br />
100<br />
<br />
khu vực kinh tế dân doanh tăng nhanh, hàng<br />
hóa mua bán trao đổi trên thị trường ngày<br />
càng đa dạng, phong phú, phục vụ tương đối<br />
tốt nhu cầu của nhân dân địa phương và<br />
khách du lịch.<br />
Sự phát triển các siêu thị và nâng cấp xây mới<br />
các chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh, đã tạo<br />
điều kiện cho đồng bào các dân tộc mua được<br />
các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời<br />
sống với giá cả không chênh lệch nhiều so với<br />
vùng đồng bằng, vùng đô thị. Ngược lại nhân<br />
dân cũng có điều kiện để bán được một phần<br />
sản phẩm do họ tự sản xuất ra góp phần giảm<br />
bớt khó khăn trong sản xuất và trong đời<br />
sống, phát triển sản xuất hàng hóa và thúc đẩy<br />
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.<br />
Việc phát triển thương mại, dịch vụ trên địa<br />
bàn tỉnh Thái Nguyên góp phần giải quyết<br />
việc làm, thực hiện phân công lại lao động<br />
trong tỉnh.<br />
Bên cạnh những đóng góp của ngành thương<br />
mại Thái Nguyên phải kể đến chức năng quản<br />
lý của Sở công thương tỉnh Thái Nguyên. Sở<br />
Công thương Thái Nguyên là cơ quan chuyên<br />
môn thuộc UBND tỉnh Thái Nguyên có chức<br />
năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện<br />
chức năng quản lý Nhà nước về thương mại<br />
dịch vụ, được đổi mới cơ bản về chức năng<br />
nhiệm vụ. Công tác quản lý Nhà nước về<br />
Công thương trên địa bàn đã có nhiều chuyển<br />
biến tích cực, vai trò tham mưu cho cấp ủy và<br />
chính quyền địa phương được đề cao và phát<br />
huy, đặc biệt là công tác lập, hướng dẫn triển<br />
khai và giám sát thực hiện các quy hoạch<br />
chương trình, đề án, kế hoạch, cơ chế chính<br />
sách, chỉ đạo định hướng chiến lược phát<br />
105<br />
<br />