intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu kết quả phẫu thuật cắt trước thấp ở bệnh nhân ung thư trực tràng

Chia sẻ: Ngan Ngan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

53
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô tuyến trực tràng bằng phương pháp phẫu thuật cắt trực tràng trước thấp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu kết quả phẫu thuật cắt trước thấp ở bệnh nhân ung thư trực tràng

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 7-2018<br /> <br /> NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT TRƯỚC THẤP<br /> Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ TRỰC TRÀNG<br /> Lê Thị Thu Trang*; Nguyễn Quang Thái**<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: đánh giá kết quả sớm điều trị ung thư biểu mô tuyến trực tràng bằng phương pháp<br /> phẫu thuật cắt trực tràng trước thấp và vai trò của dẫn lưu hồi tràng phòng ngừa biến chứng rò<br /> miệng nối. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu can thiệp trên 107 bệnh nhân ung thư trực<br /> tràng được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cắt trước thấp. Kết quả và kết luận: tuổi trung<br /> bình của nhóm nghiên cứu 58,77 ± 9,77, tỷ lệ nam/nữ: 1,1. Tỷ lệ bệnh ở giai đoạn I - III 98,1%,<br /> 1,9% giai đoạn IV. 90/107 bệnh nhân (84,1%) mổ mở, mổ nội soi 17/107 bệnh nhân (15,9%);<br /> thời gian phẫu thuật trung bình lần lượt 104,1 và 151,8 phút, sinh thiết tại diện cắt đều không<br /> còn tế bào ung thư. Không gặp tai biến trong mổ. Thời gian trung tiện sau mổ trung bình với mổ<br /> mở 4,11 ± 0,81 ngày, nội soi 3,70 ± 0,37 ngày. 45/107 bệnh nhân (42,1%) được làm dẫn lưu<br /> hồi tràng bảo vệ miệng nối, không bệnh nhân nào rò - bục miệng nối. Biến chứng sớm sau mổ:<br /> 2/107 bệnh nhân (1,9%) rò miệng nối khu trú không phải mổ lại và 1/107 bệnh nhân (0,9%)<br /> rò miệng nối gây viêm phúc mạc phải mổ lại.<br /> * Từ khóa: Ung thư trực tràng; Phẫu thuật cắt trước thấp.<br /> <br /> Study on Outcomes of Lowe Anterior Resection in Rectal Cancer<br /> Patients<br /> Summary<br /> Objectives: Evaluation of short-term outcomes of lower anterior resection in rectal cancer<br /> and the role of diverting ileostomy. Subjects and methods: Interventional study on 107 patients,<br /> who were diagnosed as rectal cancer treated with low anterior resection. Result and conclusion:<br /> The average age was 58.77 ± 9.77, gender rate of male/female was 1.1. The prevalence of<br /> stage I - III was 98.1%, only 1.9% of stage IV. Number of patients with open surgery: 90/107<br /> patients (84.1%), laparoscopic surgery 17/107 patients (15.9%); average surgery time was<br /> 104.1 minutes and 151.8 minutes, both superior and inferior sectional area were negative in<br /> cancer cells. No accidents in surgery. Average postoperative time to return of bowel function<br /> with open surgery were 4.11 ± 0.81 days, laparoscopy were 3.70 ± 0.37 days. There were<br /> 45/107 patients (42.1%) having protective ileostomy, no patients with anastomosis leakage.<br /> Postoperative complications: 2/107 patients with leak localization accounted for 1.9%, 1/107 patient<br /> with anastomotic leak causes peritonitis accounted for 0.9%.<br /> * Keywords: Rectal cancer; Low anterior resection.<br /> * Học viện Quân y<br /> ** Bệnh viện K Hà Nội<br /> Người phản hồi (Corresponding): Lê Thị Thu Trang (letrang512@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 25/06/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 10/08/2018<br /> Ngày bài báo được đăng: 28/08/2018<br /> <br /> 77<br /> <br /> T¹p chÝ Y - d−îc häc qu©n sù sè 7-2018<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Ung thư trực tràng (UTTT) là bệnh có<br /> tỷ lệ mắc cao, các phương pháp điều trị<br /> bao gồm phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, điều trị<br /> đích, trong đó phẫu thuật là phương pháp<br /> điều trị triệt căn tốt nhất, tuy nhiên còn có<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tượng nghiên cứu.<br /> 107 bệnh nhân (BN) (30 tiến cứu,<br /> 77 hồi cứu) được chẩn đoán xác định<br /> UTTT, điều trị bằng phương pháp phẫu<br /> <br /> những hạn chế, nhất là ở giai đoạn muộn,<br /> <br /> thuật cắt trước thấp tại Bệnh viện K từ<br /> <br /> u xâm lấn mạnh ra tổ chức xung quanh,<br /> <br /> tháng 10 - 2015 đến 12 - 2017.<br /> <br /> khối u quá thấp.<br /> <br /> * Tiêu chuẩn lựa chọn BN:<br /> <br /> Trong phẫu thuật điều trị UTTT, phẫu<br /> <br /> - BN được chẩn đoán xác định ung thư<br /> <br /> thuật bảo tồn cơ thắt yêu cầu diện cắt<br /> <br /> biểu mô tuyến trực tràng bằng kết quả<br /> <br /> dưới phải cách bờ u 2 cm, đây được coi<br /> <br /> giải phẫu bệnh.<br /> <br /> là nguyên tắc vàng đảm bảo an toàn.<br /> Ngày nay, với kỹ thuật chẩn đoán tiên<br /> tiến, đánh giá giai đoạn bệnh trước mổ<br /> chính xác, hóa xạ hỗ trợ trước mổ, trong<br /> <br /> - Được phẫu thuật cắt u trực tràng bằng<br /> phương pháp trước thấp.<br /> * Tiêu chuẩn loại trừ:<br /> <br /> nhiều trường hợp khoảng cách này có<br /> <br /> - Tiền sử điều trị các bệnh ung thư<br /> <br /> thể nhỏ hơn. Phẫu thuật cắt trước thấp<br /> <br /> khác trong vòng 5 năm tính từ thời điểm<br /> <br /> (Lower anterior resection - LAR) một mặt<br /> <br /> được chẩn đoán UTTT.<br /> <br /> bảo tồn được cơ thắt, một mặt vẫn đảm<br /> <br /> - Mắc bệnh phối hợp: nhiễm khuẩn cấp,<br /> <br /> bảo thực hiện cắt toàn bộ mạc treo trực<br /> <br /> suy thận nặng, lao, bệnh phổi tắc nghẽn<br /> <br /> tràng, diện cắt đáp ứng đảm bảo độ an<br /> <br /> mạn tính, xơ gan, thiếu máu nặng.<br /> <br /> toàn cao. Hơn nữa, với sự hỗ trợ của<br /> <br /> - Hồ sơ không có đủ thông tin nghiên<br /> cứu.<br /> <br /> máy cắt nối tự động, miệng nối đại tràng<br /> với trực tràng thực hiện thuận lợi hơn.<br /> Vì vậy, phẫu thuật này cho kết quả tốt,<br /> được lựa chọn rộng rãi trên lâm sàng.<br /> Tuy nhiên, nghiên cứu về phương pháp<br /> này còn có những điểm khác nhau, đặc<br /> biệt ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu<br /> <br /> 2. Phương pháp nghiên cứu.<br /> - Nghiên cứu can thiệp, tiến cứu phối<br /> hợp với hồi cứu.<br /> - Các chỉ tiêu nghiên cứu: tuổi, giới,<br /> giai đoạn ung thư, vị trí khối u, phương pháp<br /> <br /> về vấn đề này. Vì vậy, chúng tôi thực hiện<br /> <br /> phẫu thuật, diện cắt, dẫn lưu hồi tràng,<br /> <br /> đề tài với mục tiêu: Đánh giá kết quả điều<br /> <br /> thời gian trung tiện, biến chứng sớm.<br /> <br /> trị ung thư biểu mô tuyến trực tràng bằng<br /> <br /> * Xử lý số liệu: tính tỷ lệ, giá trị trung<br /> <br /> phương pháp phẫu thuật cắt trực tràng<br /> <br /> bình trong nghiên cứu bằng tỷ lệ phần<br /> <br /> trước thấp.<br /> <br /> trăm (%) sử dụng phần mềm SPSS 23.<br /> <br /> 78<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 7-2018<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br /> BÀN LUẬN<br /> Nhóm nghiên cứu gồm 107 BN, tuổi<br /> trung bình 58,77 ± 9,77, tuổi có tỷ lệ cao<br /> 50 - 65 (59,8%), ≥ 60 tuổi 52/107 BN<br /> (48,6%), tuổi thấp nhất 30, cao nhất 81.<br /> Tỷ lệ nam/nữ là 1,1 (56/51 BN). Kết quả<br /> này phù hợp với Nguyễn Thị Thu Vinh<br /> (2013) [1], Vecchio. R (2015) [2].<br /> * Khoảng cách từ cực dưới khối u đến<br /> rìa hậu môn:<br /> Khoảng cách 4 - 6 cm: 15 BN (14,0%);<br /> > 6 - 11 cm: 74 BN (69,2%); > 11 - 15 cm:<br /> 18 BN (16,8%). Vị trí khối u so với rìa hậu<br /> môn là một tiêu chí quan trọng trong chỉ<br /> định phương pháp phẫu thuật đối với u<br /> trực tràng. Thăm trực tràng kết hợp soi<br /> đại trực tràng ở tất cả BN phát hiện khối u<br /> ở những vị trí khác nhau, đo kích thước<br /> từ rìa hậu môn đến khối u là cách thông<br /> dụng và hiệu quả nhất trong đánh giá tình<br /> trạng bệnh lý ban đầu, đồng thời sinh<br /> thiết để xét nghiệm giải phẫu bệnh để<br /> chẩn đoán xác định. Kết quả nghiên cứu<br /> của chúng tôi cho thấy: 15/107 BN (14,0%)<br /> có u ở vị trí 1/3 dưới, 74/107 BN (69,2%)<br /> có u ở vị trí 1/3 giữa và 18/107 BN (16,8%)<br /> có u ở vị trí 1/3 trên.<br /> * Mức độ xâm lấn của khối u so với<br /> chu vi trực tràng:<br /> Mức độ xâm lấn của khối u < 1/4 chu vi<br /> trực tràng: 2 BN (1,9%); từ 1/4 đến < 1/2:<br /> 28 BN (22,4%); từ 1/2 đến 3/4: 65 BN<br /> (64,5%); toàn bộ chu vi: 12 BN (11,2%).<br /> 95 BN (88,8%) có khối u chưa xâm lấn<br /> hết chu vi trực tràng, điều này cho thấy<br /> hầu hết BN đến viện ở giai đoạn muộn.<br /> <br /> Kết quả của chúng tôi thấp hơn nghiên<br /> cứu trước đây của Đỗ Trọng Khanh trên<br /> 43 BN. UTTT khối u xâm lấn từ ≥ 1/2 chu<br /> vi chiếm 79,1% [2].<br /> Bảng 1: Phân chia giai đoạn theo TNM.<br /> TNM<br /> <br /> n<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> <br /> T1<br /> <br /> 6<br /> <br /> 5,6<br /> <br /> T2<br /> <br /> 24<br /> <br /> 22,4<br /> <br /> T3<br /> <br /> 65<br /> <br /> 60,7<br /> <br /> T4a<br /> <br /> 12<br /> <br /> 11,2<br /> <br /> N0<br /> <br /> 67<br /> <br /> 62,6<br /> <br /> N1<br /> <br /> 34<br /> <br /> 31,8<br /> <br /> N2<br /> <br /> 6<br /> <br /> 5,6<br /> <br /> M0<br /> <br /> 105<br /> <br /> 98,1<br /> <br /> M1<br /> <br /> 2<br /> <br /> 1,9<br /> <br /> Giai đoạn I<br /> <br /> 11<br /> <br /> 10,3<br /> <br /> Giai đoạn II<br /> <br /> 56<br /> <br /> 52,3<br /> <br /> Giai đoạn III<br /> <br /> 38<br /> <br /> 35,5<br /> <br /> Giai đoạn IV<br /> <br /> 2<br /> <br /> 1,9<br /> <br /> T<br /> <br /> N<br /> <br /> M<br /> <br /> Phân loại giai đoạn bệnh theo TNM có<br /> vai trò quan trọng trong lựa chọn phương<br /> pháp điều trị, tiên lượng và định hướng<br /> điều trị bổ trợ.<br /> Số BN có khối u xâm lấn T3 chiếm<br /> tỷ lệ cao nhất (60,7%). Tỷ lệ BN có di căn<br /> hạch 37,4%. Trong nhóm nghiên cứu,<br /> 2 BN (1,9%) di căn xa, giai đoạn II có<br /> tỷ lệ cao nhất (52,3%) với 2 trường hợp<br /> (1,9%) giai đoạn IV. Nghiên cứu của<br /> Nguyễn Minh An (2012) trên 82 BN [4],<br /> tỷ lệ BN ở giai đoạn I, II, III, IV lần lượt<br /> là 6,1%, 53,6%, 36,6% và 3,7%; của<br /> Nguyễn Minh Hải [3]: giai đoạn I, II, III,<br /> lần lượt là 5%, 60%, 35%. Như vậy, kết quả<br /> của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu<br /> của các tác giả.<br /> 79<br /> <br /> T¹p chÝ Y - d−îc häc qu©n sù sè 7-2018<br /> Về mức độ khối u xâm lấn của khối u:<br /> T3 chiếm tỷ lệ cao nhất 60,7%, khối u T4a<br /> có tỷ lệ 11,2%, T1 5,6%, tỷ lệ di căn hạch<br /> 37,4%. Kết quả của chúng tôi tương đương<br /> với nghiên cứu của Đỗ Trọng Khanh về tỷ lệ<br /> <br /> di căn hạch theo mức độ xâm lấn của u từ<br /> giai đoạn T1, T2, T3, T4 tương ứng 0%,<br /> 16,7%, 27,8% và 63,8% [2]. Di căn hạch,<br /> kết quả của chúng tôi tương đương nghiên<br /> cứu của Đỗ Trọng Khanh [2] là 48,8%.<br /> <br /> Bảng 2: Thời gian mổ trung bình cho 1 BN.<br /> Thời gian (phút)<br /> <br /> n<br /> <br /> X ± SD<br /> <br /> Ngắn nhất<br /> <br /> Dài nhất<br /> <br /> Mổ mở<br /> <br /> 90<br /> <br /> 104,1 ± 29,2<br /> <br /> 75<br /> <br /> 220<br /> <br /> Nội soi<br /> <br /> 17<br /> <br /> 151,8 ± 25,7<br /> <br /> 90<br /> <br /> 180<br /> <br /> Kết quả của Nguyễn Hoàng Bắc 158,9 ± 44 phút [5], của Kawahara và CS là<br /> 200 phút [10]. Như vậy, thời gian phẫu thuật trong nghiên cứu chúng tôi thấp hơn các<br /> tác giả này.<br /> * Khoảng cách từ cực dưới khối u đến diện cắt dưới:<br /> Từ 1 - 2 cm: 12 BN (11,2%); > 2 cm: 95 BN (88,8%). Khoảng cách từ cực dưới u đến<br /> diện cắt đối với phẫu thuật UTTT là một tiêu chuẩn đánh giá tính triệt căn của phẫu<br /> thuật. Theo Lê Văn Quang và CS [6], khoảng cách 2 cm dưới u là không còn xâm<br /> nhiễm tế bào ung thư, khoảng cách từ diện cắt dưới đến cực dưới u của chúng tôi<br /> trung bình 2,92 ± 1,90 cm, tương đương với nghiên cứu của Morino [11] là 3,4 cm,<br /> Nguyễn Hoàng Bắc [5]: 4,19 cm. Trong nghiên cứu này, tất cả BN có u < 2 cm đều<br /> được sinh thiết tức thì diện cắt. Chúng tôi chọn mốc 2 cm, vì nếu diện cắt ≤ 2 cm,<br /> phải xét nghiệm sinh thiết tức thì diện cắt, nếu an toàn mới được nối.<br /> Bảng 3: Giải phẫu bệnh diện cắt trực tràng.<br /> Diện cắt dưới u<br /> <br /> Giải phẫu bệnh diện cắt<br /> Có tế bào ung thư<br /> Không có tế bào ung thư<br /> <br /> Diện cắt trên u<br /> <br /> n<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> <br /> n<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 107<br /> <br /> 100<br /> <br /> 107<br /> <br /> 100<br /> <br /> Tất cả diện cắt trên và dưới u đều không có tế bào ung thư.<br /> Bảng 4: Liên quan dẫn lưu hồi tràng bảo vệ miệng nối với khoảng cách từ cực dưới<br /> u đến rìa hậu môn.<br /> Dẫn lưu hồi tràng<br /> <br /> Khoảng cách u rìa hậu môn<br /> <br /> Không<br /> <br /> Có<br /> <br /> < 6 cm<br /> <br /> 5<br /> <br /> ≥ 6 cm<br /> Tổng<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> p<br /> <br /> 10<br /> <br /> 15<br /> <br /> 0,037<br /> <br /> 57<br /> <br /> 35<br /> <br /> 92<br /> <br /> 62<br /> <br /> 45<br /> <br /> 107<br /> <br /> Khoảng cách từ cực dưới u tới rìa hậu môn càng thấp, tỷ lệ làm dẫn lưu hồi tràng<br /> càng cao, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,037) với χ2 = 4,336.<br /> 80<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 7-2018<br /> Bảng 5: Liên quan dẫn lưu hồi tràng bảo vệ miệng nối với giai đoạn bệnh.<br /> Dẫn lưu hồi tràng<br /> <br /> Giai đoạn<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> Có<br /> <br /> Không<br /> <br /> I<br /> <br /> 3<br /> <br /> 8<br /> <br /> 11<br /> <br /> II<br /> <br /> 16<br /> <br /> 40<br /> <br /> 56<br /> <br /> III<br /> <br /> 24<br /> <br /> 14<br /> <br /> 38<br /> <br /> IV<br /> <br /> 2<br /> <br /> 0<br /> <br /> 2<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> 45<br /> <br /> 62<br /> <br /> 107<br /> <br /> p<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Với BN có giai đoạn càng muộn, tỷ lệ làm dẫn lưu hồi tràng cao hơn, sự khác biệt<br /> không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Vấn đề dẫn lưu hồi tràng bảo vệ miệng nối: trong<br /> nghiên cứu có 45/107 (42,1%) trường hợp phải dẫn lưu hồi tràng bảo vệ miệng nối,<br /> của Võ Tấn Long là 50% [7]. Việc mở thông hồi tràng bảo vệ miệng nối đồng nghĩa BN<br /> phải chấp nhận cuộc mổ thứ hai lập lại lưu thông tiêu hóa, đồng thời làm chậm quá<br /> trình điều trị bổ trợ. Theo Võ Tấn Long, chỉ định mở thông hồi tràng cần xem xét<br /> khi miệng nối trực tràng thấp < 4 cm, miệng nối căng, đại tràng chưa chuẩn bị sạch.<br /> Theo Đỗ Đình Công và CS [8], mở thông hồi tràng là một thủ thuật an toàn với tỷ lệ<br /> biến chứng thấp. Eriksen M.T và CS [12] nghiên cứu trên 1.958 BN chỉ ra việc mở thông<br /> hồi tràng sẽ làm giảm đáng kể tỷ lệ xì rò miệng nối ở miệng nối cách rìa hậu môn < 6 cm.<br /> Bảng 6: Thời gian có trung tiện sau mổ.<br /> n<br /> <br /> Thời gian<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2<br /> <br /> 1,9<br /> <br /> 23<br /> <br /> 5<br /> <br /> 28<br /> <br /> 26,2<br /> <br /> 4 ngày<br /> <br /> 45<br /> <br /> 6<br /> <br /> 51<br /> <br /> 47,7<br /> <br /> ≥ 5 ngày<br /> <br /> 22<br /> <br /> 4<br /> <br /> 26<br /> <br /> 24,2<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> 90<br /> <br /> 17<br /> <br /> 107<br /> <br /> 100<br /> <br /> Mổ mở<br /> <br /> Nội soi<br /> <br /> ≤ 2 ngày<br /> <br /> 0<br /> <br /> 3 ngày<br /> <br /> BN có trung tiện trong vòng 4 ngày sau mổ (75,8%), thời gian trung tiện trung bình<br /> 3,96 ± 0,81 ngày, ngắn nhất 2 ngày, dài nhất 7 ngày. Thời gian trung tiện trung bình<br /> 4,11 ± 0,81 ngày với mổ mở và 2,70 ± 0,37 với mổ nội soi, như vậy mổ nội soi trung<br /> tiện sớm hơn, phù hợp với kết quả của Nguyễn Hoàng Bắc 2,4 ± 0,8 ngày [5],<br /> Morino M 2,9 ngày [9]. Theo Park K.K, thời gian trung tiện sau phẫu thuật nội soi<br /> 2,10 ± 1,34 ngày.<br /> 81<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2