Nghiên cứu khoa học: Cây thảo nam
lượt xem 6
download
Việc hiểu biết rõ về cỏ dại, nhà nông sẽ quản lý tốt cây trồng bằng những biện pháp phòng trừ cỏ dại thích hợp, có hiệu quả, góp phần làm giảm chi phí sản xuất. Xuất phát từ thực tế đó mà "Nghiên cứu khoa học: Cây thảo nam" đã được thực hiện để giải quyết những khó khăn trên của người dân.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu khoa học: Cây thảo nam
- Mục lục 1. Mở đầu 2. Nội dung 2.1. Giới thiệu chung về cây thảo nam 2.2. Phân loại 2.2.1. Phân loại theo khóa phân loại cỏ dại 2.2.2. Theo chu kì sinh trưởng 2.2.3. Phân loại theo địa hình 2.2.4. Theo phương thức sinh sống 2.2.5. Phân loại theo hình thái 2.3. Phân bố 2.4. Đặc điểm sinh học của cây thảo nam 2.5. Đặc điểm sinh thái của cây thảo nam 2.6. Các biện pháp quản lý cỏ dại 2.6.1. Làm đất 2.6.2. Mật độ 2.6.3. Làm cỏ thủ công 2.6.4. Luân canh xen canh 2.6.5. Bón phân 2.6.6. Giống cây trồng 2.6.7. Phòng ngừa cỏ xâm nhập 2.6.8. Phòng trừ bằng biện pháp hóa học 3. Kết luận 4. Tài liệu tham khảo 1
- 1. Mở đầu Cỏ dại là một mối hiểm họa trong nông lâm nghiệp. Nó cạnh tranh thức ăn nước và ánh sáng với cây trồng. Làm giảm sản lượng và phẩm chất nông sản. Là môi giới lan truyền sâu bệnh hại. Chúng có khả năng sinh sản rất lớn, có thể tồn tại lâu dài trong đất, có thể chịu đựng được những điều kiện không thuận lợi. Nhiều loài có khả năng sinh sản vô tính hoặc lan rộng bằng thân ngầm. Chống chịu được với thuốc hóa học trừ cỏ nên việc phòng trừ rất khó khăn tốn kém. Bởi vậy người ta chỉ hạn chế được sự phát triển của cỏ dại . . Là mối quan tâm hàng đầu của các nhà trồng trọt đặc biệt là cay trồng cạn. Việc hiểu biết rõ về cỏ dại, nhà nông sẽ quản lý tốt cây trồng bằng những biện pháp phòng trừ cỏ dại thích hợp, có hiệu quả, góp phần làm giảm chi phí sản xuất. Cây thảo nam( Scoparia dulcis L.) cũng là một trong những loại cỏ gây hại cho cây trồng. Tìm hiểu về loại này là một điều cần thiết để từ đó có những biện pháp phòng trừ, quản lý thích hợp. 2
- 2. Nội dung 2.1. Giới thiệu chung về cây thảo nam Cây thảo nam( họ huyền sâm) thân cỏ nhỏ, mọc thẳng đứng cao 3080 cm, có thân nhẵn hoá gỗ ở gốc và rễ to hình trụ. Lá đơn mọc đối hay mọc vòng ba lá một, phiến lá hình mác hay hình trứng có ít răng cưa ở nửa trên, không lông, thân tròn, màu xanh, có 46 sọc lồi, nhẵn, mang thẹo cuống lá còn lại, đầu hơi nhọn, dài 2,54 cm, không có lá kèm. Bìa lá có răng ở 2/3 phía trên, răng cưa tù, không đều, sâu 12 mm. Phiến lá kéo dài men dọc theo 2 bên cuống lá, mặt trên sẫm, mặt dưới nhạt. Không có lá kèm. Gân lá hình lông chim lồi ở mặt dưới; 45 cặp gân phụ hơi lồi ở mặt dưới. Cuống lá dài 57 mm. Cụm hoa mọc riêng rẻ hay thành đôi ở nách lá. Hoa gần đều, lưỡng tính, mẫu 4 đôi khi gặp mẫu 5, màu trắng. Cuống hoa mảnh, dài 46 mm, màu xanh. Lá đài 4, rời, đôi khi gặp 5 lá đài, màu xanh, hình bầu dục, dài khoảng 3
- 2,5 mm, có 3 gân nổi ở mặt ngoài, mép có lông, tồn tại và đồng trưởng với quả. Cánh hoa 4, dính nhau ở dưới (đôi khi gặp 5) thành ống rất ngắn, màu trắng phớt tím; trên chia thành 4 phiến hình bầu dục, gần như đều nhau, dài khoảng 2 mm, uốn cong ngược ra bên ngoài khi hoa nở, nhiều lông màu trắng, dạng sợi, dài gần bằng nhị đính ở miệng ống tràng. Tiền khai: 1 cánh hoa ở ngoài cùng, 1 cánh ở trong cùng, 2 cánh hoa còn lại xen kẽ nhau. Nhị 4, rời, đính trên miệng ống tràng, xen kẽ cánh hoa; chỉ nhị hình sợi màu trắng, đỉnh hơi tím, dài khoảng 1,5 mm. Bao phấn hình mũi tên, 2 ô, đính giữa, hướng trong, khai dọc. Hạt phấn hình bầu dục, có rãnh. 2 lá noãn ở vị trí trướcsau, dính liền thành bầu trên 2 ô, mỗi ô đựng nhiều noãn, đính noãn trung trụ. 1 vòi nhụy dài khoảng 1,5 mm đính ở đỉnh bầu. Đầu nhụy màu xanh, dành điểm có 2 thùy, có chất dính. Quả nang hủy vách, hình cầu, trong chứa nhiều hạt nhỏ màu đen. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc riêng lẻ hay thành từng đôi ở nách lá, quả nang nhỏ chứa nhiều hạt. Ra hoa quả vào tháng 57. Những khu vực cam thảo mọc hoang là những nơi có đất khô, đất có canxi, đất cát, đất cát vàng. Những nơi có đất đen cứng chắc, kiềm tính và ẩm thấp thì chất lượng cam thảo kém hơn, nhiều xơ, ít bột, ít ngọt, rễ mọc cong queo. Thường dùng trị: cảm cúm, sốt, nóng nhiều, ho khan, ho có đàm, lỵ trực trùng, tê phù, phù thủng, giảm niệu. Dùng ngoài, ép lấy dịch từ cây tươi trị mụn nhọt, lở ngứa, eczema. Hoạt chất amellin dùng điều trị bệnh đái đường, thiếu máu, albumin niệu, ceton niệu, viêm võng mạc, những biến chứng kèm theo đái đường và làm các vết thương mau lành. Rễ trị đau bụng, kiết, lợi tiểu; thân trị ho, sốt, giải độc, trị kinh nguyệt nhiều hay đau, giúp sinh dễ; lá bổ, làm cường tráng dục tính, trị sạn, trị viêm phế quản. Đây là mối phiền toái chung cho các cây trồng cạn. Nó cạnh tranh thức ăn, nước, và các chất dinh dưỡng, ánh sáng của cây trồng. Làm cho cây sinh trưởng và phát triển kém mất phẩm chất và năng xuất cây trồng. Thường gặp trên đất hoang, dọc bờ đường, trên các dải cát của các sông và trong các ruộng khô, ở vùng thấp. 4
- 2.2. Phân loại 2.2.1. Phân loại theo khóa phân loại cỏ dại Giới (regnum) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots (không phân hạng) Asterids Bộ (ordo) Lamiales Họ (familia) Plantaginaceae Chi (genus) Scoparia Loài (species) S. dulcis Tên khoa học: Scoparia dulsic L. 2.2.2. Phân loại theo chu kì sinh trưởng Là cỏ nhất niên, thân gỗ. 2.2.3. Theo địa hình Là loại cỏ sống trên cạn. Thường mọc ở nơi đất hoang, dọc bờ đường, trên các ruộng khô và vùng thấp 2.2.4. Phân loại theo phương thức sinh sống 5
- Thuộc nhóm cỏ tự dưỡng, chúng có đầy đủ các bộ phận như rễ để hút nước và chất dinh dưỡng, lá để quang hợp... 2.2.5. Phân loại theo hình thái Thuộc nhóm cỏ lá rộng Rễ cọc, ăn sâu vào đất Thân hình tròn, có phân đốt Bìa lá có răng, phiến lá kéo dài dọc theo hai bên cuống lá mặt trên xẫm, mặt dưới nhạt, gân lá hình lông chim lồi ở mặt dưới 2.3. Phân bố Gốc ở nhiệt đới Châu Mỹ, được thuần hóa trong tất cả các vùng nhiệt đới của thế giới. Ở nước ta, cây mọc khắp nơi từ Bắc vào Nam. Thường gặp trên đất hoang, dọc bờ đường, trên các dải cát của các sông và trong các ruộng 6
- khô, ở vùng thấp 2.4. Đặc điểm sinh học của cây thảo nam Sinh trưởng và phát triển: cây sinh trưởng và phát triển khỏe có khả năng chịu hạn tốt Sinh sản hữu tính bằng hạt Phát tán nhờ gió, côn trùng, giống, có thể do con người, động vật… 7
- 2.5. Đặc điểm sinh thái Khả năng thích nghi: cây thảo nam có thể thích nghi trong mọi điều kiện thời tiết khí hậu nhiệt đới ẩm. Khả năng sinh tồn: Khả năng sinh sản nảy mầm cao, hạt nhỏ khoảng 2 triệu hạt/kg. Giữ được sức nảy mầm lâu, tính ngủ nghỉ tùy vào điều kiện ngoại cảnh. Các phương thức lan truyền + Nhờ gió: Hạt có thể bị gió cuốn bay đi xa từ nơi này sang nơi khác + Qua phân bón: là thức ăn của các trâu, bò nên chúng lẫn vào trong phân hoặc dùng làm chất độn trong phân bón hữu cơ nếu không được xử lý chúng sẽ lan truyền từ nơi này sang nơi khác. Bón phân hữu cơ đặc biệt là các loại phân làm từ các loại tàn dư thực vật, phân chuồng chưa hoai mục có thể chứa các loại hạt cỏ này + Qua hạt giống: mọc ở những nơi đất trồng trọt, bờ ruộng…nên nó có thể lẫn vào trong các hạt giống, chúng lẫn vào nhau và nếu không được xử lý đến khi gieo trồng cho vụ sau chúng sẽ phát triển và tích luỹ ngày một nhiều. 8
- + Qua nước tưới: Hạt nhỏ nhẹ nên có thể nổi và trôi theo lơ lửng theo dòng nước dùng làm nước tưới + Qua các phương thức khác: Động vật: là thức ăn của các động vật như trâu, bò,… nên chúng đi qua đường tiêu hoá và phát tán qua phân của chúng. Con người: chúng có thể lẫn vào đất, các , sỏi, trong nông sản trong quá trình vận chuyển của con người chúng phát tán đi các nơi khác. 2.6. Biện pháp quản lý cỏ dại 2.6.1. Làm đất Thu gom cỏ dại trước khi làm đất đưa ra khỏi ruộng tiêu hủy Cày bừa chôn vùi cỏ dại dưới tầng đất sâu Đốt bỏ các tàn dư thực vật 9
- Làm kĩ đất, cày ải, phơi đất để hạn chế cỏ dại 2.6.2. Mật độ Tùy vào loại cây mà phân bố mật độ trồng hợp lý Tùy vào giống ngắn ngày và dài ngày mà bố trí thời vụ phù hợp 2.6.3. Làm cỏ thủ công Nên tiến hành làm cỏ bằng tay sớm khi cỏ còn nhỏ Biện pháp này rất phổ biến ở những nơi công nhân lao động trẻ 10
- 2.6.4. Luân canh xen canh Luân canh các loại cây trồng cạn và cây trồng nước như lúalạc để hạn chế sự phất triển của cỏ dại Luân canh giữa cây ngắn ngày và cây dài ngày Xen canh các loại cây ngắn ngày và dài ngày để giảm phòng trừ cỏ dại và tăng hiệu quả cây trồng Canh tác liên tục trong năm, làm đất nhiều lần, mặt đất luôn được cây trồng che phủ làm giảm sự nảy mầm cỏ dại, giảm số lượng hạt cỏ trong đất Xen canh thường đi đôi với tăng vụ Che phủ: Dùng các vật liệu tự nhiên như (rơm, rạ, mạt cưa…) hay nhân tạo (giấy, màng phủ, plastic màu đen…) hoặc đối với những cây trồng lâu năm thì trồng thêm cây phụ để che phủ đất ngăn cản ánh sáng và khả quang hợp của cỏ 2.6.5. Bón phân Sử dụng phân chuồng hoai mục để hạn chế cỏ dại Bón phân làm tăng sự cạnh tranh các chất dinh dưỡng đối với cây trồng vì vậy cân bón phân cân đối và hợp lí sẽ giảm tác hại do cỏ gây ra Tiến hành làm sạch cỏ sau đó bón phân cho cây trồng 2.6.6.Giống cây trồng Chọn giống ngắn ngày để cạnh tranh tốt với cỏ Tạo ra các loại giống có khả năng kháng các loại cỏ dại 11
- Nghiên cứu các giống cây trồng có tính cảm nhiễm có thời gian sinh trưởng ngắn để có thể cạnh tranh với loại cỏ này. Hạt cỏ có thể lẫn vào trong giống nên phải xử lý hạt cỏ trước khi đem gieo trồng 2.6.7. Phòng ngừa cỏ xâm nhập Cần phải loại bỏ toàn bộ hạt có lẫn tạp hạt cỏ để có được hạt giống sạch Thường xuyên dọn dẹp cỏ ở các khu vực bờ ruộng Phải ủ phân chuồng hoai mục để hạn chế sự phát triển của cỏ dại 2.6.8. Phòng trừ bằng biện pháp hóa học Đây là biện pháp phòng trừ hiệu quả nhất và tương đối triệt để với cỏ dại, hiệu quả về kinh tế ít tốn công lao động mà lại giảm được số lượng cỏ dại Cần kết hợp biện pháp hóa học với các biện pháp khác để đạt được hiệuquả cao 3. Kết luận Cây thảo nam Scoparia dulcis L. là loại cỏ thuộc cây trồng cạn, nó là một loại cỏ dại gây hại cây trồng nhưng nó cũng là một loại thuốc chữa trị các bệnh cho con người trong y học. Vì vậy cần có các biện pháp phòng trừ cỏ dại hợp lý để cỏ dại cũng như phát huy được khả năng chữa bệnh của nó để tránh cạnh tranh chất dinh dưỡng của cây trồng làm giảm năng xuất và 12
- chất lượng của sản phẩm. Cần phối hợp biện pháp háo học và các biện pháp khác để phòng trừ cỏ dại phù hợp tránh cỏ dại phát tán đi nơi khác 4. Tài liệu tham khảo Bài giảng cỏ dại PGS.TS. NGUYỄN VĨNH TRƯỜNG http://www.uphcm.edu.vn/caythuoc/index.php?q=node/223 https://en.wikipedia.org/wiki/Scoparia_dulcis TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ KHOA NÔNG HỌC 13
- BÀI TIỂU LUẬN ĐỀ BÀI: Trình bày phân loại, phân bố,đặc điểm sinh học, các biện pháp quản lí cỏ dại của cây thảo nam Sinh viên: Nguyễn Thị Như Ngọc Lớp: BVTVK47 GVHD: PGS.TS: Nguyễn Vĩnh Trường 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu tác dụng của Polyphenol chè xanh Việt Nam đến chuyển hóa lipid và trạng thái chống oxy hóa trong máu chuột cống trắng gây đái tháo đường thực nghiệm
143 p | 341 | 73
-
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI TRONG VỤ XUÂN 2005 VÀ 2006 TẠI TUYÊN QUANG
108 p | 177 | 53
-
BÁO CÁO KHOA HỌC: "NGHIÊN CỨU QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ THU NHẬN SILYMARIN VÀ TẠO SINH KHỐI TẾ BÀO TỪ CÚC GAI (SILYBUM MARIANUM) TRỒNG Ở VIỆT NAM."
20 p | 195 | 38
-
Nghiên cứu khoa học " Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng cây thảo quả (Amomum aromaticum Roxb.) ở các tỉnh miền núi phía Bắc "
15 p | 146 | 27
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu, phát triển chế phẩm sinh học từ nấm Chaetomium nhằm phòng trừ nấm gây bệnh trên cây chè
34 p | 139 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học của các chủng nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris thu thập và sưu tầm từ Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản
82 p | 43 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học của nấm Đông trùng hạ thảo tuyết (Isaria tenuipes) có phân bố ở Việt Nam
91 p | 31 | 11
-
Báo cáo khoa học : Nghiên cứu chế biến thịt vịt bằng phương pháp quay, nướng có sử dụng dịch chiết suất cây gia vị thảo dược
7 p | 83 | 10
-
TÁC DỤNG HẠ ĐƯỜNG HUYẾT CỦA BẠCH TRUẬT, CÂU KỶ TỬ VÀ CAM THẢO NAM TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮN
3 p | 135 | 10
-
Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật nhân giống phục vụ bảo tồn hai loài lan Nghệ tâm (Dendrobium loddigesii Rolfe), Hạc vỹ (Dendrobium aphyllum (Roxb.) Fisher) của Việt Nam
184 p | 68 | 10
-
Nghiên cứu khoa học " Nghịch lý giống cây rừng "
7 p | 80 | 9
-
Báo cáo " Kết quả ban đầu về nghiên cứu thành phần hóa học cây lá ngón (Gelsemium elegans) của Việt Nam Phần I - Phân lập và xác định cấu trúc các oxindol ancaloit "
6 p | 67 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu phân lập và xác định cấu trúc một số hợp chất hóa học trong một số dung môi của thân cây Cau Chuột Núi (Pinanga Duperreana) thuộc họ Cau (Arecaceae) ở tỉnh Hòa Bình của Việt Nam
13 p | 42 | 6
-
Dự thảo tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Môi trường: Nghiên cứu sự phát thải khí nhà kính trong hệ thống canh tác lúa nước tại Nam Định và đề xuất các giải pháp giảm thiểu
34 p | 26 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá hoạt tính sinh học của cây Thảo quả đồng (Amomum koenigii) của Việt Nam
106 p | 28 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hoá học cây ngũ vị nam (Kadsura Longipedunculata) họ schisandraceae ở Kom Plong – Kom Tum
107 p | 23 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố hoàn cảnh đến sinh trưởng của thảo quả (Amomum aromaticum Roxb.) tại xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai
138 p | 12 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn