Nghiên cứu khoa học: Đánh giá tình hình giám định mất khả năng lao động cho đối tượng nghỉ hưu trước tuổi
lượt xem 15
download
Nghiên cứu khoa học trình bày đánh giá thực trạng tỷ lệ phần trăm (%) mất khả năng lao động do bệnh tật, dị tật và chấn thương trong công tác giám định tại Hội đồng GĐYK Phú Yên trong 3 năm (2009-2011).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu khoa học: Đánh giá tình hình giám định mất khả năng lao động cho đối tượng nghỉ hưu trước tuổi
- ĐỀ TÀI ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH GIÁM ĐỊNH MẤT KHẢ NĂNG LAO ĐỘNG CHO ĐỐI TƯỢNG NGHỈ HƯU TRƯỚC TUỔI TẠI HỘI ĐỒNG GĐYK PHÚ YÊN Trong 3 năm 2009 - 2011 Nhóm thực hiện: - BSCKI Nguyễn Văn Vượng - BSCKI Cao Thị Kim Đính - CN Đinh Châu Hổ ĐẶT VẤN ĐỀ Khả năng lao động là trạng thái của con người chứa đựng một năng lực có thể hoàn thành một công việc, một nhiệm vụ vì lợi ích chung đối với xã hội. Nói một cách khác, đó là sự tổng hợp tài năng thể lực và trí lực của một cá thể phải hao phí đi trong quá trình vận động để tạo ra một giá trị nhu cầu vật chất hoặc tinh thần nào đó. Khả năng lao động là một khái niệm thuộc phạm trù y - xã hội học. Nó được xác định bởi nhiều yếu tố trong lĩnh vực sinh y học và xã hội học, có mối quan hệ chặt chẽ và tác động thúc đẩy lẫn nhau. Sự thiếu quan tâm của người sử dụng lao động với việc không áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và sáng tạo hữu ích trong lao động sản xuất có thể sẽ là yếu tố bất lợi, dễ làm nảy sinh các trạng thái bệnh lý mà đáng lẽ nó không bao giờ biểu hiện. Lao động không chỉ có ý nghĩa đối với người khỏe mạnh mà còn đối với người có bệnh và những người mang dị tật khác nhau. Ngoài những yếu tố về y học, kinh tế học, các giám định viên y khoa còn phải quan tâm đến yếu tố tâm lý học. Khả năng lao động của mỗi công dân nói chung và của CBCNVC lao động nói riêng đều góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Bảo vệ và phát huy KNLĐ (khả năng lao động) của mỗi con người riêng biệt là đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội, đảm bảo sự thỏa mãn ngày càng cao về nhu cầu vật chất, tinh thần tất yếu của loài người. Nhiệm vụ trong công tác khám giám định y khoa không chỉ đơn thuần là xác định sự mất mát về KNLĐ của đối tượng, mà là xác định trạng thái KNLĐ và sự phục hồi sức khỏe của người mắc bệnh mạn tính hoặc có những di chứng do bệnh tật, chấn thương... Mỗi một trường hợp riêng biệt phải xem xét đầy đủ các yếu tố về sinh y học (sự phá hủy, sự biến đổi của các chức năng liên quan trong cơ thể) cũng như hàng loạt các yếu tố về xã hội học, nghề nghiệp khác nhau trên mỗi đối tượng, trình độ nghề nghiệp, quá trình đào tạo, tâm lý của người lao động nhằm đưa ra quyết định chuẩn xác vừa đảm bảo quyền lợi của người lao động, vừa giúp các cơ quan quản lý sử dụng người lao động phát huy tốt KNLĐ, phòng ngừa, hạn chế tỷ lệ tàn phế do di chứng xảy ra, kéo dài số năm làm việc, tuổi thọ của người lao động. Việc đánh giá tỷ lệ phần trăm mất khả năng lao động là một trong những văn bản quan trọng có tính pháp lý trong công tác khám giám định y khoa cho đối tượng. vì vậy việc khám giám định phải khách quan, trung thực và phù hợp giúp cho cơ 1
- quan quản lý sử dụng người lao động, Bảo hiểm Xã hội... giải quyết kịp thời đúng chế độ cho đối tượng tham gia đóng Bảo hiểm Xã hội (BHXH). Tình hình khám giám định mất khả năng lao động nói chung, trong đó khám giám định mất khả năng lao động (giải chế độ hưu) nói riêng của các cơ quan sử dụng người lao động và Bảo hiểm xã hội tỉnh gởi Cán bộ- công nhân viên chức lao động trên địa bàn tỉnh Phú Yên đến Hội đồng GĐYK Phú Yên để khám giám định giải quyết chế độ nghỉ hưu trước tuổi ngày càng nhiều và đa dạng. Xuất phát từ thực trạng trên. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài đánh giá tình hình giám định mất khả năng lao động cho đối tượng nghỉ hưu trước tuổi tại Hội đồng GĐYK Phú Yên trong 3 năm 2009 – 2011 nhằm mục đích: - Đánh giá thực trạng tỷ lệ phần trăm (%) mất khả năng lao động do bệnh tật, dị tật và chấn thương trong công tác giám định tại Hội đồng GĐYK Phú Yên trong 3 năm (2009-2011). - Cùng với các cơ quan quản lý sử dụng người lao động, Bảo hiểm Xã hội tỉnh giải quyết kịp thời chế độ, quyền lợi chính đáng cho người lao động. 2
- Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 . Khái niệm: Sức khỏe (theo tuyên ngôn AlmaAta): Là trạng thái thoải mái hoàn toàn về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không phải là tình trạng có hay không có bệnh tật hoặc khuyết tật; Sức khỏe (theo Lacoxima và Usacop): Là sự toàn vẹn về cấu trúc và chức năng của hệ thống các cơ quan trong cơ thể con người, là khả năng thích nghi của cơ thể đối với môi trường tự nhiên và xã hội, đó là sự toàn vẹn của trạng thái tâm lý, thoải mái về tâm thần và xã hội; 1.2. Bảo vệ sức khỏe và khả năng lao động: Bảo vệ sức khỏe là mộn y học của y học dự phòng rộng lớn và phức tạp, gồm tất cả những biện pháp để phòng ngừa bệnh cho người còn khỏe, phát hiện sớm để điều trị, ngừa tái phát, làm chậm tiến triển, phòng biến chứng một số bệnh ngừa được, nhằm mục đích giữ gìn sức khỏe, khả năng lao động, sức sản xuất của mỗi con người cho đến tuổi càng cao càng tốt. Kéo dài đời sống chưa đủ mà phải giữ được lâu KNLĐ, sản xuất có ích cho xã hội. Sức khỏe của con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố song yếu tố môi trường và di truyền (nòi giống) là quan trọng nhất. 1.3. Đánh giá sức khỏe: 1.3.1. Cá nhân: Khám tất cả các cơ quan phủ tạng về mặt thực thể, chức năng bằng các biện pháp lâm sàng, cận lâm sàng. Tiến hành một số nghiệm pháp gắng sức, kích thích hay ức chế các tuyến nội tiết, ngoại tiết. Thăm dò về tình hình thần kinh, tâm thần, khả năng làm việc, sự dẻo dai. Tình hình của tiền sử gia đình (để nắm khía cạnh di truyền). Sau đó tổng kết và sắp xếp theo phân loại sức khỏe A, B, C, D hoặc 1, 2, 3, 4, 5 ... (tùy theo kinh nghiệm từng nước). 1.3.2. Sức khỏe của một tập thể hay của một nước: Hiện nay chưa có một biện pháp nào toàn diện, để tổng hợp đánh giá cụ thể, chính xác tình hình sức khỏe của một tập thể hay một nước. Việc này gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên có thể đánh giá từng khía cạnh theo phương pháp thống kê hay còn gọi là dịch tể học. Ví dụ: - Tỷ lệ tử vong nói chung trong 100.000 dân. - Tỷ lệ mắc bệnh: Bệnh mạn tính hay bệnh lan truyền. - Số và mức độ bệnh dịch đã xảy ra. - Số ngày nghỉ việc, số ngày nằm bệnh viện, đi điều dưỡng. - Số lần khám bệnh và xét nghiệm ... - Số thuốc các loại đã sử dụng. - Tỷ lệ tử vong trẻ em trước và sau sinh. - Tỷ lệ người già trên 70 tuổi so với người dân/vùng hay 1 nước... 3
- 1.3.4. Các biện pháp cụ thể để bảo vệ sức khỏe: 1.3.4.1. Đối với người khỏe: - Có ý thức giữ gìn và bảo vệ sức khỏe bằng vệ sinh cá nhân. - Biết phòng ngừa một số bệnh có thể phòng được. 1.3.4.2. Đối với người có bệnh: - Phát hiện sớm một số bệnh mạn tính, đặc biệt là các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp, bằng cách khám thường kỳ hay bất thường khi có nghi ngờ. - Ngừa tái phát và phòng biến chứng nhằm làm chậm tiến triển một số bệnh (quản lý một số bệnh mạn tính và các bệnh xã hội). 1.4. Bảo vệ sức khỏe cho người lao động: Cần áp dụng cho tất cả đối tượng lao động từ lao động nhẹ đơn giản đến lao động nặng, nhất là lao động trong môi trường độc hại và đặc biệt nặng nhọc cho đối tượng lao động thể lực, lao động trí óc hoặc vừa lao động trí óc vừa lao động thể lực với những biện pháp sau: 1.4.1. Người mới vào nghề: Khám tuyển kỹ, lập hồ sơ sức khỏe, y bạ, xếp hạng theo khả năng thể lực và trình độ văn hóa. Hồ sơ sức khỏe ban đầu cần ghi đầy đủ, kèm theo tư liệu như phim ảnh, điện tim, thăm dò chức năng... để sau này có dịp so sánh (mẫu hồ sơ do Bộ Y tế ban hành theo Thông tư số 13/2007/TT-BYT, ngày 21/11/2007 của Bộ Y tế). Hồ sơ sức khỏe ban đầu phải được xem xét như lý lịch, chứng chỉ văn bằng ... sẽ kèm theo người lao động đến bất cứ nơi công tác nào sau này. Nó giúp cho người lãnh đạo, quản lý quyết định có thu nhận hay không và khi thu nhận sẽ sắp xếp, bố trí người lao động vào công việc nào cho hợp lý để phát huy được khả năng lao động cao nhất và giúp theo dõi sức khỏe của người lao động lâu dài... 1.4.2. Người lao động đang hành nghề: - Khám bệnh, điều trị kịp thời khi người lao động bị bệnh, tai nạn, chấn thương đột xuất, bệnh nghề nghiệp. - Khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần và 1-2 lần/năm đối với lao động trong môi trường độc hại, nặng nhọc. Lần khám định kỳ có thể khám toàn diện hay từng phần. Có tham khảo hồ sơ khám sức khỏe ban đầu. Mục đích là để đánh giá tình hình sức khỏe, bệnh tật, phát hiện những bệnh mới xảy ra, nhất là những dấu hiệu đầu tiên của bệnh nghề nghiệp (BNN). Ngoài khám người công nhân, phải chú ý đến tình trạng vệ sinh cơ bản nơi làm việc, môi trường lao động; môi trường khu vực người lao động sinh sống (khu tập thể ..) gia đình. - Trong khi theo dõi sức khỏe, người thầy thuốc dự phòng có nhận xét và nếu thấy cần thiết đề nghị sắp xếp lại công việc, lao động cho phù hợp với sức khỏe, nhằm giảm bớt nguy cơ về bệnh tật phát triển và đề phòng di chứng hoặc đề nghị người sử dụng lao động chuyển đến Hội đồng Giám định Y khoa (HĐGĐYK) giám định sức khỏe và KNLĐ để giải quyết chế độ kịp thời. Đối tượng sức khỏe kém hay bị BNN: 4
- - Cần cho đi điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng cơ thể kịp thời với một thời gian cần thiết, sau thời gian điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng cần có ý kiến của thầy thuốc điều trị và chuyên gia BNN để tiếp tục bố trí lao động hoặc ra HĐGĐYK giám định khả năng lao động. - HĐGĐYK xác định lại tình trạng sức khỏe và KNLĐ để người sử dụng lao động có cơ sở điều chỉnh công việc hay đổi sang công tác khác nhằm tận dụng khả năng và kinh nghiệm chuyên môn kỹ thuật của người lao động đến mức tối đa. Việc cho về hưu trước tuổi hoặc nghỉ mất sức lao động phải xem xét một cách tổng quát và thận trọng. 1.5. Các hình thái, mức độ rối loạn khả năng lao động: - Nguyên nhân dẫn đến giảm hoặc mất KNLĐ của con người có thể biến đổi do các nguyên nhân sau: + Bệnh tật. Ví dụ: Xơ gan, hen phế quản, tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm đa khớp.. + Bệnh nghề nghiệp và yếu tố nghề nghiệp. Ví dụ: bụi phổi Silic, nhiễm tia X... + Tai nạn lao động. Ví dụ: dập nát bàn tay, gãy xương chi, gãy cột sống... + Tai nạn do chấn thương trong chiến tranh và làm nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ví dụ: Thương binh, người bị thương hưởng chính sách như thương binh. + Dị tật bẩm sinh. Ví dụ: Câm, điếc, đần độn... + Tàn tật trước tuổi lao động. Ví dụ: di chứng sốt bại liệt, viêm não... + Giảm KNLĐ do tuổi già (sinh lý). 1.5.1. Các hình thức rối loạn KNLĐ: KNLĐ của con người có thể biến đổi do nhiều nguyên nhân. Tùy theo diễn biến nhanh hay chậm, tính chất nặng hay nhẹ của các tác nhân, tính chất dễ hay khó hồi phục của từng chức năng, phục hồi lao động và hậu quả của nó mà người ta chia ra 2 hình thái mất KNLĐ (phân biệt theo yếu tố thời gian) và mỗi hình thái đều có thể xảy ra với mức độ mất một phần hoặc mất hoàn toàn KNLĐ. 1.5.1.1. Mất KNLĐ tạm thời: - Nguyên nhân có thể là: + Bệnh cấp tính. + Đợt tái phát của bệnh mạn tính. + Tai nạn, chấn thương. + Hoặc theo quy định riêng của luật lệ mỗi nước như: Thời gian nghỉ đẻ, nghỉ vì lý do để điều trị phục hồi chức năng.... - Mức độ: Mất một phần hoặc hoàn toàn KNLĐ: - Phạm vi xử lý: Do các thầy thuốc điều trị, phòng dịch, GĐYK. Đối tượng được cấp giấy chứng nhận số ngày đã nghỉ để được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH). 1.5.1.2. Mất KNLĐ lâu dài, vĩnh viễn: - Nguyên nhân: + Bệnh mạn tính thường xuyên tiến triến nặng, hoặc các trạng thái bệnh lý đã cố định (sau khi đã áp dụng tất cả các biện pháp điều trị, phòng bệnh, phục hồi chức năng cần thiết mà không có khả năng phục hồi). 5
- + Do hậu quả của tai nạn lao động, chấn thương (kể cả tai nạn chiến tranh và làm nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng Tổ quốc XHCN) làm hủy hoại về mặt giải phẩu hoặc chức năng các bộ phận, cơ quan của cơ thể. - Mức độ: Có thể mất một phần hoặc hoàn toàn KNLĐ. - Phạm vi xử lý: Đây là đối tượng của Hội đồng Giám định Y khoa Tỉnh. Mất KNLĐ lâu dài, vĩnh viễn được đặc trưng bằng hai yếu tố: Y học và xã hội học. - Yếu tố Y học: Là biểu hiện của bệnh mạn tính, bệnh nghề nghiệp hoặc hậu quả của tai nạn, chấn thương kèm theo những rối loạn thực thể về chức năng cơ thể. - Yếu tố xã hội học: Do có trạng thái bệnh lý, thương tật làm thay đổi căn bản mối quan hệ giữa con người đối với hoạt động lao động. Một người bị tàn phế theo mức độ nhất định sẽ bị ảnh hưởng một phần hoặc hoàn toàn trong lao động sản xuất. 1.5.2. Sự biến động của mất KNLĐ theo thời gian và điều kiện xã hội: Mặc dù đã xác định là mất KNLĐ lâu dài, vĩnh viễn nhưng khái niệm này lại không cố định mà có biến động trên cả 2 yếu tố sinh học và xã hội học. Mọi người đều biết các quá trình bệnh lý đều biến động và sự thay đổi của nó có thể ảnh hưởng sâu sắc đến trạng sức khỏe. Yếu tố xã hội cũng có thể biến động như đã học được nghề mới, đạt được một trình độ chuyên môn cao hơn, hoặc điều kiện lao động được cải thiện, chế độ lao động được bố trí hợp lý ngay cả khi trạng thái bệnh lý tương đối cố định. Tất cả những yếu tố đó có thể dẫn đến kết luận “phủ nhận” tình trạng mất KNLĐ vĩnh viễn của đối tượng so với lần giám định trước. Chính do có sự biến động nên ở nước nào cũng vậy, Chính phủ, Bộ Y tế - Lao động thương binh và xã hội đã ban hành các văn bản pháp luật quy định phải tiến hành giám định lại KNLĐ và thương tật theo định kỳ trong TIÊU CHUẨN PHÂN HẠNG MẤT SỨC LAO ĐỘNG do Bộ Y tế - LĐTBXH ban hành tại Thông tư Liên bộ số: 12/TT-LB ngày 26/7/1995. 1.6. Phương pháp khám xét, đánh giá khả năng lao động: Hầu hết những đối tượng đến khám giám định Y khoa đều đã có quá trình khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế hay đã qua điều dưỡng, phục hồi chức năng. Nhưng không vì thế mà việc xác định KNLĐ đối với họ đơn giản, trái lại có những trường hợp rất phức tạp. Tâm lý chung của các đối tượng khi đi giám định đều mong muốn được Hội đồng GĐYK giải quyết theo hướng có lợi nhất cho quyền lợi của họ. Vì vậy, có thể họ dấu bệnh để mong được tiếp tục làm việc hay tuyển dụng lại, hay ngược lại họ “cường điệu hóa” các triệu chứng bệnh, thậm chí có thể có hành vi giả tạo trong trường hợp họ muốn về được nghỉ ngơi, muốn được xếp tỷ lệ % mất KNLĐ, thương tật cao. Do đó, người thầy thuốc giám định Y khoa phải là người trọng tài công minh, vô tư, không những phải có phẩm chất đạo đức, chính trị tốt, có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, sâu rộng mà còn phải có phương pháp và kinh nghiệm trong khám xét mới có thể giải quyết công việc được chính xác và có hiệu quả cao. Phương pháp duy nhất và đúng đắn để xác định trạng thái KNLĐ và đánh giá tỷ lệ % KNLĐ là một phương pháp tổng hợp, bao gồm khám nghiệm lâm sàng một cách đầy đủ, toàn diện cho mỗi đối tượng, kết hợp với khám nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng, tham khảo hồ sơ khám sức khỏe ban đầu và các giấy tờ đã điều 6
- trị và phục hồi chức năng (với các giấy tờ đã điều trị chỉ là tài liệu để tham khảo đối chiếu thực tế, chứ không thể căn cứ để đánh giá tỷ lệ % mất KNLĐ). Đồng thời nghiên cứu đầy đủ các yếu tố xã hội, mà trước hết là nghiên cứu, đánh giá tính chất tác động của các yếu tố nghề nghiệp trên cơ thể người lao động hiện tại. Khi căn cứ đầy đủ các tài liệu đã quan sát và thu thập được các giám định viên làm công tác giám định Y khoa mới có những căn cứ cần thiết cho việc tiên lượng lâm sàng và KNLĐ trong một thời gian tương đối dài 1 - 2 năm hoặc hơn nữa là thời gian giữa 2 kỳ giám định lại sức khỏe mới có lập luận để quyết định tỷ lệ % mất KNLĐ tạm thời hay vĩnh viễn cho đối tượng một cách chuẩn xác. 1.6.1. Khám giám định Y khoa trên lâm sàng: Để giải quyết vấn đề tình trạng KNLĐ của đối tượng trước hết cần phải xác định thật chính xác và đầy đủ trong công tác chẩn đoán giám định Y khoa trên lâm sàng cần phải đạt 4 yêu cầu sau: - Phát hiện được những thay đổi về mặt hình thái học. - Xác định được mức độ nặng, nhẹ của những rối loạn chức năng. - Xác định được nguyên nhân của bệnh tật, thương tật. - Đặc tính tiến triển của bệnh hoặc tổn thương và di chứng. 1.6.2. Phát hiện những thay đổi về hình thái học: Khi tiến hành khám giám định Y khoa trên lâm sàng, trước hết phải phát hiện những thay đổi về hình thái học xảy ra trong cơ quan hoặc hệ thống nào đó, đối chiếu với bệnh cảnh lâm sàng của đối tượng. Sau đó là xác định tình trạng nặng, nhẹ của những thay đổi hình thái học. Điều này rất cần thiết, vì nó thường có ý nghĩa quyết định đối với những đặc điểm biến động của các quá trình bệnh lý và từ đó có thể rút ra những kết luận làm cơ sở cho việc tiên lượng tình hình bệnh tật ở lâm sàng. Ví dụ: Khi bị bệnh van tim nếu đã có dấu hiệu suy tim thì tiên lượng xấu hơn so với trường hợp bệnh tim còn bù trừ, chưa có rối loạn huyết động. 1.6.3. Xác định mức độ nặng, nhẹ của những rối loạn chức năng: Đánh giá kết quả hoạt động chức năng của toàn bộ cơ thể con người là điều khó khăn. Song lại là yêu cầu của việc khám giám định Y khoa trên lâm sàng. Cùng một trạng thái bệnh lý nhưng mức độ rối loạn chức phận ở người này khác với người khác, dẫn đến hậu quả KNLĐ khác nhau. Ví dụ cùng là bệnh loét hành tá tràng, nhưng có người đau nhiều, có người đau ít, có người nôn, chảy máu ... có người không. Để xác định một cách khách quan các tính chất và những biểu hiện của rối loạn chức năng, khi tiến hành khám giám định Y khoa cho đối tượng, các giám định viên cần phải kiểm tra xác nhận những lời khai của đối tượng bằng những khám nghiệm trên lâm sàng một cách tỷ mỉ, có hệ thống, áp dụng tất cả các nghiệm pháp từ đơn giản nhất (quan sát đối tượng trong thời gian tiếp xúc và lưu lại ở Hội đồng, bắt mạch, đo huyết áp, đếm tần số thở khi nghỉ ngơi và lúc gắng sức ...) đến các nghiệm pháp thăm dò chức năng (xét nghiệm, X quang, siêu âm, nội soi, thăm dò chức năng hô hấp, điện tim..). Trong các rối loạn chức năng, các triệu chứng ĐAU và một số hội chứng khác (mệt nhọc, khó thở, choáng váng, vận động khó khăn...) chiếm một vị trí đặc biệt, 7
- mà chỉ khám trên lâm sàng mới chứng kiến được, trong khi áp dụng các nghiệm pháp khách quan có khi không “ghi” lại được gì. Vì thế, trong khi khám xét giám định Y khoa, vấn đề đặt câu hỏi đối với đối tượng là rất quan trọng. Những câu hỏi đặt ra nhằm mục đích để giúp đối tượng hiểu rõ và phát biểu, diễn tả lên cảm giác chủ quan của mình, nhưng cần trách kiểu gợi ý mách nước. Có thể có sự mâu thuẩn giữa cảm giác chủ quan của đối tượng và kết quả nghiên cứu khách quan. Theo Pavlop: “Cảm giác là sự chủ quan đơn giản nhất của mối quan hệ khách quan giữa cơ thể đối với thế giới bên ngoài”. Nhiều bệnh tật và di chứng có những biểu hiện bằng cảm giác chủ quan. Hiện tượng ĐAU là một trong những biểu hiện này và là rối loạn chức năng chủ yếu ảnh hưởng tới KNLĐ của đối tượng. Có thể nêu lên ở đây một ví dụ điển hình trong chứng suy mạch vành (cơn đau thắt ngực), thậm chí ở những đối tượng nặng, tất cả các nghiệm pháp nghiên cứu hiện đại cũng khó phát hiện được tức thời những tổn thương đặc thù, ngoài cảm giác ĐAU của đối tượng. Tất cả những thông tin khai thác được qua đối tượng cần phải đối chiếu với những bằng chứng đã khám xét được từ tiền sử, các chứng cứ điều trị, những thông tin tại nơi công tác của đối tượng ... Và không bao giờ quên tâm lý của đối tượng khi ra Hội đồng GĐYK là họ luôn mong muốn Hội đồng giải quyết theo hướng có lợi nhất cho quyền lợi của họ. Khi xác định trạng thái chức năng của cơ thể, cần phải làm sáng tỏ tình trạng bù trừ, tính ổn định của mỗi trạng thái hoặc những biểu hiện rõ ràng của những hiện tượng mất bù. Hiện tượng mất bù có thể xảy đến đột ngột ở những đối tượng đã có trạng thái suy chức năng mãn tính. Những trường hợp suy chức năng cấp tính thường là nguyên nhân gây ra mất KNLĐ tạm thời. Trong thực hành công tác giám định Y khoa, người ta chia ra 3 mức độ suy chức năng mạn tính: - Mức độ I (nhẹ): Suy yếu chức năng thể hiện khi làm nghiệm pháp gắng sức tối đa đối với cơ quan hoặc hệ thống bị tổn thương. - Mức độ II (vừa): Suy yếu chức năng biểu hiện khi gắng sức vừa phải đối với cơ quan hoặc hệ thống bị tổn thương. - Mức độ III (nặng): Suy yếu chức năng thể hiện cả khi nghỉ ngơi và biểu hiện tăng lên rõ rệt khi gắng sức nhẹ đối với cơ quan hoặc hệ thống bị tổn thương. Dĩ nhiên, trong chấn thương hoặc tai nạn lao động, những trường hợp bị cắt cụt chi, khoét bỏ nhãn cầu, cắt đoạn ruột và phủ tạng ... thì không những có thay đổi rõ ràng về mặt hình thái học mà còn mất hoàn toàn chức năng của bộ phận đã bị loại bỏ. Đôi khi bộ phận còn lại cũng khó tránh khỏi rối loạn chức năng. Mỗi xã hội có đặc điểm riêng về chế độ chính trị, về kinh tế, về tiêu chuẩn đánh giá sức khỏe, về chế độ bồi thường (bảo hiểm) đối với người lao động. Không thể áp dụng máy móc tiêu chuẩn chuyên môn của nước này vào nước khác. Ở Việt Nam hiện tại mất khả năng lao động lâu dài và vĩnh viễn chia ra 3 mức độ: - Thiếu hụt nặng và rất nặng: Là mất hoàn toàn khả năng lao động (thật sự tàn phế). Người đó không thể tiếp tục lao động, sản xuất được nữa, cũng không tự phục 8
- vụ được bản thân mà cần phải có người thường xuyên chăm sóc, giúp đỡ trong sinh hoạt hàng ngày, (mất từ 81% đến 100% sức lao động). - Thiếu hụt mức trung bình: Là mất khả năng lao động thực tế hoặc chỉ có thể lao động trong điều kiện có tổ chức và trang bị đặc biệt. Ví dụ: Bấm nút điều khiển thang máy, máy móc tự động… Đối tượng tự phục vụ được cho bản thân, không cần đến sự giúp đỡ thường xuyên của người khác, (mất từ 61% đến 80% sức lao động). - Thiếu hụt nhẹ: Là mất một phần khả năng lao động. Đối tượng có thể duy trì một khả năng hạn chế trong công tác lao động nghĩa là có thể tiếp tục làm công việc ở nghề cũ nhưng với yêu cầu tay nghề và định mức lao động thấp hơn hoặc phải đổi sang một công việc khác cho phù hợp với sức khỏe, (mất từ 41% đến 60% sức lao động).. 1.7. Hồ sơ giám định mất KNLĐ: Thực hiện theo Thông tư số: 07/2010/TT-BYT, ngày 05/4/2010 của Bộ Y tế V/v hướng dẫn giám định mức suy giảm khả năng lao động của người lao động tham gia BHXH gồm có: - Giấy giới thiệu của cơ quan sử dụng người lao động do thủ trưởng hoặc phó cơ quan ký tên, đóng dấu (có giá trị trong 2 tháng kể từ ngày ký) - Đơn đề nghị giám định cá nhân (có xác nhận của cơ quan) - Tóm tắt hồ sơ của người lao động (có xác nhận của cơ quan, công đoàn và Y tế cơ quan nếu có) các giấy tờ điều trị.. - Biên bản giám định những lần trước nếu có. Khi đối tượng đến khám GĐYK phải mang theo giấy chứng minh nhân dân, nếu không có giấy chứng minh nhân dân phải mang theo sổ hộ khẩu để đối chiếu. 1.7.1. Các bước tiến hành khám giám định mất KNLĐ: 1.7.1.1. Bước 1: Sau khi bộ phận tiếp đón nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định thì trong vòng 30 ngày phải mời đối tượng đến khám giám định (nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì trong vòng 15 ngày Bộ phận thường trực Hội đồng phải trả lời bằng văn bản cho đối tượng). - Bác sĩ được phân công khám có nhiệm vụ: + Lập hồ sơ bệnh án khám toàn diện các cơ quan tổng quát hoàn chỉnh. Những bệnh tật thuộc các chuyên khoa phải gửi đến giám định viên chuyên khoa khám và cho ý kiến kết luận, làm đầy đủ các xét nghiệm, thăm dò chức năng khi xét thấy cần thiết để giúp chẩn đoán bệnh tật đầy đủ, chính xác. + Tổng hợp toàn bộ quá trình khám lâm sàng, cận lâm sàng để rút ra các bệnh tật của đối tượng một cách chính xác và trung thực, ghi chép đầy đủ vào bệnh án giám định và dự kiến tỷ lệ phần trăm (%) KNLĐ, đề nghị đi điều trị, phục hồi chức năng, chuyển ngành nghề... - Phí khám Giám định: Tất cả các đối tượng khám giám định KNLĐ phải đóng lệ phí theo Quy định Thông tư số 93/2012/TT- BTC của Bộ tài chính, ngày 05/6/2012 V/v ban hành biểu giá thu phí khám giám định y khoa. + Khám giám định thông thường: 1.150.000đ + Khám giám định phúc quyết: 1.368.000đ 9
- + Khám giám định đặc biệt: 1.513.000đ Với phí khám cận lâm sàng tùy thuộc vào chụp Xquang, siêu âm, xét nghiệm.. theo khung giá thu qui định. 1.7.1.2. Bước 2: Tổ chức Hội chẩn chuyên môn để xác định đã khám đủ, khám đúng, cho khám chuyên khoa có phù hợp với bệnh tật không, cần khám chuyên khoa bổ sung không và thống nhất tỷ lệ phần trăm (%) mất KNLĐ. 1.7.1.3. Bước 3: Tổ chức họp Hội đồng xác định từng trường hợp (phải có mặt đối tượng), Hội đồng kiểm tra trực tiếp lại đối tượng, có thể cho khám thêm chuyên khoa, cận lâm sàng. Sau đó mời đối tượng ra ngoài để Hội đồng bàn bạc kết luận tỷ lệ phần trăm mất KNLĐ và đề nghị nếu cần thiết. Theo quy định mỗi phiên họp phải có ít nhất 2 thành viên chuyên môn và một thành viên chính sách. Chủ tịch Hội đồng là người điều hành cuộc họp, nếu Chủ tịch Hội đồng vắng mặt thì Phó chủ tịch thường trực điều hành cuộc họp nhưng phải được sự ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng. Khi kết luận phải theo ý kiến thống nhất của tập thể và chịu trách nhiệm với cấp trên về mọi mặt. Trường hợp ý kiến không thống nhất thì ghi đầy đủ vào văn bản và làm thủ tục gửi lên Hội đồng Giám định Y khoa cấp trên để giải quyết. Đối tượng giải quyết chế độ nghỉ hưu trước tuổi phải được khám giám định tại Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì mới đủ cơ sở pháp lý để cho BHXH tỉnh để giải quyết chế độ nhưng phải với điều kiện: + Mất KNLĐ từ 61% trở lên. + Nếu mất KNLĐ dưới 61% thì phải chờ sau 6 tháng kể từ ngày Hội đồng họp xét tỷ lệ % mới được đề nghị khám giám định lại. 1.8. Biên bản Giám định KNLĐ: Theo mẫu và lập thành 4 bản, có đủ chữ ký của 3 thành viên và đóng dấu Hội đồng. Trong biên bản phải có tối thiểu 3 chữ ký, 2 chữ ký của chuyên môn và 1 chữ ký của chính sách quản lý đối tượng ra giám định (một người dù kiêm nhiệm nhiều chức trong Hội đồng thì cũng chỉ ký một chữ ký, Khi biên bản hoàn tất Hội đồng gởi 3 biên bản gốc cho cơ quan giới thiệu đối tượng giám định, 1 biên bản gốc lưu trử tại Hội đồng. Thời gian nhận biên bản GĐYK sau ngày Hội đồng họp xét từ 5 đến 7 ngày. Nếu đối tượng không đồng ý với kết luận của Hội đồng GĐYK thì thời hạn có hiệu lưc để đề xuất khiếu nại trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận biên bản giám định. 1.9. Lưu trữ hồ sơ: Theo số thứ tự của biên bản giám định trong năm, trong đó có một biên bản gốc và tất cả các giấy tờ cơ quan sử dụng lao động gởi, giấy yêu cầu khám chuyên khoa, phim chụp X quang…(hồ sơ khám GĐYK được lưu trữ vĩnh viễn). 10
- Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng Giám định mất KNLĐ nghỉ hưu trước tuổi tại Hội đồng Giám định Y khoa trong 3 năm (2009-2011) 2.2. Phương pháp nghiên cứu Điều tra mô tả cắt ngang năm giám định 2.3. Kỹ thuật thu thập số liệu Thu thập phân tích, tổng hợp hồi cứu số hồ sơ khám giám định mất KNLĐ được lưu trữ tại Hội đồng Giám định Y khoa trong 3 năm (2009-2011) - Giới tính - Tuổi đời - Trình độ văn hóa - Năm công tác - Ngành nghề (Trực tiếp và gián tiếp lao động sản xuất) - Vùng cư trú - Theo từng nhóm bệnh lý.. - Tỷ lệ phần trăm (%) mất KNLĐ 2.4. Mẫu của đề tài nghiên cứu N = 395 2.5. Phân tích xử lý số liệu Bằng phương pháp thống kê y học thông thường. 11
- Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Giới tính: Bảng 1: Giám định theo giới tính: Năm 2009 2010 2011 Tổng số Tỷ lệ % Giới N = 395 Nam 32 71 101 204 51,65% Nữ 42 58 91 191 48,35% Tổng cộng 74 129 192 395 100% Biểu đồ 1: Giới tính Giới tính Nữ 48.35% Nam Nữ Nam 51.65% * Nhận xét: - Biểu đồ 1 chúng tôi nhận thấy: + Đối tượng nam giới giám định nghỉ hưu trước tuổi là 204 chiếm tỷ lệ 51,65% cao hơn nữ giới là 3,3%. - Bảng 1: + Đối tượng giám định nghỉ hưu trước tuổi những năm về sau cao hơn năm trước như: Năm 2009 chỉ có 74 đối tượng đến năm 2011 là 192 đối tượng có lẽ theo cơ chế thị trường việc làm ở các cơ sở tư nhân có mức thu nhập cao hơn cơ sở công lập hơn nữa nhiều cơ sở nhà nước kinh doanh không hiệu quả bị phá sản nên người lao động xin giám định nghỉ hưu trước tuổi ngày càng tăng. 12
- 3.2. Nhóm tuổi: Bảng 2: Giám định theo nhóm tuổi: Tuổi đời Số lượng Nữ Tỷ lệ % so với tổng số Số Tỷ lệ (%) khám N = 395 lượng 40 - 44 64 50 78,12% 16,20% 45 - 49 188 120 63,83% 47,59% 50 - 54 109 21 19,27% 27,60% 55 - 59 34 8,61% Tổng cộng 395 191 48, 35%/395 100% * Nhận xét: - 395 đối tượng giám định nghỉ hưu trước tuổi, thì nhóm tuổi 45 đến 49 có số lượng nhiều nhất 188 chiếm tỷ lệ 47,59%. Trong đó nữ có số lượng rất cao 120 chiếm tỷ lệ 63,83%. - Riêng nhóm tuổi 55 đến 59 có 34 đối tượng chiếm tỷ lệ 8,61% chủ yếu là những đối tượng mắc các bệnh rất nặng và hiểm nghèo như tai biến mạch máu não liệt ½ người và bệnh ung thư. - Nhóm tuổi 40 đến 44 có 14 nam giới được giám định là do lao động trong môi trường nặng nhọc, độc hại. 3.3. Trình độ văn hóa: Bảng 3: Trình độ văn hóa: Năm 2009 2010 2011 Tổng số Tỷ lệ % Văn hóa Tiểu học 3 1 3 7 1,77% THCS 31 43 60 134 33,92% THPT 32 46 86 164 41,52% Đại học, 8 39 43 90 22,79% Cao đẳng Tổng cộng 74 129 192 395 100% 13
- Biểu đồ 2: Trình độ văn hóa 41.52% 50 33.92% 40 22.79% 30 20 1.77% 10 0 Tiểu học THCS THPT Đại học, Cao đẳng * Nhận xét: - Qua biểu đồ 2 nhận thấy trình độ văn hóa trung học phổ thông có 164 đối tượng chiếm tỷ lệ 41,52%, trong đó có 2/3 là lao động gián tiếp. Có 90 đối tượng có trình độ Đại học, Cao đẳng chiếm tỷ lệ 22,79% đa số trình độ học vấn nhóm này là lao động gián tiếp. - Với trình độ Trung học cơ sở chiếm 33,92%, phần lớn là lao động mức độ vừa, nhẹ ở các nông trường lâm nghiệp.. 3.4. Năm công tác (đóng BHXH): Bảng 4: Năm công tác: Tuổi nghề Số lượng Nữ Tỷ lệ % so với (năm) Số lượng Tỷ lệ (%) N = 395 20 30 21 11,00% 7,59% 21 - 25 151 98 51,31% 38,23% 26 - 30 99 48 25,13% 25,06% 31 - 35 100 24 12,57% 25,32% ≥ 36 15 3,80% Tổng cộng 395 191 48, 35%/395 100% * Nhận xét: - Năm công tác là những năm người lao động tham gia đóng Bảo hiểm Xã hội đến ngày ra Hội đồng khám giám định nghỉ hưu. + Có 151 đối tượng có tuổi nghề 21 đến 25 năm chiếm tỷ lệ tương đối 38,23%. Trong đó nữ 98 đối tượng chiếm tỷ lệ 51,31%. 14
- + 15 nam có tuổi nghề trên 36 năm công tác chiếm tỷ lệ 3,80% là do mắc bệnh hiểm nghèo. 3.5. Ngành nghề gián tiếp và trực tiếp lao động sản xuất: Bảng 3.5.1. Ngành nghề gián tiếp lao động sản xuất: Trình độ Trình độ nghề Tổng Tỷ lệ % Đại học Cao Trung Sơ cấp cộng N = 122 Ngành nghề đẳng cấp Giáo dục 7 3 2 1 13 10,66% Y tế 6 3 3 12 9,84% Văn hóa thông 6 7 5 1 19 15,57% tin, du lịch Xây dựng, cơ khí 15 8 1 24 19,67% Hành chính sự 10 6 12 2 30 24,59% nghiệp Tài chính, ngân 9 6 1 16 13,11% hàng, thuế Khác 1 3 4 8 5,56% Tổng cộng 54 36 27 5 122 100% * Nhận xét: - Số đối tượng nghỉ hưu trước tuổi gián tiếp lao động sản xuất có 122/395 đối tượng chiếm tỷ lệ 30,88% - Đối tượng lao động gián tiếp thì trình độ nghề nghiệp đại học 54 đối tượng là kỹ sư, Bác sĩ, Cử nhân… - Có 36 đối tượng gián tiếp lao động trình độ cao đẳng, 5 đối tượng có nghiệp vụ sơ cấp làm việc gián tiếp như văn thư, thủ quỹ… - Trong số trình độ nghề trung cấp lao động gián tiếp thì ở bộ phận hành chính sự nghiệp nhiều nhất 12/27 trường hợp. - Trong số đối tượng làm việc gián tiếp thì đối tượng làm việc ở phận hành chính sự nghiệp có 30 đối tượng chiếm tỷ lệ 24,59%, đối tượng ở bộ phận xây dựng, cơ khí có tỷ lệ là 19,67% có lẽ 2 ngành nghề này làm việc ở các cơ sở công lập có mức thu nhập thấp nên họ giám định nghỉ để xin làm ở các cơ sở tư nhân. 15
- Bảng 3.5.2. Ngành nghề trực tiếp lao động sản xuất: Lao động Mức độ Tổng Tỷ lệ % cộng N = 273 Nghề nghiệp Nặng nhọc, độc Lao động vừa hại nhẹ Cầu đường, hầm mỏ 38 3 41 15,02% Hóa chất, trắc địa, xây 20 26 46 16,85% dựng Phương tiện cơ giới 4 12 16 5,86% Lâm, nông nghiệp 112 112 41,03% Công nghiệp nhẹ 2 32 34 12,45% Ngành nghề khác 24 24 8,79% Tổng cộng 64 209 273 100% * Nhận xét: - Bảng 3.5.2. Có 273 đối tượng giám định nghỉ hưu trước tuổi làm việc trực tiếp lao động sản xuất chiếm tỷ lệ 69,11% so với số giám định nghỉ hưu trước tuổi trong 3 năm. Trong đó số lao động trực tiếp ở mức độ vừa nhẹ có số lượng đông 209 chiếm 76,55% chủ yếu là trồng cây công nghiệp ở các nông trường 112 chiếm tỷ lệ 41,03%. - 41 đối tượng lao động trực tiếp trong ngành cầu đường, hầm mỏ lao động trong môi trường độc hại, lao động nặng nhọc 38 đối tượng, lao động ở mức độ vừa và nhẹ 3 đối tượng. - 24 đối tượng lao động trực tiếp ở mức độ vừa nhẹ ngành nghề khác như: Y công, tạp vụ... Đối tượng lao động nặng nhọc, độc hại có trên 90% là nam giới. 3.6. Vùng cư trú: Bảng 6: Vùng cư trú: Năm 2009 2010 2011 Tổng số Tỷ lệ % Địa dư Thành phố 23 65 77 165 41,77% Nông thôn 8 29 37 74 18,74% Miền núi 40 35 68 143 36,20% Vùng biển 3 10 13 3,29% Tổng cộng 74 129 192 395 100% 16
- * Nhận xét: - Qua bảng 6 vùng cư trú của 395 đối tượng nghỉ hưu trước tuổi thì vùng cư trú ở thành phố là 165 đối tượng chiếm đến 41,77% chủ yếu là đối tượng lao động gián tiếp. - Miền núi có 143 đối tượng chiếm 36,20% chủ yếu là đối tượng lao động vừa trồng cây lâm nghiệp ở các nông trường cà phê, hạt tiêu và cao su. 3.7. Nhóm bệnh: Bảng 7: Theo từng nhóm bệnh: Năm 2009 2010 2011 Tổng số Tỷ lệ % Bệnh lý Nhóm bệnh thần kinh 15 45 69 129 32,66% Nhóm bệnh tâm thần 3 12 14 29 7,34% Nhóm bệnh cơ xương khớp 57 112 158 327 82,78% Nhóm bệnh nội tiết, chuyển hóa 7 12 20 39 9,87% Nhóm bệnh hệ tuần hoàn 35 58 67 160 40,50% Nhóm bệnh tiết niệu sinh dục 17 37 38 92 23,29% Nhóm bệnh tiêu hoá 15 9 27 51 12,91% Nhóm bệnh hô hấp 4 7 8 19 4,81% Nhóm bệnh da liễu 1 5 9 15 3,80% Nhóm bệnh ung thư 3 5 7 15 3,80% Nhóm bệnh mắt 7 11 15 33 8,35% Nhóm bệnh tai mũi họng 24 33 35 92 23,29% Nhóm bệnh răng hàm mặt 13 25 32 70 17,72% Nhóm bệnh sản phụ khoa 5 9 15 29 7,34% Tổng cộng 206 380 514 1.100 * Nhận xét: - Trong số 395 đối tượng giám định nghỉ hưu trước tuổi thì nhóm bệnh cơ xương khớp có số lượng nhiều nhất 327 chiếm tỷ lệ 82,87%, nhất là thoái hóa và gai cột sống thắt lưng, cột sống cổ, 25 trường hợp gãy xương ở tứ chi, 11 trường hợp gãy xương đòn, 35 trường hợp viêm đa khớp dạng thấp. - 160 đối tượng mắc trong nhóm bệnh hệ tuần hoàn chiếm 40,50%. Trong đó có 128 trường hợp bị tăng huyết áp ở mức 145/95 đến 170/110mmHg, có 19 trường hợp bị tai biến mạch máu não do tăng huyết áp ở mức độ vừa và nặng, 12 trường hợp bị bệnh tim hẹp hở van 2 lá, 3 trường hợp dãn tĩnh mạch 2 chi dưới. - 129 đối tượng mắc bệnh thần kinh, 51 trường hợp bị hội chứng tiền đình, viêm thần kinh tọa 49 trường hợp, 7 trường hợp liệt dây thần kinh VII ngoại biên, đặc biệt có 18 trường hợp liệt ½ người ở mức độ nặng do tăng huyết áp, nhồi máu não và 3 chấn thương sọ não, cột sống cổ liệt 2 chi dưới. 17
- - 39 đối tượng mắc bệnh nội tiết, chuyển hóa chiếm 9,87%. Trong đó bệnh đái tháo đường type 2 là 25 trường hợp, bệnh Basedow là 6 và có 8 trường hợp mắc bệnh Goute. - Mắc bệnh tâm thần có 29 trường hợp chiếm tỷ lệ 7,34% như rối loạn suy nhược, động kinh… - 15 trường hợp mắc bệnh ung thư chiếm 3,80% chủ yếu là ung thư nội tạng dạ dày, đại tràng; có 2 trường hợp ung thư vú. 3.8. Tỷ lệ phần trăm giám định mất khả năng lao động: Bảng 8: Tỷ lệ phần trăm mất khả năng lao động: Năm 2009 2010 2011 Tổng số Tỷ lệ % Tỷ lệ % Mất KNLĐ Mất KNLĐ < 60 0 0 0 Mất KNLĐ từ 61 - 65 47 80 146 273 69,11% Mất KNLĐ từ 66 - 70 19 32 28 79 20,00% Mất KNLĐ từ 71 - 80 5 12 16 33 8,36% Mất KNLĐ ≥ 81 3 5 2 10 2,53% Tổng cộng 74 129 192 395 100% Biểu đồ 3: Tỷ lệ phần trăm mất khả năng lao động 2,53% 8,36% 20,00% Mất KNLĐ từ 61-65 Mất KNLĐ từ 66-70 Mất KNLĐ từ 71-80 Mất KNLĐ >=81 69,11% * Nhận xét: Chúng tôi nhận thấy bảng 8 có 273 đối tượng có tỷ lệ phần trăm mất khả năng lao động từ 61 đến 65% chiếm tỷ lệ 69,11% trên tổng số giám định, trong số mất khả năng lao động ở nhóm này là những đối tượng lao động gián tiếp mắc các bệnh mạn tính nhẹ như thoái hóa và gai cột sống cổ, cột sống thắt lưng, bệnh lý tai mũi họng, mất răng. 18
- - 10 đối tượng có tỷ lệ mất khả năng lao động rất cao trên 81% số đối tượng này lao động trực tiếp ở môi trường độc hại, nặng nhọc, mắc các bệnh lý nặng như: Tai biến mạch máu não, thoái hóa kèm hẹp dính cột sống và bệnh ung thư dạ dày, đại tràng.. - Chúng tôi so sánh với đề tài nghiên cứu khoa học đối tượng giám định nghỉ hưu trước tuổi của Hội đồng GĐYK tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu năm 2003 có 280 đối tượng nghỉ hưu trước tuổi với tỷ lệ mất khả năng lao động từ 61 - 65% chiếm tỷ lệ chỉ 44,28% thấp hơn Hội đồng GĐYK Phú Yên là 24,83%. Đặc biệt GĐYK ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu giám định có 9,29% đối tượng có tỷ lệ mất khả năng lao động dưới 61%. Qua 3 năm giám định cho đối tượng nghỉ hưu trước tuổi tại Hội đồng GĐYK Phú Yên 2009 đến 2011 không có đối tượng nào có tỷ lệ mất khả năng lao động dưới 61%. 3.9. Theo nơi giới thiệu: Bảng 9: Theo nơi giới thiệu giám định: Đối tượng Nghỉ hưu Tổng số Tỷ lệ % Nơi Trước tuổi Nghỉ chờ giám giới thiệu định BHXH tỉnh 123 123 31,14% Cơ quan sử dụng 272 272 68,86% người lao động Tổng cộng 272 123 395 100% * Nhận xét: - Qua bảng 9 nhận thấy có 123 đối tượng nghỉ công tác chờ giám định nghỉ hưu trước tuổi do BHXH tỉnh giới thiệu chiếm tỷ lệ 31,14%. Số đối tượng nghỉ công tác chờ giám định nghỉ hưu đa số tình trạng sức khỏe suy giảm, có nhiều bệnh mãn tính không thể tiếp tục công tác. - Cơ quan sử dụng người lao động giới thiệu giám định nghỉ hưu trước tuổi 272 đối tượng chiếm tỷ lệ 68,86%. Với đối tượng được cơ quan sử dụng người lao động giới thiệu trực tiếp đến Hội đồng giám định có nhiều lý do để nghỉ hưu trước tuổi như: Sức khỏe suy giảm, không phù hợp với công việc đang làm và có mức thu nhập thấp xin nghỉ trước tuổi để chuyển đổi làm công việc khác ở các cơ sở sản xuất tư nhân.. - Trong số 123 đối tượng được cơ quan sử dụng người lao động giới thiệu đến Hội đồng giám định Y khoa tỉnh Phú Yên giám định trong đó có 32 trường hợp đã được giám định có biên bản với tỷ lệ % mất khả năng lao động vĩnh viễn từ 61 đến 72% nhưng không giải quyết chế độ hưu trước tuổi được vì nhiều lý do như: Chưa đủ tuổi giám định, chưa đủ năm đóng BHXH, cơ quan sử dụng lao động đã Quyết định cho thôi việc nhận trợ cấp, cơ quan sử dụng người lao động đã giải thể … 19
- Chương 4 BÀN LUẬN Qua phân tích đánh giá 395 đối tượng khám giám định nghỉ hưu trước tuổi theo quy định tại Hội đồng (GĐYK) Phú Yên trong 3 năm 2009-2011 chúng tôi có một số bàn luận sau. 4.1. Giới tính: Chúng tôi nhận thấy với tỷ lệ giám định nghỉ hưu trước tuổi nam và nữ chênh lệch không nhiều nam 204 trường hợp chiếm tỷ lệ 51,65% cao hơn nữ là 3,3%. Số người giám định nghỉ hưu trước tuổi những năm về sau cao hơn năm trước như: Năm 2009 chỉ có 74 đối tượng đến năm 2011 là 192 đối tượng, có lẽ theo cơ chế thị trường việc làm ở các cơ sở tư nhân có mức thu nhập cao hơn cơ sở công lập, hơn nữa nhiều cơ sở nhà nước kinh doanh không hiệu quả, giải thể nên người lao động xin giám định nghỉ hưu trước tuổi ngày càng gia tăng. 4.2. Về nhóm tuổi: Nhóm tuổi giám định nghỉ hưu trước tuổi từ 45 đến 49 có số lượng nhiều nhất trong 4 nhóm tuổi mà chúng tôi phân loại là 188 trên 395 đối tượng chiếm tỷ lệ 47,59%. Trong đó nữ có số lượng rất cao 120 chiếm tỷ lệ 63,83%. Ở tuổi đời từ 40 đến 49 có 252 đối tượng chiếm tỷ lệ 78,12% nhóm tuổi này nhiều người còn rất khỏe và trẻ còn có khả năng cống hiến công sức cho xã hội, nhưng 90% các đối tượng đến khám giám định tha thiết để được nghỉ hưu sớm, với nhiều lý do khác nhau trong đó ý kiến nhiều nhất là mức thu nhập với đồng lương hiện tại không đủ trang trải cho nhu cầu cuộc sống thường ngày. Họ nghỉ để nhận lương hưu và làm thêm công việc khác, một số đối tượng chỉ mắc một số bệnh mạn tính các khớp với mức độ vừa, nhẹ như thoái hóa cột sống thắt lưng, viêm dạ dày tá tràng mạn tính hoặc sỏi thận có thể điều trị được để tiếp tục làm việc nhưng trước Hội đồng họp xét họ luôn có nguyện vọng xin nghỉ chế độ. Có 45 đối tượng chưa muốn nghỉ trước tuổi nhưng vì cơ quan không thể sắp xếp bố trí công việc được vì trình độ nghiệp vụ, sức khỏe suy giảm, nhiều bệnh lý tái phát hằng năm phải nghỉ điều trị nhiều đợt nên không thể đảm đương được công việc. Riêng nhóm tuổi 55 đến 59 có 34 đối tượng chiếm tỷ lệ 8,61% chủ yếu là những đối tượng mắc các bệnh rất nặng và hiểm nghèo như tai biến mạch máu não liệt ½ người và bệnh ung thư. Nhóm tuổi 40 đến 44 có 14 nam giới được giám định là do lao động trong môi trường nặng nhọc, độc hại. 4.3. Trình độ văn hóa: Chúng tôi nhận thấy trình độ văn hóa trung học phổ thông có số lượng nhiều nhiều nhất 164 đối tượng chiếm tỷ lệ 41,52% nhưng thực chất qua thống kê trên hồ bệnh án khai thác họ báo lúc đến khám giám định là không chính xác, vì không có bằng chứng cụ thể, bởi vì với trình độ văn hóa trung học phổ thông nhưng với chữ viết ở đơn đề nghị giám định vừa yếu mà lại không theo một quy luật của trình độ trung học phổ thông, sự nhận thức về phòng chống bệnh tật, chăm lo cho sức khỏe còn non kém, do công tác tuyên truyền về chăm sóc bảo vệ sức khỏe của các cơ sở y tế và cơ quan người sử dụng lao động chưa được quan tâm đứng mức đến CNVC lao 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương nghiên cứu khoa học: Đánh giá nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề sống thử
30 p | 3393 | 834
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Đánh giá chất lượng môi trường nước sông Thị Vải trong những năm gần đây (đoạn chảy qua huyện Tân Thành)
83 p | 717 | 123
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh
142 p | 232 | 74
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Đánh giá năng lực làm việc của lao động giúp việc gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội - Ngụ ý cho đào tạo nghề
96 p | 235 | 48
-
Báo cáo khoa học: Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành về phòng, chống HIV/AIDS của người dân 15 - 49 tuổi tại tỉnh Thừa Thiên Huế
6 p | 355 | 43
-
Bài thuyết trình Phương pháp nghiên cứu khoa học: Đánh giá đề tài nghiên cứu “ online banking adoption”
13 p | 369 | 38
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Đánh giá biến động rừng núi Luốt
25 p | 231 | 31
-
Nghiên cứu Khoa học: Đánh giá chất lượng dịch vụ phà An Hòa tỉnh An Giang
37 p | 123 | 29
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Đánh giá lễ hội Carnaval Hạ Long 2012 phục vụ phát triển du lịch
73 p | 192 | 27
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ĐÁNH GIÁ VIỆC SỬ DỤNG CÁC NGUỒN NGUYÊN LIỆU LÀM THỨC ĂN NUÔI CÁ TRA (Pangasius hypophthalmus) TRONG BÈ Ở AN GIANG"
11 p | 155 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: Đánh giá ứng dụng CNTT trong nhà trường phổ thông; Kiểm tra đánh giá và phương pháp trắc nghiệm khách quan, ứng dụng phần mềm Emptest trong kiểm tra đánh giá môn Tin học 10
35 p | 164 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TÍCH LŨY ĐẠM, LÂN TRONG MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon) THÂM CANH"
9 p | 143 | 15
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 3 - TS. Nguyễn Minh Hà
7 p | 143 | 13
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG KHOAI NGỌT (Dioscorea Alata) LÀM THỨC ĂN CHO CÁ RÔ PHI"
6 p | 139 | 12
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHIA SẺ NĂNG LƯỢNG CỦA LIPID CHO PROTEIN TRONG THỨC ĂN CỦA CÁ RÔ ĐỒNG (Anabas testudineus) Ở GIAI ĐOẠN GIỐNG"
6 p | 101 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá công tác quản lý nghiên cứu khoa học tại thành phố Cần Thơ thông qua nhu cầu của nhà nghiên cứu và hiệu quả quản lý
134 p | 31 | 5
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Đánh giá mức độ hấp dẫn của điểm du lịch Suối khoáng nóng Kim Bôi-Hòa Bình
71 p | 21 | 5
-
Đánh giá định lượng nghiên cứu khoa học
12 p | 65 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn