Nghiên cứu một số vấn đề về bảo mật ứng dụng web trên Internet (Nguyễn Duy Thắng vs Nguyễn Minh Thu) - 3
lượt xem 30
download
Khoa CNTT Chương 9: Từ chối dịch vụ (Dos) III.2. Lợi dụng TCP thực hiện phương pháp SYN flood truyền thống:Hình 9.III.2-1: Tấn công DoS truyền thống Như đã đề cập về vấn đề thiết lập kết nối trong phần 1, bất cứ 1 gói tin SYN, máy chủ cũng phải để 1 phần tài nguyên của hệ thống như bộ nhớ đệm để nhận và truyền dữ liệu cho đường truyền đó. Tuy nhiên, tài nguyên của hệ thống là có hạn và hacker sẽ tìm mọi cách để hệ thống tràn qua giới hạn đó. ( Đây còn được gọi là...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu một số vấn đề về bảo mật ứng dụng web trên Internet (Nguyễn Duy Thắng vs Nguyễn Minh Thu) - 3
- Khoa CNTT Chương 9: Từ chối dịch vụ (Dos) III.2. Lợi dụng TCP thực hiện phương pháp SYN flood truyền thống: Hình 9.III.2-1: Tấn công DoS truyền thống Như đã đề cập về vấn đề thiết lập kết nối trong phần 1, bất cứ 1 gói tin SYN, máy chủ cũng phải để 1 phần tài nguyên của hệ thống như bộ nhớ đệm để nhận và truyền dữ liệu cho đường truyền đó. Tuy nhiên, tài nguyên của hệ thống là có hạn và hacker sẽ tìm mọi cách để hệ thống tràn qua giới hạn đó. ( Đây còn được gọi là half-open connection vì máy khách mở kết nối giữa chừng) Theo hình 9.III.2-1: Nếu máy chủ sau khi gửi trả một gói tin SYN/ACK để thông báo chấp nhận kết nối cho máy yêu cầu nhưng nếu địa chỉ IP của máy yêu cầu này là giả mạo thì gói tin không thể đến được đích, nên máy chủ vẫn phải dành tài nguyên cho yêu cầu đó. Sau một thời gian không nhận được phản hồi từ máy khách, máy chủ lại tiếp tục gửi một gói tin SYN/ACK để xác nhận lần nữa và cứ như vậy, kết nối vẫn tiếp tục mở. Nếu như hacker gửi nhiều gói tin SYN đến máy chủ đến khi máy chủ không thể tiếp nhận thêm 1 kết nối nào nữa thì lúc này hệ thống đã bị phá vỡ. -Trang 112-
- Khoa CNTT Chương 9: Từ chối dịch vụ (Dos) Kết luận: Chỉ với một đường truyền băng thông nhỏ, hacker đã có thể phá vỡ một hệ thống. Thêm vào đó, địa chỉ IP của hacker có thể được sửa đổi nên việc xác định thủ phạm là một vấn đề hết sức khó khăn. III.3. Tấn công vào băng thông III.3.1. Kiểu tấn công thứ 1 Hacker hoàn toàn có khả năng làm ngập hệ thống vì băng thông của hacker lớn hơn băng thông của máy đích. Kiểu tấn công này không bị hạn chế bởi tốc độ truyền mạng. Ví dụ 9.III.3.1-1: Hacker có một đường truyền tốc độ cao T1 ( 1.544- Mbps ) hay lớn hơn có thể dễ dàng phá vỡ một hệ thống có đường truyền 56Kbps. III.3.2. Kiểu tấn công thứ 2 Kiểu tấn công này được sử dụng khi đường truyền mạng của hacker là quá thấp so với đường truyền của máy đích. Không giống như kiểu tấn công DoS truyền thống ( phần 2 ), kiểu tấn công vào băng thông lớn hơn sẽ lợi dụng những gói tin từ những hệ thống khác nhau cùng một lúc tiến đến hệ thống đích khiến cho đường truyền của hệ thống đích không còn khả năng đáp ứng, máy chủ không còn khả năng nhận một gói tin nào nữa. -Trang 113-
- Khoa CNTT Chương 9: Từ chối dịch vụ (Dos) Hình 9.III.3.2-1: Kiểu tấn công DoS vào băng thông Theo hình 9.III.3.2-1, tất cả các gói tin đi vào 1 mạng máy tính qua 1 "Big-Pipe" ( ống dẫn lớn ), sau đó được router chia ra những "Small Pipe" ( ống dẫn nhỏ ) cho nhiều máy tính con tùy theo địa chỉ IP của gói tin. Nhưng nếu toàn bộ "Big-Pipe" bị làm ngập bằng những gói tin chỉ hướng đến 1 máy nhất định trong mạng máy tính con này, router đành phải chấp nhận loại bỏ phần lớn các packet để chỉ còn lại số lượng vừa đủ đi qua "Small Pipe" của máy tính đó. Kiểu tấn công này sẽ loại máy đích ra khỏi Internet. Đây là phương pháp tấn công kiểu từ chối dịch vụ nhưng không là DoS mà gọi là DDoS ( kiểu từ chối dịch vụ phân tán ), nghĩa là cùng một lúc nhiều máy sẽ được phát động để gửi gói tin đến máy đích ( mặc dù đường truyền của mỗi máy không cao nhưng nhiều đường truyền lại hợp thành một ống dẫn “ Big Pipe”), làm cho máy đích không còn khả năng tiếp nhận gói tin và bị loại khỏi mạng Internet, như sơ đồ minh họa sau:ợc router chia ra những "Sm -Trang 114-
- Khoa CNTT Chương 9: Từ chối dịch vụ (Dos) computer con tùy Hình 9.III.3.2-2: Tấn công DDoS DRDoS (Distributed Reflection Denial of Service) - Thế hệ tiếp theo của DDoS: Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho trang grc.com bị phá vỡ. Hình sau sẽ minh họa kiểu tấn công DRDoS này. -Trang 115-
- Khoa CNTT Chương 9: Từ chối dịch vụ (Dos) Hình 9.III.3.2-3. Tấn công kiểu DRDoS Bằng cách giả địa chỉ IP của máy đích, hacker sẽ cùng lúc gửi nhiều gói tin đến các hệ thống máy mạnh trên mạng, các hệ thống này khi nhận gói tin SYN giả này, chấp nhận kết nối và gửi trả một gói tin SYN/ACK để thông báo. Vì địa chỉ IP của gói tin SYN bị hacker sửa đổi thành địa chỉ IP máy đích nên những gói tin SYN/ACK sẽ được gửi về cho máy đích. Cùng một lúc nhận được nhiều gói tin, đường truyền của máy đích không đủ khả năng đáp ứng, hệ thống máy đích từ chối nhận bất kì gói tin nào và lúc này hệ thống máy đích đã bị sụp đổ. -Trang 116-
- Khoa CNTT Chương 9: Từ chối dịch vụ (Dos) III.4. Kiểu tấn công vào tài nguyên hệ thống Đây là kiểu tấn công nhằm vào tài nguyên hệ thống hơn là tài nguyên mạng như CPU, bộ nhớ, file hệ thống, tiến trình…..Hacker là một người dùng hợp lệ của hệ thống, và được một lượng tài nguyên giới hạn trên hệ thống. Tuy nhiên, hacker sẽ lạm dụng quyền truy cập này để yêu cầu thêm tài nguyên. Như vậy, hệ thống hay những người dùng hợp lệ sẽ bị từ chối sử dụng tài nguyên chia sẻ. Kiểu tấn công sẽ khiến cho hệ thống không thể sử dụng được vì tài nguyên đã bị sử dụng hết, không còn tiến trình để thực thi nữa. IV. BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG Kiểu tấn công từ chối dịch vụ là kiểu tấn công gây nhiều khó khăn trong vấn đề bảo vệ cũng như điều tra tìm ra thủ phạm nhất, bởi vì hầu hết hacker đã thay đổi địa chỉ IP của máy mình nên rất khó xác định ai là thủ phạm. Để phòng chống khả năng khuyếch đại đường truyền, cần: • Huỷ khả năng broadcast tại router biên • Tăng kích thước hàng đợi kết nối -> kết quả: có thể phòng tránh khả năng tràn hàng đợi qua nhiều kết nối, nhưng cách này sử dụng nhiều tài nguyên • Giảm thời gian thiết lập kết nối • Dùng những phần mềm phát hiện và phá hủy kiểu tấn công DoS: Hầu hết những hệ điều hành hiện nay đều hỗ trợ khả năng phát hiện và phòng chống kiểu tấn công lụt SYN. -Trang 117-
- Khoa CNTT Chương 9: Từ chối dịch vụ (Dos) Tuy nhiên cũng đã có những phần mềm được có khả năng tránh kiểu tấn công này. Ví dụ như với Linux kernels 2.0.30 và về sau cài đặt một tùy chọn gọi là SYN Cookie, kernel có nhiệm vụ truy tìm và lưu vết những khả năng có thể xảy ra kĩ thuật SYN. Sau đó, kernel sẽ sử dụng một giao thức mã hoá như SYN cookie cho phép người dùng hợp lệ của hệ thống tiếp tục kết nối đến hệ thống Với WindowNT 4.0 trở về sau, sử dụng kĩ thuật backlog, mỗi khi hàng đợi kết nối không đủ đáp ứng, hệ thống tự động cung cấp tài nguyên cho hàng đợi, vì thế hàng đợi sẽ không bị phá vỡ. • Ứng dụng chỉ cho phép mỗi một máy con chỉ được thiết lập số kết nối tối đa theo qui định tránh trường hợp hacker gửi cùng lúc nhiều yêu câu gây tắc nghẽn. Nhận xét: Kiểu tấn công từ chối dịch vụ tuy chỉ khiến cho hệ thống bị phá vỡ trong vài phút nhưng hậu quả thì khá to lớn (ảnh hưởng trên phạm vi tiền và uy tín). Đây là kĩ thuật thường được hacker sử dụng trong trường hợp không thể chiếm quyền quản trị trên hệ thống hoặc thông tin, hoặc muốn phá hủy uy tín của cơ quan đó.Thêm vào đó việc giả mạo địa chỉ khiến cho hacker càng dễ dàng thực hiện viêc tấn công mà không sợ bị phát hiện. Thông thường kĩ thuật này được thực hiện kèm theo sự hỗ trợ của vài công cụ như ping of death, teardrop…Những công cụ này được liệt kê thêm trong chương 8 tiếp theo. -Trang 118-
- Khoa CNTT Chương 10: Một số kĩ thuật tấn công khác Chương 10 MỘT SỐ KĨ THUẬT TẤN CÔNG KHÁC Nội dung : I. Mã hóa URL. II. Kiểu tấn công vượt đường dẫn III. Tấn công dựa vào kí tự rỗng IV. Ngôn ngữ trình chủ -Trang 119-
- Khoa CNTT Chương 10: Một số kĩ thuật tấn công khác CHƯƠNG 10: MỘT SỐ KĨ THUẬT TẤN CÔNG KHÁC I. MÃ HÓA URL (URL Encoding) I.1. Khái niệm Theo RFC 1738 định nghĩa URL và RFC 2369 cho URIs, những kí tự được giới hạn sử dụng trên URL hoặc URI là một tập các kí tự US-ASCII. Theo RFC 1738, 2369 những kí tự chữ số, kí tự đặc biệt như “ $-_.+!*’() ” và một số kí tự dành riêng là không bị mã hoá trên URL hay URIs. Còn những kí tự đặc biệt khác thì được mã hóa như khoảng trắng, < > ”…Sau khi trình chủ nhận được dữ liệu này, trình chủ sẽ tự động giải mã để thao tác như bình thường. Vậy hacker có thể lợi dụng được gì trong URL mã hóa này. Những nhà phát triển ứng dụng có thể sẽ thiết kế ứng dụng để kiểm tra dữ liệu nhập vào của người dùng có hợp lệ hay không, những kí tự đặc biệc như < > trong thẻ script thường được dùng trong những kĩ thuật tấn công như XSS sẽ bị lọai bỏ Vậy để hợp thức hóa nội dung dữ liệu cần nhập, hacker thay vì nhập trực tiếp kí tự đặc biệt vào ô nhập thì họ có thể nhập những kí tự đã được mã hoá theo chuẩn RFC 1738, RFC 2369. Như vậy bằng cách đó, hacker có thể dễ dàng vượt qua kiểm soát này. -Trang 120-
- Khoa CNTT Chương 10: Một số kĩ thuật tấn công khác Ví dụ 10.I.1-1: http://www.myserver.c0m/script.php?mydata=%3cscript%20src=%22htt p%3a%2f%2fwww.yourserver.com%2fbadscript.js%22%3e%3c%2fscript%3e Biến mydata sẽ mang nội dung: I.2. Một số biện pháp phòng chống • Tránh sử dụng phương thức GET vì nếu dùng GET, dữ liệu dễ dàng được thêm vào URL. Vì thế, sử dụng phương thức POST bất cứ khi nào có thể. • Trong trường hợp URL bắt buộc được sử dụng để chuyển dữ liệu lên trình chủ, cần giới hạn kiểu dữ liệu, nên kiểm tra dữ liệu trong ứng dụng trước khi sử dụng. • Không nên sử dụng ngôn ngữ máy khách để kiểm tra tính đúng đắn của dữ liệu. II. KIỂU TẤN CÔNG VƯỢT ĐƯỜNG DẪN II.1. Khái niệm Nhiều ứng dụng sử dụng tập tin hệ thống của trình chủ trong “lớp trình bày” để hiển thị thông tin lưu trử tạm thời. Những tập tin này bao gồm những tập tin hình ảnh , tập tin HTML, hay những ứng dụng CGI. Thư mục WWW-ROOT là một thư mục gốc ảo bên trong trình chủ, nơi mà được truy xuất bởi trình duyệt. Ứng dụng lưu trữ thông tin bên trong hoặc bên ngòai WWW-ROOT. Nếu ứng dụng không kiểm tra những kí tự đặc biệt, thường được sử dụng trong đường dẫn như “/” thì có thể rằng ứng dụng đã có một lỗ hổng cho kiểu tấn công -Trang 121-
- Khoa CNTT Chương 10: Một số kĩ thuật tấn công khác vượt đường dẫn. Hacker có thể yêu cầu trình chủ trả về kết quả là nội dung những tập tin vật lí như /etc/password… Tóm lại: Kiểu tấn công này cũng dựa vào sự lỏng lẻo trong quá trình kiểm tra dữ liệu trên URL, cookie, HTTP Header yêu cầu. Lợi dụng quyền truy xuất một tập tin của ứng dụng, nhờ đó hacker có thể xem được file lưu trữ trên hệ thống. Ví dụ 10.II.1-1: http://maydich.com/show.asp?result= “dangnhapthanhcong.asp” nhưng nếu hacker thay đổi tên tập tin cần truy xuất như sau: http://maydich.com/show.asp?result= ../etc/password như vậy hacker có thể xem nội dung file password được lưu trữ trong hệ thống. II.2. Một số biện pháp phòng chống Việc phòng chống kiểu tấn công vượt đường dẫn là một thử thách lớn cho những nhà ứng dụng trong một hệ thống phân tán. Tuy nhiên, cách phòng chống tốt nhất vẫn là Ứng dụng cần kiểm tra việc truy xuất file trước khi xuất kết quả cho trình duyệt. -Trang 122-
- Khoa CNTT Chương 10: Một số kĩ thuật tấn công khác III. TẤN CÔNG DỰA VÀO KÍ TỰ RỖNG III.1. Khái niệm Nhiều ứng dụng Web thường sử dụng ngôn ngữ lập trình như C, Java để tạo modul xử lý những công việc như thao tác trên những dữ liệu nhập vào từ người dùng. Lợi dụng kí tự kết thúc chuỗi mà hacker sẽ thêm vào một chuỗi nhập để đánh lừa ứng dụng. Ví dụ 10.III.1-1: Giả sử hacker đưa vào một chuỗi “AA\0BB” thì qua chương trình lập trình bằng ngôn ngữ C, chuỗi này có thể bị cắt ngắn thành AAAA vì C xem \0 là dấu hiệu kết thúc chuỗi. Hacker có thể lợi dụng điều này để vượt qua các khâu kiểm tra nội dung chuỗi. III.2. Một số biện pháp phòng chống Cách duy nhất để phòng chống trường hợp này đó là chỉ chấp nhận những dữ liệu hợp lệ. Những kí tự như “\” phải bị lọai bỏ trước khi ứng dụng sử dụng chúng. IV. NGÔN NGỮ PHÍA TRÌNH CHỦ IV.1. Khái niệm SSI là đoạn mã được nhúng vào trong trang Web để yêu cầu trình chủ cung cấp thông tin ở một điểm nào đó trong trang. Ví dụ 10.IV.1-1: -Trang 123-
- Khoa CNTT Chương 10: Một số kĩ thuật tấn công khác Dòng lệnh trên nhúng nội dung file “test.asp” vào trong trang Web. Tuy nhiên, SSI không phải được hỗ trợ trong hầu hết các trình chủ, Apache và IIS là 2 trình chủ hỗ trợ SSI. Trang Web có sử dụng SSI thường được lưu dưới dạng .shtml hoặc .stm (là phần mở rộng của .html hay .htm) để báo hiệu cho trình chủ biết trang này có sử dụng SSI để tiết kiệm thời gian xử lí cho trình chủ (không mất thời gian tìm kiếm). Quá trình thực hiện xử lí một trang Web yêu cầu: Nếu không có bất kì chỉ thị nào khác, trình chủ chỉ gửi nội dung trang Web cho trình duyệt nhưng với một SSI, thì công việc tuần tự theo những bước như sau: • Trình chủ nhận dữ liệu và phân tích dữ liệu (tìm kiếm và phân loại những câu lệnh đặc biệt) để chỉ thị thực hiện • Dưa trên những câu lệnh mà trình chủ tìm thấy, trình chủ thực thi những câu lệnh đó để trả kết quả cho trình duyệt. • Trả kết quả về cho trình duyệt Có 3 khả năng thực hiện: • Nhận thông tin từ một file và chèn vào trong trang • Gán giá trị cho một số biến • Gọi chương trình CGI Nội dung câu lệnh SSI xem trong phần phụ lục. -Trang 124-
- Khoa CNTT Chương 10: Một số kĩ thuật tấn công khác IV.2. Cách tấn công Hacker lợi dụng những ô nhập để chèn thêm vào đó nội dung một câu lệnh SSI. Ví dụ 10.IV.2-1: Thiết lập câu lệnh Select Câu lệnh này di chuyển con trỏ đến dòng đầu tiên trong tập tin. Hiển thị nội dung dòng đầu tiên. IV.3. Biện pháp phòng chống Với người quản trị, cấu hình lại trình chủ sao cho trình chủ không hỗ trợ SSI. Với người lập trình, kiểm tra kĩ nội dung dữ liệu gửi từ người dùng. Loại bỏ những kí tự như < > # -- !…Tuy nhiên điều này nên được thực hiện tại trình chủ, không nên kiểm tra tính đúng đắn của dữ liệu bằng ngôn ngữ phía trình khách, vì khả năng thay đổi nội dung của trang Web. -Trang 125-
- Khoa CNTT Chương 11: Tổng kết quá trình tấn công của Hacker Chương 11 TỔNG KẾT QUÁ TRÌNH TẤN CÔNG CỦA HACKER Nội dung: I. Thu thập thông tin ở mức hạ tầng của mục tiêu II. Khảo sát ứng dụng Web III. Tấn công -Trang 126-
- Khoa CNTT Chương 11: Tổng kết quá trình tấn công của Hacker CHƯƠNG 11: TỔNG KẾT QUÁ TRÌNH TẤN CÔNG CỦA HACKER Theo tài liệu Hacking Exposed của Stuart McClure, Joel Scambray, George Kurtz thì các kẻ tấn công thường thực hiện các giai đoạn sau khi tấn công I. THU THẬP THÔNG TIN Ở MỨC HẠ TẦNG CỦA MỤC TIÊU • Bước 1: FootPrinting (thu thập thông tin): Đây là cách mà hacker làm khi muốn lấy một lượng thông tin tối đa về máy chủ/doanh nghiệp/người dùng, bao gồm chi tiết về địa chỉ IP, Whois, DNS ..v.v - là những thông tin chính thức có liên quan đến mục tiêu. Công cụ hỗ trợ: UseNet , search engines (công cụ tìm kiếm) , Edgar Any Unix client, http://www.networksolutions.com/whois, nslookup Is -d , Sam spade, http://www.arin.net/whois, dig • Bước 2: Scanning (Quét thăm dò): Phần lớn thông tin quan trọng từ server có được từ bước này , bao gồm quét cổng, xác định hệ điều hành, .v.v.. để biết các port trên server, nghe đường dữ liệu. Các công cụ: fping, icmpenum Ws_ping ProPack, nmap, SuperScan, fscan nmap, queso, siphon. • Bước 3: Enumeration (liệt kê tìm lỗ hổng): -Trang 127-
- Khoa CNTT Chương 11: Tổng kết quá trình tấn công của Hacker Bước thứ ba là tìm kiếm những tài nguyên được bảo vệ kém, hoạch tài khoản người dùng mà có thể sử dụng để xâm nhập, bao gồm các mật khẩu mặc định, các script và dịch vụ mặc định. Rất nhiều người quản trị mạng không biết đến hoặc không sửa đổi lại các giá trị này. Các công cụ phụ trợ: null sessions, DumpACL, sid2user, OnSite Admin showmount, NAT Legion banner grabbing với telnet, netcat, rpcinfo. • Bước 4: Gaining access (Tìm cách xâm nhập): Bây giờ hacker sẽ tìm cách truy cập vào mạng bằng những thông tin có được ở ba bước trên. Phương pháp được sử dụng ở đây có thể là tấn công vào lỗi tràn bộ đệm, lấy và giải mã file password, hay brute force (kiểm tra tất cả các trường hợp) password. Các công cụ: tcpdump, L0phtcrack readsmb, NAT, legion, tftp, pwdump2 (NT) ttdb, bind, IIS, HTR/ISM.DLL. • Bước 5: Escalating privilege (Leo thang đặc quyền): Trong trường hợp hacker xâm nhập đựợc vào mạng với một tài khoản nào đó, thì họ sẽ tìm cách kiểm soát toàn bộ hệ thống. Hacker sẽ tìm cách crack password của admin, hoặc sử dụng lỗ hổng để leo thang đặc quyền. John và Riper là hai chương trình crack password rất hay được sử dụng. Công cụ: L0phtcrack, Ic_messages, getadmin, sechole. • Bước 6: Pilfering (Dùng khi các file chứa pass bị sơ hở): -Trang 128-
- Khoa CNTT Chương 11: Tổng kết quá trình tấn công của Hacker Thêm một lần nữa các máy tìm kiếm lại đựơc sử dụng để tìm các phương pháp truy cập vào mạng. Những file text chứa password hay các cơ chế không an toàn khác có thể là đích cho hacker. Thông tin lấy từ bước trên đủ để ta định vị server và điều khiển server. Nếu bước này không thành công, đến bước . Công cụ hỗ trợ: rhost, LSA Secrets user data, configuration files, Registry. • Bước 7: Covering Tracks (Xoá dấu vết) : Sau khi đã có những thông tin cần thiết, hacker tìm cách xoá dấu vết, xoá các file log của hệ điều hành làm cho người quản lý không nhận ra hệ thống đã bị xâm nhập hoặc có biết cũng không tìm ra kẻ xâm nhập là ai. Xóa log. Công cụ: Zap, Event log GUI, rootkits, file streaming. • Bước 8: Creating Backdoors (Tạo cửa sau chuẩn bị cho lần xâm nhập tiếp theo được dễ dàng hơn): Hacker để lại "Back Doors", tức là một cơ chế cho phép hacker truy nhập trở lại bằng con đường bí mật không phải tốn nhiều công sức, bằng việc cài đặt Trojan hay tạo user mới (đối với tổ chức có nhiều user). Công cụ ở đây là các loại Trojan, keylog, creat rogue user accounts, schedule batch jobs, infect startup files, plant remote control services, install monitoring mechanisms, replace apps with Trojan. -Trang 129-
- Khoa CNTT Chương 11: Tổng kết quá trình tấn công của Hacker Công cụ: members of wheel, administrators cron, At rc, Startup folder, registry keys, netcat, remote.exe, VNC, BO2K, keystroke loggers, add acct to secadmin mail aliases login, fpnwclnt.dll II. KHẢO SÁT ỨNG DỤNG WEB Phương pháp khảo sát khá phổ biến, đó là Xem mã nguồn và lợi dụng các lỗi cho phép xem mã nguồn. Một số ngôn ngữ web thông dụng hiện nay có nhiều lỗi này như Active Server Pages (ASP), Common Gateway Interface (CGI), ColdFusion Server (CFM), Hypertext Preprocessor (PHP). Tìm các site bị lỗi này bằng cách dùng www.google.com, search từ khóa liên quan. Sử dụng allinurl: trước đoạn string đặc biệt cần kiếm, thì những trang Web tìm kiếm được chắc chắn sẽ có chuỗi cần tìm. Ví dụ 11.II-1: "allinurl:/advadmin" (không có ngoặc kép) thì chỉ liệt kê ra những trang có URL có dạng : http://tentrangweb.com/advadmin. Tìm các file trên http://www.google.com thì thêm chữ type file: trước tên file cần tìm trên các chuyên khu web. Ví dụ 11.II-2: + Muốn tìm file mdb (đây là file chứa mật khẩu của các trang Web, dùng Access để mở) thì vào http://www.google.com và đánh type file:mdb -Trang 130-
- Khoa CNTT Chương 11: Tổng kết quá trình tấn công của Hacker + Tìm file SAM (đây là file chứa Password của Windows NT, dùng L0phtCrack để Crack) thì vào http://www.google.com và đánh type file:SAM • Tấn công vượt qua các cơ chế kiểm soát (authentication, authorization) Bao gồm các phương pháp như đoán mật khẩu, thay đổi thông tin cookies, các kĩ thuật directory traversal, leo thang đặc quyền, các phương pháp tấn công dựa vào SQL, SQL injection... • Tìm hiểu sâu về các chức năng của ứng dụng web Tìm hiểu cách thực hiện của các phần trong ứng dụng, đặc biệt như các order input, confirmation, order tracking. Ở đây ta có thể áp dụng các phương pháp như SQL Injection, input validation... • Tìm hiểu luồng di chuyển của thông tin Các thông tin tương tác giữa client và server, các thông tin tương tác với database. Hiện nay việc viết mã để thực hiện việc giao tiếp thông tin thường phải đảm bảo được tính hiệu quả (nhanh), và bảo mật (có thể sẽ chậm hơn). Thường thì tính hiệu quả được ưu tiên hơn do đó có thể sẽ phát sinh lỗi trong quá trình đó và giúp hacker có thể lợi dụng các lỗi như SQL input...để đoạt quyền điều khiển hệ thống. III. TẤN CÔNG Sau khi đã thu thập và khảo sát kỹ càng đối tượng, hacker bắt đầu thực hiện tấn công nhằm xâm nhập vào hệ thống lấy thông tin, đưa thông tin xấu vào, dành quyền kiểm soát,… Còn nếu không thành công trong việc xâm nhập, thì Dos là cách thức cuối cùng mà hacker thường lựa chọn để làm cho hệ thống không thể hoạt đông được. -Trang 131-
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp môn Mạng máy tính: Nghiên cứu một số vấn đề về bảo mật ứng dụng Web trên Internet
169 p | 495 | 187
-
Đề tài "Một số vấn đề về vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cầu 75 thuộc Tổng công ty công trình giao thông 8 - Bộ Giao Thông Vận tải"
61 p | 390 | 145
-
Nghiên cứu một số vấn đề về bảo mật ứng dụng web trên Internet (Nguyễn Duy Thắng vs Nguyễn Minh Thu) - 1
57 p | 420 | 137
-
Đề tài "Một số vấn đề quản lý kênh phân phối ở công ty cổ phần chữ thập đỏ(Vina Reco)”
36 p | 356 | 132
-
Luận văn: Nghiên cứu một số vấn đề về bảo mật ứng dụng Web trên internet
169 p | 366 | 70
-
Luận văn:Nghiên cứu một số vấn đề của lý thuyết đồ thị ứng dụng trong giải quyết một số bài toán thực tế
0 p | 372 | 68
-
Luận án tiến sỹ " Nghiên cứu một số vi khuẩn và virus gây bệnh trên tôm sú nuôi thương thẩm ở đồng bằng sông Cửu Long "
30 p | 193 | 44
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số mô hình trồng bông xen canh với cây ngắn ngày tại huyện Cư Jút tỉnh Đăk Nông
64 p | 154 | 35
-
Tiểu luận: Nghiên cứu một Số Vấn Đề Lí Luận Về Kinh Tế Tư Nhân
39 p | 127 | 16
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Nghiên cứu một số vấn đề tấn công lớp mạng của mạng tùy biến không dây
69 p | 94 | 13
-
Chuyên đề nghiên cứu sinh: Một số vấn đề về mật độ mức hạt nhân
39 p | 100 | 12
-
Nghiên cứu một số vấn đề xã hội liên quan đến quy hoạch môi trường vùng đồng bằng sông Hồng
51 p | 78 | 12
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu một số vấn đề về khái thác và tìm kiếm dữ liệu trên cổng thông tin điện tử
72 p | 67 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Toán học: Nghiên cứu một số vấn đề về CHAOS của mạng nơron tế bào và khả năng ứng dụng
146 p | 92 | 10
-
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu một số vấn đề thủy lực trong thi công công trình chỉnh trị sông dạng đập khóa sử dụng vật liệu đá đổ
56 p | 39 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Hệ thống thông tin: Nghiên cứu một số vấn đề đảm bảo chất lượng dịch vụ và chất lượng trải nghiệm cho mạng không dây
75 p | 18 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Vật lý: Ứng dụng phương pháp tích phân phiếm hàm để nghiên cứu một số vấn đề tương tác của lý thuyết trường lượng tử
132 p | 34 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Toán học: Nghiên cứu một số vấn đề về CHAOS của mạng nơron tế bào và khả năng ứng dụng
27 p | 75 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn