Nghiên cứu nhu cầu mua sắm của người dân tại chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Cần thơ
lượt xem 72
download
Hiện nay, nước ta có gần 9.000 chợ truyền thống trên khắp cả nước và 80% lưu lượng hàng hóa luân chuyển qua kênh phân phối này (Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam, 2011), đây thực sự là kênh phân phối hữu hiệu cho hàng Việt cũng như để phát triển sâu rộng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Là một thị trường mới mẻ, đầy tiềm năng của Việt Nam, thành phố Cần Thơ cũng có một hệ thống chợ truyền thống tương đối phát triển, với 102 chợ truyền thống; trong đó...
Bình luận(1) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu nhu cầu mua sắm của người dân tại chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Cần thơ
- ---------- Đề Tài: NGHIÊN CỨU NHU CẦU MUA SẮM CỦA NGƯỜI DÂN TẠI CHỢ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ.
- MỤC LỤC 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................................................ 3 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 3 2.1. Mục tiêu chung: ......................................................................................................................... 4 2.2 Mục tiêu cụ thể: .......................................................................................................................... 4 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................................................. 4 3.1 Không gian: ................................................................................................................................ 4 3.2 Thời gian .................................................................................................................................... 4 3.3 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................................. 4 4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................................................... 4 4.1 .Các định nghĩa: ......................................................................................................................... 4 4.1.1. Nhu cầu: ............................................................................................................................. 4 4.1.3. Chợ truyền thống ................................................................................................................ 4 4.2. Phân loại chợ Việt Nam: ............................................................................................................ 5 4.3 Lược khảo tài liệu ....................................................................................................................... 5 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 6 5.1 Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................................................... 6 5.2 Phương pháp phân tích ............................................................................................................... 6
- 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay, nước ta có gần 9.000 chợ truyền thống trên khắp cả nước và 80% lưu lượng hàng hóa luân chuyển qua kênh phân phối này (Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam, 2011), đây thực sự là kênh phân phối hữu hiệu cho hàng Việt cũng như để phát triển sâu rộng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Là một thị trường mới mẻ, đầy tiềm năng của Việt Nam, thành phố Cần Thơ cũng có một hệ thống chợ truyền thống t ương đối phát triển, với 102 chợ truyền thống; trong đó có 5 chợ hạng I, 11 chợ hạng II, 53 chợ hạng III, và 33 chợ nhỏ lẻ khác (Sở Công Thương Thành Phố Cần Thơ, 2011. Với những ưu thế vốn có của mình, chợ truyền thống đã đáp ứng nhu cầu mua sắm của đông đảo người dân từ bao đời nay, cung cấp hàng hóa đa dạng về chủng loại lẫn giá cả, đặt biệt chợ truyền thống là nơi thuận bán vừa mua, không những thế đây là nơi các tiểu thương lấy hàng sản lượng lớn với giá ưu đãi,... Bên cạnh những mặt tích cực, chợ truyền thống vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót, nhiều mặt hàng thiết yếu đối người dân bị các tiểu thương tại các chợ truyền thống đẩy lên cao, thậ m chí cao hơn giá trong các siêu thị. Mặt khác, phong cách phục vụ tại các chợ truyền thống cùng với chất lượng sản phẩm, cũng như việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề được nhiều người quan tâm,… vì những điều này đã khiến người dân đang dần dần quay lưng với chợ truyền thống. Chính vì những lí do trên nên việc “nghiên cứu nhu cầu mua sắm của người dân tại các chợ truyền thống ở Thành Phố Cần Thơ” là rất cần thiết để giúp các tiểu thương thu hút người tiêu dùng và cạnh tranh với siêu thị. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- 2.1. Mục tiêu chung: Nghiên cứu nhu cầu mua sắm của người dân tại các chợ truyền thống ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ nhằm đưa ra biện pháp giúp các tiểu thương thu hút người tiêu dùng và cạnh tranh với siêu thị. 2.2 Mục tiêu cụ thể: - Phân tích thực trạng nhu cầu mua sắm của người dân tại chợ truyền thống. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua bán của người dân tại chợ truyền thống. - Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển chợ truyền thống, giúp các tiểu thương thu hút người tiêu dùng và cạnh tranh với siêu thị. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1 Không gian: Đề tài được thực hiện trong phạm vi quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. 3.2 Thời gian 3.3 Đối tượng nghiên cứu Những khách hàng thường xuyên đến mua sắm tại chợ truyền thống. 4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 4.1 .Các định nghĩa: 4.1.1. Nhu cầu: Từ lâu Nhu cầu được định nghĩa khác nhau nhưng ta có thể hiểu nhu cầu là là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau. Theo Lý thuyết thứ bậc nhu cầu (Hierarchy of Needs Theory) của Abraham Maslow Theo thuyết A. Maslow, nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các thang bậc khác nhau từ thấp đến cao, phản ánh mức độ cơ bản của nó đối với sự tồn tại và phát triển của con người vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội. 4.1.3. Chợ truyền thống Chợ là nơi mà diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ bằng tiền tệ hoặc hiện vật (hàng đổi hàng).
- 4.2. Phân loại chợ Việt Nam: Nghị định Số: 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 về phát triển và quản lý chợ đã xếp hạng chợ theo các loại sau đây: Chợ loại 1: Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố, hiện đại theo quy hoạch; Được đặt ở các vị trí trung tâm kinh tế thương mại quan trọng của tỉnh, thành phố hoặc là chợ đầu mối của ngành hàng, của khu vực kinh tế và được tổ chức họp thường xuyên; Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ chức đầy đủ các dịch vụ tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hoá, kho bảo quản hàng hoá, dịch vụ đo lường, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hoá, vệ sinh an toàn thực phẩm và các dịch vụ khác. Chợ loại 2: Là chợ có trên 200 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch; Được đặt ở trung tâm giao lưu kinh tế của khu vực và được tổ chức họp thường xuyên hay không thường xuyên; Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động chợ và tổ chức các dịch vụ tối thiểu tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hoá, kho bảo quản hàng hoá, dịch vụ đo lường. Chợ loại 3: Là các chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố. Chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hoá c ủa nhân dân trong xã, phường và địa bàn phụ cận. 4.3 Lược khảo tài liệu Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu Marketing tác giả đã tham khảo một số bài nghiên cứu liên quan đến nội dung phân tích cụ thể như sau: Nguyễn Thị Phương Dung và Bùi Thị Kim Thanh (2010). “So sánh hành vi lựa chọn nơi mua sắm của người tiêu dùng đối với các loại hình siêu thị và chợ truyền thống: trường hợp ngành hàng tiêu dùng tại thành phố Cần Thơ”, Trường Đại Học Cần Thơ. Đề tài này tập trung so sánh hành vi lựa chọn nơi mua sắm của người tiêu dùng đối với loại hình siêu thị và chợ truyền thống của ngành hàng tiêu dùng ở thành phố Cần Thơ, qua đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hai loại hình siêu thị và chợ truyền thống. Thông qua việc thu thập số liệu sơ cấp từ người tiêu dùng, tiểu thương bán hàng và người quản lí siêu thị và việc kết hợp với các phương pháp thống kê mô tả và mô hình phân
- tích chuyên biệt tác giả cho thấy được đối tượng khách hàng đến siêu thị tác động bởi: sản phẩm được giao hàng tận nơi, giá cố định, tốn chi phí đi lại vì xa nhà; đối tượng khách hàng đến chợ truyền thống bị tác động bởi: sản phẩm được làm tại chổ, được mua thiếu, giá cả có thể thương lượng. Tuy nhiên, chợ truyền thống vẫn còn nhược điểm về vệ sinh chợ, chất lượng hàng hóa không rõ nguồn gốc, cân đo, đông, đếm không đúng. Thông qua kết quả phân tích và đánh giá tác giả cũng đề xuất ra nhiều biện pháp để giải quyết các vấn đề tồn tại như: xây dựng chợ theo hướng văn minh hiện đại, đảm bảo vệ sinh môi trường, sạch sẽ, thoáng mát; cải thiện hoạt động của bộ máy quản lí chợ, bồi dưỡng nghiệp vụ cho những người quản lí trực tiếp tại chợ; qui định khu vực bán hàng ở các chợ sao cho người mua có thể dễ dàng tiếp cận, … để chợ truyền thống có thể dễ dàng cạnh tranh với siêu thị. - Abraham Maslow (1943). “Tháp nhu cầu của Maslow” 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp Số liệu sơ cấp 5.2 Phương pháp phân tích Sử dụng phương pháp thống kê mô tả đánh giá thực trạng các chợ truyền thống tại TP. Cần Thơ Phương pháp xếp hạng (Ranking): Xếp hạng thứ tự các tiện ích quan trọng mà khách hàng chọn để từ đó đánh giá các khía cạnh cần quan tâm làm cơ sở đề xuất giải pháp. Sử dụng phân tích phân biệt để tìm ra nhóm người thường xuyên đi chợ (và không thường xuyên đi chợ): Được xác định bằng cách tính tổng số lần đi chợ của các khách hàng thường đi chợ, sau đó chia làm hai nhóm, nhóm thường xuyên chợ và nhóm không thường xuyên đi chợ. Nếu số lần đi chợ của khách hàng lớn hơn số lần đi trung bình thì gọi là thường xuyên đi chợ, ngược lại thì gọi là không thường xuyên đi chợ. Sử dụng mô hình hồi quy để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua sắm của khách hàng: (1): Người tiêu dùng thường xuyên đi chợ, (2): Người tiêu dùng không thường xuyên đi chợ. Biến độc lập đưa vào phân tích trong mô hình: Xi
- Mô hình hình phân tích chuyên biệt dựa vào mô hình thống kê như sau: D = b0 + b1X1 + b2X2 + … + bkXk Trong đó: D: là điểm chuyên biệt (biến phụ thuộc) bk: các hệ số hay trọng số phân biệt (i = 1,n) Các biến X1: Giao hàng tận nơi, X2: Đảm bảo chất lượng, X3: Mặt bằng rộng rãi, sạch sẽ; X4: Giá thấp; X5: Bán thiếu; X6: Giá cả thương lượng; X7: Tốn chi phí đi lại xa nhà; X8: Tốn nhiều thời gian để mua sắm; X9: Độ tuổi; X10: Trung bày hàng hóa thu hút; X11: Thức ăn tươi luôn sẵn có. Hệ số hay trong số bk được ước lượng để phân biệt sự khác nhau giữa các nhóm dựa vào giá trị của hàm phân biệt, khi tỷ số tổng bình phương giữa các nhóm và trong từng nhóm có đặc điểm rất lớn. Sig λ < α: có sự phân biệt ý nghĩa giữa các nhóm. Chỉ số Correctly Classified cho biết phần trăm dự báo đúng hay là mức độ phù hợp của mô hình, chỉ số này càng cao cho thấy mô hình càng phù hợp để giải thích trong thực tế.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp về “Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu tại Xí nghiệp thép và vật liệu xây dựng Hà Nội'
85 p | 629 | 338
-
Tiểu luận: Xu hướng phát triển của hệ thống phân phối bán lẻ ở Việt Nam
17 p | 613 | 308
-
Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao khả năng thắng thầu của Công ty xây dựng 319”
72 p | 454 | 265
-
Tiểu luận: Nghiên cứu nhu cầu mua sắm quần áo của sinh viên trường Đại học Cửu long và giải pháp đáp ứng nhu cầu
19 p | 782 | 109
-
ĐỀ TÀI " KHẢO SÁT NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI LONG XUYÊN "
60 p | 393 | 77
-
Đề tài: Nhu cầu mua sắm của người dân tại các chợ truyền thống ở TP Cần Thơ
39 p | 117 | 31
-
Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích quyết định Mua sắm trực tuyến hàng may mặc của nữ giới tại tỉnh Hậu Giang
117 p | 117 | 26
-
LUẬN VĂN: Dự án đầu tư mua sắm và trang bị máy trong doanh nghiệp xây dựng
88 p | 138 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của khách hàng tại Việt Nam
100 p | 110 | 25
-
Luận văn: Các trung tâm mua sắm và các kiến nghị trong thanh tóan đáp ứng nhu cầu khách hàng
37 p | 72 | 16
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu nhu cầu mua sắm tại siêu thị mini Phú Thạnh của người dân xã Tân Phú Thạnh tỉnh Hậu Giang
83 p | 20 | 15
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Những yếu tố ảnh hưởng sự hài lòng khi mua sắm tại Shopee của sinh viên tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh
104 p | 94 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng mua sắm tại siêu thị Co.opMart TPHCM
86 p | 47 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng khi mua sắm tại hệ thống cửa hàng Vissan trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
105 p | 30 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ bán lẻ tại các cửa hàng tiện ích ở TP. Hồ Chí Minh
94 p | 26 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng tại chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Vũng Tàu
104 p | 8 | 5
-
Đề tài: Nghiên cứu nhu cầu mua sắm của người dân tại các chợ truyền thống ở Thành Phố Cần Thơ
39 p | 115 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn