Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI VÀ XỬ TRÍ CHẤN THƯƠNG<br />
XUYÊN MI MẮT<br />
Nguyễn Hữu Chức*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá phân loại chấn thương xuyên tại mi mắt. Phương pháp và kỹ thuật xử trí.Đánh giá kết<br />
quả điều trị về chức năng, thẩm mỹ, các di chứng trên bệnh nhân có chấn xuyên thương mi<br />
Đối tượng và phương pháp: Tiến cứu, quan sát hàng loạt ca lâm sàng bệnh nhân có di chứng sau<br />
chấn thương mi mất tổ chức tại khoa Mắt bệnh viện Chợ rẫy 01/1/2011 đến 31/12/2011.<br />
Kết quả: Tổn thương xuyên mi mắt gặp ở tất cả các độ tuổi, song từ 15 tuổi đến 60 tuổi bị nhiều nhất, với tỷ<br />
lệ 80,1%. Trong đó Nam: 76,4%. Nữ: 23,6%. Bệnh nhân rách mi có 29,6%, mất mô tại mi có 70,4%, trong đó<br />
phổ biến là mất mô mức độ trung bình và lớn: 90,7%. Nguyên nhân do tai nạn giao thông là 51,9%, tai nạn lao<br />
động: 17,6%, tai nạn sinh hoạt: 14,3%. - Xử trí chấn thương xuyên mi: với vết thương rách mi dùng kỹ thuật<br />
khâu khép da mi 2 lớp. Tổn thương mất mô diện tích nhỏ 50 % phải ghép da rời hoặc có cuống là phổ biến. Tổn thương nhiều, dơ<br />
và dập nát nhiều sẽ cắt lọc, chăm sóc chờ khi có mô hạt tốt sẽ xử trí tiếp theo. - Kết quả: có sự liên quan giữa phục<br />
hồi về giải phẫu, chức năng và thẩm mỹ. Rách mi có khả năng phục hồi tốt là 95,3%, mất mô nhỏ phục hồi tốt<br />
75,0 (mi dưới) và 83,3% (mi trên). Khi tổn thương mất mô lớn >50,0% tỷ lệ này là 57,1% và 60,7%. Những di<br />
chứng thường gặp nhất là hở mi, sụp mi và sẹo xấu làm ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ của mi mắt và thị<br />
giác.<br />
Kết luận: Bệnh nhân chấn thương xuyên mi có 29,6% rách mi, mất mô: 70,4%, trong đó phổ biến là mất mô<br />
mức độ trung bình và lớn. Nguyên nhân do tai nạn giao thông gặp nhiều nhất: 51,9%. Vết thương rách mi dùng<br />
kỹ thuật khâu khép da mi 2 lớp. Tổn thương mất mô diện tích nhỏ 50 % phải ghép da rời hoặc có cuống là phổ biến. Tổn thương lớn, dơ<br />
và dập nát nhiều: cắt lọc, chăm sóc chờ khi có mô hạt tốt sẽ xử trí tiếp theo. Lệ đạo hoặc cơ nâng mi bị tổn thương,<br />
phải được tái tạo để đảm bảo chức năng và thẩm mỹ. Có sự liên quan giữa phục hồi về giải phẫu, chức năng và<br />
thẩm mỹ. Những di chứng thường gặp nhất là hở mi, sụp mi và sẹo xấu làm ảnh hưởng đến chức năng và thẩm<br />
mỹ của mi mắt và thị giác.<br />
Từ khoá: chấn thương xuyên mi mắt.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
CLASSIFICATION AND MANAGEMENT OF PENETRATING EYELID TRAUMA<br />
Nguyen Huu Chuc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 398 - 404<br />
Objectives: To assess classification in penetrating eyelid trauma. To review management strategy and<br />
techniques. To evaluate functional, aesthetic results and post-management complications in patients with<br />
penetrating eyelid trauma.<br />
Materials and methods: Prospective study based on observation of clinical cases from patients with post* Khoa Mắt - BV Chợ Rẫy<br />
Tác giả liên lạc: TS.BSCK2. Nguyễn Hữu Chức<br />
<br />
398<br />
<br />
ĐT: 0913650105<br />
<br />
Email: bschuc@yahoo.com<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
traumatic eyelid complications reported to the Department of Ophthalmology at Cho Ray Hospital from<br />
01/1/2011 to 31/12/2011.<br />
Results: Penetrating of the eyelids frequently occurs in all age groups, however mostly reported from<br />
patients at 15 to 60 years of age (80.1%) with gender distribution as 76.4%male and 23.6% female. Eyelid tearing<br />
occurs in 29.6% of patients, loss of eyelid tissue in 70.4%, 90.7% of which is moderate and severe loss. The most<br />
common cause is traffic accidents (51.9%), followed by work accidents (17.6%) and others (14.3%). Management<br />
of penetrating eyelid trauma: tearing skin tissue can be closed using 2 layers of sutures; trauma with less than<br />
33% tissue loss could be managed by minimal tissue clearing and skin closed with overlapping skin flaps. In case<br />
of moderate tissue loss, depending on the trauma location and patient’s age, we can use the slip skin flap,<br />
transferred flap or skin graft techniques. If the area of tissue loss is large (>50%), the techniques of skin grafting or<br />
with stems are common. Vulnerable, dirty and severely damaged tissues may need to be cleared out and once<br />
health tissues are recovered, next steps in management can be considered.<br />
Results: there is a relationship between anatomic, functional and aesthetic recoveries. Eyelid tearing has the<br />
best recovery rate of 95.3%. Moderate tissue loss recovery rate is 75.0% for lower eyelid and 83.3% for upper<br />
eyelids. When severe loss (> 50.0%) occurs, the recovery rate is 57.1% and 60.7% respectively. The most common<br />
complications include opening eyelids, collapsed eyelids and bad scars which affect vision, function and aesthetics<br />
of the eyelids.<br />
Conclusion: Eyelid tearing occurs in 29.6% of cases and loss of eyelids tissues in 70.4% with 90.7% of<br />
which being moderate and severe loss. The most common cause is traffic accidents (51.9%). Tearing skin tissue<br />
can be closed using 2 layers of sutures; trauma with less than 33% tissue loss could be managed by minimal tissue<br />
clearing and skin closed with overlapping skin flaps. In case of moderate tissue loss, depending on the trauma<br />
location and patient’s age, we can use the slip skin flap, transferred flap or skin graft techniques. If the area of<br />
tissue loss is large (>50%), the techniques of skin grafting or with stems are common. Vulnerable, dirty and<br />
severely damaged tissues may need to be cleared out and once health tissues are recovered, next steps in<br />
management can be considered. When lacrimal ducts or the eyelid muscles are damaged, they need to be re-created<br />
to ensure functionality and aesthetics. There is a relationship between anatomic, functional and aesthetic<br />
recoveries.The most common complications include opening eyelids, collapsed eyelids and bad scars which affect<br />
vision, function and aesthetics of the eyelids.<br />
Keywords: Penetrating eyelid trauma<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Chấn thương mi mắt chiếm tỷ lệ cao trong<br />
chấn thương chung cũng như chấn thương mắt,<br />
làm ảnh hưởng tới chức năng thị giác và thẩm<br />
mỹ. Theo nghiên cứu của Poon, AF. và cộng sự,<br />
tại Úc cho biết có 16,0 % chấn thương mắt trong<br />
chấn thương chung và 55,0 % trong chấn thương<br />
vùng mặt(10). Tại Mỹ, khi phân tích 28.340 bệnh<br />
nhân chấn thương Dawn Scruggs và cộng sự<br />
đưa ra kết quả chấn thương rách mi chiếm 1,36%<br />
trong tất cả các loại chấn thương. Người ta có thể<br />
chia ra chấn thương mi mắt do đụng dập hoặc<br />
do xuyên thủng(3,11).<br />
<br />
Trong chấn thương đụng dập thường do vật<br />
tù hoặc va đập vào mi. Tụ máu dưới da và phù<br />
nề tại chỗ là thường gặp nhất. Song, luôn phải<br />
cảnh giác với tổn thương hốc mắt, nhãn cầu và<br />
thần kinh thị phối hợp(2,4,8,9).<br />
Chấn thương xuyên thủng, phức tạp hơn.<br />
Người ta có thể chia ra<br />
- Rách da mi: không liên quan đến bờ tự do,<br />
có liên quan đến bờ tự do hoặc liên quan đến góc<br />
trong và ngoài khe mi.<br />
- Chấn thương mi có mất tổ chức: không liên<br />
quan đến bờ tự do, có liên quan đến bờ tự do<br />
hoặc liên quan đến góc trong và ngoài khe mi.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
399<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Tùy theo loại chấn thương mà có các phương<br />
pháp xử trí thích hợp, để mang lại kết quả tồt<br />
nhất về chức năng, giải phẫu và thẩm mỹ, giảm<br />
bớt khả năng phải can thiệp sửa chữa các di<br />
chứng(1,2,8,12).<br />
Theo Chang Eli L., cần thiết phải ghi nhận cơ<br />
chế gây chấn thương, nguy cơ nhiễm khuẩn, độ<br />
sâu, mức độ mất tổ chức, khả năng có ngoại vật.<br />
Đánh giá những ảnh hưởng đến chức năng mi<br />
mắt, chức năng lệ đạo, dây thần kinh số VII<br />
ngoại vi, nhãn cầu ngay từ khi tiếp xúc lần đầu<br />
với bệnh nhân có vai trò quan trọng để có<br />
phương án can thiệp kịp thời và đúng mức,<br />
tránh những tai biến, biến chứng hoặc di chứng<br />
lâu dài(1,2,5,6,8).<br />
<br />
Tại Việt Nam, chấn thương xuyên mi mắt<br />
chiếm tỉ lệ khá cao do nhiều nguyên nhân<br />
khác nhau. Hậu quả ảnh hưởng đến chức<br />
năng thị giác, thẩm mỹ, từ đó làm giảm khả<br />
năng lao động và chất lượng sống. Song, đến<br />
nay chưa có công trình nghiên cứu nào một<br />
cách tương đối toàn diện về vấn đề này. Vì<br />
vậy từ đòi hỏi thực tế, đề tài “Nghiên cứu<br />
phân loại và xử trí chấn thương xuyên mi<br />
mắt” được chọn. Với những mục tiêu sau:<br />
Đánh giá phân loại chấn thương xuyên tại<br />
mi mắt.<br />
Phương pháp và kỹ thuật xử trí<br />
Đánh giá kết quả điều trị về chức năng,<br />
giải phẫu và thẩm mỹ.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
Đối tượng<br />
Bệnh nhân chấn thương xuyên mi mắt được<br />
điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/01/2011 đến<br />
31/12/2011.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu<br />
Bệnh nhân chấn thương xuyên mi mắt<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Bệnh nhân có tổn thương toàn thân nặng nguy<br />
hiểm đế tính mạng<br />
Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu<br />
<br />
400<br />
<br />
Bệnh nhân không có khả năng tái khám và<br />
theo dõi đầy đủ.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Tiến cứu, quan sát, mô tả lâm sàng, lấy mẫu<br />
hàng loạt trường hợp.<br />
Phương pháp tiến hành<br />
Chọn bệnh nhân đủ tiêu chuẩn đưa vào mẫu<br />
nghiên cứu.<br />
Kỹ thuật phẫu thuật áp dụng: tái tạo mi mắt<br />
về giải phẫu, chức năng và thẩm mỹ.<br />
Thu thập số liệu, thống kê, phân tích đánh<br />
giá.<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Kết quả về dịch tễ<br />
Đặc điểm về giới tính (n=216)<br />
Nam: 165 (76,4%). Nữ: 51 (23,6%)<br />
Chấn thương xuyên mi mắt, giới nam gặp<br />
nhiều gấp 3 lần giới nữ. Phù hợp với Dawn S.,<br />
Ryan S. và cộng sự tại Virginia, Hoa Kỳ phân<br />
tích 28.340 bệnh nhân chấn thương từ năm<br />
2003 đến 2007, cho biết số lượng bệnh nhân<br />
nam cao hơn hẳn bệnh nhân nữ, với tỷ lệ nam<br />
72,6%(3,11).<br />
<br />
Tuổi<br />
Bảng 1: Tuổi của bệnh nhân chấn thương xuyên mi<br />
mắt (n=216)<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
<br />
Tuổi<br />
15 tuổi<br />
> 15 - 30 tuổi<br />
> 30 – 60 tuổi<br />
> 60 tuổi<br />
Tổng số<br />
<br />
Số lượng<br />
25<br />
102<br />
71<br />
18<br />
216<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
11,6<br />
47,2<br />
32,9<br />
8,3<br />
100,0<br />
<br />
Tuổi gặp nhiều nhất: 15 đến 60, với tỷ lệ<br />
80,1%. Trung bình 33,2 tuổi. Theo nghiên cứu<br />
của Dawn S., Ryan S. và cộng sự, trung bình:<br />
37,2(11). Tuổi của bệnh nhân trong nghiên cứu<br />
này thấp hơn, có thể vì ở nước ta người tham<br />
gia giao thông bằng xe cơ giới nhất là xe hai<br />
bánh trẻ hơn, an toàn trong lao động chưa<br />
được coi trọng đúng mức trong cộng đồng.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
Nghề nghiệp<br />
Bảng 2: Phân bố nghề nghiệp của bệnh nhân (n =<br />
216)<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
<br />
Nghề nghiệp<br />
Nông dân<br />
Công nhân<br />
Nghề biển<br />
Học sinh, sinh viên<br />
Bộ đội<br />
Nghề khác<br />
Tổng số<br />
<br />
Số lượng<br />
76<br />
48<br />
27<br />
57<br />
2<br />
6<br />
216<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
35,2<br />
22,2<br />
12,5<br />
26,4<br />
0,9<br />
2,8<br />
100,0<br />
<br />
Số lượng bệnh nhân là nông dân chiếm tỷ lệ<br />
cao, với 35,2 %, tiếp đó là học sinh: 26,4 %. Tại<br />
Hoa Kỳ, theo Dawn S., và cộng sự(11): bệnh nhân<br />
là công nhân gặp nhiều nhất. Điều này cũng có<br />
thể hiểu tai nước ta tỷ lệ người làm nông nghiệp<br />
còn chiếm tỷ lệ cao.<br />
<br />
STT<br />
4<br />
5<br />
<br />
Thời gian<br />
> 7 ngày<br />
Tổng số<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Số lượng<br />
8<br />
42<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
3,7<br />
100,0<br />
<br />
Có 55,1% bệnh nhân đến bệnh viện và được<br />
can thiệp trước 24 giờ. Sau 24 giờ đến 72 giờ là<br />
29,2%. Bệnh nhân được xử trí muộn sau 7 ngày<br />
còn gặp 8 bệnh nhân, chiếm 3,7%. Những bệnh<br />
nhân đến muộn thường do ở xa, tự điều trị hoặc<br />
do được chuyển đi muộn khi có biến chứng.<br />
<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
Mắt bị tổn thương<br />
<br />
101,<br />
46%<br />
<br />
MẮT BỊ CHẤN THƯƠNG<br />
21,<br />
10%<br />
94,<br />
44%<br />
<br />
MẮT PHẢI<br />
<br />
Nguyên nhân chấn thương<br />
<br />
MẮT TRÁI<br />
<br />
Bảng 3: Những nguyên nhân gây chấn thương<br />
(n=216)<br />
<br />
HAI MẮT<br />
<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
<br />
Nguyên nhân<br />
Tai nạn giao thông<br />
Tai nạn lao động<br />
Tai nạn sinh hoạt<br />
Đánh nhau<br />
Trái nổ<br />
Nguyên nhân khác<br />
Tổng số<br />
<br />
Số lượng<br />
112<br />
38<br />
31<br />
17<br />
6<br />
12<br />
42<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
51,9<br />
17,6<br />
14,3<br />
7,8<br />
2,8<br />
5,6<br />
100,0<br />
<br />
Nguyên nhân chấn thương do tai nạn giao<br />
thông chiếm tỉ lệ cao nhất 51,9 %, sau đó là tai<br />
nạn lao động cùng 17,6%. Tại Hoa Kỳ, Dawn S.,<br />
và cộng sựcho biết: chấn thương do giao thông<br />
chiếm 37,6 %, tai nạn do té ngã trong lao động và<br />
sinh hoạt là 15,6%(11). Như vậy, cũng như các<br />
chấn thương khác, chấn thương mi mắt do tai<br />
nạn giao thông ở nước ta là phổ biến. Đặc biệt là<br />
với người điều khiển xe hai bánh<br />
<br />
Thời gian từ khi chấn thương đến khi được<br />
can thiệp phẫu thuật<br />
Bảng 4: Thời gian từ lúc chấn thương đến khi được<br />
phẫu thuật (n=216)<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
<br />
Thời gian<br />
24 giờ<br />
> 24 giờ - 72 giờ<br />
> 72 giờ - 7 ngày<br />
<br />
Số lượng<br />
119<br />
63<br />
26<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
55,1<br />
29,2<br />
12,0<br />
<br />
Biểu đồ 2: Phân bố mắt bị chấn thương<br />
Mắt phải và mắt trái bị chấn thương gần<br />
giống nhau. Có 10,0 % bệnh nhân bị cả hai mắt.<br />
Như vậy, đa số bị một bên. Khi xử trí, nếu bị<br />
thiếu nhiều da và tổ chức, có thể dùng vạt da<br />
bên đối diện để ghép, sẽ có kết quả tốt hơn, nhất<br />
là về phương diện thẩm mỹ.<br />
<br />
Phân loại tổn thương mi theo vị trí tổn thương<br />
Bảng 5: Tổn thương mi theo mức độ và vị trí (n=216)<br />
Vị trí<br />
Rách mi<br />
Không liên quan bờ tự do<br />
Có liên quan bờ tự do<br />
Có liên quan góc khe mi<br />
Mất mô tại mi:<br />
Không liên quan bờ tự do<br />
Có liên quan bờ tự do<br />
Có liên quan góc khe mi<br />
<br />
Số lượng<br />
64<br />
4<br />
21<br />
39<br />
152<br />
12<br />
54<br />
86<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
29,6<br />
1,9<br />
9,7<br />
18,1<br />
70,4<br />
5,6<br />
25,0<br />
39,8<br />
<br />
Bệnh nhân chấn thương xuyên mi bị mất<br />
mô trong nghiên cứu này có tỷ lệ khá cao:<br />
70,4%. Có thể những bệnh nhân tổn thương<br />
đơn giản hơn đã được xử trí tại các cơ sở y tế<br />
tuyến dưới. Bệnh nhân tổn thương mi có liên<br />
quan đến góc khe mi gặp 57,9%, những tổn<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
401<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
thương góc trong mi thường liên quan đến lệ<br />
quản. Cần thiết phải phục hồi về giải phẫu và<br />
chức năng dẫn lưu nước mắt. Bệnh nhân tổn<br />
thương mất mô liên quan đến bờ tự do, đặc<br />
biệt mất bờ tự do >1/3 chiều dài, mất sụn mi,<br />
khi xử trí thường rất khó khăn.<br />
Bảng 6: mức độ mất mô tại mi mắt (n=152)<br />
Mức độ mất mô<br />
Số lượng<br />
Mi trên<br />
69<br />
Mất mô nhỏ (< 33%)<br />
6<br />
Mất mô trung bình (33% -