intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu tỉ lệ đột biến gene K-RAS và mối liên quan đột biến gene K-RAS với một số đặc điểm mô bệnh học ung thư đại trực tràng

Chia sẻ: ĐInh ĐInh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

36
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu này nghiên cứu tỉ lệ đột biến gene K-RAS ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng, tìm hiểu mối liên quan giữa đột biến gene K-RAS với một số đặc điểm mô bệnh học ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu tỉ lệ đột biến gene K-RAS và mối liên quan đột biến gene K-RAS với một số đặc điểm mô bệnh học ung thư đại trực tràng

  1. nghiên cứu khoa học NGHIÊN CỨU TỈ LỆ ĐỘT BIẾN GENE K-RAS VÀ MỐI LIÊN QUAN ĐỘT BIẾN GENE K-RAS VỚI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG Lê Văn Thiệu* *Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng TÓM TẮT Mục tiêu: 1. Nghiên cứu tỉ lệ đột biến gene K-RAS ở bệnh nhân UTĐTT. 2. Tìm hiểu mối liên quan giữa đột biến gene K-RAS với một số đặc điểm mô bệnh học ở bệnh nhân UTĐTT. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 79 bệnh nhân UTĐTT. Xác định đột biến gene bằng kỹ thuật giải tình tự gene, thực hiện tại Trung tâm nghiên cứu gene và protein Trường Đại học Y Hà Nội. Kết quả và kết luận: Tỉ lệ đột biến gene K-RAS trong UTĐTT là 58,2%. Tỉ lệ đột biến gene K-RAS ở nam giới chiếm 63% và nữ giới là 37% (p > 0,05). Nhóm tuổi ≤ 40 có tỉ lệ đột biến là 8,7% và nhóm tuổi > 40 là 91,3% (p > 0,05). Mức độ xâm lấn của u vào thành đại trực tràng có mối liên quan với đột biến gene K-RAS (p < 0,05). Týp mô bệnh học, độ ác tính, tình trạng có hay chưa có di căn hạch của khối u chưa thấy có mối liên quan với đột biến gene K-RAS (p > 0,05). Từ khóa: Ung thư đại trực tràng, đột biến gene K-RAS. I. ĐẶT VẤN ĐỀ nghiên cứu dịch tễ học di truyền về diễn biến của Ung thư đại trực tràng (UTĐTT) là bệnh phổ UTĐTT trải qua nhiều bước [2], [8]. biến trên thế giới và là nguyên nhân gây tử vong Ở Việt Nam, cũng đã có nhiều nghiên cứu về cao hàng thứ 3 trong các tử vong do ung thư UTĐTT, nhưng chủ yếu là về đặc điểm lâm sàng, (UT) nói chung. Theo Hiệp hội phòng chống UT hình ảnh nội soi và mô bệnh học (MBH), còn ít thấy quốc tế (Union for International Cancer Control - có những nghiên cứu về đột biến gene trong UT nói UICC), ước tính trên thế giới mỗi năm có khoảng chung và trong UTĐTT nói riêng. Vì vậy, chúng tôi 1.000.000 trường hợp UTĐTT mới được phát hiện tiến hành nghiên cứu đề này nhằm 2 mục tiêu: và khoảng hơn 500.000 người chết vì căn bệnh 1. Nghiên cứu tỉ lệ đột biến gene K-RAS ở này [3]. Tỉ lệ mắc bệnh giữa các vùng miền, các bệnh nhân ung thư đại trực tràng. châu lục có sự khác nhau. Ở Việt Nam, UTĐTT đứng thứ 5 sau các UT của dạ dày, phổi, vú và 2. Tìm hiểu mối liên quan giữa đột biến gene vòm họng. Trong UT đường tiêu hóa thì UTĐTT K-RAS với một số đặc điểm mô bệnh học ở bệnh đứng thứ 2, sau UT dạ dày. Tuy nhiên, so với các nhân ung thư đại trực tràng. UT của đường tiêu hóa thì UTĐTT là loại có tiên II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU lượng tốt nhất [1]. 1. Đối tượng nghiên cứu Cơ chế hình thành và phát triển của UTĐTT là do biến đổi và tích lũy các gene trong tế bào của Gồm 79 bệnh nhân (BN) UTĐTT được chẩn niêm mạc đại trực tràng (ĐTT). Sự tích lũy dần đoán xác định bằng mô bệnh học (MBH) tại Bệnh các biến dị di truyền thường phải trải qua nhiều viện Việt Tiệp Hải Phòng từ tháng 1/2010 đến năm (từ 10 - 20 năm), và điều này phù hợp với các tháng 7/2012. Tạp chí Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam 359
  2. nghiên cứu khoa học - Tiêu chuẩn chọn BN: BN được chẩn đoán 2.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu xác định UTĐTT bằng MBH. BN chỉ bị UTĐTT, - Đặc điểm chung của nhóm BN nghiên cứu: ngoài ra không bị bệnh ung thư khác kèm theo. tuổi, giới. Có đầy đủ dữ liệu lưu trữ trong hồ sơ bệnh án. - MBH: Phân týp MBH, phân giai đoạn TNM - Tiêu chuẩn loại trừ: BN có bệnh ung thư và phân độ ác tính của khối u theo Tổ chức Y tế khác kèm theo; không có đầy đủ hồ sơ bệnh án. thế giới năm 2000. - Cỡ mẫu và cách chọn mẫu: - Xác định tỉ lệ đột biến gene K-RAS: + Chọn mẫu: Chọn mẫu có chủ đích, BN được chẩn đoán xác định UTĐTT bằng MBH. + Bằng kỹ thuật giải trình tự gene tại Trung + Cỡ mẫu: Gồm 79 BN UTĐTT đủ tiêu chuẩn tâm nghiên cứu gene và protein Trường Đại học lựa chọn như đã nêu trên. Y Hà Nội. + Đánh giá kết quả xác định đột biến gene: 2. Phương pháp nghiên cứu Có đột biến; không đột biến. Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp mô tả, cắt ngang, tiến cứu. 2.2. Xử lý số liệu: Bằng phần mềm SPSS 20.0. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Tỉ lệ đột biến gene K-RAS ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Bảng 1. Tỉ lệ đột biến gene K-RAS Đột biến N = 79 Tỉ lệ % Có đột biến 46 58,2 Không đột biến 33 41,8 Tổng 79 100 Tỉ lệ đột biến gene K-RAS ở BN UTĐTT là 58,2%. Bảng 2. Đột biến gene K-RAS theo giới tính Có đột biến Không đột biến Tổng Giới p N = 46 % N = 33 % N = 79 % Nam 29 63,0 19 57,6 48 60,8 > 0,05 Nữ 17 37,0 14 42,4 31 39,2 Tổng 46 100 33 100 79 100 Đột biến gene K-RAS ở nam chiếm tỉ lệ 63,0%; ở nữ chiếm tỉ lệ 37,0%. Bảng 3. Đột biến gene K-RAS theo nhóm tuổi Có đột biến Không đột biến Tổng Tuổi p N = 46 % n = 33 % N = 79 % ≤ 40 4 8,7 1 3,0 5 6,3 > 0,05 > 40 42 91,3 32 97,0 74 93,7 Tổng 46 100 33 100 79 100 Đột biến gene K-RAS ở nhóm tuổi ≤ 40 chiếm tỉ lệ 8,7%; ở nhóm tuổi > 40 chiếm tỉ lệ 91,3%. Tạp chí 360 Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX
  3. nghiên cứu khoa học 2. Mối liên quan giữa đột biến gene K-RAS với một số đặc điểm mô bệnh học ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng 2.1. Đột biến gene K-RAS với týp mô bệnh học Bảng 4. Mối liên quan giữa đột biến gene K-RAS với týp mô bệnh học Có đột biến Không đột biến Tổng Mô bệnh học P n = 46 % n = 33 % N = 79 % UTBMT Biệt hóa cao 19 43,3 13 39,4 32 40,5 > 0,05 UTBMT Biệt hóa vừa 15 32,6 12 36,4 27 34,2 UTBMT Biệt hóa thấp 7 15,2 1 3,0 8 10,1 UTBM tuyến nhày 4 8,7 6 18,2 10 12,7 > 0,05 UTBM tế bào nhẫn 1 2,2 1 3,0 2 2,5 Tổng 46 100 33 100 79 100 Chưa thấy mối liên quan giữa đột biến gene K-RAS với týp MBH ở BN UTĐTT (p > 0,05). 2.2. Đột biến gene K-RAS với độ ác tính khối u Bảng 5. Mối liên quan giữa đột biến gene K-RAS với độ ác tính khối u Có đột biến Không đột biến Tổng Độ ác tính P n = 46 % n = 33 % N = 79 % Thấp 34 73,9 25 23,3 59 74,7 > 0,05 Cao 12 26,1 8 76,7 20 25,3 Tổng 46 100 33 100 79 100 Chưa thấy mối liên quan giữa đột biến gene K-RAS với mức độ ác tính của khối u (p > 0,05). 2.3. Mối liên quan giữa đột biến gene K-RAS với ung thư biểu mô nhày và không phải ung thư biểu mô tuyến nhày Bảng 6. Mối liên quan giữa đột biến gene K-RAS với ung thư biểu mô tuyến nhày và không phải ung thư biểu mô tuyến nhày Có đột biến Không đột biến Tổng MBH P n = 46 % N = 33 % N = 79 % UTBMT nhày 4 8,7 6 7,6 10 12,7 Không phải > 0,05 42 91,3 27 92,4 69 87,3 UTBMT nhày Tổng 46 58,2 33 41,8 79 100 Chưa thấy mối liên quan giữa đột biến gene K-RAS với UTBMT nhày và không phải UTBMT nhày (p > 0,05). Tạp chí Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam 361
  4. nghiên cứu khoa học 2.4. Đột biến gene K-RAS với mức độ xâm lấn khối u vào thành đại trực tràng Bảng 7. Mối liên quan giữa đột biến gene K-RAS với mức độ xâm lấn khối u vào thành đại trực tràng Mức độ Có đột biến Không đột biến Tổng P Xâm lấn u N = 46 % n = 33 % N = 79 % Lớp cơ 7 15,2 13 39,4 20 25,3 Thanh mạc 15 32,6 10 30,3 25 31,7 < 0,05 Qua thanh mạc 24 52,2 10 30,3 34 43,0 Tổng 46 100 33 100 79 100 Tỉ lệ đột biến gene K-RAS tăng dần theo mức độ xâm lấn khối u vào thành ĐTT (p < 0,05). 3.2.5. Đột biến gene K-RAS với ung thư đại trực tràng có và chưa có di căn hạch Bảng 3.8. Mối liên quan đột biến gene K-RAS với ung thư đại trực tràng có và chưa có di căn hạch Có đột biến Không đột biến Tổng Di căn hạch P N = 46 % n = 33 % N = 79 % Có di căn hạch 9 19,6 9 27,3 18 22,8 > 0,05 Chưa di căn hạch 37 80,4 24 72,7 61 77,2 Tổng 46 100 33 100 79 100 Chưa thấy mối liên quan giữa đột biến gene K-RAS với UTĐTT có và chưa có di căn hạch (p > 0,05). IV. BÀN LUẬN K-RAS ở codon 12 và codon 13 đã được tiến hành 1. Tỉ lệ đột biến gene K-RAS ở bệnh nhân ung trên 79 BN bị UTĐTT, kết quả nghiên cứu bảng 1 thư đại trực tràng cho thấy tỉ lệ đột biến gene K-RAS ở BN bị UTĐTT Cho đến nay, có hơn 3000 đột biến điểm trong nghiên cứu của chúng tôi là 58,2%. Kết quả gene K-RAS đã được báo cáo, trong đó đột biến nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu hay gặp nhất là đột biến thay thế nucleotit ở codon của các tác giả khác trên thế giới [5], [9]. 12 (chiếm 82%) và codon 13 (chiếm 17%) ở exon Nhiều kết quả nghiên cứu dịch tễ học đã 2 trên gene K-RAS [6]. Đột biến tại codon 12 và chứng rằng bệnh UTĐTT gặp nhiều ở lứa tuổi trên 13 đã được chứng minh đóng một vai trò quan 40. Trong nghiên cứu này, khi tiến hành khảo sát trọng trong quá trình tiến triển UT và nguy cơ đột biến gene K-RAS đối với tuổi của BN UTĐTT kháng thuốc ức chế EGFR của khối u. Đột biến (bảng 3) cho thấy tỉ lệ đột biến gene K-RAS ở BN tại những vị trí khác như codon 61 và 146 cũng bị UTĐTT ở nhóm tuổi ≤ 40 (8,7%); nhóm tuổi > 40 đã được báo cáo nhưng thường chiếm tỉ lệ nhỏ (91,3%) (p > 0,5). Như vậy, kết quả nghiên cứu của và ảnh hưởng của những dạng đột biến này lên chúng tôi cũng phù hợp với nhiều kết quả nghiên lâm sàng chưa được làm sáng tỏ [7], [11]. Như cứu cho rằng tỉ đột biến gene K-RAS không có sự vậy, việc xác định sự đột biến gene K-RAS ở BN khác biệt giữa các lứa tuổi [4], [12]. UTĐTT có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tiên lượng điều trị. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt kinh 2. Mối liên quan giữa đột biến gene K-RAS với phí nên trong nghiên cứu này chúng tôi mới chỉ một số đặc điểm mô bệnh học ở bệnh nhân dừng lại ở nghiên cứu tỉ lệ đột biến gene K-RAS ung thư đại trực tràng và mối liên quan đột biến gene K-RAS với một số Đột biến gene K-RAS với mức độ xâm lấn đặc điểm MBH ở BN UTĐTT. khối u vào thành đại trực tràng và ung thư đại trực Trong nghiên cứu này, xác định đột biến gene tràng có và chưa có di căn hạch. Tạp chí 362 Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX
  5. nghiên cứu khoa học Kết quả nghiên cứu bảng 7 cho thấy tỉ lệ đột 1. Tỉ lệ đột biến gene K-RAS ở bệnh nhân ung biến gene K-RAS theo mức độ xâm lấn u vào thư đại trực tràng thành ĐTT lần lượt là: khi khối u xâm lấn đến lớp - Tỉ lệ đột biến gene K-RAS trong ung thư đại cơ (15,2%); lớp thanh mạc (32,6%); qua lớp thanh trực tràng là 58,2%. mạc (52,2%) (p < 0,05). Như vậy, khối u càng - Tỉ lệ bệnh nhân ung thư đại trực tràng có đột xâm lấn sâu vào thành ĐTT thì tỉ lệ đột biến gene biến gene K-RAS ở nam giới chiếm 63% và nữ K-RAS càng cao. Kết quả nghiên cứu của chúng giới là 37% (p > 0,05). tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Tai - Tỉ lệ đột biến gene K-RAS ở bệnh nhân ung C.J (2012) nghiên cứu đột biến gene K-RAS trên thư đại trực tràng có tuổi ≤ 40 là 8,7% và ở tuổi > 126 BN mắc UTĐTT nhận xét rằng đột biến gene 40 là 91,3% (p > 0,05). K-RAS ở BN bị UTĐTT thấy có sự khác biệt giữa giai đoạn T1+2 và giai đoạn T3+4 [10]. Như vậy, 2. Mối liên quan giữa đột biến gene K-RAS với có mối liên quan giữa đột biến gene K-RAS với một số đặc điểm mô bệnh học ung thư đại trực mức độ xâm lấn khối u vào thành ĐTT ở BN bị tràng UTĐTT. + Mức độ xâm lấn của u vào thành và lòng đại trực tràng có mối liên quan với đột biến gene V. KẾT LUẬN K-RAS (p < 0,05). Qua nghiên cứu 79 trường hợp ung thư đại + Týp mô bệnh học, độ ác tính, tình trạng có trực tràng chúng tôi rút ra một số kết luận như hay chưa có di căn hạch của khối u chưa thấy có sau: mối liên quan với đột biến gene K-RAS (p > 0,05). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đoàn Hữu Nghị và cs (2005), “Ghi nhận (2005), “APC, K-ras, and p53 gene mutations ung thư tại Viện E từ 2001 - 2005”, Tạp chí Thông in colorectal cancer patients: correlation to tin Y dược, tr.154-158. clinicopathologic features and postoperative 2. Ahnen D.J. (1996), “The genetic basis surveillance”, Am Surg, 71(4), p. 336-43. of colorectal cancer risk”, Adv Intern Med, 41, p. 8. John S. (2007), “Genetic alteration 531-52. in sporadic and hereditary colorectal cancer: 3. Benson A.B. (2007), “Epidemiology, implementations for screening and follow-up”, Dig disease progression, and economic burden of Dis, 25, p. 9 - 19. colorectal cancer”, J Manag Care Pharm, 13(6 9. Stefanius K., Ylitalo L., Tuomisto A., et al. Suppl C), p. S5-18. (2011), “Frequent mutations of KRAS in addition 4. Beranek M., Bures J., Palicka V., et to BRAF in colorectal serrated adenocarcinoma”, al. (1999), “A relationship between K-ras gene Histopathology, 58(5), p. 679-92. mutations and some clinical and histologic 10. Tai C.J., Chang C.C., Jiang M.C., et al. variables in patients with primary colorectal (2012), “Clinical-pathological correlation of K-Ras carcinoma”, Clin Chem Lab Med, 37(7), p. 723-7. mutation and ERK phosphorylation in colorectal 5. Cunningham C. and Dunlop M.G. (1996), cancer”, Pol J Pathol, 63(2), p. 93-100. “Molecular genetic basis of colorectal cancer 11. Weinstein I.B. (2002), “Cancer. Addiction susceptibility”, Br J Surg, 83(3), p. 321-9. to oncogenes--the Achilles heal of cancer”, 6. Garrett C.R. and Eng C. (2011), Science, 297(5578), p. 63-4. “Cetuximab in the treatment of patients with 12. Zulhabri O., Rahman J., Ismail S., colorectal cancer”, Expert Opin Biol Ther, 11(7), et al. (2012), “Predominance of G to A codon p. 937-49. 12 mutation K-ras gene in Dukes’ B colorectal 7. Hsieh J.S., Lin S.R., Chang M.Y., et al. cancer”, Singapore Med J, 53(1), p. 26-31. Tạp chí Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam 363
  6. nghiên cứu khoa học ABSTRACT RESEARCH K-RAS GENE MUTATIONS RATE AND RELATIONSHIP BETWEEN K-RAS GENE MUTATIONS WITH SOME CHARACTERISTIC HISTOPATHOLOGY IN COLORECTAL CANCER Objective: 1. Research K-RAS gene mutations rate in colorectal cancers. 2. To find out the relationship between K-RAS gene mutations with some characteristic histopathology at patients colorectal cancer. Subjects and methods: Cross-sectional descriptive study on 79 patients with colorectal cancer. To determine the mutation of K-RAS gene by technical sequencing gene, performed in the Center for gene and protein research of Hanoi Medical University. Results and Conclusions: The rate of K-RAS gene mutations in colorectal cancer is 58.2%. The rate of K-RAS gene mutation in male patients is 63% and in female’s is 37% (p > 0,05). The age group ≤ 40 has the rate mutation is 8.7% and the age group > 40 is 91.3% (p > 0,05). The level of tumor invation into the wall of colorectal wall has relationship with K-RAS gene mutations (p < 0,05). Histopathological type, malignant, yes or no the status of lymph node metastasis of the tumor has not relationship with the K-RAS gene mutations (p> 0,05). Keywords: colorectal cancer, K-RAS gene mutations. Tạp chí 364 Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1