TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2014<br />
<br />
NGHIÊN CỨU TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ<br />
NGUY CƠ Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TÝP 2<br />
ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KIÊN GIANG<br />
Ngô Ngọc Tước*; Nguyễn Thị Phi Nga**; Lê Đình Tuân***<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang 141 bệnh nhân (BN) đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 điều trị tại<br />
Khoa Nội B, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang nhằm xác định tỷ lệ một số triệu chứng lâm sàng<br />
và yếu tố nguy cơ ở BN ĐTĐ týp 2.<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy:<br />
- Tỷ lệ triệu chứng lâm sàng và biến chứng thường gặp: sút cân 53,1%, uống nhiều 49,6%,<br />
tiểu nhiều 48,9%, ăn nhiều 42,4%, đau ngực 14,1%, protein niệu 29,7%, biến chứng thần kinh<br />
ngoại biên 21,2%, biến chứng đục thủy tinh thể 17,7%, biến chứng tim mạch 14,1%.<br />
- Tỷ lệ yếu tố nguy cơ: tăng huyết áp 84,4%, thói quen ăn ngọt, ăn nhiều chất béo 63,8%,<br />
béo phì 49,7%, thói quen uống rượu 44,7%, hút thuốc lá 32,6%, ít vận động thể lực 20,6%.<br />
Tỷ lệ BN có 4 yếu tố nguy cơ cao nhất (21,7%), số BN có một yếu tố nguy cơ thấp nhất 1,5%.<br />
* Từ khóa: Đái tháo đường týp 2 ; Yếu tố nguy cơ; Triệu chứng lâm sàng.<br />
<br />
STUDY OF CLINICAL SYMPTOMS AND RISK FACTORS IN PATIENTS<br />
WITH TYPE 2 DIABETES MELLITUS IN KIENGIANG HOSPITAL<br />
SUMMARY<br />
Research was designed as a cross - sectional descriptive study. Study on 141 type 2 diabetic<br />
patients in Department of Internal Medicine B in Kiengiang Hospital to determine the rate of<br />
clinical symptoms and risk factors in patients with type 2 diabetes. The results were as followed:<br />
- The rate of common symptoms and complications: weight loss in 53.1%, feeling very thirsty<br />
in 49.6%, urinating often in 48.9%, feeling very hungry in 42.4%, angina in 14.1%, proteinuria in<br />
29.7%, peripheral neuropathy complications in 21.2%, eyes complications in 17.7% and<br />
cardiovascular complications in 14.1%.<br />
- The percentage of risk factors: hypertension in 84.4%, the habit of eating sweet, and fatty<br />
foods in 63.8%, obesity in 49.7%, the habit of alcohol drink in 44.7%, smoking in 32.6%, less<br />
physical activity in 20.6%. The proportion of patients who have four risks is the highest (21.7%),<br />
and patients have a risk is the lowest (1.5%).<br />
* Key words: Type 2 diabetes; Risk factors; Clinical symptoms.<br />
* Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang<br />
** Bệnh viện Quân y 103<br />
*** Đại học Y Thái Bình<br />
Người phản hồi (Corresponding): Lê Đình Tuân (letuan985@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 28/04/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 15/05/2014<br />
Ngày bài báo được đăng: 27/05/2014<br />
<br />
102<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2014<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Thế kỷ XXI là thế kỷ của các bệnh nội<br />
tiết và rối loạn chuyển hóa. Trong số các<br />
bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa, bệnh<br />
ĐTĐ, nhất là ĐTĐ týp 2 đã và đang được<br />
xem là vấn đề cấp thiết của thời đại. Ở<br />
Việt Nam, theo nghiên cứu của Bệnh viện<br />
Nội tiết TW đến năm 2008, trên toàn quốc<br />
tỷ lệ này khoảng 5,7% [4]. Kiên Giang là<br />
một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu<br />
Long, hiện đang phát triển nhanh chóng<br />
về kinh tế, xã hội. Các nghiên cứu về<br />
bệnh ĐTĐ tại tỉnh Kiên Giang chưa đáp<br />
ứng được hiểu biết về tình hình mắc bệnh<br />
và quản lý bệnh, hoạt động phòng chống<br />
và quản lý bệnh ĐTĐ vẫn chưa được<br />
quan tâm một cách đúng mức. Vì vậy,<br />
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này<br />
với mục tiêu: Xác định tỷ lệ một số triệu<br />
chứng lâm sàng, biến chứng và yếu tố<br />
nguy cơ ở BN ĐTĐ týp 2 đang điều trị<br />
thuộc diện quản lý của Ban Bảo vệ và<br />
Chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Kiên Giang.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
141 BN ĐTĐ týp 2 trực thuộc quản lý<br />
của Ban Bảo vệ Chăm sóc sức khỏe cán<br />
bộ tỉnh Kiên Giang. BN đã được chẩn<br />
đoán bị ĐTĐ týp 2 và điều trị tại bệnh viện<br />
hoặc điều trị ngoại trú. BN đến khám,<br />
kiểm tra định kỳ hoặc điều trị tại bệnh viện.<br />
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10 2011 đến 12 - 2012.<br />
- Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ theo<br />
khuyến cáo ADA (2003) [8].<br />
Chẩn đoán dựa vào 1 trong 3 tiêu chuẩn:<br />
+ Glucose huyết đói (ít nhất 8 giờ sau<br />
ăn) ≥ 7,0 mmol/l.<br />
<br />
+ Glucose huyết ngẫu nhiên ≥ 11,1<br />
mmol/l.<br />
+ Glucose huyết 2 giờ sau nghiệm<br />
pháp dung nạp glucose ≥ 11,1 mmol/l.<br />
- Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ týp 2:<br />
theo Thái Hồng Quang (2010) [4]:<br />
+ Bệnh diễn biến từ từ, khởi phát sau<br />
30 tuổi, BN thường béo.<br />
+ Ít có nhiễm toan ceton, biến chứng<br />
mạch máu sớm.<br />
+ Insulin máu bình thường hoặc tăng,<br />
C peptid bình thường.<br />
+ Giai đoạn đầu kiểm soát glucose<br />
huyết bằng chế độ ăn, luyện tập và thuốc<br />
viên.<br />
- Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
+ BN được phát hiện và chẩn đoán lần<br />
đầu, chưa điều trị trước đó.<br />
+ BN đang có biến chứng nặng, cấp<br />
tính như hôn mê, đột quỵ não, BN thiếu<br />
máu, huyết tán, bệnh huyết sắc tố F,C, D,<br />
S, tăng bilirubin máu và muối mật.<br />
+ BN hoàn toàn không áp dụng các<br />
biện pháp điều trị bệnh đã được hướng<br />
dẫn, BN không thu thập đủ số liệu nghiên<br />
cứu.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
- Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu, mô tả<br />
cắt ngang.<br />
- Tất cả BN ĐTĐ được hỏi và thăm khám<br />
lâm sàng tỉ mỉ, đăng ký theo mẫu nghiên<br />
cứu thống nhất.<br />
- Đặc điểm địa cư và lâm sàng:<br />
+ Địa cư: BN sinh sống ở vùng thị trấn,<br />
thị xã, thành phố hoặc nông thôn.<br />
+ Thời gian phát hiện ĐTĐ, đo cân nặng,<br />
chiều cao, BMI, vòng bụng, vòng mông.<br />
+ Triệu chứng lâm sàng chính của bệnh:<br />
ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gày sút cân.<br />
105<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2014<br />
<br />
Triệu chứng kèm theo: đau ngực, mắt<br />
nhìn mờ, tê tay chân, mệt mỏi.<br />
<br />
- Tiêu chuẩn xác định một số biến<br />
chứng bệnh ĐTĐ:<br />
<br />
+ Một số biến chứng thường gặp: biến<br />
chứng tim mạch, thận, thần kinh, mắt.<br />
<br />
+ Biến chứng mắt: khi soi đáy mắt có<br />
một trong các triệu chứng sau: bệnh võng<br />
mạc nền, phù hoàng điểm, bệnh võng<br />
mạc không tăng sinh, bệnh võng mạc tiền<br />
tăng sinh, bệnh võng mạc tăng sinh, đục<br />
thủy tinh thể dưới vỏ.<br />
<br />
- Một số bệnh kết hợp hay gặp:<br />
+ Tăng huyết áp (HA): khi BN được<br />
phát hiện trước ĐTĐ hoặc phát hiện đồng<br />
thời với ĐTĐ, nhưng chưa có suy thận<br />
mạn kèm theo, đánh giá độ tăng HA theo<br />
JNC VII (2003) [4].<br />
+ Viêm dạ dày tá tràng: dựa vào lâm<br />
sàng và tổn thương qua nội soi tiêu hóa.<br />
+ U xơ tiền liệt tuyến: dựa vào lâm<br />
sàng và siêu âm tuyến tiền liệt.<br />
+ Gout: dựa vào lâm sàng và xét<br />
nghiệm axít uric máu.<br />
- Một số yếu tố nguy cơ:<br />
+ Béo phì: BN thừa cân béo phì có<br />
BMI ≥ 23 kg/m2.<br />
+ Tăng HA.<br />
+ Thói quen uống nhiều rượu: uống<br />
≥ 50 ml/ngày và ≥ 5 ngày mỗi tuần.<br />
+ Hút thuốc lá: hút thuốc lá thường<br />
xuyên ≥ 10 điếu/ngày, kéo dài 2 năm.<br />
+ Sinh con ≥ 4 kg (đối với nữ).<br />
+ Tiền sử gia đình: bố, mẹ hoặc anh<br />
chị, em ruột đã phát hiện bệnh ĐTĐ.<br />
+ Ít vận động: vận động thể lực < 30<br />
phút/ngày.<br />
+ Thói quen ăn nhiều glucid và lipid.<br />
- Tiêu chuẩn kiểm soát HbA1c và<br />
glucose huyết lúc đói dựa theo khuyến<br />
cáo của Hội Nội tiết và ĐTĐ Việt Nam<br />
(2009) [1]: kiểm soát HbA1c: tốt, chấp<br />
nhận được khi HbA1c ≤ 7,5%, kém > 7,5%;<br />
kiểm soát glucose huyết: tốt, chấp nhận<br />
được khi glucose huyết lúc đói ≤ 7,0<br />
mmol/l, kém > 7,0 mmol/l.<br />
<br />
+ Biến chứng thận: khi có một trong<br />
các triệu chứng sau: protein niệu khi<br />
albumin niệu ≥ 300 mg/dl giờ, vi đạm niệu<br />
khi: albumin niệu 30 - 300 mg/dl giờ; suy<br />
thận mạn tính: ước tính theo Cockcroft và<br />
Gault [3] khi mức lọc cầu thận < 60<br />
ml/phút.<br />
+ Biến chứng thần kinh ngoại vi: khi có<br />
một trong các triệu chứng đau, cảm giác<br />
rát bỏng, kiến bò, kim châm ở tay hoặc<br />
chân…<br />
+ Biến chứng tim: khi có 1 trong triệu<br />
chứng: tiền sử có nhồi máu cơ tim, đã<br />
nong vành, phẫu thuật cầu nối chủ vành.<br />
Có thiếu máu cơ tim trên điện tim, siêu<br />
âm tim.<br />
- Chế độ điều trị và theo dõi BN:<br />
+ BN được dùng thuốc hạ đường<br />
huyết hoặc insulin theo phác đồ phù hợp,<br />
được tư vấn chế độ ăn, luyện tập hàng<br />
ngày, không tự ý bỏ thuốc hoặc thay đổi<br />
phác đồ.<br />
+ Có sổ theo dõi tại nhà các chỉ số như:<br />
HA, cân nặng, glucose máu mao mạch...<br />
+ BN được khám, làm xét nghiệm máu<br />
và theo dõi sức khỏe định kỳ hàng tháng.<br />
+ Kịp thời phát hiện các triệu chứng<br />
bất thường, đi khám và phản ánh cho bác<br />
sĩ đang theo dõi, điều trị.<br />
* Phương pháp xử lý kết quả: số liệu<br />
thu thập được xử lý theo thuật toán thống<br />
kê bằng phần mềm Epi.info Version 3.3.2<br />
(2005) và EpiCal 2000.<br />
106<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2014<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm chung của đối tƣợng<br />
nghiên cứu.<br />
Bảng 1: Đặc điểm nhóm tuổi, giới, tình<br />
trạng HbA1c và đường huyết.<br />
CHỈ TIÊU<br />
<br />
Tuổi<br />
<br />
NHÓM TUỔI (năm)<br />
<br />
SỐ LƯỢNG<br />
(n = 141)<br />
<br />
TỶ LỆ<br />
(%)<br />
<br />
< 59<br />
<br />
45<br />
<br />
32,0<br />
<br />
60 - 69<br />
<br />
64<br />
<br />
45,3<br />
<br />
≥ 70<br />
<br />
32<br />
<br />
22,7<br />
<br />
Trung bình<br />
Giới<br />
<br />
HbA1c<br />
(%)<br />
<br />
Nam<br />
<br />
105<br />
<br />
74,5<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
36<br />
<br />
25,5<br />
<br />
Kiểm soát tốt, chấp<br />
nhận<br />
<br />
72<br />
<br />
51,1<br />
<br />
Kiểm soát kém<br />
<br />
69<br />
<br />
49,9<br />
<br />
Trung bình<br />
Glucose<br />
huyết<br />
lúc đói<br />
(mmol/l)<br />
<br />
63,1 ± 8,6<br />
<br />
7,9 ± 1,7<br />
<br />
Kiểm soát tốt, chấp<br />
nhận<br />
<br />
73<br />
<br />
51,8<br />
<br />
Kiểm soát kém<br />
<br />
68<br />
<br />
48,2<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
7,64 ± 2,9<br />
<br />
Nhóm tuổi mắc bệnh chiếm tỷ lệ nhiều<br />
nhất từ 60 - 69 (45,3%). Theo các nghiên<br />
cứu dịch tễ đã công bố, tuổi trung bình<br />
của đối tượng mắc ĐTĐ là 52,4. Tỷ lệ<br />
mắc bệnh ĐTĐ tăng tỷ lệ thuận với tuổi,<br />
ở lứa tuổi < 40, tỷ lệ mắc ĐTĐ thấp<br />
khoảng dưới 1%, tỷ lệ này có xu hướng<br />
tăng nhanh ở 2 mốc tuổi: 45 tuổi (4,6%) và<br />
60 tuæi (10,1%) [4, 5]. Trên thực tế, ở BN<br />
ĐTĐ, tỷ lệ BN nữ nhiều hơn nam [4].<br />
Theo nghiên cứu của Huỳnh Tấn Đạt,<br />
Nguyễn Thy Khuê (2000) [2] tại Bệnh viện<br />
Nguyễn Tri Phương, Thành phố Hồ Chí<br />
Minh, tỷ lệ ĐTĐ týp 2 ở nữ cao hơn so<br />
với nam giới (65% ở nữ và 35% ở nam).<br />
<br />
Hơn nữa, đa số nghiên cứu nhận thấy,<br />
việc kiểm soát HbA1c còn kém ở BN<br />
ĐTĐ, tại Hoa Kỳ có tới 64% BN có HbA1c<br />
> 7,5, còn ở châu Á là 79% [4]. Nghiên<br />
cứu của chúng tôi cũng có tỷ lệ BN kiểm<br />
soát HbA1c và kiểm soát đường huyết<br />
kém (49,9% và 48,2%), tỷ lệ nam gần gấp<br />
3 lần so với nữ, điều này có lẽ do đặc thù<br />
địa phương, đối tượng nghiên cứu của<br />
chúng tôi là cán bộ hưu trí và cán bộ<br />
đương chức, nên nam nhiều hơn nữ và<br />
họ cũng có chế độ điều trị và theo dõi<br />
bệnh khá tốt.<br />
* Thời gian phát hiện ĐTĐ týp 2:<br />
< 1 năm: 1 BN (0,7%); 1 - 5 năm: 38<br />
BN (27,0%); 5 - 10 năm: 95 BN (67,3%);<br />
> 10 năm: 7 BN (5,0%).<br />
Thời gian mắc bệnh cao nhất từ 5 - 10<br />
năm. Đặc điểm về thời gian phát hiện<br />
bệnh trong nghiên cứu này phù hợp với<br />
tần suất về dịch tễ học của ĐTĐ týp 2.<br />
Bệnh ĐTĐ týp 2 là bệnh mạn tính, diễn<br />
biến thầm lặng, không có các triệu chứng<br />
rõ rệt trên lâm sàng. Yếu tố thời gian lại tỷ<br />
lệ thuận với biến chứng có tính chất hệ<br />
thống trên các cơ quan, tổ chức của BN<br />
ĐTĐ, người bệnh mắc ĐTĐ týp 2 có thời<br />
gian càng dài, tổn thương mạch máu và<br />
thần kinh càng sâu sắc [4]…<br />
Bảng 2: Phân bố theo khu vực dân cư<br />
và nghề nghiệp.<br />
CHỈ TIÊU<br />
<br />
Khu<br />
vực<br />
Nghề<br />
nghiệp<br />
<br />
SỐ LƯỢNG<br />
(n = 141)<br />
<br />
TỶ LỆ<br />
(%)<br />
<br />
Thành thị<br />
<br />
110<br />
<br />
78,0<br />
<br />
Nông thôn<br />
<br />
31<br />
<br />
22,0<br />
<br />
Đương chức<br />
<br />
37<br />
<br />
26,3<br />
<br />
Hưu trí<br />
<br />
104<br />
<br />
73,7<br />
<br />
107<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2014<br />
<br />
BN ở vùng thành thị cao hơn so với<br />
nông thôn (78% so với 22%), sự khác biệt<br />
có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tỷ lệ ĐTĐ<br />
theo khu vực của chúng tôi phù hợp với<br />
thống kê dịch tễ học bệnh ĐTĐ trên quy<br />
mô toàn quốc năm 2003 của Bệnh viện<br />
Nội tiết TW cho thấy ĐTĐ xuất hiện nhiều<br />
nhất ở vùng thành thị (4,4%), trong khi đó<br />
tỷ lệ ĐTĐ ở vùng trung du là 2,2%, vùng<br />
đồng bằng ven biển 2,7% [4, 5]. Mặt<br />
khác, bệnh ĐTĐ có tần suất tăng lên theo<br />
tuổi, vì vậy, ở nhóm đối tượng đã nghỉ<br />
hưu có độ tuổi trung bình cao hơn, nên tỷ<br />
lệ ĐTĐ cũng cao hơn (73,7%) ở nhóm BN<br />
đang đương chức (26,3%). Nguyễn Đình<br />
Tuấn, Nguyễn Thy Khuê (2002) điều tra<br />
3.345 người ≥ 15 tuổi ở thành phố Long<br />
Xuyên cho kết quả: tỷ lệ mắc bệnh chung<br />
4% (thành phố 4,6%, nông thôn 3,5%) [6].<br />
2. Đặc điểm lâm sàng, biến chứng,<br />
bệnh kết hợp của BN ĐTĐ týp 2.<br />
* Triệu chứng lâm sàng tại thời điểm<br />
nghiên cứu:<br />
<br />
trong bệnh ĐTĐ có tính chất mạn tính,<br />
diễn biến thầm lặng trong thời gian dài<br />
trên hệ thống các cơ quan. Vì vậy, theo<br />
thời gian, các triệu chứng cơ năng xuất<br />
hiện ngày càng thường xuyên và ảnh<br />
hưởng không tốt đến chất lượng cuộc<br />
sống của người bệnh, các triệu chứng<br />
lâm sàng vừa là biểu hiện của bệnh, vừa<br />
là biểu hiện của biến chứng bệnh ĐTĐ<br />
[4]. Hơn nữa, ở BN ĐTĐ týp 2, mặc dù<br />
BN thường xuyên sử dụng thuốc để điều<br />
trị hạ đường huyết, tuy nhiên, vẫn có thể<br />
có từng đợt tăng đường huyết cấp tính.<br />
Vì vậy, các triệu chứng kinh điển của<br />
ĐTĐ như ăn nhiều, uống nhiều, gày sút<br />
cân thường xuất hiện, đây cũng là<br />
nguyên nhân bắt buộc BN tái khám và<br />
nhập viện.<br />
Bảng 3: Một số bệnh kết hợp và biến<br />
chứng của bệnh nhân ĐTĐ týp 2.<br />
CHỈ TIÊU<br />
<br />
SỐ LƯỢNG<br />
(n = 141)<br />
<br />
TỶ LỆ<br />
(%)<br />
<br />
Bệnh kết hợp<br />
<br />
Uống nhiều: 70 BN (49,6%); ăn nhiều:<br />
74 BN (42,4%); tiểu nhiều: 69 BN<br />
(48,9%); sụt cân: 75 BN (53,1%); đau<br />
ngực trái: 20 BN (14,1%); tê bì: 23 BN<br />
(16,3%); mắt nhìn mờ: 50 BN (35,4%);<br />
mất ngủ: 53 BN (37,5%); mệt mỏi: 88 BN<br />
(62,4%): rối loạn tiêu hóa: 22 BN (15,6%).<br />
<br />
Tăng huyết áp<br />
<br />
119<br />
<br />
84,4<br />
<br />
Gout<br />
<br />
14<br />
<br />
9,9<br />
<br />
Viêm loét dạ dày tá tràng<br />
<br />
12<br />
<br />
8,5<br />
<br />
U xơ tiền liệt tuyến<br />
<br />
10<br />
<br />
7,0<br />
<br />
Đục thủy tinh thể<br />
<br />
25<br />
<br />
17,7<br />
<br />
Mặc dù ở BN ĐTĐ týp 2 chủ yếu được<br />
phát hiện ngẫu nhiên khi đi khám sức<br />
khoẻ định kỳ, hoặc khi đi khám mắt, hoặc<br />
chuẩn bị mổ làm xét nghiệm thấy đường<br />
huyết tăng cao…, nhưng trong nghiên<br />
cứu này, chúng tôi thấy BN ĐTĐ týp 2<br />
vẫn còn nhiều triệu chứng lâm sàng, mặc<br />
dù BN đã được điều trị. Các triệu chứng<br />
kinh điển của ĐTĐ như khát, uống nhiều,<br />
tiểu nhiều, mệt mỏi, sút cân, mất ngủ vẫn<br />
chiếm tỷ lệ cao (37,5 - 60,4%). Tổn thương<br />
<br />
Protein niệu<br />
<br />
42<br />
<br />
29,7<br />
<br />
Suy thận mạn tính<br />
<br />
13<br />
<br />
9,2<br />
<br />
Cơn đau thắt ngực<br />
<br />
20<br />
<br />
14,1<br />
<br />
Nhồi máu cơ tim cũ<br />
<br />
12<br />
<br />
8,5<br />
<br />
Đột quỵ não<br />
<br />
7<br />
<br />
4,9<br />
<br />
Bệnh lý thần kinh<br />
<br />
30<br />
<br />
21,2<br />
<br />
Biến chứng<br />
<br />
Bệnh đi kèm theo với ĐTĐ týp 2 hay<br />
gặp là tăng hyết áp (84,4%), ít gặp bệnh<br />
gout (9,9%). Biến chứng xuất hiện với<br />
108<br />
<br />