Nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí MInh
lượt xem 4
download
Hồ Chí Minh - người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam . Cả cuộc đời, Người đã dành trọn cho đất nước, cho nền độc lập, tự do, hòa bình của dân tộc. Với thế giới, người là danh nhân văn hóa kiệt xuất, là vị anh hùng giải phóng dân tộc, với Việt Nam người là niềm tin, là sức mạnh và là con đường cho chúng ta hướng đến. Dân tộc Việt Nam đời đời khắc ghi công lao to lớn của Người. Cuộc đời và sự nghiệp của Người là tấm...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí MInh
- Phần mở đầu Hồ Chí Minh - người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam . Cả cuộc đời, Người đã dành trọn cho đất nước, cho nền độc lập, tự do, hòa bình của dân tộc. Với thế giới, người là danh nhân văn hóa kiệt xuất, là vị anh hùng giải phóng dân tộc, với Việt Nam người là niềm tin, là sức mạnh và là con đường cho chúng ta hướng đến. Dân tộc Việt Nam đời đời khắc ghi công lao to lớn của Người. Cuộc đời và sự nghiệp của Người là tấm gương sáng cho Ðảng ta, nhân dân ta và các thế hệ mai sau noi theo. Chủ tịch Hồ Chí Minh tuy đã đi xa, nhưng Người đã để lại cho chúng ta một di sản tinh thần to lớn, quý báu về cách mạng Việt Nam, về xây dựng Ðảng, về những giá trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, tác phong của người cán bộ, đảng viên... Học tập và vận dụng tốt tư tưởng Hồ Chí Minh chính là đáp lại công lao to lớn, trời biển của Người đối với cách mạng Việt Nam, là nhiệm vụ của mỗi đảng viên chúng ta. Có thể thấy rằng, chất lượng đội ngũ đảng viên là yếu tố đặc biệt quan trọng quyết định năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng; là nội dung chủ yếu, thường xuyên, đồng thời cũng là vấn đề sống còn trong công tác xây dựng đảng. Việc nâng cao chất lượng đảng viên ngang tầm nhiệm vụ luôn đặt ra những yêu cầu cấp bách. Vì vậy, nghiên cứu tư tưởng của Người về đạo đức, tư cách cũng như là tác phong làm việc của người đảng viên là hết sức quan trọng. Đây là một trong những nội dung mang tính quyết định đến sức mạnh thực sự của Đảng ta. I. Mục đích chọn đề tài. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo của chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Trong hệ thống tư tưởng của Người, tư tưởng về xây dựng Ðảng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, trong đó xây dựng, rèn luyện đội ngũ đảng viên là một trong những nội dung trọng yếu của công tác xây dựng Ðảng. Đối với Người,trong công tác xây dựng Đảng vấn đề về con người là vấn đề quan trọng nhất- vấn đề về xây dựng, rèn luyện đảng viên để trở thành
- một người đảng viên chân chính, trong đó phải có đủ cả đức và tài. Hồ Chí Minh chỉ rõ, đức và tài, ta phải coi đức là gốc cũng như sông phải có nguòn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đức, không có đức thì tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng em đã chọn đề tài : “ Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về tư cách người cách mạng trong tác phẩm Đường Kách Mệnh”. II. Giới thiệu về tác phẩm Sau thế chiến thứ nhất, đặc biệt là trong giai đoạn những năm 20 của thế kỷ 20, tình hình cách mạng Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các phong trào đấu tranh của nông dân nổ ra nhiều nơi, thu hút được nhiều tầng lớp trong xã hội tham gia với quy mô rộng lớn. Có điều đáng nói ở đây là các phong trào này đã có tổ chức đảng đứng ra lãnh đạo, vì thế phong trào được tổ chức ngày càng có quy củ hơn, hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên một thực tế đặt ra là ở trong nước có quá nhiều đảng cùng tồn tại, các đảng hoạt động riêng rẽ, không thống nhất về đường lối đấu tranh, đôi khi còn gây ảnh hưởng lẫn nhau. Điều này làm suy yếu phong trào cách mạng trong nước ta. Nhận thấy điều này, Nguyễn Ái Quốc đã tập hợp tất cả những người yêu nước trong nước để thành lập ra một tổ chức thống nhất- Đảng cộng sản Việt Nam mà tiền thân là Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội do đồng chí Nguyễn Ái Quốc sáng lập. Để chuẩn bị cho việc thành lập đảng, Người đã mở lớp đào tạo cán bộ tại Quảng Châu, Trung Quốc, trực tiếp đứng ra giảng dạy. Các lớp huấn luyện chính trị này nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng và phương pháp cách mạng cho những người cách mạng Việt Nam; chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tập hợp các bài giảng của Người được bộ tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức xuất bản thành sách với tên gọi là Đường kách mệnh xuất bản năm 1927 để làm tài liệu học tập và tuyên truyền. Đường cách mệnh giới thiệu tính chất và kinh nghiệm các cuộc cách mạng Mỹ (1776), cách mạng Pháp (1789), Cách mạng tháng Mười Nga (1917) và khẳng định chỉ có Cách mạng tháng Mười Nga là triệt để. Đường cách mệnh nhấn mạnh tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là cách mạng giải phóng dân tộc, đi theo tư tưởng của chủ nghĩa Mác- Lênin. Lực lượng cách mạng bao gồm: sĩ, nông, công, thương. Đường cách mệnh chỉ ra rằng cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, vì vậy phải động viên, tổ chức và lãnh đạo đông đảo quần chúng vùng lên đánh đuổi kẻ thù. Đường
- cách mệnh cũng còn chỉ rõ rằng cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, cần được sự giúp đỡ quốc tế, nhưng không được ỷ lại mà cần chủ động, tự cường. Đường cách mệnh khẳng định muốn đưa cách mạng đến thắng lợi thì cần phải có sự lãnh đạo của một đảng cách mạng. Đó chính là Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự ra đời của tác phẩm có ý nghĩa hết to lớn. Về tư tưởng: Tác phẩm có ý nghĩa giáo dục chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Nguyễn Ái Quốc cho cán bộ và đồng bào quần chúng nhân dân, nhằm xây dựng sự thống nhất trong nhận thức tư tưởng chuẩn bị cho sự thành lập Đảng.Tác phẩm khắc phục tư tưởng sai lầm, ám sát cá nhân, chủ nghĩa cải lươrng, chủ ngĩa quốc gia; xác lập hệ tư tưởng mới-tư tưởng của giai cấp công nhân. Về chính trị: Tác phẩm xây dựng lập trường, quan điểm của giai cấp công nhân cho cán bộ và quần chúng công nông.Vạch ra được đường hướng cơ bản của cách mạng Việt Nam, làm cơ sở cho việc xây dựng Cương lĩnh chính trị của Đảng. Tác phẩm “Đường Kách mệnh” ra đời đã chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối của giai cấp cách mạng Việt Nam; thúc đẩy phong trào yêu nước, phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ. Về tổ chức: Đào tạo ra một lớp cán bộ cách mạng kiểu mới chuẩn bị cho việc thành lập Đảng.Tác phẩm cũng đưa ra hệ thống tổ chức của Đảng và các tổ chức quần chúng như công hội, nông hội, thanh niên, phụ nữ,…để Đảng tập hợp quần chúng, chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng. Đường Kách Mệnh là một trong những tác phẩm lớn đánh dấu một trong những mốc quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, đồng thời là một trong những văn kiện lý luận đầu tiên của Đảng ta, đặt cơ sở tư tưởng cho đường lối cách mạng Việt Nam. III. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tư cách người cách mạng “Đường Kách mệnh” đề cập trước tiên đến tư cách người cách mệnh.Theo Nguyễn Ái Quốc, tư cách người cách mệnh gồm ba phần: Tự mình phải: Cần kiệm. Hòa mà không tư. Cả quyết sửa lỗi mình. Cẩn thận mà không nhút nhát. Hay hỏi. Nhẫn nại (chịu khó). Hay nghiên cứu, xem xét. Vị công vong tư. Không hiếu danh, không kiêu ngạo. Nói thì phải làm. Giữ chủ nghĩa cho vững.
- Hy sinh. Ít lòng tham muốn về vật chất. Bí mật. Đối người phải: Với từng người thì khoan thứ. Với đoàn thể thì nghiêm. Có lòng bày vẽ cho người. Trực mà không táo bạo. Hay xem xét người. Làm việc phải: Xem xét hoàn cảnh kỹ càng. Quyết đoán. Dũng cảm. Phục tùng đoàn thể. Với tư cách cách mạng đó, Hồ Chí Minh thể hiện một quan niệm mới về nhân sinh quan, thế giới quan về cách mạng, về ý thức và phương pháp tư tưởng của giai cấp công nhân. Hồ Chí Minh coi việc giáo dục đạo đức cách mạng là một trong những nguyên tắc cơ bản nhằm xây dựng những con người cách mạng chân chính, để tiến tới xây dựng một Đảng cách mạng chân chính của giai cấp công nhân Việt Nam.Người nêu lên những vấn đề của đạo đức mới: Đạo đức của người Cộng sản.Đó là phải có đức và tài, trí và dũng, tư cách và năng lực theo kiểu người cộng sản.Đó là con người một lòng một dạ.Đó là con người có tổ chức, gắn bó với tổ chức, với đoàn thể.đồng thời biết phát huy năng lực cá nhân. “Tư cách người cách mạng” có giá trị khoa học và giáo dục lớn, đặt cơ sở cho đạo đức học Việt Nam . Có thể nói, việc lấy tiêu chuẩn đạo đức làm một trong hai tiêu chuẩn (đức và tài) của người cán bộ cách mạng, người đảng viên cộng sản, ngay từ khi chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một sáng tạo độc đáo mang đậm dấu ấn Hồ Chí Minh. 1. Đối với bản thân người cách mạng “Tự mình phải” là nhóm thái độ và hành vi đầu tiên trong ba nhóm thái độ và hành vi của người cộng sản: đối với bản thân; đối với đoàn thể, đồng chí, đồng nghiệp và nhân dân; đối với nhiệm vụ được giao. Đó vừa là những chỉ dẫn, vừa là mệnh lệnh, yêu cầu cá nhân người cộng sản cần phải thực hiện. Hồ Chí Minh đã dạy: “Tự mình phải chính trước, mới giúp được người khác chính. Mình không chính, mà muốn người khác chính là vô lý”. Như vậy, “Tự
- mình phải” là yếu tố thuộc nội lực có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến sự tiến bộ của mỗi người đảng viên cộng sản. Song, “tự mình” phải đặt trong mối quan hệ biện chứng với tổ chức, không thể tách rời sự giáo dục và quản lý của tổ chức. Người đảng viên cộng sản chỉ có thể trưởng thành trong tổ chức. Bởi, chỉ trở thành người vừa có đức và vừa có tài, trong đó đức là gốc, người đảng viên cộng sản mới có thái độ và hành vi xử thế đúng đối với tổ chức, đồng nghiệp và quần chúng mà họ phải lãnh đạo; mới đủ khả năng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Đây là vấn đề rất quan trọng, cần nhận thức sâu sắc ý nghĩa của nội dung này. Nếu tự mình đã cần, kiệm, liêm, chính, “Không hiếu danh, không kiêu ngạo”, “ít lòng tham muốn về vật chất” và “Cả quyết sửa lỗi mình” thì bất cứ thủ đoạn nào của kẻ địch cũng không thể mua chuộc hoặc làm người cộng sản lung lay ý chí, gục ngã. Đức tính đầu tiên được Người yêu cầu ở một người cách mạng đó là tính cần kiệm. Sau này, khi đã có tổ chức Đảng, giành được chính quyền, tư tưởng của Người về người cách mạng được nâng cao lên thành tư cách của người đảng viên. Người có bổ sung thêm là người đảng viên cần phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Đó là những đức tính mang tính yêu cầu tiên quyết của người cách mạng chân chính Theo Hồ Chí Minh thì: Cần tức là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. Phải thấy rõ "lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta". Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của dân, của nước, của bản thân mình; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to; "không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi", không phô trương hình thức, không liên hoan, chè chén lu bù. Liêm tức là "luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và c ủa dân"; "không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân". Phải "trong sạch, không tham lam". "Không tham địa vị. Không tham ti ền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá". Chính, "nghĩa là không tà, th ẳng th ắn, đứng đ ắn". Đ ối v ới mình: không t ự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân mình. Đối v ới ng ười: không nịnh hót người trên, không xem khinh người dưới, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết thật thà, không dối trá, lừa lọc. Đối với việc: để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà. Chí công vô tư, Người nói: "Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc". “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”; phải "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ".
- Người còn chỉ ra mối quan hệ: cần, kiệm, liêm chính tốt sẽ dẫn tới chí công vô tư, và chí công vô tư, một lòng vì dân, vì nước thì nh ất đ ịnh s ẽ th ực hiện được cần, kiệm, liêm, chính. Người đặc biệt lưu ý: "Trước nh ất là cán bộ cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đ ục khoét, có d ịp ăn c ủa đút, có dịp "dĩ công vi tư". “Cả quyết sửa lỗi mình” là đức tính tiếp theo Ng ười nêu ra.Có th ể th ấy rõ tư tưởng này hơn về sau trong văn kiện “ Sửa đổi l ề l ối làm cán b ộ”. Người cũng còn chỉ ra một luận điểm rất quan trọng, có giá trị vô cùng thiết thực: "Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán ch ữ "C ộng sản" mà ta được quần chúng yêu mến. Quần chúng nhân dân đã và đang phàn nàn v ề một số cán bộ, đảng viên không thường xuyên tự rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, không tự phê bình và phê bình để góp ph ần xây d ựng Đ ảng trong sạch, vững mạnh. Ở một số Chi, Đảng bộ thực hiện việc tự phê bình và phê bình có lúc, có nơi chỉ làm qua loa, l ấy l ệ. M ấy ai "dũng c ảm" t ự b ộc bạch những hành vi tham ô, tham nhũng, làm giàu bất chính c ủa mình; còn việc phê bình góp ý cho nhau thì xuê xoa "dĩ hòa vi quý" chính vì v ậy m ột s ố cán bộ, đảng viên đã tự đánh mất mình không còn "cái tâm" trong sáng c ủa người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của dân. Đó chính là do lãng quên việc rèn luyện tu dưỡng đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư mà Bác Hồ đã dạy và do không th ực thi nghiêm túc ch ế đ ộ t ự phê bình và phê bình. Người căn dặn "Ðạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong", vì vậy, người cán bộ đảng viên phải thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng ở mọi lúc, mọi nơi, mọi lĩnh vực và môi trường công tác. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân mình phải làm việc trước cho người ta bắt chước".Đó chính là luận điểm: “ Nói thì phải làm”. Luận điểm này thể hiện rõ một phương châm xây dựng đạo đức là nêu gương. Không gì thiết thực hơn, có sức cảm hóa và lôi cuốn hơn trong lĩnh vực đạo đức bằng việc nêu gương tốt. Người nhấn mạnh: “Người đảng viên-dù công tác to hay nhỏ, địa vị cao hay thấp-ở đâu cũng phải làm gương mẫu cho quần chúng. Mỗi đảng viên là một người thay mặt cho Đảng trước quần chúng, để giải thích chính sách của Đảng và của Chính phủ cho quần chúng hiểu rõ và vui lòng thi hành. Mà muốn cho quần chúng hăng hái thi hành, thì người đảng viên ắt phải xung phong gương mẫu để quần chúng bắt chước, làm theo”. Đây là một yêu cầu cao, phản ánh một cách sinh động tư cách của người đảng viên cộng sản trong thực tiễn cuộc sống, trong mối liên hệ gắn bó mật thiết với nhân dân. Theo đó, mỗi đảng viên phải xuất hiện trước quần chúng với tư thế là người trong cuộc, dẫn dắt và lãnh đạo quần chúng bằng hành động chứ không phải chỉ bằng lời nói, vì “lời nói và việc làm của đảng viên rất quan hệ đến sự nghiệp cách mạng,
- vì nó ảnh hưởng lớn đến quần chúng”. Vai trò tiền phong của người đảng viên phải được bảo đảm một cách thực chất bởi uy tín và ảnh hưởng tích cực của đảng viên trong môi trường sống và công tác của họ đối với những người xung quanh và thực sự là gương sáng được quần chúng thừa nhận, xứng đáng “là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”, những đảng viên thoái hóa, biến chất, không đủ tư cách, không hoàn thành nhiệm vụ đảng viên “sẽ bị loại ra ngoài phong trào cách mạng”. Người đưa ra khái niệm “cách mệnh”: “Cách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tốt”. Tuy nhiên “Sửa cái xã hội cũ đã mấy ngàn năm làm xã hội mới, ấy là rất khó. Nhưng biết cách làm, biết đồng tâm hiệp lực mà làm thì chắc làm được”. Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.Mà con đường cách mạng lại không hề dễ dàng, bởi đó là cả một sự nghiệp lớn lao nhằm đem lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho toàn dân tộc thì không thể làm ngày một ngày hai và không phải ai cũng làm được. Vì thế người cách mạng cần phải “Nhẫn nại (chịu khó)” , phải biết “ Hy sinh”. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh về đạo đức là g ốc c ủa ng ười cách mạng nhưng không coi nhẹ tài năng. Người nói: người có đức mà không có tài thì dùng vào việc gì cũng khó, nhưng người có tài mà không có đ ức thì không dùng vào việc gì được cả. Với mọi cán bộ, đảng viên, Người yêu c ầu: vững về chính trị, giỏi về chuyên môn; nghề nào cũng phải học, phải thông thạo. Người nhắc nhở: không thể lãnh đạo chung chung được nữa, ch ỉ có nhiệt tình không thôi thì chưa đủ, phải có tri th ức nữa. Vì th ế c ần ph ải: “ Hay hỏi”, “Hay nghiên cứu, xem xét” để bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, phấn đấu trở thành người cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên” . Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: muốn làm cách mạng, “trước hết phải có đảng cách mệnh”, “Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy”. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”. Đối với Đảng ta, “Chủ nghĩa của Đảng là Chủ nghĩa Mác-Lênin”, đó là “chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất”. Điều đó đã xác định rõ yêu cầu đầu tiên đối với mỗi đảng viên của Đảng là ph ải “Gi ữ chủ nghĩa cho vững” để toàn thể đảng viên đạt được “tư tưởng nh ất trí, hành động nhất trí”. Bởi, xa rời Chủ nghĩa Mác-Lênin, người đảng viên sẽ không thể suy nghĩ và hành động đúng, không thể trở thành người cộng sản chân chính, người chiến sỹ tiên phong cùng chung một lý tưởng, cùng thống nhất hành động nhằm hiện thực hóa lý tưởng cộng sản chủ nghĩa và hoàn thi ện đường lối, chính sách của Đảng thông qua những hoạt động thực tiễn. “ Bí mật” là yêu cầu tiếp theo của Ng ười. Đây là yêu c ầu c ơ b ản mà người cách mạng cần phải có để đảm bảo an toàn cho tổ ch ức, b ản thân người cách mạng và nhiệm vụ, kế hoạch của tổ chức được thực hiện thành công.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: “Sức mạnh vô địch của Đảng là ở tinh thần kỷ luật tự giác, ý thức tổ chức nghiêm chỉnh của cán bộ và đảng viên”. Điều đó cho thấy, yêu cầu đảng viên của Đảng ph ải chấp hành nghiêm k ỷ luật của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Bởi, đã là đảng viên của Đảng cầm quyền, mỗi đảng viên phải là một công dân tốt, một thành viên tốt trong đoàn thể quần chúng, trong cộng đồng dân cư và trong từng gia đình. Người kết luận: đảng viên “vô luận ở hoàn cảnh nào, địa vị nào, cũng phải quyết tâm thực hiện cho kỳ được chính sách của Đảng và c ủa Chính phủ. Phải nghiêm khắc giữ gìn kỷ luật của Đảng và của Chính ph ủ”, ph ải gương mẫu giữ gìn và chấp hành kỷ luật của chính quy ền, của c ơ quan đoàn thể cách mạng của nhân dân. Có thể thấy sự nhất quán trong tư tưởng ở Người xuyên suốt từ trước khi thành lập Đảng cho tới khi Đảng ta trở thành đảng cầm quy ền, th ực hi ện vai trò, sứ mạng của mình đối với nhân dân. Những quan điểm của Hồ Chí Minh trong “Tư cách một người cách mệnh” là những yêu cầu trong công tác giáo dục, rèn luyện, nâng cao ch ất lượng đội ngũ đảng viên; đồng thời, là tiêu chí cơ bản trong đánh giá ch ất lượng đảng viên. Quán triệt tư tưởng của Người, mỗi đảng viên dù ở b ất c ứ đâu, đảm nhiệm bất cứ nhiệm vụ gì trong bộ máy của Đảng, Nhà nước và đoàn thể chính trị-xã hội đều phải ra sức nâng cao bản lĩnh chính trị, năng l ực trí tuệ, trình độ tổ chức, nhiệt tình, trách nhiệm và đạo đức của người cộng sản để đủ sức lãnh đạo quần chúng, truyền ngọn lửa nhiệt tình cách mạng cho quần chúng; đồng thời, không bao giờ được quên rằng: ý chí, bản lĩnh, tài năng chỉ có thể nảy nở và trở thành tấm gương sáng khi nó được xây dựng trên nền tảng đạo đức cách mạng. Để làm được điều này, đòi hỏi bản thân đảng viên ph ải tự mình ph ấn đ ấu liên tục với tư cách là chủ thể năng động tích cực. Tuy nhiên, vai trò c ủa chi bộ trong việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ giáo dục, rèn luy ện đảng viên, kể cả đảng viên là cán bộ cấp trên tham gia sinh hoạt tại chi bộ là hết sức quan trọng. Mọi đảng viên đều biết rằng, chi bộ là nơi trực ti ếp qu ản lý một số đảng viên nhất định. Hoạt động của chi bộ có tác động tr ực ti ếp đ ến sự trưởng thành của từng đảng viên và chất lượng đội ngũ đảng viên. Vì vậy, một trong những biện pháp hết sức quan trọng để xây dựng tổ chức đảng đạt trong sạch, vững mạnh là chi bộ phải có kế hoạch giáo dục, nâng cao giác ngộ chính trị, kiến thức về mọi mặt và rèn luyện, quản lý đảng viên trong thực tiễn công tác ngay từ cơ sở . 2. Quan hệ của người cách mạng đối với từng người
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 6 - GV. Lý Ngọc Yến Nhi
44 p | 1400 | 323
-
Chương 1: Định nghĩa, đối tượng, phương pháp nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh; nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
52 p | 1137 | 225
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 7 - GV. Lý Ngọc Yến Nhi
64 p | 930 | 207
-
Đề tài: Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh và giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới
21 p | 933 | 195
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 1 - GV. Lý Ngọc Yến Nhi
34 p | 551 | 149
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 5 - GV. Lý Ngọc Yến Nhi
23 p | 577 | 139
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 3 - GV. Lý Ngọc Yến Nhi
17 p | 228 | 52
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 2 - GV. Lý Ngọc Yến Nhi
29 p | 265 | 51
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương I - Lê Văn Bát
45 p | 249 | 44
-
Bài giảng Giới thiệu môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - Lý Ngọc Yến Nhi
16 p | 201 | 17
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 1: Khái niệm, đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh (2022)
10 p | 34 | 10
-
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng trong tác phẩm “Đường kách mệnh”
6 p | 71 | 7
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 1 - Trường ĐH Thương Mại
17 p | 60 | 6
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 1 - Khái niệm, đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh (2023)
10 p | 41 | 6
-
Nâng cao chất lượng xuất bản sách nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh
6 p | 97 | 3
-
Bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 0: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
4 p | 34 | 2
-
Đề cương chi tiết học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh (Hệ đào tạo Đại học – Ngành: Tài chính - Ngân hàng) - Trường Đại học Kinh tế Nghệ An
33 p | 6 | 2
-
Nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ phục vụ giảng dạy bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
3 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn