intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển thể lực chung cho sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Tài chính - Kế toán

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này là kết quả nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển thể lực chung cho sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Tài chính - Kế toán. Trên cơ sở đó lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao thể lực chung cho sinh viên năm thứ nhất của Trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển thể lực chung cho sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Tài chính - Kế toán

  1. ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUNG CHO SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN A STUDY ON THE APPLICATION OF EXERCISES OF PHYSICAL STRENGTH DEVELOPMENT FOR FIRST YEAR STUDENTS OF THE UNIVERSITY OF FINANCE AND ACCOUNTING Ngày nhận bài : 13.3.2023 ThS. Hà Văn Thành - ThS. Lê Văn Phi Long Ngày nhận kết quả phản biện : 07.4.2023 Trường Đại học Tài chính - Kế toán Ngày duyệt đăng : 28.4.2023 TÓM TẮT Bài báo này là kết quả nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển thể lực chung cho sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Tài chính - Kế toán. Trên cơ sở đó lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao thể lực chung cho sinh viên năm thứ nhất của Trường. Từ khóa: Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá, sinh viên. ABSTRACT This article is the result of applied research on general fitness development exercises for first-year students of the University of Finance and Accounting. On that basis, some exercises to improve general fitness for first-year students are proposed. Keywords: Selection, application and assessment, students. 1. Đặt vấn đề Công tác Giáo dục thể chất và hoạt động TDTT trong trường học, là một nội dung giáo dục quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, để góp phần thực hiện mục tiêu: Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài để đáp ứng nhu cầu đổi mới sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đó cũng là mục tiêu mà Trường Đại học Tài chính - Kế toán hơn 46 năm xây dựng và phát triển đã và đang thực hiện. Việc chuẩn thể lực cho sinh viên có vai trò quyết định trong tiếp thu và hình thành kỹ thuật động tác, cũng như kỹ năng thực hành trong các môn thể thao. Từ đó cần thiết phải có những bài tập phù hợp để kịp thời nâng cao thể lực và phát triển thể chất cho sinh viên. Trên cơ sở thực tiễn công tác GDTC của trường, thực trạng thể lực chung của sinh viên, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát triển thể lực chung cho sinh viên, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển thể lực chung cho sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Tài chính - Kế toán”. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp hệ thống hoá thông tin Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các công trình nghiên cứu khoa học. Phương pháp này giúp cho việc hệ thống hoá các kiến thức có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. 2.2. Phương pháp phỏng vấn. Là phương pháp nghiên cứu khoa học thu nhận thông tin thu qua hỏi và trả lời giữa nhà nghiên cứu và các cá nhân khác nhau về các vấn đề quan tâm. Đây là phương pháp được sử dụng tương đối nhiều trong nghiên cứu khoa học TDTT. Trong đề tài này đã sử dụng phương pháp với 2 hình thức: Phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn gián tiếp 87
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN 2.3. Phương pháp quan sát sư phạm. Đề tài sử dụng phương pháp này để quan sát, tiếp cận với đối tượng nghiên cứu của đề tài, tiến hành quan sát ghi nhận các dấu hiệu sư phạm từ cả 2 phía: Người dạy và người học để làm cơ sở xác định các yếu tố và điều kiện đảm bảo cho việc nghiên cứu. 2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm. Phương pháp này được sử dụng để tiến hành kiểm tra đánh giá thể lực chung của đối tượng nghiên cứu bao gồm: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo và mềm dẻo. Các test mà đề tài sử dụng chủ yếu được lựa chọn từ bộ tiêu chuẩn đánh giá thể lực áp dụng mới nhất cho sinh viên Đại học, nội dung kiểm tra căn cứ vào Quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực sinh viên hiện nay do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định (Ban hành kèm theo Quyết định số: 53/2008/QĐ-BGĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) và dựa trên tiêu chuẩn của chương trình “Điều tra, đánh giá tình trạng thể chất và xây dựng chỉ tiêu thể lực chung của người Viêt Nam giai đoạn I, từ 6 - 20 tuổi” của Uỷ ban TDTT . Đề tài sử dụng 05 test nhằm đánh giá trình độ thể lực chung của sinh viên Trường Đại học Tài chính - Kế toán. 2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Thực nghiệm sư phạm là một trong những phương pháp đề tài đã sử dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm xác định kết quả các bài tập lựa chọn và ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy để nâng cao thể lực chung của sinh viên. 2.6. Phương pháp toán học thống kê. Sử dụng phương pháp này nhằm xác định các giá trị trung bình và độ lệch chuẩn về các chỉ tiêu kiểm tra của đối tượng nghiên cứu. Từ đó xác định mức độ phát triển thể lực chung của sinh viên, So sánh giá trị trung bình giữa các đối tượng trước thực nghiệm và sau thực nghiệm trong quá trình nghiên cứu nhằm xác định có hay không có sự khác biệt về mức độ phát triển thể chất trước thực nghiệm và sau thực nghiệm. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Lựa chọn bài tập phát triển thể lực chung cho sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Tài chính - Kế toán. 3.1.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn và những nguyên tắc lựa chọn bài tập Từ việc tổng hợp những vấn đề liên quan đến thể lực chung cũng như thực trạng thể lực chung của sinh viên Trường Đại học Tài chính - Kế toán, đề tài xác định khi xây dựng hệ thống bài tập phát triển thể lực chung cho đối tượng nghiên cứu cần phải dựa vào cơ sở lý luận, thực tiễn và những nguyên tắc sau: Cơ sở lý luận - Căn cứ vào nội dung Quyết định của Bộ giáo dục và đào tạo về đánh giá trình độ phát triển thể lực (QĐ số 53/2008) - Căn cứ vào mục đích sư phạm để lựa chọn hệ thống bài tập phát triển thể lực chung cho sinh viên - Các bài tập phát triển thể lực được lựa chọn phải có nội dung và hình thức phù hợp với mục đích, nhiệm vụ của quá trình giảng dạy và tập luyện - Hệ thống bài tập được lựa chọn phải hợp lí tối ưu hóa việc phân chia khối lượng vận động của từng bài tập hoặc nhóm bài tập. Từ đó có thể đảm bảo cho sinh viên phát triển đầy đủ những tố chất vận động cần thiết theo yêu cầu RLTT của Bộ GD & ĐT ban hành. 88
  3. ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN Cơ sở thực tiễn Căn cứ vào chương trình giảng dạy môn GDTC của Trường Đại học Tài chính - Kế toán, căn cứ vào kết quả kiểm tra thể lực chung. Để tiến hành xây dựng hệ thống bài tập phát triển thể lực được lựa chọn phải dựa trên cơ sở đặc điểm trình độ thể lực của sinh viên cũng như điều kiện trang thiết bị tập luyện, cơ sở vật chất của nhà trường. Những nguyên tắc lựa chọn bài tập - Các bài tập được lựa chọn đảm bảo thời gian thực hiện trong giờ học chính khóa, số lượng ít nhưng đạt hiệu quả. - Các bài tập phải huy động nhiều nhóm cơ bắp tham gia hoạt động và cố gắn tác động tới 1- 2 tố chất cùng một lúc. - Các bài tập lựa chọn trong suốt quá trình giảng dạy và tập luyện phải hướng đến tần số nâng cao mạch đập của đối tượng tập luyện ngay sau khi chấm dứt tập thực hiện bài tập và sự hồi phục theo quy luật sinh lý vận động. 3.1.2 Nội dung các bài tập Qua quá trình quan sát, tham khảo những tài liệu chuyên môn, bước đầu đề tài lựa chọn được 18 bài tập luyện tố chất thể lực cho đối tượng sinh viên và tiến hành phỏng vấn 08 giảng viên trực tiếp giảng dạy tại trường, 09 giảng viên khoa GDTC-QP,AN Trường ĐH Phạm Văn Đồng, 10 giảng viên tại trường Đại học TDTT Đà Nẵng thu được kết quả trình bày ở bảng 1 Bảng 1. Kết quả phỏng vấn lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao thể lực chung cho sinh viên Trường đại học Tài chính - Kế toán (n= 27). Kết quả phỏng vấn (n=27) TT Bài tập Đồng ý Tỷ lệ % Không Đồng ý Tỷ lệ % 1 Bài tập chạy 30m xuất phát cao 25 92,5 2 7,5 2 Bài tập chạy 60m xuất phát cao 24 88,8 3 11,2 3 Bài tập chạy 100m xuất phát cao 20 74,1 7 25,9 4 Bài tập ngồi chụm 2 chân gập thân về trước 21 77.7 6 22,3 5 Bài tập co tay xà đơn 13 48,2 14 51,8 6 Bài tập nằm xấp chống đẩy 25 92,5 2 7,5 7 Bài tập cơ lung 20 74,1 7 25,9 8 Bài tập nằm ngửa co cơ bụng 22 81,4 5 18,5 9 Bài tập nhảy dây 27 100 0 0 10 Bài tập bật cao tại chỗ 26 96,3 1 3.7 11 Bài tập chạy 400m 16 59,3 11 40,7 12 Trò chơi vận động mang tính tập thể cao 22 81,3 5 18,7 13 Chạy cự ly trung bình (800m Nữ, 1500m Nam) 25 92,5 2 7,5 14 Di chuyển theo tín hiệu của giáo viên 24 88,8 3 11,2 15 Chơi bóng chuyền 18 66.7 9 33.3 16 Chơi bóng đá sân nhỏ ngoài trời 17 62,9 10 37,1 17 Chơi bóng rổ 21 77.7 6 22.3 18 Chạy dích zắc 20m 16 59.3 11 40,7 Qua kết quả thu được ở bảng 1 cho thấy có 9/18 bài tập có trên 80% ý kiến đồng tình sử dụng nâng 89
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN cao thể lực chung cho đối tượng nghiên cứu (bài tập: 1,2,6,8,9,10,12,13,14). - Bài tập 1: Chạy 30 xuất phát cao - Bài tập 2: Chạy 60 xuất phát cao - Bài tập 3: Nằm xấp chống đẩy - Bài tập 4: Nằm ngửa co cơ bụng - Bài tập 5: Nhảy dây - Bài tập 6: Bậc cao tại chỗ - Bài tập 7: Trò chơi vận động mang tính tập thể cao - Bài tập 8: Chạy cự ly trung bình (800m Nữ,1500m Nam) - Bài tập 9: Di chuyển theo tín hiệu của giáo viên Trên cơ sở kết quả phỏng vấn thu được, đề tài tiến hành xây dựng nội dung bài tập phát triển thể lực chung cho sinh viên Trường đại học Tài chính - Kế toán được trình bày ở bảng 2 Bảng 2. Nội dung phát triển thể lực chung cho sinh viên Mục đích phát TT Nội dung Phương pháp Khối lượng Cường độ triển Bài tập chạy 30m Lặp lại với 1 Sức nhanh 3 lần x 60m Tối đa xuất phát cao quãng nghỉ đầy đủ Bài tập chạy 60m Sức nhanh và Lặp lại với 2 2 lần x 60m Tối đa xuất phát cao sức mạnh tốc độ quãng nghỉ đầy đủ Bài tập nằm sấp Lặp lại với 3 Sức mạnh tay vai 15 - 20 lần x 2 tổ Lớn chống đẩy quãng nghỉ đủ Bài tập nằm ngửa Sức mạnh bền Lặp lại với 4 10 - 15 lần x 2 tổ Lớn co cơ bụng cơ bụng quãng nghỉ ngắn Phối hợp Lặp lại quãng 5 Bài tập nhảy dây 50 lần/ 2 tổ Tối đa toàn thân nghĩ đầy đủ 6 Bài tập bật cao tại chỗ Sức mạnh Lặp lại quãng nghĩ đủ 2 -3lần/ buổi tập Tối đa Trò chơi vận động Khéo léo và Chơi trò chơi 7 15 - 30 phút Lớn mang tính tập thể cao mềm dẻo dân gian Chạy cự ly trung bình 8 Sức bền chung Lặp lại (chia tổ) 1 - 2 lần Trung bình (800m Nữ, 1500m Nam) Di chuyển theo tín hiệu 9 Sức nhanh Nghe tiếng còi 3 - 4 lần/ buổi tập Trung bình của giáo viên 3.2. Tổ chức thực nghiệm. Sau khi phỏng vấn và đưa ra được các bài tập đề tài đã tiến hành thực nghiệm. Dựa vào lịch trình học tập môn GDTC của khóa 11, đề tài tiến hành đưa các bài tập vào thực nghiệm trong thời gian 8 tháng tương đương 2 học kỳ, mỗi tuần học 2 tiết, 1 tiết học là 50 phút. + Đối tượng thực nghiệm: Được chọn ngẫu nhiên ở 4 lớp khóa 11 gồm 97 sinh viên (sinh viên năm thứ nhất). Đối tượng thực nghiệm chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm 2 lớp. - Nhóm thực nghiệm: 2 lớp 50 sinh viên, trong đó có 15 nam, 35 nữ tập luyện theo chương trình GDTC nội khóa của nhà trường và được áp dụng các bài tập thử nghiệm đã lựa chọn theo tiến trình thực nghiệm được trình bày ở bảng 2. - Nhóm đối chứng: 2 lớp 47 sinh viên, trong đó có 13 nam, 34 nữ tập luyện theo chương trình GDTC nội khóa của nhà trường. Cả hai nhóm đều được học tập theo tiến độ thực hiện chương trình GDTC hiện tại của nhà trường như nhau. 90
  5. ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN 3.3. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm Trước quá trình thực nghiệm, đề tài tiến hành kiểm tra ở cả 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm thông qua 5 test kiểm tra theo kết quả lựa chọn. Các test kiểm tra được tiến hành theo một trình tự thống nhất. Kết quả kiểm tra của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng được trình bày ở bảng 3. Bảng 3. Kết quả kiểm tra thể lực chung trước thực nghiệm của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm. Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm Độ tin cậy TT Test Χ ±δ Χ ±δ t tính P Nữ n = 34 n = 35 1 Chạy 30m (s) 6.90 0.62 6.80 0.55 0.437 >0.05 2 Bật xa tại chỗ (cm) 145 8.3 148 9.1 0.508 >0.05 3 Nằm ngửa gập bụng 30 giây (sl) 14 3.56 14.5 3.70 1.352 >0.05 4 Chạy thoi 4×10 (s) 13.0 0.83 13.1 0.96 0.629 >0.05 5 Chạy tùy sức 5 phút (m) 820 18.2 825 16.0 0.846 >0.05 Nam n = 13 n = 15 1 Chạy 30m (s) 6.10 0.51 6.15 0.54 0.384 >0.05 2 Bật xa tại chỗ (cm) 195 5.8 200 8.1 0.471 >0.05 3 Nằm ngửa gập bụng 30 giây (sl) 14.5 3.74 14.0 3.82 0.615 >0.05 4 Chạy con thoi 4×10 (s) 12.6 1.4 12.5 1.6 0.632 >0.05 5 Chạy tùy sức 5 phút (m) 910 11.6 920 12.3 0.517 >0.05 Qua kết quả bảng 3 cho thấy 5 chỉ số thể lực (chạy 30m, bật xa tại chỗ, nằm ngửa co cơ bụng 30 giây, chạy con thoi 4 x 10m, chạy 5 phút tùy sức), đánh giá thể lực chung ban đầu của 2 nhóm có ttính < tbảng Nữ 0.437; 0.508; 1.352; 0.629; 0.846 Nam 0.384; 0.471; 0.615; 0.632; 0.517;). Thành tích của 2 nhóm có sự khác biệt nhưng không có ý nghĩa ở những xác xuất p > 0.05. Vậy chúng tôi có thể khẳng định sơ bộ việc phân chia 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng là hoàn toàn khách quan và tương đối đồng đều. 3.4. Đánh giá kết quả sau thực nghiệm Với việc áp dụng hệ thống bài tập đã lựa chọn cho đối tượng thuộc nhóm thực nghiệm trong suốt 60 tiết nội khóa của quá trình thực nghiệm sư phạm, chúng tôi lại tiến hành kiểm tra cả hai nhóm Nhóm đối chứng và thực nghiệm kết quả được trình bày ở bảng 4. Bảng 4. Kết quả kiểm tra thể lực chung của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm khi kết quả thực nghiệm Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm Độ tin cậy TT Test Χ ±δ Χ ±δ ttính P Nữ n = 34 n = 35 1 Chạy 30m (s) 6.80 0.54 6.40 0.74 3.57
  6. TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN 2 Bật xa tại chỗ (cm) 205 5.6 215 3.6 3.42
  7. al ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN Χb 6.80 148 14.5 13.1 825 bl Χb l 6.40 160 16 12.6 860 Ga 0.1 6.0 1.0 0.2 20 Gb 40 12 1.5 1.9 35 Wa(%) 1.46 4.05 6.89 1.55 2.40 Wb(%) 6.06 7.79 9.83 3.89 4.15 Trong đó: Χa : Là giá trị trung bình của nhóm đối chứng trước thực nghiệm Χa : Là giá trị trung bình của nhóm đối chứng sau thực nghiệm al l Χb : Là giá trị trung bình của nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm Χb : Là giá trị trung bình của nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm bl l Ga: Là trị số gia tăng của nhóm đối chứng Gb: Là trị số gia tăng của nhóm thực nghiệm Wa(%): Là mức tăng trưởng sau thực nghiệm Wb(%): Là mức tăng trưởng sau thực nghiệm của nhóm đối chứng Từ kết quả ở bảng 5 và bảng 6 cho thấy, sau một thời gian tiến hành thực nghiệm thể lực chung của cả hai nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm đều tăng cao hơn so với trước thực nghiệm. Tuy nhiên sự gia tăng ở các tố chất trong mỗi nhóm là không đồng đều, sự gia tăng ở nhóm thực nghiệm là cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng. Điều này chứng tỏ hệ thống bài tập phát triển thể lực chung đã lựa chọn áp dụng vào nhóm thực nghiệm là có hiệu quả 4. Kết luận Qua quá trình nghiên cứu đề tài đã lựa chọn được 09 bài tập phát triển thể lực chung cho sinh viên, là những bài tập chiếm tỷ lệ từ 80% số phiếu đồng ý trở lên phù hợp với khách thể nghiên cứu. Quá trình thực nghiệm các bài tập đã chọn đem lại hiệu quả rõ rệt. Thể lực chung của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Tài chính - Kế toán được cải thiện với nhịp độ phát triển tốt. Điều này chứng tỏ hệ thống bài tập phát triển thể lực chung đã lựa chọn áp dụng là có hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), số 25/2015/TT- BGDĐT, Thông tư quy định về chương trình môn học giáo dục thể chất thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học. 3. Dương nghiệp Chí, Nguyễn Danh Thái (2003), Thực trạng thể chất người Việt Nam từ 6 đến 20 tuổi (Thời điểm năm 2001), NXB, TDTT, Hà nội 4. Lê Nguyệt Nga, Trịnh Hùng Thanh (1993), Cơ sở sinh học và sự phát triển tài năng thể thao, NXB, TDTT, Hà Nội 5. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp TDTT, NXB, TDTT, Hà Nội 93
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2