NGỘ ĐỘC CẤP
lượt xem 2
download
Đối với da , tóc , và mắt: - Da:nhanh chóng rửa da không có chống chỉ định. Nếu do acid, bazơ thì rửa lâu 10-15phút - Mắt: vạch mi mắt dùng nước rửa 3-5phút; sau đó nhỏ 01 giọt Fluoretxein vào mắt.; nếu có tổn thương thì rửa lại bằng HTM0,9% trong 10phút;; nếu là các chất gây cay mắt (chloropicrin, bromaceton) thì rửa bằng dd Bicarbonat 2% - Tóc: Rửa nhiều nước 20-30 phút.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NGỘ ĐỘC CẤP
- NGỘ ĐỘC CẤP A - NGUYÊN TẮC CẤP CỨU: I- NHANH CHÓNG LOẠI BỎ CHẤT ĐỘC RA KHỎI CƠ THỂ: 1/ Đối với da , tóc , và mắt: - Da:nhanh chóng rửa da không có chống chỉ định. Nếu do acid, bazơ thì rửa lâu 10-15phút - Mắt: vạch mi mắt dùng nước rửa 3-5phút; sau đó nhỏ 01 giọt Fluoretxein vào mắt.; nếu có tổn thương thì rửa lại bằng HTM0,9% trong 10phút;; nếu là các chất gây cay mắt (chloropicrin, bromaceton) thì rửa bằng dd Bicarbonat 2% - Tóc: Rửa nhiều nước 20-30 phút. 2/ Đối với dạ dày và ruột: 2.1/ Trung hòa chất độc: + Cho uống nhiều nước( pha bột gạo, bột đậu xanh, lòng trắng trứng gà, )
- + Một số thuốc trung hòa chất độc vào đường tiêu hóa: - Thuốc kháng độc phổ biến( Magie oxyt 1phần + tanin 1 phần) d ùng cho tất cả các loại chất độc hữu cơ( Nấm , alcaloid), arsen, chì. - Sữa: ngộ độc acid, nước Javel; không dùng sữa trong ngộ độc dầu hỏa và các dẫn chất của nó. - Nước hoa quả , dấm : ngộ độc Bazơ mạnh. - Dầu thầu dầu: Ngộ độc phenol . - Parafin: ngộ độc thuốc nhóm anilin, clo, phospho Parafin và thầu dầu không hấp thu qua dường tiêu hóa. 2.2/ Loại trừ chất độc ra khỏi dường tiêu hóa: *Gây nôn: - Thực hiện khi BN còn tỉnh, BN có thể tự làm. - Thực hiện được ngay, nhanh , dễ dàng. - Chỉ loại bỏ được một phần chất độc. - Trước khi gây nôn cho BN uống nước ấm có muối 5-10% hoặc xiro ipecac. Rồi kích thích cho nôn.
- - CCĐ: BN hôn mê, co giật, suy hô hấp, trụy tim mạch, ngộ độc acid mạnh , bazơ mạnh, xăng dầu, * Rửa dạ dày: - Thực hiện trong 24h đầu( Theo sinh lý thì sau 4h thức ăn đã xuống khỏi dd song vẫn còn chất độc đọng lại ở các nếp niêm mạc dd) . Riêng các loại thuốc ức chế co bóp ruột như: aminazin, promethazin, atropin, opium, digital, có thể rửa dd muộn hơn sau 24h. - Số lần rửa; ít nhất 2 lần. - Rửa bằng: nước máy, HTM 0,9%, thuốc tím 0,1%,( Có oxy nguyên tử có khả năng oxy hóa) Nabica(Na2CO3) 2%( Dễ thủy phân trong môi trường kiềm) - Lượng dung dịch rửa không hạn chế. - CCĐ: BN hôn mê, co giật, suy hô hấp, trụy tim mạch. Ngộ độc acid mạnh, bazơ mạnh, xăng dầu( không rửa vì có nguy cơ gây thủng dd, thực quản) Nếu BN hôn mê chỉ được rửa khi đã đặt nội khí quản. * Thuốc hấp phụ chất độc: - Than hoạt tính : hấp phụ không đặc hiệu hầu hết các loại chất độc.( Nhờ cấu trúc phân tử than hoạt tính)
- - LL&CD: 1g/ kg * Thuốc tẩy: - Natrisunfat : bơm 20-30 g qua sonde dd. - Magiesunfat: dùng liều cao dễ gây độc. - Sorbitol: 5-7g 3/ loại bỏ chất độc ra khỏi máu: - Truyền dịch ưu trương HTN10%;Hoặc Manitol 1,45% truyền thành tia để tạo môi trường ưu trương trong máu (ưu trương nội bào)-> gọi dịch gian bào vào máu- > tăng khối lượng tuần hoàn -> tăng AL lọc cầu thận -> tăng đào thải. - Lợi tiểu: không giới hạn tùy mức đáp ứng. Dùng : Lasix ống 20mg, Furosemid ống 40mg. - Theo dõi lượng nước tiểu để bù nước diện giải phù hợp( Thải bao nhiêu truyền bấy nhiêu). - Thẩm phân phúc mạc. - Thẩm phân máu. - Lọc máu có các chất hấp phụ(HD,HP).
- - Thay máu. 4/ loại bỏ chất độc ở đường hô hấp. Đặt BN ở nơi thoáng mát, nới bỏ quần áo; chống ngạt; ch ườm ấm ở cổ; khí dung Hydrocortison; nếu nặng thì đặt Canun qua màng giáp nhẫn hoặc mở khí quản. II- SỬ DỤNG ANTIDOT ( THUỐC CHỐNG ĐỘC ĐẶC HIỆU). 1/ Ngộ độc hóa chất phospho hữu cơ(CĐTK- Thuốc trừ sâu):Sarin, Roman, Vx, Wofatox, DDVP, Dipterix, Bassa=Bi58, Methaphos, Carbophos) 1.1/ Cơ chế nhiễm độc : Khi men ChE bị ức chế bởi phospho hữu cơ -> Ach không thủy phân được -> tích lũy lại ở màng trước Sinap -> không gây được phản ứng với màng sau Sinap -> làm mất xung động dẫn truyền TK thuộc hệ M-cholin và N- Cholin gây ra các triệu chứng bệnh lý. - Chất độc qua hàng rào máu não làm tổn thương TKTƯ-> suy hô hấp, trụy tim mạch. - Chất độc tác động trực tiếp lên tổ chức: lên tim gây ngừng tim; lên thận , gan gây nhiễm độc gan thận
- 1.2/ Triệu chứng: * T/C: + Cường phó giao cảm: tăng tiết, giảm nhịp tim, co thắt cơ trơn khí quản-> khó thở, đau bụng, buồn nôn, nôn, co thắt đồng tử + Rối loạn thần kinh cơ( hệ TK vận động): Rung giật cơ, liệt cơ hô hấp. + RLTKTƯ: co giật, liệt hô hấp, hôn mê. -> Khi Ach tăng cao gây ra H/C Musscarin: co đồng tử, RL thị lực, tăng tiết mồ hôi, tăng tiết dịch phế quản gây khó thở, co thắt thanh quản, gây suy hô hấp; trụy mạch mạch chậm, hạ HA Gây H/C Nicotin: Rung cơ mặt, cơ hô hấp, co giật một nhóm cơ hoặc toàn thân, liệt cơ, gây suy hô hấp , ngừng thở. Mạch nhanh, rung thất , ngừng tim. Ngoài ra có các triệu chứng: thiểu niệu ,vô niệu, tổn thương cơ tim ; bụng chướng ; liệt ruột. * XN :Enzym ChE ( chẩn đoán xác định) 1.3/ Xử trí: * Loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể.
- * Atropin 1mg + Cơ chế tác dụng: tranh chấp đối kháng với Ach.Atropin tạo màng che phủ màng sau Sinap ngăn được hưng phấn của Ach lên TCT Cholin ở màng sau Sinap -> mất tác dụng sinh lý của Ach( không làm phá hủy Ach) + Nguyên tắc : - Nhiễm độc nặng: dùng sớm ; liều cao ngay từ đầu( 4-6mg tiêm TM) sau 5-7p tiêm nhắc lại 2mg tiêm đến khi đạt được liều nhiễm độc Atropin nhẹ( liều thấm) duy trì liều thấm Atropin( t/c: da khô, môi khô, mạch 100-120ck/p, mặt đỏ) duy trì liều trong 72h sau đó giảm liều. Nếu quá liều thấp sẽ gây giãn đồng tử, liệt cơ hô hấp-> tử vong - Nhiễm độc trung bình: Tiêm TM 4mg liều đầu tiên. Sau 10 phút tiêm nhắc lại 1-2mg cho đến khi xuất hiện t/c nhiễm độc Atropin nhẹ duy trì 24h. - Nhiễm độc nhẹ: dùng liều đầu tiên 2mg tiêm TM. Sau 20-30p tiêm nhắc lại 1mg cho đến khi đạt được liều nhiễm độc Atropin nhẹ duy trì trong 24h.
- + Nhược điển: Atropin không qua được hàng rào máu não-> không giải quyết được các triệu chứng TKTƯ nên phải dùng Spocolamin * 2 PAM ( 2 Pyrudin Aldoxin Metyl). BN đến muộn không dùng 2 PAM( vì ChE và chất độc đã bền vững ) + Cơ chế tác dụng: Hồi phục men ChE khi men liên kết với chất độc chưa bền vững. 2 PAM có tác dụng hoạt hóa các men ChE bằng cách gắn vào Paraoxon để làm thành các hợp chất tách khỏi men ChE rồi được thải ra nước tiểu. 2 PAM giải quyết được tất cả các triệu chứng của cường phó giao cảm , vận động, và TKTƯ. + Nguyên tắc: - Dùng sớm, dùng đủ liều. - Nặng: dùng 4-6 g truyền TM, hoặc tiêm TMC - TB: 2- 4g - Nhẹ: 1-2g
- * Phối hợp Atropin + 2 PAM rất có tác dụng ; nhằm giảm liều Atropin v à giải quyết được tất cả các t/c. * Chú ý: Thuốc trừ Rầy ức chế men ChE có hồi phục. chỉ cần dùng Atropin * Thuốc hồi phục men ChE: OXIM 2/ Ngộ độc Cyanua ( HCN, KCN, NaCN) 2.1/ Cơ chế tác dụng : Cyanua vào cơ thể bị phân hủy giải phóng CNˉ; CNˉ kết hợp với Fe3+ -> quá trình nhận điện tử của Fe3+ không được thực hiện-> Fe2+ không được tạo thành-> O2 không được tạo ra -> chuổi hô hấp tb không được thực hiện-> Ngạt TB . Khi cơ thể không sử dụng được O2 -> Máu ĐM,TM giàu O2-> Mà màu sắc da phụ thuộc vào hệ TM nằm sát da ->mặt đỏ. 2.2/ Triệu chứng:4 giai đoạn - Giai đoạn 1: gđ kích thích: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, đau tức ngực, ho. Mạch nhanh. - Giai đoạn 2: gđ khó thở; khó thở 2 th ì, nhức đầu , đau vùng trước tim, mạch chậm, HA tụt; da niêm mạc vẩn hồng. - Giai đoạn 3: gđ co giật: co giật tăng trương lực giống động kinh
- HA tụt, RL hô hấp, U ám, cuối gđ đi vào hôn mê, đồng tử giãn, da niêm mạc vẩn hồng. - Giai đoạn 4: gđ Liệt: suy hô hấp , trụy tim ,mạch hôn mê sâu , đông tử giãn căng, mắt lồi; da niêm mặc vẩn hồng. 2.3/ Xử trí: * Nhóm thuốc gây Met Hb: Amylnitrit, Natrinitrit, xanh Metylen Thuốc CNˉ HbO2( Fe2+)-------->Hb( Fe3+)---------> Nhả Fe3+ của Cyto---- ->men Cytochromdaza được khôi phục. Hb(Fe3+)không có khả năng vận chuyển O2. - Nhưng MetHb không có khả năng vận chuyển và nhường O2 cho tế bào nên chỉ tạo 1 lượng MetHb nhất định đủ để chuyển hóa 25-30%Hb thành MetHb ; lượng Hb còn lại để vận chuyển O2 . dễ gây nhiễm độc trở lại. Nhưng nó có tác dụng giải quyết được triệu chứng nhiễm độc nhanh * Thuốc trung hòa : tác dụng chậm nhưng nó giải quết được tận gốc các triệu chứng:
- Thuốc trung hòa + CNˉ à Thải ra ngoài ( Amylnitrit thể hơi) * Nhóm giải độc có lưu huỳnh:Na2S2O3 (Natrithiosunfat) * Kết hợp 2 thuốc trên thì có thể cấp cứu được 8-10 lần liều chết LD100 *Glucose: OH R- C=O + HCN ----> R- C – CN là chất ko độc đào thải H H nhanh ra khỏi cơ thể * Hô hấp nhân tạo để giúp BN tiếp nhận các thuốc điều trị đặc hiệu bằng thể hơi( tiêm TM không cần hô hấp nhân tạo ) 3/ Ngộ độc Barbiturrat: + Triệu chứng: - Thể nhẹ:BN ngủ say, đồng tử co, phản xạ ánh sáng còn, mạch,HA bình thường. - Thể nặng: Hôn mê sâu, mất phản xạ, đồng tử giản, mạch nhanh, tình trạng nhiểm toan rỏ, rối loạn hô háp, ngừng thở, ngạt. + Xử trí:
- - Loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể. - Điều trị triệu chứng: Hồi phục hô hấp và tim mạch. đề phòng viêm nhiễm và RL dinh dưỡng. 4/ Ngộ độc kim loại nặng: Hg, Pb, As Nhữnh chất này có ái tính vớ những chất có nhóm (- SH) KL nặng nhanh chóng kết hợp với cơ chất có nhóm( -SH) trong phân tử -> Gây RL quá trình Oxy hóa khử trong TB -> giảm Cation + Xử trí: - Dimercaptopropanol( Umthion): -Đối với Chì(Pb): dùng CâN2 EDTA liên kết với Pb gắp chì ra khỏi cơ thể. III- ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG & DỰ PHÒNG BIẾN CHỨNG : 1/ Hồi sức hô hấp. 2/ Chống trụy tim mạch. 3/ Chống co giật. 4/ Chống suy thận.
- 5/ Thăng bằng kiềm toan, điện giải. 6/ Giải độc không đặc hiệu. 7/ Dự phòng nhiễm khuẩn. BS. Nguyễn Văn Thanh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Xử lý ngộ độc cấp - GS.TS. Nguyễn Thị Dụ
40 p | 217 | 46
-
Bài giảng Điều dưỡng hồi sức cấp cứu: Chăm sóc bệnh nhân ngộ độc cấp
40 p | 388 | 39
-
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị ngộ độc cấp phospho hữu cơ - ThS. Phạm Duệ
36 p | 226 | 30
-
Tập bài giảng Hồi sức cấp cứu (NUR 313): Ngộ độc cấp và chăm sóc điều dưỡng - ThS. BS. Nguyễn Phúc Học
38 p | 10 | 4
-
Chẩn đoán và xử trí chung với ngộ độc cấp
10 p | 51 | 4
-
Ngộ độc cấp ethanol
3 p | 20 | 2
-
Tình hình ngộ độc cấp ở trẻ em tại bệnh viện trẻ em Hải Phòng trong 5 năm từ 2013 đến 2017
3 p | 4 | 2
-
Đặc điểm tổn thương thận cấp ở bệnh nhân ngộ độc cấp
5 p | 5 | 2
-
Bài giảng Nguyên tắc xử trí ngộ độc cấp
69 p | 6 | 2
-
Đặc điểm trẻ ngộ độc cấp nhập khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 01/06/2013-01/06/2023
6 p | 3 | 2
-
Tác nhân ngộ độc và các mối liên quan ở bệnh nhân ngộ độc cấp có tổn thương thận
8 p | 22 | 2
-
Ngộ độc cấp Nereistoxin
2 p | 12 | 2
-
Đặc điểm và diễn biến của tăng áp lực thẩm thấu huyết tương ở bệnh nhân ngộ độc cấp
4 p | 4 | 1
-
Nguyên nhân gây toan lactic ở bệnh nhân ngộ độc cấp
4 p | 3 | 1
-
Giá trị dự báo tử vong của bảng điểm APACHE II, SOFA và PSS ở bệnh nhân ngộ độc cấp methanol
4 p | 1 | 1
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ngộ độc cấp methanol tại Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai
5 p | 5 | 1
-
Hiệu quả của phác đồ lọc máu tích cực phối hợp với ethanol đường uống trong điều trị ngộ độc cấp methanol
5 p | 3 | 1
-
Đặc điểm lâm sàng của hội chứng kháng cholinergic do ngộ độc cấp
5 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn