intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NGUYÊN NHÂN VIÊM TỤY

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:30

72
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguồn gốc dịch tuỵ Dịch tuỵ do các nang tuyến tuỵ ngoại tiết sản xuất, rồi theo ống tuỵ chính (ống Wirsung) và ống tuỵ phụ (ống Santorini) đổ vào phình Vater của tá tràng cùng nơi đổ của ống mật chủ qua cơ thắt Oddi (hình 1~hình 6.16). Tuyến tuỵ ngoại tiết là loại tuyến chùm, nang tuyến có 2 loại tế bào : tế bào chính hình tháp ở ngoại vi; tế bào trung tâm hình sao hoặc hình thoi. Cả 2 loại tế bào đều tham gia sản xuất dịch tuỵ. Các tế bào biểu mô ống...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NGUYÊN NHÂN VIÊM TỤY

  1. TRƯỜNG …………………. KHOA………………………. ----- ----- GIẢI PHẨU BỆNH VIÊM TỤY
  2. VIÊM TỤY 1.NHẮC LẠI DỊCH TUỴ 1.1.Nguồn gốc dịch tuỵ Dịch tuỵ do các nang tuyến tuỵ ngoại tiết sản xuất, rồi theo ống tuỵ chính (ống Wirsung) và ống tuỵ phụ (ống Santorini) đổ vào phình Vater của tá tràng cùng nơi đổ của ống mật chủ qua cơ thắt Oddi (hình 1~hình 6.16). Tuyến tuỵ ngoại tiết là loại tuyến chùm, nang tuyến có 2 loại tế bào : tế bào chính hình tháp ở ngoại vi; tế bào trung tâm hình sao hoặc hình thoi. Cả 2 loại tế bào đều tham gia sản xuất dịch tuỵ. Các tế bào biểu mô ống tuyến tuỵ cũng tham gia bài tiết nước và bicarbonat. Để nghiên cứu dịch tuỵ trên người, thường áp dụng phương pháp lấy dịch tuỵ bằng ống hút Einhort, dưới kích thích của các tác nhân khác nhau, hoặc bằng các phương pháp hoá tổ chức, siêu cấu trúc, hoá sinh, v.v… 1.2.Tính chất và thành phần dịch tuỵ Dịch tuỵ là một chất lỏng không màu, nhờn, có tính kiềm nhẹ, pH 7,8-8,4. Số lượng dịch tuỵ được bài tiết trong 24 giờ khoảng 1500-2000ml. Trong dịch tuỵ có chứa :
  3. -Tới 98% là nước. -Khoảng 1% là các chất vô cơ, gồm các muối Na+, K+, Mg++, Cl-, HCO3-, …; trong đó HCO3- là yếu tố chính tạo môi trường kiềm của dịch tuỵ, nồng độ của chất này thay đổi tương quan với tốc độ bài tiết của dịch tuỵ. -Khoảng 1% là các chất hữu cơ, gồm chủ yếu là các men tiêu hoá protein, lipid, glucid, cùng một số protein, chất nhầy và có cả một ít bạch cầu. Dịch tuỵ rất giàu các men tiêu hoá với hoạt tính cao, trong đó có các men tiêu hoá glucid được bài tiết ra ở dạng hoạt động. Còn các men tiêu hoá protein và tiêu hoá lipid, khi mới bài tiết ở dịch tuỵ xuống chúng ở dạng tiền men (zymogen) và sẽ được hoạt hoá trong môi tr ường của ruột. Các men của dịch tuỵ do tế bào nang tuyến tuỵ bài tiết; nước và bicarbonat của dịch tuỵ do các tế bào biểu mô ống tuyến tuỵ bài tiết. 1.3.Tác dụng của dịch tuỵ -Tác dụng của nhóm men tiêu hoá protein : +Các men tiêu hoá protein c ủa dịch tuỵ gồm : trypsin, chymotrypsin, carboxypeptidase. Cả 3 men này khi bài tiết bởi tế bào tuyến tuỵ ở dạng tiền men chưa hoạt động là trypsinogen, chymotrypsinogen và procarboxypeptidase.
  4. +Khi dịch tuỵ đổ vào tá tràng, đầu tiên trypsinogen được chuyển thành trypsin hoạt động dưới tác dụng của một men do niêm mạc ruột tiết ra là enterokinase. +Trypsin được tạo thành sẽ tác động lên các tiền men khác là chymotrypsinogen, procarboxypeptidase và kinanogen (tiền men của enterokinase) để hoạt hoá chúng thành chymotrypsin, carboxypeptidase và enterokinase. Đ ồng thời trypsin cũng hoạt hoá chính trypsinogen-tiền men của mình, do vậy hoạt tính của trypsin tăng lên một cách nhanh chóng. Quá trình hoạt hoá nêu trên có thể minh hoạ ở sơ đồ dưới đây : (Hình 2~6.17) +Trypsin và chymotrypsin là 2 men có hoạt tính mạnh, hoạt động trong môi trường pH tối thuận là 8,0. Chúng tác động vào liên kết peptid bên trong phân tử proteose, pepton, albumose và các chuỗi polypeptid khác, để tạo nên các đoạn peptid ngắn hơn như oligopeptid, tripeptid, dipeptid. *Trong đó trypsin có ái lực lựa chọn với liên kết peptid mà nhóm -CO- thuộc acid amin kiềm như arginin, lysine, … . Chymotrypsin có ái lực lựa chọn với liên kết peptid mà nhóm -CO- thuộc acid amin thơm như phenylalanine, tryptophan, … . Do đó, trysin và chymotrypsin được xếp vào nhóm men endopeptidase. *Trypsin và chymotrypsin là 2 men có hoạt tính rất mạnh, nhưng sản phẩm của chúng chỉ là những đoạn oligopeptid có phân tử lượng thấp, chứ chưa tạo ra được các acid amin tự do. Khi 2 men này cùng phối hợp tác động lên protein, sẽ đạt hiệu quả cao hơn sự tác động của từng men riêng lẻ.
  5. +Carboxypeptidase chuyên chặt đứt liên kết peptid ngoài cùng đầu C tận để tách một acid amin ra khỏi chuỗi peptid, do đó đ ược gọi là exopeptidase. Bản thân carboxypeptidase lại được chia thành 2 loại : *Carboxypeptidase A chuyên phân cắt cầu nối peptid ngoài cùng mà acid amin đầu C tận có nhân thơm. *Carboxypeptidase B chuyên phân cắt cầu nối peptid ngoài cùng mà acid amin đầu C tận mang điện tích dương (acid amin kiềm). +Nói chung dịch tuỵ có vai trò quan trọng nhất trong tiêu hoá protein. Các men của dịch tuỵ phân cắt khoảng 60-80% protein và polypeptid của thức ăn thành oligopeptid, tripeptid, dipeptid và acid amin. Các sản phẩm này sẽ được tiếp tục phân giải trong quá trình tiêu hoá màng. -Tác dụng của nhóm men tiêu hoá lipid : +Dịch tuỵ có 3 men tiêu hoá lipid : lipase, phospholipase, cholesterol esterase đ ều là những men có hoạt tính mạnh. Hầu hết các lipid trong thức ăn là mỡ trung tính (triglycerid), một lượng nhỏ phospholipid và cholesterol este. Vào đ ến ruột non, nhờ có muối mật của dịch mật toàn bộ các chất lipid được nhũ tương hoá, tạo nên các hạt có kích thước rất nhỏ. Do đó các men tiêu hoá dễ dàng tiếp xúc và phân giải chúng.
  6. +Lipase tuỵ, gọi là steapsin, là men tiêu hoá lipid mạnh, hoạt động trong môi trường kiềm, có pH tối ư là 8,0. Lipase tuỵ phân giải những liên kết este giữa acid béo và glycerol của triglycerid đã nhũ hoá. Đầu tiên lipase tách một acid béo ở vị trí anpha để tạo anpha, beta-diglycerid. Tiếp đó acid béo ở vị trí anpha thứ hai được tách ra, tạo nên beta-monoglycerid để được thuỷ phân thành glycerol và acid béo. Men lipase tuỵ thuỷ phân tới 95% lipid thức ăn thành monoglycerid và acid béo, cùng một phần nhỏ glycerol. +Phospholipase là men tiêu hoá chất phospholipid. Men này được tuỵ bài tiết dưới dạng tiền men chưa hoạt động là prophospholipase. Trypsin biến prophospholipase thành phospholipase hoạt động. Men này có vài loại khác nhau : *Phospholipase A, còn gọi là Lecithinase, chuyên tách một acid béo ra khỏi phospholipid để tạo lysolecithin, chất này có thể gây tổn thương niêm mạc ruột và gây tán máu mạnh. Nhưng ngay sau đó, phospholipase B sẽ phân cắt gốc acid béo thứ hai để tạo glycerol-phosphorylcholin. Chất này được một phospholipase khác thuỷ phân thành base nitơ, glycerol và acid phosphoric. Do một nguyên nhân nào đó gây hoạt hoá men phospholipase A ngay trong ống tuỵ, men này thuỷ phân lecithin thành lysolecithin. Chất này phá vỡ mô tuỵ và gây hoại tử các mô mỡ xung quanh, gây viêm tuỵ cấp. +Cholesterol esterase thuỷ phân cholesterid th ành cholesterol và acid béo. -Tác dụng của nhóm men tiêu hoá glucid
  7. +Amylase tuỵ có hoạt tính mạnh, nó phân cắt liên kết anpha 1-4glycozid, do đó phân giải cả tinh bột chín và sống thành maltose, maltriose, dextrin. Trong một số trường hợp viêm tuỵ, ung thư tuỵ amylase được tăng cường bài tiết vào máu, khiến amylase máu tăng. +Maltase tuỵ phân cắt đường maltose thành 2 phân tử glucose. Men maltase tuỵ có hoạt tính yếu, do đó dịch tuỵ chỉ tạo nên được một lượng nhỏ monosaccharid, mà chủ yếu là các oligosaccharid, disaccharid, trisaccharid. Các ch ất này sẽ được phân giải tiếp qua quá trình tiêu hoá màng. -Tác dụng của bicarbonat. Dịch tuỵ có hàm lượng bicarbonat khá cao, 145mEq/lít lớn gấp 5 lần so với nồng độ bicarbonat trong máu. Chính bicarbonat tạo n ên môi trường kiềm của dịch tuỵ, nó có 2 tác dụng : tạo pH thuận lợi cho các men ti êu hoá của dịch tuỵ hoạt động và trung hoà HCl từ dạ dày xuống. Tóm lại, dịch tuỵ có tác dụng rất lớn trong quá trình tiêu hoá ở ruột non. Khi thiếu dịch tuỵ sẽ gây rối loạn tiêu hoá nghiêm trọng, trong phân có nhiều thức ăn chưa được tiêu hoá hết, đặc biệt là lipid và protid. 1.4.Sự bài tiết chất ức chế trypsin : Trypsin và các men tiêu hoá của dịch tuỵ có thể tiêu hoá bản thân tuyến tuỵ. Nhưng bình thường điều đó không xảy ra vì các men này chỉ được hoạt hoá khi đã được bài tiết vào ruột. Đồng thời trong các tế bào nang tuỵ còn có các chất ức chế
  8. trypsin, chúng được chứa trong bào tương xung quanh các hạt zymogen. Khi các tế bào bài tiết men tiêu protein vào nang tuỵ, cũng bài tiết chất ức chế trypsin. Do vậy, sự hoạt hoá trypsin bị ngăn cản bên trong tế bào nang tuỵ, ở nang tuỵ và trong ống tuỵ. Vì trypsin hoạt hoá men phospholipase A, nên chất ức chế trypsin cũng ngăn cản sự hoạt hoá của men này. Một khi ống tuỵ bị tắc hoặc tổ chức tuỵ bị tổn thương, một lượng lớn dịch tuỵ tập trung ở vùng tuỵ bị tổn thương; hoặc có sự trào ngược dịch ruột vào trong ống tuỵ. Khi đó tác dụng của chất ức chế trypsin bị lấn át, các men tiêu protein và phospholipase A của dịch tuỵ nhanh chóng được hoạt hoá sẽ tiêu hoá tổ chức tuyến tuỵ. Lúc đó, tuỵ bị viêm cấp, có thể gây tử vong. 1.5.Điều hoà bài tiết dịch tuỵ Ngoài thời gian tiêu hoá, dịch tuỵ được bài tiết với một lượng nhỏ, do hoạt động chu kỳ của ống tiêu hoá. Trong thời gian tiêu hoá, sự tiết dịch tuỵ được tăng cường theo cơ chế thần kinh và thần kinh-thể dịch. -Cơ chế thần kinh : Cơ chế thần kinh điều hoà bài tiết dịch tuỵ là cơ chế phản xạ có điều kiện và không điều kiện. +Phản xạ có điều kiện bài tiết dịch tuỵ diễn ra qua 4-5 phút sau khi ta đưa thức ăn tới gần để thấy hoặc ngửi thấy. Dịch tuỵ tâm lý tiết ra không nhiều, trong khoảng 15-20 phút thì ngừng.
  9. +Phản xạ không điều kiện bài tiết dịch tuỵ diễn ra khi thức ăn kích thích vào các thụ cảm thể niêm mạc đường tiêu hoá : lưỡi, miệng, răng, dạ dày, ruột. Từ đây các sợi cảm giác nội tạng dẫn truyền xung động về trung khu giao cảm ở tuỷ sống, trung khu phó giao cảm ở hành não và lên tới gian não, hệ Limbic. Đường ly tâm chủ yếu của 2 loại phản xạ trên là dây phế vị và một phần là các dây giao cảm. Thần kinh phó giao cảm chủ yếu kích thích tế bào nang nên có tác dụng tăng tiết dịch tuỵ giàu men, còn thần kinh giao cảm chủ yếu kích thích tế bào ống tuyến nên có tác dụng tăng tiết dịch tuỵ loãng. -Cơ chế thần kinh-thể dịch : Cơ chế thần kinh-thể dịch bài tiết dịch tuỵ chủ yếu thông qua sự giải phóng hormon tiêu hoá. Lần đầu tiên vào năm 1902, Bayliss- Starling đã phát hiện cơ chế điều tiết dịch tuỵ bằng con đường thể dịch. Hai ông cho rằng : HCl từ dạ dày xuống tá tràng, tác động lên niêm mạc tá tràng, làm tiết ra một chất tương tự như hormon, gọi là Secretin. Chất này đổ vào máu, tới tuyến tuỵ kích thích bài tiết dịch tuỵ nhiều nước và bicarbonat, ít men. Ngày nay, người ta đã biết rõ, secretin là một polypeptid, trọng lượng phân tử 3400, do tế bào S của tá tràng và phần trên của hỗng tràng sản xuất và dự trữ trong tế bào dưới dạng chưa hoạt động là prosecretin. Khi HCl từ dạ dày chuyển xuống tá tràng làm pH ở ruột non giảm đến 4,5 sẽ kích thích giải phóng secretin. Secretin theo máu đến tuyến tuỵ kích thích bài tiết dịch tuỵ chứa nhiều bicarbonat và ít men, bicarbonat trung hoà HCl điều đó có ý nghĩa bảo vệ niêm mạc ruột non.
  10. +Cholecystokinin-Pancreozyniin (CCK-PZ) : Khi thức ăn tới ruột non, các sản phẩm trung gian của protein (nh ư proteose, pepton), các acid béo mạch dài và HCl sẽ kích thích tế bào nội tiết ở niêm mạc tá tràng và phần trên hỗng tràng bài tiết ra CCK-PZ. Chất này theo máu tới kích thích tế bào nang tuỵ bài tiết ra men tiêu hoá của dịch tuỵ. (Hình 3~ 6/18) +Gastrin : chất gastrin của dạ dày và enterogastrin của ruột ngoài tác dụng kích thích bài tiết dịch vị, cũng theo máu đến kích thích nang tuỵ bài tiết men tiêu hoá. +Bradykinin. Chất bradykinin được tạo nên từ tiền chất là kininogen dưới tác dụng của một men do tuyến tuỵ tiết ra khi tuyến hoạt động, đó l à killikrein. Chất bradykinin gây giãn mạch tại tuyến tuỵ, dẫn đến tăng tiết dịch tuỵ loãng. +Ngoài ra, tuỳ điều kiện mà niêm mạc ruột non cũng bài tiết một số hormon có tác dụng ức chế sự bài tiết dịch tuỵ như GIP, somatostatin, glucagon ruột, … Trong cơ thể, cơ chế thần kinh và thể dịch kết hợp với nhau và cùng điều hoà bài tiết dịch tuỵ. Cơ chế thần kinh có vai trò khởi động, còn cơ chế thể dịch ảnh hưởng mạnh và kéo dài tới sự bài tiết dịch tuỵ. 2. ĐỊNH NGHĨA Viêm tuỵ là tình trạng bệnh lý do chính các men tuỵ tăng c ường hoạt động làm tiêu huỷ tổ chức của tuỵ trong viêm tuỵ cấp có thể gây tử vong, hoặc xơ hoá tuỵ làm mất chức năng ngoại tiết và nội tiết của tuỵ trong viêm tuỵ mạn. Viêm tuỵ
  11. nằm trong phạm trù “Đau bụng-Phúc thống”, “Tỳ tâm thống”. Ỉa chảy-Tiết tả” của Đông Y. 3.NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH Nguyên nhân của viêm tuỵ chưa rõ, song có một số yếu tố thuận lợi cho : -Viêm tuỵ cấp như : +Khi ống tuỵ bị tắc hoặc tổ chức tuỵ bị tổn thương, một lượng lớn dịch tuỵ tập trung ở vùng tuỵ bị tổn thương; hoặc có sự trào ngược dịch ruột vào trong ống tuỵ. Khi đó tác dụng của chất ức chế trypsin bị lấn át, các men tiêu protein và phospholipase A của dịch tuỵ nhanh chóng được hoạt hoá sẽ tiêu hoá tổ chức tuyến tuỵ, sinh bệnh viêm tuỵ cấp. +Người béo, ăn nhiều đạm, mỡ, trứng, sỏi mật, giun chui ống mật, loét dạ d ày, xơ gan. -Viêm tuỵ mạn như : +Sau viêm tuỵ cấp tái phát nhiều lần. +Tổn thương các mạch máu của tuỵ. +Bệnh tự miễn. +Rối loạn chuyển hoá :
  12. +Nhiễm độc : rượu, chì, … +Sau phẫu thuật gan, đường mật. +Sau thủng ổ loét của dạ dày, tá tràng vào tuỵ. +Yếu tố di truyền. Đông Y cho rằng bệnh Viêm tuỵ phần nhiều do ăn uống không điều độ như ăn nhiều đạm, mỡ, trứng, lại nghiện r ượu, làm tổn thương tỳ vị, tích trệ lâu ngày sinh thấp nhiệt, nhiệt tà và thực tích kết hợp dẫn đến khí không thông mà sinh đau bụng. Khí trệ thì huyết ứ thành cục ở bụng. Thấp nhiệt chưng đốt can đởm sinh Hoàng đản. Bệnh tái đi tái lại, tỳ khí hư nhược, ảnh hưởng chức năng phân thanh giáng trọc của tỳ vị sinh đi lỏng. Tỳ hư không nhiếp tinh hoa thuỷ cốc, tinh chất đưa xuống mà sinh chứng tiêu khát. 4.TRIỆU CHỨNG (TC) 4.1.TC của viêm tuỵ cấp a.TC lâm sàng : -TC cơ năng : Đau bụng vùng thượng vị hoặc trên rốn dữ dội đột ngột không dứt cơn, đau lan sau lưng. Nôn nhiều, chất nôn có dịch mật, có khi nôn cả ra máu. Trướng bụng, bí trung tiện.
  13. -TC thực thể : +Toàn thân : Da mặt đỏ, có thể vàng, có thể có sốt, mạch nhanh, vã mồ hôi, có thể truỵ tim mạch gây tử vong. +Khám bụng : Bụng trướng nhẹ, vùng thượng vị có phản ứng nhẹ; điểm Ayor- Robson là điểm ở sườn sống lưng bên trái đau, gõ vang vùng giữa bụng, đục vùng thấp. b.TC cận lâm sàng : -Xét nghiệm máu : +Amylase tăng cao trên 220u/l (37 độ), (tốt nhất theo dõi Pancreatic amylase) +Calci máu giảm, nếu sau bị bệnh 4-8 giờ, calci vẫn giảm thì bệnh nặng. +Đường huyết tăng, thường nặng. +Bạch cầu tăng, nhất là bạch cầu đa nhân trung tính. -Xét nghiệm nước tiểu : +Amylase nước tiểu tăng. + Đường niệu (+).
  14. +Tỷ số Clearance amylase / Clearance creatinin = Amylase niệu / Amylase máu x Creatinin máu / Creatinin niệu x 100. Bình thường tỷ số này từ 1-5%. -X quang : +Bụng : Đại tràng giãn to, có thể thấy sỏi túi mật, không thấy liềm hơi, mức nước. +Dạ dày, tá tràng : Khung tá tràng giãn rộng, dạ dày bị đảy ra phía trước. -Soi ổ bụng : Dịch ổ bụng có màu hồng, có các vết nến ở thành bụng, mạc treo, thành ruột. 4.2.TC của viêm tuỵ mạn A.TC lâm sàng : -Cơ năng : +Đau bụng lâm dâm vùng thượng vị hoặc hạ sườn trái, cũng có lúc có cơn đau dữ dội, đau tái phát sau khi ăn, đau lan ra sau lưng. +Đại tiện lỏng, khối lượng phân nhiều, mùi thối, trong phân có thể thấy có sợi mỡ. -Thực thể : +Toàn thân : Gầy đét, da khô, lông tóc thưa và dễ rụng, da niêm mạc hơi vàng nhạt, thiếu máu, mệt mỏi.
  15. +Khám bụng : Ấn vùng tá-tuỵ đau, điểm sườn sống lưng bên trái đau (điểm Ayor- Robson). B.TC cận lâm sàng : -Thăm dò chức năng ngoại tiết tuỵ : +Hút dịch tá tràng : số lượng dịch tuỵ giảm, men giảm. +Tìm thấy nhiều thức ăn chưa tiêu trong phân. -Xét nghiệm máu : +Amylase bình thường. + Đường huyết tăng. +Hồng cầu giảm, thiếu máu nhược sắc. +Bạch cầu tăng. +Máu lắng tăng. -Xét nghiệm nước tiểu : +Amylase niệu bình thường. +Đường niệu (+). -X quang :
  16. +Bụng : Thấy hình cản quang của tuỵ nằm ở khoảng D12, L1, L2. +Khung tá tràng : Hẹp đoạn II tá tràng, biến đổi bờ cong lớn dạ dày. 5.CHẨN ĐOÁN 5.1.Chẩn đoán viêm tuỵ cấp A.Chẩn đoán xác định : Dựa vào TC lâm sàng và cận lâm sàng. B.Cần chẩn đoán phân biệt với : -Thủng dạ dày. -Tắc ruột. -Cơn đau quặn gan. 5.2.Chẩn đoán viêm tuỵ mạn A.Chẩn đoán xác định : Dựa vào TC lâm sàng và cận lâm sàng. B.Cần chẩn đoán phân biệt với : -Các bệnh tại tuyến tuỵ : +Ung thư tuỵ : +Sỏi tuỵ.
  17. -Loét dạ dày-tá tràng có triệu chứng : +Đau vùng thượng vị âm ỉ có khi trội lên từng cơn; nếu loét dạ dày đau lệch sang bên trái đường trắng giữa, lên ngực, sau mũi ức (điểm thượng vị); nếu loét hành tá tràng đau lệch sang bên phải đường trắng giữa, ra sau lưng (điểm môn vị); đau theo giờ nhất định (đau khi no là loét dạ dày; đau khi đói là loét hành tá tràng); ăn thức ăn chua cay có phản ứng ngay là loét dạ dày. +Rối loạn tiêu hoá : ợ hơi, ợ chua, đầy bụng chậm tiêu, buồn nôn hoặc nôn, đại tiện táo lỏng thất thường. +Suy nhược thần kinh : hay cáu gắt, nhức đầu mất ngủ, trí nhớ suy giảm -Viêm túi mật. 6. ĐIỀU TRỊ 6.1.Điều trị viêm tuỵ cấp (nội khoa) -Hạn chế bài tiết dịch tuỵ : Nhịn ăn tuyệt đối 4-5 ngày, nuôi dưỡng bằng truyền dịch. Đặt sond vào dạ dày để hút dịch và rửa dạ dày bằng dung dịch Nabica, … -Giảm đau. -Chống choáng. -Chống nhiễm khuẩn.
  18. -Chống hoại tử tế bào tuỵ. 6.2.Điều trị viêm tuỵ mạn (nội khoa) Mục đích : Hạn chế quá trình xơ, cắt cơn đau, điều chỉnh quá trình tiết dịch. -Chế độ ăn : Thích hợp cho từng người, ăn nhiều bữa, ăn ít dầu mỡ, ăn nhiều sinh tố, không uống rượu nhất là với người đã bị viêm tuỵ cấp, … -Giảm đau. -Thuốc kích thích tiết dịch tuỵ. -Điều trị các bệnh kết hợp : Viêm túi mật, Sỏi mật, Giun. 6.3.Điều trị bằng Đông Y 1)TC : Sườn phải đau, mắt vàng, da vàng, nước tiểu vàng, mệt mỏi, buồn nôn hoặc nôn, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch huyền hoạt hoặc sác. Chẩn đoán (CĐ) : Can đởm thấp nhiệt. Viêm tuỵ. Phép chữa (PC) : Thanh lợi thấp nhiệt ở can đởm. Phương (P) : Thanh tuỵ thang hợp Long đởm tả can thang [1] gia giảm.
  19. Dược (D) : Sài hồ, Huyền hồ, Mộc hương, Hoàng cầm, Chi tử, sinh Đại hoàng (cho vào sau) đều 9g, Mộc thông 6g, Hồ Hoàng liên, Long đởm thảo đều 3g. Sắc uống. Phương giải (PG) : Sài hồ, Huyền hồ, Mộc hương : sơ can, lý khí, giảm đau; Hoàng cầm, Chi tử, Hồ Hoàng liên, Long đởm thảo : thanh nhiệt; Mộc thông : lợi thấp; sinh Đại hoàng : thông phủ tiết nhiệt. 2)TC : Đau bụng trên liên tục, đau lan ra vùng lưng vùng giữa mũi ức và rốn có ấn đau rõ rệt nhất là về vùng bụng trên hơi lệch về bên trái, không có phản ứng thành bụng, không có hiện tượng ấn tay xuống không đau nhấc tay lên mới đau, không nắn thấy khối cục, nhu động ruột tăng nhiều, kịch phát thành cơn trong 2 ngày, kèm theo nôn oẹ nhiều lần ra nước, nôn xong có đỡ đau bụng hơn, 2 ngày không đại tiện, ăn rất ít, miệng khô đắng; dáng vẻ đau đớn cấp tính, mất n ước độ nhẹ, củng mạc không vàng rõ rệt, tim phổi tứ chi hoạt động bình thường, bạch càu 22000/mm3, trung tính 96%, lymphô 4%, amylase huy ết thanh 1024 đơn vị (đơn vị Winslow), chất lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi vàng hơi bẩn. CĐ : Viêm tuỵ cấp. Can đởm thấp nhiệt uất trệ, phủ khí mất thông giáng. PC : Sơ can thanh nhiệt lợi thấp, thông phụ công hạ. P : Tả di thang. [2]
  20. D : sinh Đại hoàng 15g, Hậu phác, Chỉ xác, Mộc hương đều 10g, Bồ công anh, Nhân trần đều 30g, Sài hồ, Hoàng cầm đều 15g. Ngày 1 thang sắc uống. Liệu trình 2 thang. GG : -Đại tiện bí kết, thêm Huyền minh phấn 12g chiêu với nước thuốc. -Bụng chướng, thêm : Binh lang 15g, Xuyên luyện tử 10g. -Nôn mửa nhiều, thêm : Trúc nhự tẩm gừng 10g, Đại giả thạch 15g. 3)TC : Do ăn quá nhiều thịt mỡ, đêm đau bụng trên dữ dội, cự án, đau lan ra vùng sống lưng, lợm giọng buồn nôn, miệng khô, bí đại tiện, sốt nhẹ (38độ C), bạch cầu 17100/mm3, trung tính 82%, amylase huyết thanh 1600 đơn vị, rêu lưỡi mỏng vàng bẩn, mạch huyền tế. CĐ : Viêm tuỵ cấp. Thấp nhiệt tắc trở trung tiêu. PC : Thanh nhiệt giải độc tạng phủ. P : Đại thừa khí thang [3] gia giảm. D : sinh Đại hoàng 9g cho vào sau, Mang tiêu 12g, Huyền minh phấn 9g chiêu với nước thuốc, Chỉ thực 12g, Hồng đằng, Bại t ương thảo đều 30g. Sắc uống, mỗi ngày 2 thang. Liệu trình 2 thang.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2