intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyên tắc chung của việc chẩn đoán và xử trí tác dụng phụ của thuốc kháng lao

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

116
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tất cả các thuốc chống lao đều có tác dụng phụ, thời gian dùng thuốc phải kéo dài nên tai biến do thuốc xảy ra khá phổ biến trong quá trình điều trị. Các tai biến này có nhiều mức độ khác nhau: nhẹ có thể chữa khỏi dễ dàng và không ảnh hưởng đến tiến trình điều trị, nặng có thể để lại di chứng không hồi phục nếu không xử trí kịp thời, hoặc nguy hiểm hơn có thể đưa đến tử vong. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyên tắc chung của việc chẩn đoán và xử trí tác dụng phụ của thuốc kháng lao

  1. Nguyên tắc chung của việc chẩn đoán và xử trí tác dụng phụ của thuốc kháng lao I. NGUYÊN TẮC CHUNG Tất cả các thuốc chống lao đều có tác dụng phụ, thời gian dùng thuốc phải kéo dài nên tai biến do thuốc xảy ra khá phổ biến trong quá trình điều trị. Các tai biến này có nhiều mức độ khác nhau: nhẹ có thể chữa khỏi dễ dàng và không ảnh hưởng đến tiến trình điều trị, nặng có thể để lại di chứng không hồi phục nếu không xử trí kịp thời, hoặc nguy hiểm hơn có thể đưa đến tử vong. Nguyên tắc chẩn đoán: - Dựa vào khai thác tiền sử của bệnh nhân và làm xét nghiệm khảo sát chức năng gan, thận để phát hiện nguy cơ tai biến trên bệnh nhân . - Dựa vào các triệu chứng bất thường xuất hiện do bệnh nhân tự nhận thấy và do bác sĩ phát hiện ra trong quá trình khám bệnh .(Bác sĩ cần lưu ý bệnh nhân những tác dụng phụ có thể xảy ra và yêu cầu báo ngay cho bác sĩ khi có triệu chứng bất thường xuất hiện). - Dựa vào các xét nghiệm định kỳ, đặc biệt là men gan.
  2. - Hỏi xem trong thời gian dùng thuốc điều trị lao, người bệnh có uống nhiều rượu, bia hoặc sử dụng thêm các thuốc có hại cho gan và thận không, vì hầu hết các thuốc trị lao đều độc cho gan và được thải qua thận. Nguyên tắc xử trí : - Ngừng thuốc để phản ứng có hại không nặng nề hơn. - Xác định thuốc gây phản ứng. - Điều trị triệu chứng . +Tai biến nhẹ Theo dõi tốc độ tiến triển . Điều trị triệu chứng . Xem lại liều lượng thuốc . Chuyển thời gian uống thuốc vào bữa ăn . + Tai biến nặng Đưa vào bệnh viện điều trị và theo dõi . Không dùng lại thuốc đó .
  3. - Tốt nhất là sử dụng những thuốc chống lao khác thay thế để bảo đảm nguyên tắc điều trị. - Sử dụng liệu pháp giải mẫn cảm để dùng thuốc lại dưới sự bảo vệ của Corticoid . - Tiếp tục điều trị bằng những thuốc không gây phản ứng . - Sử dụng thuốc liều thấp nhất có thể để hạn chế những phản ứng có hại. - Khám kĩ bệnh nhân để phát hiện bệnh kèm theo, cơ địa đặc biệt , thuốc khác đang điều trị phối hợp . Khi thuốc chống lao gây những phản ứng độc hại, người bệnh không được tự ý bỏ trị mà phải đến ngay các cơ sở y tế đang theo dõi và chăm sóc để báo cáo. Ngược lại nhân viên y tế chăm sóc phải kịp thời phát hiện, giải thích hướng dẫn và kịp thời xử lý. Người bệnh sẽ được chỉ định tùy theo mức độ và loại phản ứng độc hại do sử dụng thuốc . · Cần lưu ý rằng người bệnh lao khi có những phản ứng do thuốc chống lao nếu không được theo dõi sát và hướng dẫn sẽ bỏ điều trị. Việc bỏ trị làm cho bệnh tiếp tục tiến triển, gây tổn thương nặng nề hơn và rất nguy hiểm là làm cho vi khuẩn lao kháng lại các thuốc chống lao. Điều trị lại không khỏi bệnh và trở thành nguồn lây gieo rắc bệnh lao kháng thuốc trong cộng đồng .
  4. II. CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ MỘT SỐ TÁC DỤNG PHỤ THƯỜNG GẶP TRÊN LÂM SÀNG CỦA THUỐC KHÁNG LAO Xử trí một số tác dụng phụ thuờng gặp (Ban hành kèm theo Quyết định số 979 /QĐ-BYT ngày 24 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế) Thuốc Tác dụng phụ Cách xử lý Loại nhẹ: R Buồn nôn, nôn mửa, đau bụng Uống thuốc sau bữa ăn buổi tối R Nước tiểu đỏ hoặc da cam Tiếp tục dùng
  5. Z Đau khớp Aspirin hoặc thuốc kháng viêm không Steroid H Cảm giác nóng bỏng ở chân. Pyridoxin 50 – 70 mg/ngày S,H,R,Z Ngứa, phát ban ngoài da Ngưng thuốc, giải mẫn cảm và thử dùng lại. Loại nặng: R Xuất huyết da, thiếu máu tan huyết, suy thận cấp Ngưng R, không bao giờ dùng lại R Sốc và purpura(viêm trợt da)
  6. Ngừng Rifampicin S Sốc phản vệ Ngưng S, thay bằng E, không dùng lại S U tai, chóng mặt, điếc Ngưng S, thay bằng E E Giảm thị lực (trừ căn nguyên khác) Ngưng E R,Z,H Vàng da, viêm gan (trừ căn nguyên khác) Ngưng thuốc chờ hết viêm gan, thử dùng lại H, R
  7. Những tác dụng phụ thường gặp trong lúc dùng thuốc chữa lao: Trong thực tế, nếu dùng liều lượng theo tiêu chuẩn và phù hợp với cơ địa của bệnh nhân, tai biến do thuốc ít khi gặp, hoặc nếu có cũng nhẹ hoặc thoáng qua, không cần thay đổi điều trị. Những tác dụng phụ nhẹ thường gặp là: - Bần thần, cảm giác này có thể kéo dài khoảng 30 phút đến 1-2 giờ, thường chỉ xảy ra trong 5-7 ngày đầu mới điều trị, sau đó người bệnh sẽ không còn cảm giác này. - Nước tiểu có màu đỏ, là màu của thuốc rifampicin, khi ngưng thuốc nước tiểu sẽ có màu như cũ. Đây cũng là dấu hiệu giúp bác sĩ nhận biết bệnh nhân có dùng thuốc này hay không. - Sạm da, thường là do thuốc pyrazinamid, để giảm bớt tác dụng phụ này không nên đi ra ngoài trời nắng, nếu phải đi thì mặc áo dài tay, mang khẩu trang, đội nón... để hạn chế phần da tiếp xúc ánh sáng. Khi ngưng uống PZA thì triệu chứng trên cũng dần dần biến mất. - Nổi sẩn ngứa, thường chỉ cần chữa triệu chứng, sẩn ngứa sẽ từ từ giảm đi rồi hết. - Tê rần ở môi sau khi tiêm thuốc streptomycin cũng chỉ là triệu chứng thoáng qua, không cần điều trị.
  8. - Nóng rát ở chân, tê tay chân là do Isoniazid, điều trị với vitamin B6 liều thấp 15mg-50mg mỗi ngày. - Đau khớp, chỉ cần điều trị triệu chứng; ở người có tiền sử bệnh gút, PZA có thể làm tăng axit uric máu và làm khởi phát cơn gút cấp, điều trị như cơn gút cấp. - Đau hoặc thấy khó chịu ở vùng thượng vị, gây buồn nôn: thường là nhẹ, chỉ cần chữa triệu chứng hoặc thay vì uống thuốc lúc bụng đói có thể ăn nhẹ như cháo, xúp, uống sữa... trước khi uống thuốc triệu chứng này cũng sẽ khỏi. Trong lúc đang điều trị, nếu thấy các triệu chứng như vàng da, vàng mắt; thị lực giảm, ù tai chóng mặt, sốt có kèm theo nổi mẩn ngứa, ban xuất huyết... là những triệu chứng nặng phải báo cho bác sĩ biết ngay, không được tự ý tiếp tục dùng thuốc. Biện pháp đề phòng tai biến do thuốc điều trị lao: Trước khi điều trị: cần khai thác kỹ tiền sử của bệnh nhân và làm xét nghiệm khảo sát chức năng gan, thận. Trong khi điều trị: * Dùng thuốc đúng liều và phù hợp với cơ địa của người bệnh. * Lưu ý bệnh nhân những tác dụng phụ có thể xảy ra và yêu cầu báo ngay cho bác sĩ khi có triệu chứng bất thường xuất hiện.
  9. * Làm xét nghiệm định kỳ, đặc biệt là men gan. * Trong thời gian dùng thuốc điều trị lao, người bệnh không được uống rượu, bia và hạn chế hoặc tránh sử dụng thêm các thuốc có hại cho gan và thận, vì hầu hết các thuốc trị lao đều độc cho gan và được thải qua thận.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2