intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyên Tắc Điều Trị trong y học dân tộc

Chia sẻ: Carol Carol | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

188
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau khi dùng Tứ chẩn, Bát cương để phân tích và quy nạp được bệnh, cần đề ra phương hướng điều trị cho thích hợp. Để cho việc điều trị đạt hiệu quả cao, cần tuân theo 1 số nguyên tắc chính yếu sau : I. NGUYÊN TẮC CHUNG a) Những bệnh khác nhau, nhưng quá trình bệnh lý diễn biến giống nhau, có thể tạm điều trị giống nhau. b) Những bệnh giống nhau mà cơ chế bệnh lý khác nhau, thì phải chữa khác nhau. c) Những cổ phương và những phác đồ trị liệu tuy rất nhiều, nhưng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyên Tắc Điều Trị trong y học dân tộc

  1. Nguyên Tắc Điều Trị trong y học dân tộc Sau khi dùng Tứ chẩn, Bát cương để phân tích và quy nạp được bệnh, cần đề ra phương hướng điều trị cho thích hợp. Để cho việc điều trị đạt hiệu quả cao, cần tuân theo 1 số nguyên tắc chính yếu sau : I. NGUYÊN TẮC CHUNG a) Những bệnh khác nhau, nhưng quá trình bệnh lý diễn biến giống nhau, có thể tạm điều trị giống nhau. b) Những bệnh giống nhau mà cơ chế bệnh lý khác nhau, thì phải chữa khác nhau. c) Những cổ phương và những phác đồ trị liệu tuy rất nhiều, nhưng khi đem áp dụng, cần phải hết sức linh hoạt. Phương là phỏng theo chứ không bắt buộc phải theo đúng hoàn toàn. Cần linh hoạt thay đổi và tùy nghi ứng biến cho phù hợp với từng trạng thái, diễn biến của bệnh. d) Những nguyên tắc được người xưa đúc kết lại, là những kim chỉ nam cần thiết, do đó cần nghiên cứu và đem ra áp dụng cho thích hợp. II. TIÊU BẢN (Ngọn Gốc) Tiêu là ngọn triệu chứng của bệnh.
  2. Bản là gốc của bệnh, nguyên nhân gây bệnh. Tiêu và bản tuy đối lập nhưng luôn có quan hệ nhân quả với nhau. Bệnh trước là gốc, bệnh mới là ngọn. Thí dụ : 1 người bị lao phổi lâu năm (gốc) thình lình bị ói ra máu (ngọn). Bệnh chứng này do bệnh phổi gây nên ho ra máu. Do đó, trong 1 hội chứng bệnh, cần tìm cho ra ngọn, gốc của bệnh thì mới dễ dàng trong việc quyết định cách trị liệu. a) Tìm Gốc Bệnh Gốc bệnh là những nguyên nhân gây bệnh, bao gồm những nguyên nhân bên ngoài (tự nhiên, xã hội, tà khí...) và những thay đổi bên trong cơ thể gọi là nội nhân (thất tình...). Thí dụ : Chứng âm hư hỏa vượng. Nguyên nhân gây bệnh là do âm hư làm cho hỏa vượng lên. Nếu chỉ lo tả Hỏa (tức là chữa ở Tiêu, ở triệu chứng bệnh), thì bệnh tuy có thể giảm nhưng sẽ trở lại ngay. Nếu bổ âm (tức chữa ở bản, ở nguồn gốc gây bệnh) thì mới khỏi dứt. Đào sâu vào Ngũ hành ta thấy : 1 hành bệnh (có sự xáo trộn), có thể do nhiều nguyên nhân.
  3. Thí dụ : Hỏa vượng có thể do : - Hỏa khí bên ngoài kích thích làm hỏa bên trong cơ thể vượng lên. - Mộc vượng quá làm Hỏa vượng theo. - Thủy khí suy không khắc được Hỏa làm hỏa bùng lên... Do đó, cần tìm ra gốc (nguyên nhân gây bệnh) thì việc trị liệu mới có hiệu quả. b) Cấp Trị Ngọn Những bệnh nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, cần phải chữa những triệu chứng nào cần thiết nhất. Thí dụ : Người bệnh đau bao tử đã lâu, nay nôn ra máu, xuất huyết tiêu hóa, cần cấp thời làm cho cầm máu (chữa triệu chứng bằng tiêu) nếu không kịp, máu ra nhiều quá, có thể nguy đến tính mạng. c) Hoãn Trị Gốc Đối với bệnh mãn tính, lúc chưa phát bệnh, phải chữa vào gốc bệnh. Thí dụ: khi không có cơn hen, phải lo chữa Phế (vì Phế chủ khí) và chữa Thận (vì Thận nạp khí) để khỏi tái phát vì hen là do Thận hư không nạp được khí và Phế không chủ được khí làm khí nghịch lên.
  4. d) Trị Cả Gốc Lẫn Ngọn Có nhiều bệnh cùng lúc có thể vừa điều trị cả gốc lẫn ngọn. Phương pháp này thường được áp dụng trong cách "Bổ chính khu tả". Thí dụ : Bệnh lao phổi do Phế âm hư, có các triệu chứng ho, hâm hấp sốt, ra mồ hôi trộm... thì vừa bổ Phế âm (chữa gốc bệnh) vừa trị ho, sinh tân dịch, cầm mồ hôi (chữa ngọn)... III. CHỮA BỆNH CÓ BỒ TẢ Dựa vào nguyên tắc "Hư thì Bổ, Thực thì Tả" và "Hư bổ mẫu, Thực tả Tử". Trong quá trình diễn tiến bệnh tật, luôn có sự đấu tranh giữa Tà khí (nguyên nhân gây bệnh) và Chính khí (sức đề kháng của cơ thể), và có thể xảy ra hiện tượng : Tà khí mạnh làm cho chính khí suy hoặc chính khí suy, tà khí nhân cơ hội đó xâm nhập vào. Trong trường hợp này cần bổ chính và khu tà nhưng chú trọng đến bổ chính hơn. a) Tả - Nếu tà khí mạnh, là thực chứng, cần áp dụng tả pháp (Thực tắc tả). - Nếu tà khí quá mạnh, cần rút bớt tà khí đó bằng cách cho tà khí chuyển qua tạng hoặc phủ, kinh lạc có liên hệ mẫu tử với nó, theo nguyên tắc "Thực tả Tử".
  5. Thí dụ : tà khí ở Tâm mạnh, tả ở Thổ (vì tâm sinh thổ) để rút bớt tà khí từ tạng mẹ sang tạng con. b) Bổ - Nếu chính khí suy, cần áp dụng phép Bổ theo nguyên tắc : "Hư tắc Bổ". - Nếu chính khí quá suy, không thể tự phục hồi được, cần mượn sức từ tạng phủ có liên hệ mẫu tử với nó để bổ cho tạng phủ đó. Thí dụ : tạng Phế bệnh, Phế hư lao, quá suy kém, cần bổ ở Tỳ, vì Tỳ thổ sinh Phế kim để Tỳ bổ lại cho Phế theo nguyên tắc "Hư bổ mẫu". IV. CHỮA BỆNH PHẢI CÓ ĐÓNG MỞ Nguyên tắc này gọi là "Bình Nam bổ Bắc". Thí dụ : chứng "Âm hư sinh nội nhiệt" (ức chế giảm, hưng phấn tăng), cần cho thuốc bổ âm (nâng cao ức chế) mặt khác phải cho dùng thuốc Thanh hư nhiệt (hạ hưng phấn). V. CHÍNH TRỊ, TÒNG TRỊ a) Chính trị: Còn gọi là nghịch trị, là cách chữa ngược lại với trạng thái bệnh.
  6. Thí dụ : Bệnh âm chứng thì dùng dương được, bệnh Hàn thì dùng nhiệt chữa... b) Tòng trị: Còn gọi là phản trị, chữa thuận theo triệu chứng bệnh. Thí dụ : Âm hư thì phải bổ âm, Dương hư thì phải bổ dương... VI. CHỮA BỆNH CHO PHÙ HỢP VỚI CON NGƯỜI Tùy theo mùa, thời tiết, phong tục tập quán, hoàn cảnh nghề nghiệp, trạng thái bệnh..., của người bệnh mà đề ra hướng chữa trị cho thích hợp. a) Chữa Bệnh Hợp Thời Tiết (Nhân thời nghi trị) Mỗi mùa đều có thể gây nên 1 loại và chứng bệnh khác nhau. Về mùa lạnh, không nên dùng nhiều thuốc vị đắng (khổ). Mùa hè nắng nóng, dễ làm Hỏa khí vượng, tránh dùng thuốc và thức ăn cay nóng... b) Chữa Bệnh Hợp Địa Phương (Nhân địa thế nghi) Mỗi địa phương, tùy theo vị trí địa dư, có thể gây nên nhiều chứng bệnh khác nhau, cần phải nắm vững.
  7. Thí dụ : Miền đồng lầy, ẩm thấp nhiều... khi chữa cần chú ý về phương diện kiện tỳ, trừ thấp. c) Chữa Bệnh Theo Thể Trạng (Nhân chi thị trị) Người béo, mập, gầy ốm đều có cách chữa khác nhau. Người khỏe mạnh, liều lượng thuốc phải mạnh hơn người yếu... d) Theo Tính Năng Của Thuốc Thuốc có Hàn, nhiệt, ôn, lương, quy kinh khác nhau, do đó dùng thuốc cũng khác nhau. Dương thịnh thực nhiệt, dùng thuốc Hàn, lương, Biểu thực thì phát tán. Muốn cho thuốc vào Can thì phải tìm thuốc có vị chua hoặc tẩm giấm... e) Theo Diễn Tiến Bệnh Giai đoạn đầu, lúc tà khí còn ở ngoài (phần biểu, vệ) thì phải dùng cách Tả (phát hãn) để đưa tà khí còn ở bên ngoài ra. Giai đoạn toàn phát lúc tà và chính khí giao tranh quyết liệt với nhau, bên trong cơ thể thì phải vừa bổ vừa tả (vừa nâng cao chính khí vừa trừ tà khí).
  8. Tới giai đoạn phục hồi của bệnh, tà khí suy thì chính khí cũng bị hao mòn, phải dùng phép bổ để bồi dưỡng chính khí, phục hồi lại sức khỏe đã bị giảm sút trong quá trình bệnh. f) Theo Liều Lượng Của Thuốc Cách thức chữa trị, phải tuân theo sự quy định liều lượng; ít quá không đủ sức để đẩy lui tà khí nhưng mạnh quá lại gây tổn hại cho cơ thể. Ngoài ra còn cần lưu ý về liều lượng của 1 số thuốc độc, 1 số thuốc cấm dùng cho phụ nữ có thai, cho trẻ em, những huyệt cấm châm, cấm cứu...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2