intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NHÀ CỔ TÍCH HỌC NGUYỄN ĐỔNG CHI - Phần 2

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

681
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cấu thành nên toàn bộ Kho tàng truyện cổ tích Việt-nam của Nguyễn Đổng Chi là 2.740 trang sách. Một phần rất lớn số trang - phần II của bộ sách - được dành cho hơn 200 cốt truyện chọn lọc, sắp xếp theo hệ thống. Phần đầu và phần cuối bộ sách là những luận điểm khoa học, những nhận định tổng quát về kho tàng truyện cổ tích Việt-nam. Kết cấu đó thể hiện mục tiêu mà nhà khoa học Nguyễn Đổng Chi muốn đặt ra cho cuốn sách của mình là: đó không chỉ đơn thuần...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NHÀ CỔ TÍCH HỌC NGUYỄN ĐỔNG CHI - Phần 2

  1. NHÀ CỔ TÍCH HỌC NGUYỄN ĐỔNG CHI Phần 2 III- NHỮNG NHẬN ĐỊNH TỔNG QUÁT - DỰ CẢM ĐÚNG HƯỚNG VỀ MỘT CÁCH NHÌN ĐỔI MỚI, TOÀN DIỆN ĐỐI VỚI TRUYỆN CỔ TÍCH Cấu thành nên toàn bộ Kho tàng truyện cổ tích Việt-nam của Nguyễn Đổng Chi là 2.740 trang sách. Một phần rất lớn số trang - phần II của bộ sách - được dành cho hơn 200 cốt truyện chọn lọc, sắp xếp theo hệ thống. Phần đầu và phần cuối bộ sách là những luận điểm khoa học, những nhận định tổng quát về kho tàng truyện cổ tích Việt-nam. Kết cấu đó thể hiện mục tiêu mà nhà khoa học Nguyễn Đổng Chi muốn đặt ra cho cuốn sách của mình là: đó không chỉ đơn thuần là một tác phẩm sưu tầm. Thật vậy, cuốn sách về hình thức đúng là một tuyển tập sưu tầm dày dặn hiếm có, còn về ý nghĩa nội dung thì thực sự đã là một đáp ứng đối với việc nghiên cứu truyện cổ tích hiện nay.
  2. Ngay trong phần sưu tầm, Nguyễn Đổng Chi cũng đã thể hiện rõ ý đồ nghiên cứu, bởi cách ông dẫn dắt chúng ta đi thăm kho tàng truyện cổ tích Việt-nam theo một hệ thống sắp xếp thật rạch ròi của 201 cốt truyện. Thêm nữa, cuối phần sưu tầm, còn có một bảng Thư mục nghiên cứu và gần đây lại được bổ sung một Bảng tra cứu tên truyện[5], chỉ ra toàn bộ các tên truyện trong sách (kể cả các truyện có tên ở Khảo dị) để giúp người đọc cùng người nghiên cứu tiện lợi trong việc tra cứu, truy tìm. Hàng chục năm nay, công lao sưu tầm của Nguyễn Đổng Chi và giá trị sử dụng, giá trị lưu giữ các cốt truyện cổ tích của Kho tàng truyện cổ tích Việt-nam đã được khẳng định, được đánh giá cao. Thực ra, trên thế giới, tên tuổi của những người thành công đã được đánh giá cao trong lĩnh vực sưu tầm và kể truyện dân gian như cũng không phải thật nhiều. Có thể kể tới anh em Grimm người Đức với tuyển tập truyện cổ Grimmm, Pourra người Pháp, và nhà văn học dân gian dân chủ người Nga A. N. Afanassiev với bộ sưu tầm Truyện cổ dân gian Nga vĩ đại của ông... Ngoài ra là một Perrault người Pháp, một Andersen người Đan-mạch nặng về phần tài hoa trong kể truyện hơn là sưu tầm và hệ thống. Mục đích nghiên cứu, phương pháp luận nghiên cứu của Nguyễn Đổng Chi chủ yếu thế hiện ở phần ông dành cho việc trình bày những luận
  3. điểm khoa học, những nhận định về truyện cổ tích. Ở đây, nhiều vấn đề đã được ông đặt ra và giải quyết. Trong kho tàng truyện cổ dân gian phức tạp và rộng lớn mà Nguyễn Đổng Chi ví như "một khu rừng trong đấy có nhiều loại cây: cây to, cây nhỏ, gỗ tốt, gỗ xấu, mọc chằng chịt, lẫn lộn", không phải hiếm những cốt truyện thuộc thể loại cổ tích. Nhưng việc xác định chúng ra sao, theo những tiêu chuẩn nào, từ trước tới nay nhiều soạn giả đã tiến hành phân loại, song vẫn không tránh khỏi sự sơ sài, lộn xộn. Đó là cách phần chia của Nguyễn Văn Ngọc trong Truyện cổ nước Nam[6] với 5 loại: những truyện cổ tích dã sử; những truyện thành câu phương ngôn, lý ngữ; những truyện thuần về văn chương; những truyện ngụ ý cao xa; những truyện vui chơi, tiêu khiển. Hoặc Nghiêm Toản trong Việt-nam văn học sử trích yếu[7] với 4 loại: truyện mê tín hoang đường; truyện luân lý ngụ ngôn; truyện phúng thế hài đàm; truyện sự tích các thánh. Hoặc nữa, Thanh Lăng trong Văn học khởi thảo - văn chương bình dân[8] với 7 mục: truyện ma quỷ; truyện anh hùng dân tộc; truyện ái tình; truyện luân lý; truyện thần tiên; truyện phong tục; truyện khôi hài. Đến Nguyễn Đổng Chi, ông đã chia truyện cổ tích các dân tộc Việt- nam thành ba loại: Truyện cổ tích thần kỳ; Truyện cổ tích thế sự; Truyện cổ
  4. tích lịch sử. Nhìn chung, đó là một sự phân chia tương đối hợp lý hơn cả vì cách phân chia này của ông chủ yếu dựa vào đặc trưng loại hình của truyện, được biểu hiện ở một số tiêu chí có giá trị khu biệt thành một số kiểu truyện. Tất nhiên đây là một vấn đề rất khó. Chính Nguyễn Đổng Chi cũng còn rất dè dặt trong vấn đề này. Ông viết: "Thực ra đối với cổ tích và ngay cả đối với truyện cổ dân gian nói chung, bất kỳ một sự phân chia nào cũng chỉ có ý nghĩa chính xác tương đối" (tập I, tr.72). Nói như vậy song chính ông cũng khẳng định: "Thế thì phải chăng không thể phân loại truyện cổ tích một cách rành mạch được? Chắc chắn không phải. Nhưng nếu chỉ căn cứ vào hình thức, vào những yếu tố tạo nên cái vẻ bề ngoài của truyện cổ tích để phân loại, thì chỉ mới nhìn vào hiện tượng mà chưa nắm được bản chất" (tập I, tr.55). Trên thực tế, Nguyễn Đổng Chi đã nắm vững và giải quyết khá triệt để những vấn đề cơ bản của thể loại truyện cổ: vấn đề ranh giới, biên độ, cùng vấn đề nguồn gốc, con đường phát triển của truyện cổ tích, v.v... Điều đó đã giúp ông đưa ra được một quan điểm phân loại truyện cổ tích hợp lý và nhất quán. Từ việc trình bày bộ kho tàng truyện cổ tích Việt-nam tiến tới việc nắm vững đối tượng này về mặt tổng thể như trên, Nguyễn Đổng Chi đã cố
  5. gắng thử xác định một cách hệ thống, ở mức độ bao quát, những đặc điểm của truyện cổ tích Việt-nam. Ông chú tâm vào những yếu tố tưởng tượng thần kỳ của loại hình truyện cổ tích Việt-nam, chất liệu đời sống của truyện cổ tích Việt-nam và truyện cổ tích Việt-nam với vai trò người phụ nữ, ước mơ tình yêu và hôn nhân tự do... Từ đó, truyện cổ tích Việt-nam đã được Nguyễn Đổng Chi quy tụ ở bốn đặc điểm: 1- Yếu tố tưởng tượng trong loại hình truyện cổ tích Việt-nam nói chung ít xa lạ với nhân tính; loại truyện sinh hoạt chiếm một tỷ lệ tương đối cao, loại truyện thần kỳ, truyện loài vật, truyện phiêu lưu mạo hiểm chiếm một tỷ lệ tương đối thấp. 2- Truyện cổ tích Việt-nam thấm đậm chất liệu đời sống xã hội Việt cổ, là biểu tượng nghệ thuật của cái hiền hòa, nhân ái, hay tính chừng mực trong tâm lý dân tộc. 3- Tính cách phê phán hiện thực khá đậm trong truyện cổ tích Việt- nam, nhân vật tích cực thường tỏ ra không bằng lòng với trật tự tập tục có sẵn, phản ứng lại cái ty tiện tầm thường. 4- Truyện cổ tích Việt-nam có một mảng đáng kể nêu bật vai trò tích cực của người nữ; đề cập đến ước mơ tình yêu và hôn nhân tự do.
  6. Khi nêu lên các đặc điểm trên của truyện cổ tích Việt-nam, Nguyễn Đổng Chi đã hướng sự quan tâm của mình tới cả nội dung lẫn nghệ thuật: nội dung phản ánh hiện thực, phương thức ngụ ý của cổ tích cũng như mối quan hệ giữa truyện cổ tích với cách nhìn của sự kết hợp giao hòa giữa nhiều quan điểm, cũng tức là ông đã nhìn nhận truyện cổ tích ở các góc nhìn phong phú khác nhau. Các phương pháp như loại hình học, thống kê, so sánh lịch sử, nghiên cứu theo típ và mô-típ, phương pháp vẽ sơ đồ, cấu trúc, mô hình hóa truyện cổ tích, các cách tiếp cận truyện cổ tích theo chiều phát triển lịch sử, theo không gian và thời gian, giữa đồng đại và lịch đại... đều được Nguyễn Đổng Chi ứng dụng khá nhiều trong thao tác nghiên cứu nhằm rút ra những đặc điểm của truyện cổ tích Việt-nam: Khi đúc kết mỗi một đặc điểm, Nguyễn Đổng Chi bao giờ cũng minh họa bằng những dẫn dụ kết hợp với sự phân tích lô-gích, nên mang tính thuyết phục. Được như vậy vì ông đủ khả năng và điều kiện chiếm lĩnh đối tượng về mặt thông tin, tư liệu, mà theo ông thì "sự giới hạn về tư liệu dẫn đến những sai lầm về phương pháp luận". Có thể nói, ở Nguyễn Đổng Chi vừa thể hiện một sự tìm tòi đến say mê trong những trải nghiệm khoa học của mình, mặt khác cũng vừa có cả một sự chừng mực, nghiêm túc, giúp cho ông không rơi vào c ực đoan trong các luận điểm.
  7. Nhằm hướng tới phương pháp tiếp cận truyện cổ tích một cách toàn diện, Nguyễn Đổng Chi còn tìm hiểu, giới thiệu tất cả những trường phái nghiên cứu truyện cổ dân gian hiện đại thế giới. Có rất nhiều trường phái, mỗi một trường phái có sự đóng góp nhất định và thường có khi lại mâu thuẫn với nhau, song điều rất quan trọng là chúng đã tập hợp lại thành một bức tranh tổng quát về việc nghiên cứu truyện cổ dân gian trên thế giới. Với xu hướng tiếp thu các trường phái này bằng tinh thần tỉnh táo và đầu óc chủ động, sáng tạo. Nguyễn Đổng Chi đã tóm bắt đúng diện mạo của các trường phái ấy: từ trường phái Thần thoại ngữ văn Ấn - Âu của anh em Grimm người Đức, cho đến trường phái Lịch sử - Địa lý Phần-lan của hai cha con Kroln (Julius Kroln và Karle Kroln), với người đại diện xuất sắc và cũng là người tiếp tục là Anti Aame và Stith Thompson... Với cái nhìn trân trọng, ông khẳng định: "Mặc dầu không thể không cảnh giác trước bao nhiêu ý kiến lệch lạc của các trường phái này, trong đó có những thiên kiến hẹp hòi, thậm chí có người đã sa đà vào chủ nghĩa chủng tộc, người ta vẫn không khỏi ngạc nhiên trước những thành tựu to lớn mà các trường phái nói trên đã tổng hợp được. Nó cho phép gạn lọc để đi dần tới một phương pháp thực sự đúng đắn, qua đó có thể nhìn nhận truyện tự sự dân gian của mọi dân tộc như là một di sản tinh thần thống nhất, với những đặc trưng thống nhất về tư tưởng cũng như loại hình" (tập V, tr.2520-2521).
  8. Thông qua việc tiếp cận với các trường phái, Nguyễn Đổng Chi đã xác định: trong bối cảnh chung hiện nay "không phải là sự so sánh đơn thuần mà phải bằng cách nghiên cứu rộng rãi theo phương pháo lịch sử - loại hình" mới có thể hiểu và giải quyết thấu triệt các mối quan hệ nhằm nghiên cứu truyện cổ tích một cách khách quan và có hiệu quả nhất (tập V, tr.2526- 2528). Xuất phát từ cách nhìn nhận đó, Nguyễn Đổng Chi đã đi tới việc tìm cái "chung" và cái "riêng" của loại hình truyện cổ tích Việt-nam. Ông đặt truyện cổ tích Việt-nam trong mối quan hệ giao lưu quốc gia và quốc tế, để từ đó ông khẳng định sự thu hút tinh hoa của truyện cổ tích Việt-nam là từ nguồn trong nước với kho truyện cổ của các dân tộc anh em, và nguồn trong nước với kho truyện cổ của các dân tộc anh em, và nguồn nước ngoài với chủ yếu là kho truyện Ấn-độ và Trung-hoa bộn bề, phong phú. Cũng từ đấy ông có cơ sở để nêu lên nguồn gốc bản địa của truyện cổ tích Việt-nam với các tiểu loại thần kỳ, tiểu loại lịch sử, tiểu loại nửa thế sự, tiểu loại thế sự... Mỗi nhóm đều ăn sâu bén rễ lâu đời trong cội nguồn tư duy văn hóa Việt- nam. *
  9. * * Lịch sử ngành nghiên cứu truyện kể dân gian thế giới đã có bề dày ngót 200 năm kể từ việc anh em Grimm xuất bản tập sưu tầm đầu tiên vào năm 1822. Với tư cách là một ngành khoa học độc lập, tính đến nay đội ngũ các nhà sưu tầm và nghiên cứu truyện cổ dân gian thế giới đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Còn ở Việt-nam thì có lẽ phải đến những năm 60 đầu những năm 70 của thế kỷ này với sự xuất hiện của các công trình chuyên khảo như Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám[9] của Đinh Gia Khánh; Người anh hùng Làng Dóng[10], Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt-nam[11] của Cao Huy Đỉnh và Lược khảo về thần thoại Việt-nam, Kho tàng truyện cổ tích Việt-nam của Nguyễn Đổng Chi mới có thể nói là truyện kể dân gian Việt-nam được nhìn nhận như một thể loại riêng biệt. Nguyễn Đổng Chi là một trong những người đi tiên phong nên không tránh khỏi những khó khăn, hạn chế, nhưng là một nhà khoa học đầy nhiệt tâm, ông đã lần lượt soi rọi được một cách trọn vẹn, thấu tình đạt lý các vấn đề đặc trưng và bản chất của thể loại qua việc nghiên cứu truyện cổ tích Việt-nam.
  10. Trải qua thời gian, những nhận định tổng quát, những ý kiến của Nguyễn Đổng Chi về truyện cổ tích trong bộ Kho tàng truyện cổ tích Việt- nam đã được nhiều người đánh giá là những kết luận có ý nghĩa học thuật cao. Đó thực sự là những đóng góp quan trọng, những gợi mở giúp cho giới nghiên cứu folklore Việt-nam đi dần tới việc nắm bắt đúng đắn truyện cổ tích - đối tượng nghiên cứu rộng lớn, phong phú và cũng là phức tạp nhất trong các thể loại văn học dân gian Việt-nam. Trên nửa thế kỷ đến với truyện cổ tích, Nguyễn Đổng Chi đã nêu tấm gương của một người lao động cần c ù và tài năng, có bản sắc và tự tin vào công việc bình dị mà cao đẹp của mình. Ông đã vừa là người nghệ sĩ sáng tạo trong việc nhuận sắc kho tàng truyện cổ tích Việt-nam đồ sộ, đồng thời vừa là nhà học giả có tâm huyết bởi công lao khơi sâu, mở rộng cho những hướng nghiên cứu mới mẻ, toàn diện về truyện cổ tích Việt-nam nói riêng và truyện dân gian Việt-nam nói chung. Tên tuổi Nguyễn Đổng Chi, tuyển tập Kho tàng truyện cổ tích Việt-nam cùng những đóng góp khoa học lớn lao của ông đã và sẽ mãi mãi giữ vị trí xứng đáng trong lịch sử ngành nghiên cứu văn học dân gian nước nhà.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2