Một vài kinh nghiệm phát huy tính tích cực của học sinh trong học môn giáo dục công dân 6<br />
thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo<br />
<br />
<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU<br />
I. Đặt vấn đề<br />
Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông nói chung và chất lượng giảng <br />
dạy môn giáo dục công dân nói riêng là nhiệm vụ cơ bản của mỗi giáo viên <br />
đứng trên bục giảng. Trong những năm gần đây với những thành tựu khoa học <br />
tiên tiến đưa nhân loại đạt được những bước tiến dài trong lịch sử phát triển của <br />
mình đã và đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giảng dạy ở <br />
mọi cấp bậc học, tất cả nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đề ra đó là: “ Đào tạo <br />
con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khỏe, <br />
thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và xã hội chủ <br />
nghĩa, hình thành bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp <br />
ứng yêu cầu bảo vệ và xây dựng Tổ Quốc” (trích – Luật GD).<br />
Với quan điểm của nghị quyết số 29 NQ/TW ngày 14/11/2013 của Ban <br />
chấp hành trung ương Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo <br />
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh <br />
tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đưa ra đó là <br />
“Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu... đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát <br />
triển được ưu tiên đi trước trong các chương trình khoa học phát triển kinh tế xã <br />
hội...”. Việc thực hiện mục tiêu đổi mới đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các yếu <br />
tố cơ bản của giáo dục theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, kĩ năng của <br />
người học, từ việc đổi mới chương trình đến đa dạng hóa nội dung, tài liệu học <br />
tập, đổi mới phương pháp dạy học trong đó chương trình giáo dục phổ thông <br />
mới đặc biệt quan tâm đó là hoạt động trải nghiệm sáng tạo.<br />
Trong hệ thống các môn học của chương trình giáo dục phổ thông, môn <br />
giáo dục công dân giữ vai trò quan trọng trực tiếp trong việc giáo dục học sinh <br />
hình thành ý thức công dân, phát triển tâm lực và nhân cách con người. Môn học <br />
này mang đến cho người học những giá trị, chuẩn mực đạo đức pháp luật của <br />
xã hội để họ trở thành những con người toàn diện, thành công dân có ích cho <br />
cộng đồng, xã hội.<br />
Không những thế, xét về khía cạnh vị trí, ý nghĩa thực tiễn của bộ môn, thì <br />
môn Giáo dục công dân còn có tầm quan trọng đặc biệt ở chỗ nó góp phần hình <br />
thành nhân cách cho học sinh, giúp học sinh biết phân biệt lẽ phải, trái, biết tôn <br />
trọng bản thân và tôn trọng người khác, biết sống trung thực, khiêm tốn, dũng <br />
cảm, biết yêu thương và vị tha.<br />
Đặc biệt, những kiến thức của môn giáo dục công dân giúp học sinh hình <br />
thành những kỹ năng sống cơ bản để vững vàng bước vào đời, hình thành ý thức <br />
<br />
Bài dự thi viết SKKN năm học 2018 2019 1 Đỗ Thị Hải Yến <br />
Một vài kinh nghiệm phát huy tính tích cực của học sinh trong học môn giáo dục công dân 6<br />
thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo<br />
<br />
tổ chức kỷ luật, có thái độ đúng đắn trong việc nhận thức và chấp hành pháp <br />
luật. <br />
Tuy nhiên, có một thực tế không thể phủ nhận đó là dưới những tác động <br />
của mặt trái cơ chế thị trường trong thời kì hội nhập mở cửa, những tư tưởng <br />
xấu của văn hóa ngoại lai, các tệ nạn xã hội đang ngày ngày xâm nhập vào thế <br />
giới học đường, những biểu hiện sa sút về đạo đức của học sinh, những tư <br />
tưởng lệch lạc sống không có lí tưởng thể hiện ngày càng nhiều, việc chạy theo <br />
lối sống thực dụng của người lớn cũng có những tác động xấu đến các em học <br />
sinh, tình trạng số trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật có xu hướng ngày càng gia <br />
tăng đã gióng lên những hồi chuông báo động về thực trạng sự tha hóa nhân <br />
cách, sự băng hoại các giá trị đạo đức truyền thống…là một nỗi lo cho xã hội và <br />
nó gây ảnh hưởng lớn đến công tác giáo dục đạo đức trong các nhà trường.<br />
Trong nhiều năm học trước, bộ môn giáo dục công dân được nhiều người <br />
dạy và người học gọi là môn học “3K” (tức là khó, khô và khổ). Học sinh không <br />
chú trọng, thậm chí ngay cả một số giáo viên có tâm lí coi đây là môn phụ. Ở các <br />
trường THCS hầu như có rất ít giáo viên được đào tạo chuyên ngành bộ môn này <br />
và thường được phân công dạy chéo ban để đảm bảo sự tương đối đồng đều <br />
trong việc phân chia định mức số tiết dạy, chính vì vậy sự đầu tư cho chất <br />
lượng dạy học cũng chưa thật sự được chú ý.<br />
Mặc dù trong những năm gần đây bộ môn này đã được chú ý coi trọng về <br />
vai trò của nó trong việc đánh giá xếp loại đạo đức cho học sinh nhưng vì nhiều <br />
lý do khác nhau, chất lượng dạy và học môn học này vẫn còn có nhiều bất cập <br />
chưa đáp ứng được mục tiêu môn học đề ra. Điều này cần có sự đánh giá, nhìn <br />
nhận từ nhiều nguyên nhân cả phía người dạy lẫn người học, để từ đó có giải <br />
pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn học này, nhất là trong giai đoạn hiện <br />
nay.<br />
Về phía người học, một thực trạng đáng buồn là có rất nhiều học sinh <br />
không nhận thức được hết tầm quan trọng của môn học này và cho rằng đây là <br />
môn học phụ nên ít quan tâm, đầu tư thích đáng cho việc học. Cá biệt, có một số <br />
học sinh tỏ ra thực sự hờ hững, thiếu nghiêm túc đối với môn học này. Với suy <br />
nghĩ phiến diện, lệch lạc, phần lớn học sinh chỉ học tủ, học vẹt nhằm đối phó <br />
với giáo viên. Đến khi kiểm tra thì quay cóp, sử dụng tài liệu…Hiện tượng học <br />
sinh không mặn mà trong việc học môn giáo dục công dân đã tồn tại từ lâu, trở <br />
thành “nếp”, tạo nên sức ì về mặt tâm lí mà muốn khắc phục không phải dễ <br />
dàng.<br />
Về phía người dạy, qua thực tế có thể nhận thấy, một bộ phận giáo viên <br />
vẫn lên lớp bằng phương pháp xưa cũ: thầy đọc, trò chép, tạo cảm giác mệt <br />
<br />
Bài dự thi viết SKKN năm học 2018 2019 2 Đỗ Thị Hải Yến <br />
Một vài kinh nghiệm phát huy tính tích cực của học sinh trong học môn giáo dục công dân 6<br />
thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo<br />
<br />
mỏi, thụ động đối với học sinh trong việc tiếp nhận kiến thức. Một số giáo viên <br />
lên lớp với tâm lý cho rằng môn của mình là môn phụ nên ít có sự quan tâm, đầu <br />
tư trong việc soạn giáo án, chuẩn bị bài lên lớp. Bên cạnh đó, việc thiếu những <br />
dẫn chứng sinh động trong thực tế, thiếu những phương pháp học tập khoa học <br />
thích hợp làm cho các tiết học trở nên khô khan, nhàm chán, không gây được sự <br />
hứng thú đối với các em. Hệ quả tất yếu là chất lượng tiết học có nhiều hạn <br />
chế, tỉ lệ học sinh yêu thích và hứng thú với môn học còn thấp. <br />
Hướng đến việc đổi mới phương pháp dạy học và chuẩn bị cho việc thực <br />
hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, trong những năm gần đây vấn đề <br />
giáo dục kĩ năng sống cho các em và phương châm đẩy mạnh học đi đôi với hành <br />
đang được ngành giáo dục đặc biệt quan tâm thực hiện thông qua các hoạt động <br />
trải nghiệm sáng tạo ở các bộ môn trong đó có môn giáo dục công dân.<br />
Xuất phát từ thực tế trên nhằm bồi dưỡng hứng thú học tập, phát huy tính <br />
tích cực trong học tập bộ môn của học sinh, đáp ứng được mục tiêu giáo dục và <br />
giáo dưỡng để nâng cao chất lượng hiệu quả trong giảng dạy bộ môn giáo dục <br />
công dân lớp 6 tôi xin mạnh dạn đưa ra một vài suy nghĩ trong việc “Góp phần <br />
phát huy tính tích cực của học sinh trong học môn giáo dục công dân 6 thông <br />
qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ” mà bản thân tôi đã tiến hành trong thời <br />
gian qua. <br />
II. Mục đích (mục tiêu) nghiên cứu<br />
Đánh giá thực trạng về vấn đề dạy học môn giáo dục công dân đối với <br />
học sinh lớp 6 trong chương trình hiện nay ở các nhà trường, hiệu quả của công <br />
tác giáo dục đối với các em học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo.<br />
Tìm ra những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả của công tác dạy học <br />
giáo dục công dân và đưa ra một vài biện pháp trong việc tổ chức hoạt động trải <br />
nghiệm sáng tạo đạt hiệu quả nhằm góp phần phát huy tính tích cực chủ động <br />
của học sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập , từ đó giúp các em xác định <br />
rõ vai trò trách nhiệm của mình đối với quê hương đất nước, với dân tộc trong <br />
xu thế hội nhập hiện nay. Đồng thời góp phần tạo hứng thú đối với môn học <br />
trong tâm lí các em để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.<br />
Ở trong khuôn khổ bài viết này chỉ xin được đề cập đến cách thức tổ <br />
chức một hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn giáo dục công dân 6 nhằm <br />
xây dựng hứng thú học tập bộ môn cũng như phát huy tính tích cực trong các <br />
hoạt động tập thể mà tôi đã thực hiện trong các năm học 2016 2017, 2017 <br />
2018 tại trường THCS Lê Văn Tám xã Bình Hòa, huyện Krông Ana.<br />
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
<br />
Bài dự thi viết SKKN năm học 2018 2019 3 Đỗ Thị Hải Yến <br />
Một vài kinh nghiệm phát huy tính tích cực của học sinh trong học môn giáo dục công dân 6<br />
thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo<br />
<br />
I. Cơ sở lí luận của vấn đề:<br />
Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo giai đoạn 2011 2020 xác định <br />
mục tiêu tổng quát đến năm 2020 nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản <br />
toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội <br />
nhập quốc tế.<br />
Với chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo định hướng <br />
phát triển phẩm chất năng lực người học, tạo môi trường học tập và rèn luyện <br />
giúp học sinh phát triển hài hòa về mọi mặt. Chất lượng giáo dục được nâng cao <br />
một cách toàn diện gồm giáo dục đạo đức kĩ năng sống, năng lực sáng tạo, năng <br />
lực thực hành, ngoại ngữ, tin học đáp ứng nhu cầu về nhân lực nhất là nhân lực <br />
chất lượng cao trong xây dựng nền kinh tế tri thức, đảm bảo cơ hội học tập <br />
suốt đời cho mỗi người dân để từng bước hình thành xã hội học tập.<br />
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được coi là một điểm nhấn của việc đổi <br />
mới giáo dục căn bản và toàn diện nhất là trong chương trình giáo dục phổ thông <br />
tổng thể sắp tới được đưa vào sử dụng thì hoạt động này càng được chú trọng. <br />
Việc tổ chức cho học sinh học tập thông qua hoạt động trải nghiệm của bản <br />
thân học sinh là một cách thức đổi mới phương pháp giáo dục trong nhà trường, <br />
vai trò to lớn của nó đã được nhiều tổ chức nghiên cứu và các nhà khoa học trên <br />
thế giới khẳng định.<br />
Theo quan điểm của nhà cải cách giáo dục Nhật Bản T. Makiguchi việc <br />
học trong nhà trường phải song hành với cuộc sống thì mới phát triển được sự <br />
sáng tạo của học sinh, bởi vì con người vốn có tính sáng tạo từ bản chất và tinh <br />
hoa của nhân loại. Còn theo PGS. TS Đinh Thị Kim Thoa (chủ nhiệm các khoa <br />
giáo dục trường Đại học quốc gia Hà Nội) đưa ra định nghĩa về hoạt động trải <br />
nghiệm sáng tạo: là hoạt động giáo dục trong đó dưới sự hướng dẫn của các nhà <br />
giáo dục từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động khác <br />
nhau của nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt <br />
động. Qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy <br />
tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình. Như vậy, hiểu một cách nôm na thì hoạt <br />
động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động tương tác giữa con người và đối tượng <br />
theo cách mới khác với cách thông thường.<br />
Thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo học sinh được chủ động tham <br />
gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động từ thiết kế đến chuẩn bị, thực <br />
hiện, đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng <br />
của bản thân, được bày tỏ quan điểm, tự khẳng định bản thân và đồng thời tự <br />
đánh giá kết quả hoạt động của bản thân cũng như bạn bè trong lớp. Với việc <br />
<br />
<br />
Bài dự thi viết SKKN năm học 2018 2019 4 Đỗ Thị Hải Yến <br />
Một vài kinh nghiệm phát huy tính tích cực của học sinh trong học môn giáo dục công dân 6<br />
thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo<br />
<br />
trải nghiệm đó sẽ giúp hình thành trong các em các giá trị đạo đức, ý thức chấp <br />
hành pháp luật và các năng lực cần thiết của mỗi cá nhân trong tập thể.<br />
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn giáo dục công dân được xem là <br />
hoạt động thực tiễn được tiến hành song song với các hoạt động dạy học trong <br />
nhà trường, thông qua các hoạt động thực hành của chủ đề trải nghiệm sáng tạo <br />
sẽ giúp các em phát triển nâng cao các tố chất tiềm ẩn của bản thân, hình thành <br />
ý thức tự lập, biết quan tâm đến những người xung quanh và các vấn đề liên <br />
quan trong cuộc sống để từ đó biết cách vận dụng những kiến thức đã học trong <br />
thực tế đời thường.<br />
II. Thực trạng vấn đề<br />
Việc dạy và học môn giáo dục công dân ở trường THCS Lê Văn Tám <br />
trong những năm gần đây đã được chú trọng đổi mới cả về phương pháp giảng <br />
dạy và cách học tuy nhiên chất lượng môn học chưa thật sự được cải tiến, tinh <br />
thần học tập của học sinh đối với bộ môn chưa thật sự chú trọng, thậm chí còn <br />
có tâm lí coi thường, coi đây là môn phụ nên việc học có tính chất đối phó.<br />
Bản thân môn học này vốn khô khan nhất là đối với học sinh lớp 6 vừa <br />
mới chuyển cấp cho nên việc tiếp cập với phương pháp học ở cấp THCS còn <br />
nhiều bỡ ngỡ, một số khái niệm, quy định về pháp luật còn khá xa lạ, trừu <br />
tượng so với nhận thức của các em. Giáo viên nếu như dạy chỉ dùng phương <br />
pháp thuyết trình các khái niệm thì các em sẽ không nắm được vấn đề dễ rơi <br />
vào tình trạng học vẹt, mau quên. Một số giáo viên chưa tích cực cho học sinh <br />
trải nghiệm vận dụng kiến thức vào thực tế vì ngại phải mất công chuẩn bị <br />
nhiều thứ liên quan trong khi bản thân các em rất háo hức được tham gia trải <br />
nghiệm các hoạt động.<br />
Trước khi thực hiện đề tài nghiên cứu tôi đã tiến hành khảo sát một số nội <br />
dung để nắm bắt về tình hình học tập của các em thông qua một số câu hỏi như <br />
sau:<br />
1. Theo em học môn giáo dục công dân có cần thiết không ?<br />
2. Em có thích học môn giáo dục công dân không ?<br />
Khi tiến hành thu thập kết quả tôi có được số liệu và một số thông tin như <br />
sau:<br />
<br />
Lớp TS Nội dung khảo sát Cần thiết Không Không <br />
học cần thiết có ý <br />
sinh kiến<br />
NH <br />
Bài dự thi viết SKKN năm học 2018 2019 5 Đỗ Thị Hải Yến <br />
Một vài kinh nghiệm phát huy tính tích cực của học sinh trong học môn giáo dục công dân 6<br />
thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo<br />
<br />
<br />
2016 <br />
2017<br />
<br />
6a1 40 Theo em học giáo dục công dân 30 10<br />
có cần thiết không ? ( 75%) (25%)<br />
<br />
6a2 39 20(51,3%) 17(43,6%) 2(5,1%)<br />
<br />
6a3 36 20(55,6%) 15(41,7%) 1(2,7%)<br />
<br />
STT TSHS Nội dung khảo sát Thích Không Không <br />
thích có ý <br />
kiến<br />
<br />
6a1 40 Em có thích học môn giáo dục 17(42,5%) 23(57,5%)<br />
công dân không?<br />
6a2 39 14(35,9%) 25(64,1%)<br />
<br />
6a3 36 12(33,3%) 24(66,7%)<br />
<br />
<br />
Với câu hỏi số 2 học sinh đưa ra rất nhiều lí do chán học môn giáo dục <br />
công dân như: đây là môn học khô khan, có nhiều khái niệm khó hiểu, trừu <br />
tượng.... Do đó để tạo niềm yêu thích học bộ môn thì việc kích thích tính tích <br />
cực và phát triển tư duy cho học sinh trong quá trình giảng dạy là vô cùng cần <br />
thiết.<br />
Đồng thời tôi cũng tiến hành thống kê chất lượng bộ môn năm học 2016 <br />
2017 cụ thể như sau: <br />
<br />
Năm học Lớp Sĩ số Giỏi % Khá % TB % Yếu, %<br />
kém<br />
<br />
2016 2017 6a1 40 15 37,5 16 40 4 10 5 12,5<br />
<br />
6a2 39 6 15,4 13 33,3 13 33,3 7 18<br />
<br />
6a3 36 5 13,9 10 27,8 15 41,7 6 16,6<br />
<br />
Tổng 115 26 22,6 39 33,9 32 27,8 18 15,7<br />
<br />
<br />
<br />
Bài dự thi viết SKKN năm học 2018 2019 6 Đỗ Thị Hải Yến <br />
Một vài kinh nghiệm phát huy tính tích cực của học sinh trong học môn giáo dục công dân 6<br />
thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo<br />
<br />
Nhìn chung có thể thấy rằng tỉ lệ yếu kém của chất lượng bộ môn tương <br />
đối cao (15,7 %), nhiều học sinh không yêu thích bộ môn, không thấy được tầm <br />
quan trọng cần thiết của bộ môn trong cuộc sống đặc biệt là vai trò của bộ môn <br />
này trong việc góp phần hình thành nhân sinh quan, thế giới quan cho các em sau <br />
này. Vấn đề đặt ra là phải khơi dậy trong các em lòng yêu thích hứng thú học <br />
tập bộ môn cũng như tăng cường hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học <br />
sinh để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. <br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề<br />
Để việc tiến hành hoạt động trải nghiệm sáng tạo đạt hiệu quả thì giáo <br />
viên cần có sự chuẩn bị chu đáo về nội dung việc phân công nhiệm vụ cho các <br />
nhóm học sinh chuẩn bị. Trước hết với mỗi một chủ đề hoạt động trải nghiệm <br />
sáng tạo giáo viên phải xác định rõ được trọng tâm những vấn đề học sinh cần <br />
đạt được về kiến thức, kĩ năng, thái độ sau khi triển khai chủ đề. Tức là xác <br />
định được mục tiêu của chủ đề đó nói về vấn đề gì, những kiến thức mà các em <br />
đạt được sau khi tham gia hoạt động của chủ đề là gì, thông qua hoạt động chủ <br />
đề sẽ giúp học sinh rèn luyện được những kĩ năng gì để từ đó hình thành những <br />
thái độ tích cực của học sinh trong việc chủ động liên hệ kiến thức, vận dụng <br />
kiến thức của môn học vào trong học tập và cuộc sống. Cụ thể như sau:<br />
1. Xác định mục tiêu của hoạt động chủ đề<br />
Về kiến thức: học sinh cần phải nắm được bản chất, đặc điểm, biểu <br />
hiện, qui luật, vai trò của nội dung chủ đề học tập.<br />
Biết vận dụng được các đặc điểm bản chất và tính qui luật của nội dung chủ đề <br />
học tập vào các yêu cầu khác trong học tập, cuộc sống một cách phù hợp, biết <br />
đánh giá được tầm quan trọng, tính ứng dụng của nội dung chủ đề học .<br />
Về thái độ: Học sinh có sự chủ động trong việc liên hệ, vận dụng kiến <br />
thức của môn học vào hoạt động học tập trong nhà trường và cuộc sống . Tích <br />
cực tham gia vào các hoạt động học tập và thực hành rèn luyện bản thân. Có ý thức <br />
tự tu dưỡng, rèn luyện, xây dựng, phát triển các giá trị cá nhân phù hợp với bối <br />
cảnh xã hội.<br />
Về kĩ năng học sinh cần đạt được: Biết làm theo hành động (hoạt động) <br />
đã được quan sát, đã được chỉ dẫn một cách chính xác. Vận dụng một cách sáng <br />
tạo kiến thức đã học để giải quyết các tình huống học tập và cuộc sống.<br />
Với chủ đề “Tôi yêu nước sạch” trong phân phối chương trình trải <br />
nghiệm sáng tạo môn GDCD 6 mà tôi đã tiến hành triển khai cho học sinh thực <br />
hiện trong những năm học qua tôi xác định học sinh cần đạt được những vấn đề <br />
sau:<br />
Bài dự thi viết SKKN năm học 2018 2019 7 Đỗ Thị Hải Yến <br />
Một vài kinh nghiệm phát huy tính tích cực của học sinh trong học môn giáo dục công dân 6<br />
thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo<br />
<br />
Thứ nhất, về kiến thức:<br />
Học sinh nắm vững được bản chất, đặc điểm của nước trong thế giới tự <br />
nhiên. Vai trò quan trọng của nước sạch đối với cuộc sống con người.<br />
Học sinh hiểu được tầm quan trọng của nước trong cuộc sống, thực trạng <br />
của nguồn nước hiện nay và trách nhiệm của bản thân trong việc sử dụng tiết <br />
kiệm và bảo vệ nguồn nước<br />
Thứ hai về kĩ năng:<br />
Rèn luyện kĩ năng sống như kĩ năng thuyết trình, kĩ năng diễn kịch, khả <br />
năng sáng tạo trong việc thể ý tưởng qua các sản phẩm báo cáo của chủ đề.<br />
Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm cũng như thái độ hợp tác trong việc hoàn <br />
thành nhiệm vụ nhóm.<br />
Thứ ba về tư tưởng, thái độ:<br />
Có sự chủ động trong việc liên hệ, vận dụng kiến thức của môn học vào <br />
hoạt động học tập trong nhà trường và cuộc sống. Biết thực hành các biện pháp <br />
sử dụng tiết kiệm nước và có ý thức bảo vệ nguồn nước trong mọi sinh hoạt <br />
hàng ngày.<br />
Tích cực tham gia vào các hoạt động học tập và các hoạt động tập thể.<br />
Có ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện bản thân.<br />
Thông thường với mỗi một chủ đề trải nghiệm sáng tạo để đạt hiệu quả <br />
thì giáo viên và học sinh phải thực hiện các bước như sau:<br />
2. Giao nhiệm vụ và công tác chuẩn bị:<br />
Đầu tiên giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm học sinh tìm <br />
kiếm các thông tin liên quan đến chủ đề theo các nguồn khác nhau như đọc sách <br />
giáo khoa các bài liên quan đến kiến thức của chủ đề mà học sinh cần chuẩn bị <br />
đồng thời tìm kiếm các nguồn thông tin khác như trên internet, sách báo trong thư <br />
viện.. sau đó viết vào phiếu thu thập thông tin. Đây là một khâu quan trọng giúp <br />
học sinh có thêm thông tin để mở rộng kiến thức, đào sâu kiến thức và là cơ sở <br />
để gắn bài học với thực tiễn, hoạt động này cũng sẽ giúp cho học sinh rèn luyện <br />
thêm về năng lực khai thác công nghệ thông tin để hướng tới định hướng kĩ năng <br />
nghề nghiệp cho các em sau này.<br />
Sau khi tìm kiếm thông tin là đến quá trình xử lí thông tin, đây là giai đoạn <br />
học sinh thường gặp khó khăn trong việc tổng hợp những thông tin cần thiết và <br />
sơ đồ hóa kiến thức theo chủ đề đã định nên cần đến sự hỗ trợ của giáo viên, vì <br />
<br />
<br />
Bài dự thi viết SKKN năm học 2018 2019 8 Đỗ Thị Hải Yến <br />
Một vài kinh nghiệm phát huy tính tích cực của học sinh trong học môn giáo dục công dân 6<br />
thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo<br />
<br />
vậy giáo viên cần định hướng cho các em chọn lọc những thông tin cần thiết phù <br />
hợp theo yêu cầu của chủ đề đặt ra. <br />
Trên cơ sở các thông tin đã thu thập được học sinh xây dựng ý tưởng cho <br />
sản phẩm của nhóm mình, sau đó chế tạo thực hiện sản phẩm theo các bước <br />
nhằm cụ thể hóa ý tưởng thành sản phẩm thật của chủ đề. Đây là khâu khó nhất <br />
trong quá trình chuẩn bị cho chủ đề trải nghiệm sáng tạo, học sinh thường lúng <br />
túng trong việc thực hiện các thao tác kĩ năng cần có để thể hiện sản phẩm và ý <br />
tưởng của sản phẩm đó trên thực tế do đó giáo viên cần phải tư vấn, hướng dẫn <br />
các em trong cách thiết kế, trình bày sản phẩm theo ý tưởng mà cả nhóm đã xây <br />
dựng. Có thể gợi ý cho các nhóm lựa chọn một loại hình sản phẩm phù hợp <br />
trong các loại như: bài viết, tranh vẽ, tờ rơi, poster, video clip.... sau khi thống <br />
nhất về hình thức thể hiện sản phẩm cần đôn đốc nhắc nhở các thành viên trong <br />
nhóm hoàn thành công việc được phân công.<br />
Sau khi các nhóm đã lựa chọn được loại hình sản phẩm truyền thông phù <br />
hợp giáo viên yêu cầu các nhóm nghiên cứu các tiêu chí đánh giá sản phẩm và <br />
hoàn thành bài báo cáo của mình.<br />
Thực hiện chủ đề “Tôi yêu nước sạch” tôi cho học sinh chuẩn bị các nội <br />
dung sau:<br />
Thời gian, không gian, địa điểm: tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm <br />
tại lớp học.<br />
Tài liệu được sử dụng trong quá trình tổ chức hoạt động học tập cho các <br />
chủ thể hoạt động: sách trải nghiệm sáng tạo của giáo viên và học sinh, một số <br />
tư liệu tham khảo từ nguồn internet. <br />
Chuẩn bị của giáo viên học sinh về các phương tiện, tài liệu sử dụng <br />
trong quá trình tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm: giấy A4, giấy roki, máy <br />
chiếu, bút màu, một số tranh ảnh và các nguồn tư liệu tham khảo khác .. <br />
Thời gian chuẩn bị: 2 tuần sau khi học xong bài “Tiết kiệm” trong phân <br />
phối chương trình.<br />
Phân công nhóm, tìm kiếm thông tin, chuẩn bị nội dung:<br />
+ Nhóm 1: Vẽ tranh<br />
+ Nhóm 2: Sưu tầm tranh ảnh, video clip liên quan đến chủ đề<br />
+ Nhóm 3: Làm tờ rơi, poster tuyên truyền<br />
+ Nhóm 4: Viết bài tuyên truyền theo chủ đề<br />
+ Nhóm 5: Chuẩn bị tiểu phẩm “ Lắng nghe chúng em nói” <br />
<br />
Bài dự thi viết SKKN năm học 2018 2019 9 Đỗ Thị Hải Yến <br />
Một vài kinh nghiệm phát huy tính tích cực của học sinh trong học môn giáo dục công dân 6<br />
thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo<br />
<br />
Xử lí thông tin<br />
Xây dựng ý tưởng và hoàn thiện sản phẩm.<br />
3. Trình bày, báo cáo sản phẩm và đánh giá hoạt động<br />
Sau khi chuẩn bị xong giáo viên cho học sinh báo cáo sản phẩm quá trình <br />
học tập của cả nhóm. Đây là giai đoạn học sinh thể hiện sâu sắc kiến thức <br />
của bản thân, những năng lực tiềm ẩn của cá nhân có cơ hội bộc lộ, qua quá <br />
trình này cũng là một cơ hội để các em rèn luyện cho mình khả năng thuyết <br />
trình, khả năng diễn thuyết trước đám đông, khả năng diễn kịch, vẽ tranh <br />
cũng như các kĩ năng về công nghệ thông tin...<br />
Tiến hành báo cáo chủ đề “Tôi yêu nước sạch” tôi hướng dẫn học sinh <br />
các nhóm thực hiện như sau:<br />
Đầu tiên giáo viên đưa ra các vấn đề học sinh thảo luận: <br />
a. Nước là gì ? Nước có tầm quan trọng trong cuộc sống như thế nào?<br />
Giáo viên gọi nhóm 1 lên trình bày và báo cáo nội dung qua các sản phẩm <br />
tranh vẽ đã chuẩn bị của nhóm.<br />
b. Vai trò của nước? Nước có tầm quan trọng trong cuộc sống như thế <br />
nào?<br />
Giáo viên gọi nhóm 2 lên trình bày và báo cáo nội dung qua các sản phẩm tranh <br />
minh họa, video clip đã chuẩn bị của nhóm.<br />
c. Thực trạng của nguồn nước ở nước ta và ở địa phương hiện nay như <br />
thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng khô hạn và ô nhiễm nguồn nước <br />
ngày càng gia tăng? Liên hệ với tình hình thực tế nguồn nước ở địa phương em.<br />
Giáo viên gọi nhóm 3 lên trình bày và báo cáo nội dung qua các sản phẩm <br />
tranh minh họa, tờ rơi cổ động đã chuẩn bị của nhóm.<br />
Giáo viên cho học sinh quan sát một số hình ảnh, video clip từ máy chiếu <br />
mà các nhóm đã sưu tầm về tình trạng khô hạn và ô nhiễm nguồn nước ở một <br />
số địa phương trên đất nước ta và tại địa bàn tỉnh Đăklăk.<br />
d. Nêu những giải pháp sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước <br />
sạch?<br />
Giáo viên gọi nhóm 4 lên trình bày và báo cáo nội dung qua các sản phẩm <br />
bài viết tuyên truyền đã chuẩn bị của nhóm.<br />
e. Trách nhiệm của công dân học sinh trong việc sử dụng nước sạch, bảo <br />
vệ tiết kiệm nguồn nước?<br />
<br />
Bài dự thi viết SKKN năm học 2018 2019 10 Đỗ Thị Hải Yến <br />
Một vài kinh nghiệm phát huy tính tích cực của học sinh trong học môn giáo dục công dân 6<br />
thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo<br />
<br />
Giáo viên gọi nhóm 5 lên trình bày và báo cáo nội dung sản phẩm với tiểu <br />
phẩm tuyên truyền “ Lắng nghe chúng em nói” đã chuẩn bị của nhóm.<br />
4. Đánh giá sản phẩm và kết quả hoạt động<br />
Qua quá trình thể hiện và trình bày báo cáo các sản phẩm của các nhóm, <br />
giáo viên định hướng cho các nhóm trao đổi, đánh giá lẫn nhau theo các tiêu chí <br />
sau: <br />
Về sản phẩm: sản phẩm truyền thông có nội dung phù hợp với chủ đề <br />
trải nghiệm hay không, có đảm bảo tính thẩm mĩ hay không?<br />
Sản phẩm đó có nêu toát lên được vai trò, tầm quan trọng của nước sạch <br />
trong cuộc sống hay không, sự cần thiết của nước sạch trong đời sống con <br />
người<br />
Sản phẩm có nêu lên được những giải pháp, hoạt động để góp phần bảo <br />
vệ nguồn nước và sử dụng tiết kiệm nước đặc biệt là nước sạch để góp phần <br />
bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường sinh thái hay không, ý thức của <br />
mỗi cá nhân trong việc sử dụng nước hàng ngày như thế nào từ đó liên hệ mở <br />
rộng ra về ý thức trách nhiệm của mỗi người trong việc góp phần bảo vệ môi <br />
trường, bảo vệ nguồn nước sạch.<br />
Thông qua sản phẩm có mang ý nghĩa thông điệp gì, thể hiện được những <br />
cảm xúc, suy nghĩ trăn trở của nhóm về chủ đề trải nghiệm như thế nào...<br />
Với những tiêu chí trên tôi hướng dẫn cho các nhóm tiến hành tự đánh giá <br />
lẫn nhau các sản phẩm báo cáo theo quy trình:<br />
Thứ nhất, học sinh tự đánh giá sản phẩm báo cáo: Học sinh các nhóm tự <br />
nhận xét, đánh giá lẫn nhau về kết quả các sản phẩm mà các nhóm trình bày, <br />
những trải nghiệm và sáng tạo mà các em đã trải qua với các tiêu chí sau: về <br />
hình thức, về nội dung, cách diễn đạt, tính truyền thông qua các sản phẩm...<br />
Học sinh rút ra được những bài học quy báu, nh<br />
́ ững kinh nghiệm đáng nhớ <br />
cho bản thân sau khi tham gia hoạt động học tập.<br />
Thứ hai, giáo viên đánh giá kết quả của học sinh: Giáo viên lần lượt nhận <br />
xét đánh giá các hoạt động và sản phẩm của từng nhóm sau khi các nhóm nhận <br />
xét đánh giá lẫn nhau.<br />
Giao viên b<br />
́ ổ sung và chốt lại những nội dung, thông điệp chính, nhận xét <br />
chung về tinh thần thái độ của học sinh, những vấn đề cần rút kinh nghiệm và <br />
những điều cần ghi nhớ trong chủ đề này: về thông tin, kiến thức được cung <br />
cấp, về vai trò, tầm quan trọng của nội dung chủ đề mang lại.<br />
<br />
<br />
Bài dự thi viết SKKN năm học 2018 2019 11 Đỗ Thị Hải Yến <br />
Một vài kinh nghiệm phát huy tính tích cực của học sinh trong học môn giáo dục công dân 6<br />
thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo<br />
<br />
Hướng dẫn cho học sinh cách xác định và vận dụng, thực hành được các <br />
nội dung trong chủ đề học tập mà học sinh đã tham gia.<br />
5. Kết luận <br />
Giáo viên kết luận khái quát vấn đề qua sản phẩm chủ đề đã thực hiện <br />
của các nhóm.<br />
Như vậy, chúng ta có thể thấy nước là khởi nguồn của mọi sự sống trên <br />
trái đất, con người chúng ta và vạn vật không thể tồn tại nếu thiếu nước. Chính <br />
vì vậy bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước đặc biệt là nước sạch là việc <br />
làm hết sức cần thiết phải được tiến hành thường xuyên liên tục. <br />
Trong những năm gần đây tình trạng khan hiếm nước đã xảy ra trên quy <br />
mô rộng ở nhiều tỉnh thành trong đó có địa bàn Đăklăk của chúng ta, có một số <br />
huyện, xã xảy ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng gây ảnh hưởng lớn đến đời <br />
sống sản xuất và sinh hoạt của người dân, vì vậy tất cả mỗi chúng ta cần phải <br />
có trách nhiệm giữ gìn sự trong sạch của nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm <br />
và tuyên truyền cho mọi người cùng chung tay góp sức trong vấn đề bảo vệ <br />
nguồn nước. Tuy nhiên ở đâu đó trong cuộc sống và ngay tại ở trường ta vẫn <br />
còn tình trạng một số bạn học sinh sử dụng nước chưa biết tiết kiệm, chưa có ý <br />
thức giữ gìn vệ sinh môi trường, còn xả nước, xả rác bừa bãi, không tắt vòi <br />
nước khi không sử dụng. Hy vọng thông qua hoạt động của chủ đề này mỗi một <br />
chúng ta cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo vệ và <br />
tiết kiệm nguồn nước.<br />
Với hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo chủ đề “ Tôi yêu nước sạch” tôi <br />
nhận thấy các em trong quá trình làm việc nhóm chuẩn bị cho chủ đề có tinh <br />
thần thái độ rất nghiêm túc, không khí hào hứng chuẩn bị tốt cho buổi báo cáo <br />
sản phẩm. Khả năng diễn đạt và trình bày các sản phẩm đạt yêu cầu đề ra, sau <br />
hoạt động trải nghiệm các em cũng đã có tinh thần trách nhiệm tốt hơn trong <br />
việc sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước trong hoạt động thường <br />
ngày, điều này chứng tỏ các em đã biết vận dụng những kiến thức thu nhận <br />
được qua chủ đề vào thực tế để từ đó từng bước điều chỉnh hành vi của bản <br />
thân cho phù hợp. <br />
IV. Tính mới của giải pháp<br />
Tính mới của đề tài thể hiện ở chỗ đã làm phong phú hóa phương pháp <br />
dạy học so với kiểu truyền thống. Qua đó có thể thấy được khi vận dụng các <br />
hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong quá trình dạy học sẽ xây dựng được không <br />
khí hào hứng trong học tập giúp học sinh khắc sâu kiến thức, chuyển từ thế bị <br />
động sang chủ động lĩnh hội kiến thức, làm khơi gợi cho học sinh ham muốn tìm <br />
hiểu, khám phá thế giới xung quanh. Những kiến thức vốn khô khan khó hiểu sẽ <br />
Bài dự thi viết SKKN năm học 2018 2019 12 Đỗ Thị Hải Yến <br />
Một vài kinh nghiệm phát huy tính tích cực của học sinh trong học môn giáo dục công dân 6<br />
thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo<br />
<br />
trở nên dễ hiểu hơn, bài học sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn. Cũng thông qua hoạt <br />
động này giúp các em từng bước khẳng định được năng lực của bản thân mình <br />
trước bạn bè, thầy cô. <br />
V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm<br />
Sau khi áp dụng các giải pháp nhằm phát huy tính tích cực học tập của <br />
học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn giáo dục công dân <br />
6 tại trường THCS Lê Văn Tám tôi nhận thấy hiệu quả ý thức học tập, chất <br />
lượng học tập bộ môn đã có sự cải tiến. <br />
Thông qua hoạt động và sự trải nghiệm của chính bản thân các em khi <br />
hoàn thành báo cáo chủ đề đã có sự tác động đến nhận thức tư tưởng, tình cảm <br />
của các em. Với hoạt động thực tế gần gũi trong đời sống thường ngày này giúp <br />
các em học sinh chủ động lĩnh hội chiếm lĩnh kiến thức, tự mình trải nghiệm <br />
cùng với bạn bè qua các yêu cầu của chủ đề đặt ra. Kĩ năng sống của các em có <br />
nhiều chuyển biến tích cực, nhất là sự mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp trước <br />
đám đông, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng làm việc nhóm được rèn luyện, quan <br />
trọng hơn các em đã xác định được trách nhiệm của bản thân đối với nhà trường, <br />
gia đình, bè bạn trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, góp phần xây <br />
dựng môi trường học tập thân thiện, tích cực. Chất lượng giảng dạy bộ môn, <br />
chất lượng công tác giáo dục của nhà trường được nâng lên rõ rệt, hứng thú học <br />
tập bộ môn được cải thiện đáng kể. <br />
Qua trao đổi với các em tôi nhận thấy rằng sau hoạt độngtrải nghiệm tự <br />
bản thân các em cảm thấy mình trở nên tự tin hơn, hào hứng hơn trong việc <br />
chuẩn bị nhiệm vụ học tập, việc tiếp cận kiến thức vốn khô khan, trừu tượng <br />
trở nên dễ hiểu, dễ vận dụng, bài học trở nên nhẹ nhàng hơn, những gì được <br />
học trong sách vở trước đây trở nên ghi dấu đậm nét hơn. Kết quả khảo sát điều <br />
tra ở trường về hứng thú học tập bộ môn đã có hơn 90% học sinh đã đáp ứng <br />
được yêu cầu đề ra, đặc biệt thông qua các báo cáo thuyết trình theo chủ đề các <br />
em đã nói lên những suy nghĩ, cảm nhận của mình về vai trò, trách nhiệm của <br />
bản thân đối với quê hương đất nước trong giai đoạn hiện nay.<br />
Sau khi thực hiện chủ đề hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học <br />
bộ môn một thời gian tôi đã tiến hành khảo sát nội dung như sau:<br />
Em có thích hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn giáo dục công dân <br />
không ?<br />
Kết quả thu được 100% học sinh đều thích thú và mong muốn sẽ được <br />
thường xuyên học theo hình thức các chủ đề như vậy. Điều này chứng tỏ hoạt <br />
động trải nghiệm sáng tạo có sức thu hút, sự hấp dẫn đối với các em, giúp các <br />
em thay đổi bầu không khí, tâm thế học tập để từ đó thay đổi làm thay đổi trong <br />
Bài dự thi viết SKKN năm học 2018 2019 13 Đỗ Thị Hải Yến <br />
Một vài kinh nghiệm phát huy tính tích cực của học sinh trong học môn giáo dục công dân 6<br />
thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo<br />
<br />
nhận thức của các em về bộ môn, giúp cho việc tiếp thu kiến thức một cách nhẹ <br />
nhàng hơn khả năng ghi nhớ sâu hơn. <br />
Tôi đã tiến hành thống kê đánh giá và so sánh chất lượng học tập bộ môn <br />
cuối năm học 2016 2017 (khi chưa thực hiện hoạt động trải nghiệm sáng tạo) <br />
và chất lượng bộ môn năm học 2017 2018 ( khi triển khai hoạt động trải <br />
nghiệm sáng tạo) và đã thu được kết quả cụ thể như sau:<br />
<br />
Năm học Lớp Sĩ số Giỏi % Khá % TB % Yếu, %<br />
kém<br />
<br />
2016 2017 6a1 40 15 37,5 16 40 4 10 5 12,5<br />
<br />
6a2 39 6 15,4 13 33,3 13 33,3 7 18<br />
<br />
6a3 36 5 13,9 10 27,8 15 41,7 6 16,6<br />
<br />
Tổng 115 26 22,6 39 33,9 32 27,8 18 15,7<br />
<br />
6a1 38 10 26,3 12 31,6 15 39,5 1 2,6<br />
2017 2018 6a2 32 4 12,5 9 28,1 17 53,2 2 6,2<br />
<br />
6a3 34 7 20,6 9 26,5 16 47,1 2 5,8<br />
<br />
Tổng 104 21 20,2 30 28,8 48 46,2 5 4,8<br />
<br />
<br />
Như vậy có thể thấy được với việc triển khai hoạt động trải nghiệm sáng <br />
tạo trong dạy học bộ môn đã đem lại hiệu quả rõ rệt điều này thể hiện qua tính <br />
tích cực, tự giác của học sinh trong học tập được phát huy, ý thức chuyên cần <br />
trong bộ môn của học sinh đã được nâng cao, tỉ lệ học sinh yếu kém bộ môn đã <br />
giảm xuống so với các năm học trước.<br />
(VD: năm học 2016 2017 tỉ lệ học sinh yếu kém bộ môn là 15,7% thì <br />
đến của năm học 2017 2018 chỉ còn lại là 4,8%), đặc biệt là ý thức tự giác, <br />
hành vi ứng xử của học sinh cũng có sự tiến bộ vượt bậc, các kĩ năng hoạt động <br />
tập thể của các em cũng được phát huy hơn trước chính điều này cũng góp phần <br />
làm giảm hẳn các vụ việc vi phạm đạo đức của học sinh trong nhà trường.<br />
PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
<br />
Bài dự thi viết SKKN năm học 2018 2019 14 Đỗ Thị Hải Yến <br />
Một vài kinh nghiệm phát huy tính tích cực của học sinh trong học môn giáo dục công dân 6<br />
thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo<br />
<br />
Việc nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy bộ môn giáo dục công dân <br />
trong đó tăng cường giáo dục kĩ năng sống và phát huy tính tích cực trong học <br />
tập bộ môn tại trường THCS đã và đang là yêu cầu cấp bách đối với mỗi một <br />
giáo viên dạy giáo dục công dân, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta <br />
đang tiến tới chuẩn bị cho việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. <br />
Điều này cần được thực hiện bằng nhiều giải pháp hình thức khác nhau và được <br />
quán triệt trong tất cả các khâu của quá trình dạy học, vì vậy việc phát huy tính <br />
tích cực của học sinh trong học tập thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo và <br />
chú trọng công tác giáo dục đạo đức là điều cần thiết và phải được tiến hành <br />
thường xuyên song song vói nhau. Để việc thực hiện hoạt động trải nghiệm <br />
sáng tạo đạt hiệu quả thì đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải có sự đầu tư về thời <br />
gian hướng dẫn học sinh, xây dựng kế hoạch sao cho hiệu quả, làm tốt công tác <br />
tham mưu về nguồn kinh phí tổ chức...vì vậy cần phải có sự cố gắng, sự quan <br />
tâm phối hợp của mọi người để thực hiện được những hoạt động học tập hấp <br />
dẫn đạt hiệu quả cao.<br />
2. Kiến nghị:<br />
*Đối với giáo viên bộ môn:<br />
Với yêu cầu của đổi mới trong phương pháp dạy học hiện nay để tăng <br />
thêm hiệu quả chất lượng giảng dạy của bộ môn giáo dục công dân cần tăng <br />
cường đa dạng hóa hình thức dạy – học. Tổ chức các buổi tập huấn, chuyên đề <br />
về đổi mới phương pháp dạy học trong đó tăng cường các hoạt động trải <br />
nghiệm sáng tạo nhằm góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng bộ môn.<br />
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi đúc rút trong quá trình dạy <br />
học phát huy tính tích cực của học sinh và giáo dục đạo đức thông qua hoạt động <br />
trải nghiệm sáng tạo môn giáo dục công dân, hiểu biết và kinh nghiệm của tôi <br />
chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong bạn bè, đồng nghiệp bổ <br />
sung, đóng góp ý kiến để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.<br />
Xin trân trọng cảm ơn!<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đỗ Thị Hải Yến<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG<br />
<br />
Bài dự thi viết SKKN năm học 2018 2019 15 Đỗ Thị Hải Yến <br />
Một vài kinh nghiệm phát huy tính tích cực của học sinh trong học môn giáo dục công dân 6<br />
thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo<br />
<br />
......................................................................................................................................<br />
......................................................................................................................................<br />
......................................................................................................................................<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Văn Quý<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN<br />
......................................................................................................................................<br />
......................................................................................................................................<br />
......................................................................................................................................<br />
......................................................................................................................................<br />
<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bài dự thi viết SKKN năm học 2018 2019 16 Đỗ Thị Hải Yến <br />
Một vài kinh nghiệm phát huy tính tích cực của học sinh trong học môn giáo dục công dân 6<br />
thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
<br />
STT NỘI DUNG Trang<br />
<br />
1 PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU 1<br />
I. Đặt vấn đề<br />
<br />
2 II. Mục đích (mục tiêu) nghiên cứu 3<br />
<br />
3 PHẦN THỨ HAI : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3<br />
I. Cơ sở lí luận của vấn đề<br />
<br />
4 II. Thực trạng vấn đề 4<br />
<br />
5 III. Các giải pháp đã tiến hành 6<br />
<br />
6 IV. Tính mới của giải pháp 11<br />
<br />
7 V. Hiệu quả của sáng kiến 11<br />
<br />
8 PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 13<br />
1. Kết luận<br />
<br />
9 2. Kiến nghị 14<br />
Bài dự thi viết SKKN năm học 2018 2019 17 Đỗ Thị Hải Yến <br />
Một vài kinh nghiệm phát huy tính tích cực của học sinh trong học môn giáo dục công dân 6<br />
thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
STT Tên tài liệu Tác giả<br />
<br />
1 Tài liệu tập huấn hoạt động trải nghiệm Tường Duy Hải ( Tổng <br />
sáng tạo, sách tổ chức hoạt động trải chủ biên) và một số tác <br />
nghiệm sáng tạo trong dạy học GDCD cấp giả khác<br />
THCS<br />
<br />
2 Gây hứng thú học tập môn GDCD Nhà xuất bản GD<br />
<br />
<br />
3 Nguồn Intenet<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bài dự thi viết SKKN năm học 2018 2019 18 Đỗ Thị Hải Yến <br />