SKKN: Phương pháp phát huy tính chủ động, tích cực cho học sinh trong giờ học tiếng Anh
lượt xem 495
download
Ngoại ngữ là một môn học phổ thông cơ bản góp phần tích cực vào thực hiện đường lối, phương châm giáo dục và mục tiêu đào tạo của nhà trường. Ngoại ngữ là công cụ không thể thiếu được trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Mời các bạn cùng tham khảo Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp phát huy tính chủ động, tích cực cho học sinh trong giờ học tiếng Anh để hiểu rõ hơn về vai trò của môn tiếng Anh trong nền giáo dục hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Phương pháp phát huy tính chủ động, tích cực cho học sinh trong giờ học tiếng Anh
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP PHÁT HUY TÍNH CHỦ ĐỘNG, TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC TIẾNG ANH Họ và tên người thực hiện:Quách Ngọc Bích Đơn vi công tác: Trường THCS Hòa Mỹ Thời gian thực hiện: từ 25 tháng 08 năm 2010 đến ngày 20 tháng 05 năm 2012
- PHẦN I : SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN Như chúng ta đã biết: Ngoại Ngữ là một môn học phổ thông cơ bản góp phần tích cực vào thực hiện đường lối, phương châm giáo dục và mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông; ngoại ngữ là công cụ không thể thiếu được trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, Cách Mạng hiện nay ở nước ta. Mục đích của việc dạy và học Ngoại Ngữ nói chung là trang bị cho học sinh một công cụ giao tiếp thứ hai bên cạnh tiếng mẹ đẻ, vận dụng nó vào thực tế sản xuất và quan hệ quốc tế. Trong một vài năm gần đây, để đáp ứng theo nhu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp với một nền giáo dục hiện đại, đã có nhiều thủ thuật dạy học Ngoại Ngữ mới được phát triển. Những thủ thuật mới này thường không dễ vận dụng và nó đòi hỏi người giáo viên phải có sự chuẩn bị và đầu tư rất nhiều.Trong đó có một sự phát triển rất quan trọng mà đem lại sự tiến bộ rõ rệt cho chất lượng dạy và học Ngoại Ngữ trong giai đoạn hiện nay. Đó là “phương pháp phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh”. PHẦN II : PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN Sau thời gian bản thân tôi áp dụng các thủ thuật này trong giờ dạy học Tiếng Anh, tôi nhận thấy học sinh có hứng thú hơn trong học tập, kết quả học tập của học sinh được nâng lên rỏ rệt. Vì vậy tôi đã phổ biến phương pháp giảng dạy này rộng rãi trong toàn trường THCS Hòa Mỹ. Phương pháp này được áp dụng với tất cả các khối lớp bậc THCS,từ khối lớp 6,7,8 đến khối lớp 9 và được đồng nghiệp đánh giá cao.
- PHẦN III: MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1/ Cơ Sở Lí Luận: Trước đây giáo viên đóng vai trò trung tâm trong lớp học. Giáo viên luôn nói và nói còn học sinh chỉ có nghe và nghe và chấp nhận. Nếu học sinh luôn phụ thuộc vào giáo viên thì các em sẽ trở thành những người học thụ động và lười biếng. Học sinh chỉ có học thuộc lòng, lặp lại phần kiến thức sẵn có mà đôi khi các em không biết là mình đang nói gì. Các em sẽ không thể sử dụng ngôn ngữ trong những tình huống thật sự một cách tự nhiên. Dần dần các em sẽ trở thành những người luôn phụ thuộc vào người khác. Nhưng hiện nay, phương pháp dạy học hiện đại là lấy học sinh làm trung tâm. Thế nên giáo viên phải biết dạy cho học sinh suy nghĩ một cách độc lập và trở nên chủ động, tích cực trong học tập. Học sinh được khuyến khích nói, giao tiếp với giáo viên, với bạn trong những ngữ cảnh thực tế, gần gũi với học sinh. Các em có cơ hội trình bày những ý tưởng và quan điểm của mình về một điều gì đó. Các em nói lên những gì các em đã đọc được, nghe được, thấy được, cảm nhận được. Thời gian nói của học sinh tăng lên và thời gian nói của giáo viên giảm xuống. Những đặc điểm trên đây được thấy rõ qua những buổi thảo luận cặp, thảo luận nhóm trong giờ học Tiếng Anh. 2/ Nội Dung Cụ Thể: Đến đây tôi sẽ giới thiệu về phương pháp phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh trong giờ học Tiếng Anh. Phương pháp này được thể hiện qua hai hình thức hoạt đông, đó là thảo luận cặp và thảo luận nhóm. Thảo luận cặp : Giáo viên chia lớp ra thành từng cặp. Mỗi học sinh làm việc với một người bạn của mình và tất cả các cặp làm việc cùng một lúc.
- Thảo luận nhóm : Giáo viên chia lớp ra thành nhiều nhóm nhỏ. Mỗi nhóm có khoảng 4 đến 5 học sinh. Mỗi học sinh làm việc với các bạn cùng nhóm của mình. Giống như thảo luận cặp, các nhóm cũng làm việc cùng một lúc. Làm việc theo cặp, theo nhóm cũng giống như những hoạt động khác trong lớp sẽ nhanh chóng trở thành thói quen của học sinh. Một khi học sinh quen thuộc với các hoạt động này và có những người bạn cùng làm việc thường xuyên thì các hoạt động này được tổ chức một cách nhanh chóng và dễ dàng. Những lần đầu tiên tổ chức các hoạt động này rất quan trọng. Giáo viên phải hướng dẫn cẩn thận và biết chia cặp, nhóm như thế nào cho khoa học. Em nào làm việc với em nào, em nào làm việc trong nhóm nào. Những em ngồi gần nhau thì làm việc chung với nhau và phải thay đổi tư thế ngồi cho đối diện nhau. Thảo luận cặp và thảo luận nhóm có thể dược áp dụng cho nhiều kiểu bài lên lớp một cách tự nhiên với hiệu quả cao nhất. VÍ DỤ 1: Trong giờ luyện nói sử dụng từ vựng và câu điều kiện, giáo viên dùng phương pháp thảo luận cặp. *Now you work in pairs. Ask and answer the questions : “ What will happen if……………………………” a. you read in bad light ? b. you eat too much food ? c. you leave ice in the sun ? d. you drop a match into a can of petro ? e. you sit in the sun too long? f. you leave milk for a few days ? *Now think of two more questions like this.
- Giáo viên tiến hành điều khiển lớp như sau : -Hỏi cả lớp hai câu hỏi đầu tiên để các em biết cách làm như thế nào. Có thể có nhiều câu trả lời khác nhau cho một câu hỏi. a. You will ruin your eyes. You can’t see well. b. You will be sick. You will get fat. - Chia lớp ra thành từng cặp, một em hỏi một em trả lời những câu hỏi còn lại. Sau đó đổi vai. -Khi các cặp luyện tập xong, giáo viên gọi vài cặp thực hành trước lớp. Các cặp còn lại theo dõi và nhận xét. -Gọi một vài cặp đặt ra câu hỏi tương tự. Gọi các cặp khác trả lời. VÍ DỤ 2 : Áp dụng thủ thuật thảo luận cặp cho một bài đọc hiểu. Ho Chi Minh Communist Youth Union is an organization for Vietnamese youth from 16 to 30 years of age. The Union was founded on March 26, 1931 by the beloved President Ho Chi Minh. It had different names over the years. In December 1976, it was officially named as it is called today: Ho Chi Minh Communist Youth Union. However, people normally use the name “The Youth Union” for short. *Now you work in pairs: a.Can you answer these questions ? - At what age can one join the Youth Union? - When was the Youth Union founded? - What is the complete name of the Youth Union? - When was it officially named as it is called today? b.Read the text and find the answers.
- c.Underline all the words in the text which you do not understand. With your partner, try to guess what they mean. Giáo viên tiến hành điều khiển lớp như sau : - Giải thích ngắn gọn học sinh sẽ làm gì. Sau đó chia lớp ra thành từng cặp hoạt động. - Khi các cặp thảo luận xong, giáo viên dừng hoạt động. Gọi một vài cặp trình bày trước lớp. - Gọi một vài cặp nêu ra một số từ mà các em không thể đoán nghĩa được. - Gọi các cặp khác trả lời. - Giáo viên thảo luận với học sinh. VÍ DỤ 3: Áp dụng thảo luận nhóm trong một giờ luyện nói. *Now you work in groups of five, discuss the questions: a. Which of these people earns the most money in your country ? Write them a list, starting with the highest paid and ending with the lowest paid. Nurse Farmer Doctor Taxi driver Teacher Engineer b. Who do you think should earn the most money ? Who should earn more ? Who should earn less ? Giáo viên thực hiện các bước sau : - Chia lớp ra thành từng nhóm 5 học sinh. Đọc qua câu hỏi và bảo đảm tất cả các nhóm điều biết là mình sẽ làm gì. Có thể chọn ra một thư ký cho mỗi nhóm để ghi chép lại. Các thành viên trong nhóm phải đồng ý với những gì mà thư ký đã viết lại.
- - Khi các nhóm thảo luận xong, giáo viên dừng hoạt động. Yêu cầu thư ký của mỗi nhóm trình bày lại những gì họ đã thảo luận. * Những thuận lợi của thảo luận cặp, thảo luận nhóm: Thảo luận cặp, thảo luận nhóm cho học sinh nhiều cơ hội để nói tiếng Anh. Như trong ví dụ 1, nếu cả lớp cùng làm bài tập này thì mỗi học sinh chỉ nói được một câu. Có thể có một vài học sinh không nói được gì cả. Khi cho học sinh thảo luận theo cặp, học sinh nói được nhiều câu hơn và tất cả các em đều có cơ hội nói với nhau. Thảo luận cặp và thảo luận nhóm thu hút học sinh làm việc và tập trung vào công việc. Như trong ví dụ 3, nếu tiết thảo luận này áp dụng chung cho cả lớp thì các học sinh khá giỏi làm hết công việc, các em khác sẽ mất hứng thú. Khi thảo luận cặp và thảo luận nhóm học sinh cảm thấy an tâm. Học sinh sẽ ít lo lắng hơn khi cá nhân các em phải trình bày ý riêng của mình trước lớp. Thảo luận cặp và thảo luận nhóm giúp cho những học sinh e thẹn, rụt rè, những em mà không nói điều gì trong những hoạt động dành cho cả lớp, có cơ hội đễ nói. Khi thảo luận cặp và thảo luận nhóm, học sinh sẽ giúp đỡ lẫn nhau. Học sinh sẽ chia sẽ những hiểu biết và những ý tưởng của mình với bạn. Như trong ví dụ 2, học sinh sẽ cùng nhau tìm hiểu nội dung của bài đọc. Còn trong ví dụ 3 học sinh sẽ chia sẽ với bạn những ý tưởng của mình. * Những vấn đề nãy sinh trong thảo luận cặp, thảo luận nhóm và cách giải quyết.
- Thảo luận cặp, thảo luận nhóm sẽ gây tiếng ồn: Tuy nhiên đây là tiếng ồn tích cực và theo phương pháp dạy học tích cực hiện nay, giáo viên nên khuyến khích học sinh làm việc dù cho có tạo ra tiếng ồn. Học sinh sẽ phạm lỗi: Trong suốt quá trình thảo luận, giáo viên không thể sửa tất cả các lỗi học sinh phạm phải. Mà giáo viên cũng không nên làm như vậy. Các lỗi này sẽ được hạn chế bằng cách : -Hướng dẫn cho học sinh rõ ràng trước khi thảo luận. Hoạt động cần thực hiện đã được làm mẫu trước lớp, thảo luận cặp, thảo luận nhóm là giai đoạn sau cùng. -Kiểm tra lại khi hoc sinh thảo luận xong: Giáo viên hỏi lại các cặp, các nhóm rằng họ đã nói những gì và sửa lỗi nếu có. Khó kiểm soát: Giáo viên khó điều khiển được tất cả các cặp, các nhóm. Vấn đề này có thể được khắc phục bằng cách: -Nêu rõ yêu cầu trước khi thảo luận: khi nào bắt đầu, làm gì và khi nào kết thúc. -Hướng dẫn cho học sinh những gì cần làm một cách rõ ràng, không được kéo dài thời gian. -Thành lập một thói quen thảo luận theo cặp, theo nhóm để học sinh biết chính xác mình sẽ làm gì.
- PHẦN IV: KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ MANG LẠI 1. Đảm bảo tính khoa học Phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh qua việc thảo luận theo cặp, theo nhóm vừa đảm bảo tính khoa học vừa gây hứng thú cho học sinh, đáp ứng được nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời các phương pháp này cũng mang lại hiệu quả rất cao và đúng với phương châm lấy học sinh làm trung tâm. Những hoạt động này rất phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh phổ thông nên các em tích cực tham gia xây dựng bài học. Từ đó giờ dạy của giáo viên sinh động hơn và đạt hiệu quả cao hơn. 2.Kết quả cụ thể Trong năm học 2011-2012 vừa qua, tỉ lệ khảo sát đầu năm ở bộ môn Tiếng Anh của học sinh lớp 6 như sau: Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 3.0% 25.0% 50.5% 15.0% 6.5% Trong quá trình giảng dạy, bằng cách kết hợp nhiều phương pháp phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh mà đặc biệt là phương pháp cho học sinh thảo luận cặp, thảo luận nhóm, kích thích sự hứng thú của các em trong việc chủ động lĩnh hội kiến thức mới nên kết quả cuối năm học của các em ở bộ môn này có sự tiến triển khá rỏ rệt. Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 5.5% 27.5% 59.0% 8.0% 0.0%
- PHẦN V: ĐÁNH GIÁ VỀ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN. Để đáp ứng được nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học trong tình hình hiện nay là nhấn mạnh vai trò của học sinh, tập trung vào chủ thể học sinh thì việc tổ chức cho học sinh làm việc theo cặp, theo nhóm là một trong những phương pháp mang lại hiệu quả cao nhất. Nó ưu tiên cho sự khám phá của học sinh, thu hút học sinh tham gia giải quyết các vấn đề nhằm lĩnh hội kiến thức. Nếu các hoạt động này được các thầy cô giáo sử dụng rộng rãi và thường xuyên một cách nghiêm túc thì chúng ta sẽ nâng dần chất lượng học tập của học sinh nói chung và chúng ta sẽ phát huy được tính tích cực, năng động của học sinh nói riêng trong các giờ học Tiếng Anh. Phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh qua việc thảo luận theo cặp, theo nhóm có phạm vi áp dụng rất rộng rãi. Nó phù hợp với nhiều kiểu bài lên lớp và phù hợp với tất cả các khối lớp phổ thông. Nó rất phù hợp với tính năng động, nhạy cảm, thích tìm hiểu của học sinh.Từ đó chúng ta sẽ đào tạo được những thế hệ học sinh trở thành những người học nhạy bén, linh hoạt,sáng tạo thật sự.
- PHẦN VI:KIẾN NGHỊ ,ĐỀ XUẤT (Không) Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Hòa Mỹ, ngày 20 tháng 05 năm 2012 NGƯỜI TRÌNH BÀY Quách Ngọc Bích
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Phát huy tính tích cực của học sinh trong phương pháp dạy học thảo luận nhóm ở môn Tiếng Anh
9 p | 2164 | 732
-
SKKN: Phương pháp xác định góc giữa hai mặt phẳng
9 p | 1377 | 261
-
SKKN: Phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh lớp 2 - Trường Tiểu học Long Thới A
15 p | 1833 | 233
-
SKKN Tiếng Anh: Sử dụng đồ dùng trực quan để phát huy tính tích cực của học sinh
17 p | 1265 | 227
-
SKKN: Phát huy tính tích cực của học sinh lớp 10 trong việc tìm tập xác định của hàm số - Trường THPT Ngô Gia Tự
19 p | 644 | 180
-
SKKN: Phát huy tính tích cực chủ động sáng taọ của trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non
17 p | 1242 | 146
-
SKKN: Phương pháp tích hợp giáo dục pháp luật trong giảng dạy môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh
20 p | 664 | 102
-
SKKN: Làm thế nào để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cho trẻ 5- 6 tuổi trong hoạt động tạo hình
11 p | 1125 | 75
-
SKKN: Phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh thông qua dạy học phần di truyền học Sinh học 12 nâng cao THPT
8 p | 357 | 69
-
SKKN: Đổi mới phương pháp dạy Văn nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của người học - Trường THCS Nguyên Lý
16 p | 556 | 43
-
SKKN: Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong giảng dạy
19 p | 333 | 32
-
SKKN: Phát huy tính tích cực độc lập của học sinh trong giờ Sinh học
16 p | 189 | 29
-
SKKN: Ghi bảng theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh khi dạy những bài văn bản – tác phẩm Văn học trong chương trình Ngữ Văn THCS
8 p | 171 | 25
-
SKKN: Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học Lịch sử ở trêng Trung học Cơ sở Đồng Cương
7 p | 115 | 22
-
SKKN: Phương pháp dạy giờ bài tập Vật lí trường THPT Trần Hưng Đạo
8 p | 137 | 22
-
SKKN: Phát huy tính tích cực học tập của học sinh qua bài ôn tập chương I (Sinh học 11 cơ bản)
20 p | 193 | 17
-
SKKN: Áp dụng PPDH tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo trong giờ đọc
20 p | 95 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn