intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhà quản trị chuỗi cung ứng làm gì?

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

192
lượt xem
85
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhà quản trị chuỗi cung ứng làm gì? Đến nay, không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới, người ta cũng chưa thể định nghĩa rõ ràng cái “title” cho chức vụ quản trị chuỗi cung ứng. Tuỳ theo mức độ quan trọng của từng mắt xích trong chuỗi mà định nghĩa. Nếu cần nhấn mạnh vai trò của mua hàng toàn cầu thì có Phó chủ tịch cấp cao về mua hàng toàn cầu, hay Giám đốc mua hàng chiến lược đóng vai trò như một nhà quản trị chuỗi cung ứng. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhà quản trị chuỗi cung ứng làm gì?

  1. Nhà quản trị chuỗi cung ứng làm gì? Đến nay, không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới, người ta cũng chưa thể định nghĩa rõ ràng cái “title” cho chức vụ quản trị chuỗi cung ứng. Tuỳ theo mức độ quan trọng của từng mắt xích trong chuỗi mà định nghĩa. Nếu cần nhấn mạnh vai trò của mua hàng toàn cầu thì có Phó chủ tịch cấp cao về mua hàng toàn cầu, hay Giám đốc mua hàng chiến lược đóng vai trò như một nhà quản trị chuỗi cung ứng. Nếu cần nhấn vai trò của logistics thì có Giám đốc logistics, Giám đốc vận tải, rồi cuối cùng cũng có chức danh Giám đốc chuỗi cung ứng. Cũng không thể không bàn về xu hướng thuê ngoài (outsourcing), chính xu hướng và tầm mức ảnh hưởng đến từng công ty nên mới sinh ra nhiều chức danh khác nhau. Cũng bởi một điều tác động và vai trò của chuỗi cung ứng vô cùng sâu và rộng theo cả hai phương diện.
  2. Còn ở Việt Nam thì sao? Theo xu hướng toàn cầu hoá, với việc nhiều công ty nước ngoài đổ vốn đầu tư vào Việt Nam và việc Việt Nam trở thành một trong những ngôi sao sáng về hoạt động thuê ngoài, thì chức danh “nhà quản trị chuỗi cung ứng” đã dần trở nên phổ biến. Song vẫn phổ biến ở các chức danh Giám đốc logistics, Giám đốc phân phối, Giám đốc vận tải. Nhưng tất cả trong số họ đều đang giúp định danh vai trò của chuỗi cung ứng cũng như nhà quản trị trong chuỗi cung ứng ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Chuỗi cung ứng - vũ khí cạnh tranh Với chỉ 10 năm trước đây, cụm từ “chuỗi cung ứng” rất hiếm khi xuất hiện trên cửa miệng của các nhà quản trị. Họ chỉ mới sử dụng các cụm từ “logistics” hay “vận tải” để mô tả dòng chảy hàng hoá. Sự xuất hiện của quản lý chuỗi cung ứng ban đầu chỉ là liên kết sự vận chuyển và logistics với sự thu mua hàng hóa, tất cả được gọi chung là quá trình thu mua hàng hóa. Quá trình hợp nhất ban đầu này sẽ sớm
  3. mở rộng ra lĩnh vực phân phối và logistics cho khách hàng tiêu dùng cuối cùng. Các công ty sản xuất bắt đầu tích hợp chức năng quản lý nguyên liệu vào những quy trình này. Sự phát triển và mở rộng theo chiều ngang và đạt đến việc tích hợp chuỗi cung ứng đã nâng cao tầm quan trọng và vai trò của việc điều hành chuỗi. Trong các tập đoàn lớn, những người quản lý việc thực hiện chuỗi cung ứng đều báo cáo trực tiếp cho CEO (giám đốc điều hành). “Việc người điều hành chuỗi cung ứng báo báo trực tiếp cho CEO chứng tỏ rằng các công ty đã xem trọng chuỗi cung ứng của mình như thế nào”. Đây là nhận định của Shelley Stewart, Jr., Phó chủ tịch phụ trách các dự án đặc biệt và là người đứng đầu bộ phận thu mua của Công ty Tyco International. Theo Bill Ramsey, cựu Phó chủ tịch Tập đoàn Honeywell, thì “toàn bộ ý tưởng của việc tích hợp chuỗi cung ứng vào hoạt động ở những tập đoàn lớn xuất phát từ sự mong đợi của khách hàng. Nó không
  4. được phát triển sớm hơn vì nhiều người nghĩ nó chỉ là một ý tưởng tốt nhưng khó trở thành hiện thực”. Vẫn theo ông, “toàn cầu hóa của chuỗi cung ứng tác động mạnh mẽ đến quá trình sản xuất kinh doanh. Người ta nói nhiều đến các tập đoàn đa quốc gia trong một vài thập niên gần đây, nhưng chỉ đề cập đến chuỗi cung ứng toàn cầu trong khoảng 10-15 năm trở lại đây. Hiện nay, hầu hết các công ty phải quan tâm đến chuỗi cung ứng mang tính toàn cầu. Điều này đánh dấu một sự thay đổi hoàn toàn trái ngược so với trước đây”. Mức độ đánh giá tầm quan trọng của những cơ hội mang tính toàn cầu ở mỗi công ty là khác nhau, tùy thuộc vào sự tích hợp của chuỗi cung ứng trong những công ty đó. Những tập đoàn lớn mạnh, mang tầm cỡ thế giới như Dell, Wal Mart chiếm lĩnh thị trường thông qua những lợi thế của chuỗi cung ứng. Những thông tin thu nhận được gần đây cho thấy những tập đoàn dẫn đầu về sức mạnh của chuỗi cung ứng có thể đạt được lợi nhuận cao hơn từ 4 -
  5. 6% so với đối thủ, mang lại cho những “ông lớn” này lợi thế cạnh tranh, tạo sức ép về giá to lớn cho các đối thủ. Vai trò nhà quản trị chuỗi cung ứng Cũng như những nhà quản trị khác, chuỗi cung ứng đang đòi hỏi vai trò của những nhà quản trị chiến lược. Bởi vì chuỗi cung ứng đang trở thành một trong những công cụ cạnh tranh tuyệt vời cho các doanh nghiệp. Bài học về cách mà công ty máy tính Dell sử dụng chuỗi cung ứng để cạnh tranh còn rất nóng hổi. Với Dell, một chuỗi cung ứng nhanh nhạy, hiệu quả và đặc biệt là không cần kho mới là một mô hình lý tưởng. Ở đó vai trò của nhà quản trị chuỗi cung ứng trong việc đưa ra các chiến lược sáng tạo và khả dĩ là vô cùng quan trọng. Vậy thì điều đầu tiên có thể nói đến trong vai trò và nhiệm vụ của nhà lãnh đạo chuỗi cung ứng chính là tầm nhìn và khả năng hoạch định chiến lược. Với họ, chuỗi cung ứng lý tưởng nhất là một ống thủy tinh
  6. trong suốt mà có thể thấy và quan sát hết mọi hoạt động bên trong đó để có thể đưa ra những chiến lược phù hợp. Trong cái thời “outsourcing” như hiện nay thì nhà quản trị chuỗi cung ứng cũng là một nhạc trưởng trong việc xây dựng môi trường cộng tác hiệu quả giữa các đối tác, nhà cung cấp và bản thân doanh nghiệp. Họ cần được hát chung một nhịp đồng ca được dẫn nhịp bởi nhạc trưởng. Chả thế mà một giáo sư nổi tiếng về chuỗi cung ứng đã từng nhận định quản trị chuỗi cung ứng chẳng qua là một quá trình cộng tác chiến lược giữa các đối tác tham gia trong chuỗi đấy thôi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2