intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhạc điệu thơ Việt trên nền của luật hòa thanh_3

Chia sẻ: Nguyen Quynh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

74
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chúng ta tin cụ Tam nguyên Yên Đỗ không phạm thi luật khi cụ là người rất chuẩn mực trong sáng tác thơ Đường luật. Nhưng cặp đối ở phần thực có một âm gây ra sự tranh cãi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhạc điệu thơ Việt trên nền của luật hòa thanh_3

  1. Nhạc điệu thơ Việt trên nền của luật hòa thanh
  2. Chúng ta tin cụ Tam nguyên Yên Đỗ không phạm thi luật khi cụ là người rất chuẩn mực trong sáng tác thơ Đường luật. Nhưng cặp đối ở phần thực có một âm gây ra sự tranh cãi. Đó là âm “hơi”, liệu nó biểu đạt cho nghĩa là “hơi nước” (thực từ) hay chỉ mang nghĩa chỉ mức độ “chút ít” (hư từ)? Sự phân vân này chỉ có thể giải tỏa dựa trên nguyên tắc đối của luật thơ cổ điển. Lưu ý ở đây là đối chỉnh cả âm, nghĩa, lẫn nhịp. Nếu là “hơi nước” thì nhịp thơ lập tức bị xáo trộn phá vỡ cấu trúc hòa thanh của toàn bài, hay ít nhất là làm lệch lạc chỉnh thể đối: Nước biếc/ theo làn hơi/ gợn tí/ Lá vàng/ trước gió/ khẽ đưa vèo/ Rõ ràng âm “hơi” phải nằm trong thế song hành với “khẽ”, nó chỉ là một hư từ chỉ mức độ, và câu thứ nhất hiển nhiên phải mang hình tiết tấu như câu thứ hai: “Nước biếc/ theo làn/ hơi gợn tí” để thông tin thẩm mĩ được bảo toàn. Bởi vì “làn” ở đây sẽ được hiểu là làn sóng của mặt nước đang khẽ xao động, đảm bảo độ “trong veo” của mặt nước ao thu, còn “làn hơi” mờ ảo thì thông tin “trong veo” của mặt nước ao thu hoàn toàn bị nhiễu, thậm chí có khả năng bị tiêu hủy. Hai câu thơ trong bài Đôi mắt người Sơn Tây vừa dẫn ở trên lần đầu ra mắt bạn đọc bị kiểm duyệt thành: Vầng trán em mang trời quê hương Mắt em như nước giếng thôn làng Xét theo luật hòa thanh, âm điệu của hai câu thơ đã được kiểm duyệt theo hướng “dân tộc hóa”, “bình dân hóa” kia không đến mức chối tai, nhưng việc lựa chọn và thay thế các âm “vương”, “phương” thành “mang”, “làng” làm méo mó hoàn toàn âm vực lẫn âm sắc dẫn đến phá hủy cái âm điệu trong trẻo, chơi vơi, bay bổng và mơ màng của dòng tương tư giữa trời mây viễn cách. 3.2. Lưu ý, phá luật khác với sai luật, vì phá luật nằm trong ý thức sáng tạo, không tạo ra tiếng ồn mà chỉ tạo ra biến tấu hay độ dư của luật hòa thanh, trong một điều kiện nào đó, độ dư này không gây nhiễu hay tiêu hủy thông tin mà có khả năng tạo ra biến cố để nhấn mạnh và tăng cường thông tin. Trong âm nhạc, hiện tượng tạo ra quãng nghịch, đảo phách (nhịp lệch - syncope), sự chuyển tone, hát đuổi (canon) đều không đồng nghĩa với việc làm rối loạn cấu
  3. trúc hòa thanh mà chỉ là biến tấu cho phép của luật hòa thanh để tăng cường sự linh hoạt, đa dạng và nhấn mạnh vào thông tin thẩm mĩ cần thiết. Trong thơ ca, ngay trong sự ràng buộc chặt chẽ của thi ca cổ, hiện tượng phá luật để tạo nên độ dư của luật hòa thanh diễn ra không ít. Bài thơHoàng Hạc lâu nổi tiếng của Thôi Hiệu phá luật ở sự phối âm bằng trắc: Tích nhân dĩ thừa Hoàng hạc khứ Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản Bạch vân thiên tải không du du Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ Phương thảo thê thê Anh Vũ châu Nhật mộ hương quan hà xứ thị? Yên ba giang thượng sử nhân sầu Bài thơ được phân thành hai ngữ đoạn âm thanh cơ bản với hai giai điệu không giống nhau. Bốn câu đầu, âm điệu bay bổng, cao và đầy bất trắc. Bốn câu sau âm điệu lắng xuống và bình ổn. Hình tiết tấu trong toàn bài không thay đổi (2/2/3 hay 4/3), nhưng giai điệu rất bất thường. Câu đầu tiên, nhà thơ mượn cách phối âm của thể bình vần trắc (dù cả bài là thể bình vần bình) để báo hiệu một sự bất ổn. Đến câu thứ hai, nhà thơ trả lại đúng âm điệu của thể bình vần bình, nhưng lại tạo ra độ dư cho phép của một âm bình (Hoàng) ở vị trí thứ 5. Âm này có tác dụng tạo thế quân bình cho vần trắc ở câu trên, hóa giải trạng thái bất thường thành bình thường. Đến cặp 3-4 coi như hoàn toàn phá luật. Câu 3 có đến 6 âm mang thanh trắc phá vỡ hoàn toàn thế quân bình tam phân trong cấu trúc hòa âm nội bộ. Nhưng đến câu 4 có đến 5 âm trường bình đã chuyển thế quân bình nội bộ sang thế quân bình tổng thể, nguyên tắc hòa thanh nhờ thế không bị phá vỡ. Các âm trắc trội lên liên tục trong câu 3 gợi tả một sự biến động mạnh mẽ, dứt khoát: hạc vàng ra đi, một đi không trở lại. Các thanh trường bình tiếp liền trong câu 4 mở ra không gian trống rỗng, mơ hồ, chỉ còn vẩn vơ một áng phù vân. Sự phá cách này xác quyết một thông tin đặc biệt: cõi tiên đoạn tuyệt với trần thế, trời đất phân li, kiếp người thật nhỏ bé giữa cõi hư vô.
  4. Bài thơ Lang thang của Hàn Mặc Tử kết hợp (thực chất là lai ghép) một cách phóng túng các thể thơ với những hạt nhân cấu trúc khác nhau: thơ thất ngôn, thơ lục bát, kể cả những câu 8, 9 chữ đan xen. Do đó, nhịp thơ buộc phải thay đổi, các hiện tượng đảo phách, nghịch phách xuất hiện liên tục. Áp lực hình thái nhịp chẵn của các câu thơ lục bát làm cho đoạn cuối của bài thơ đang ở nhịp 2/2/3 cổ điển của Đường thi, đột nhiên đến câu kết thúc phải quy hồi về nhịp 3/2/2 ta thường gặp trong câu thơ thất ngôn của song thất lục bát(13). Hình thái âm thanh này, theo Jakobson, “vừa tương đồng vừa so lệch” mang lại hiệu quả mĩ học “bởi sự chờ đợi đạt kết quả và sự chờ đợi bị lỡ(14). Trời hỡi!/ nhờ ai/ cho khỏi đói Gió trăng/ có sẵn/ làm sao ăn? Làm sao/ giết được/ người trong mộng Để trả thù/ duyên kiếp/ phũ phàng? Sự quy hồi của một hình thái nhịp có trước vừa đảm bảo tính chu kì của hình tiết tấu, nhưng điều quan trọng hơn là âm hưởng mang giá trị tinh thần của nhạc điệu. Nhịp chẵn mang ưu thế của sự ngân nga kéo dài do thời gian trải đều cho từng đơn vị âm thanh; trong khi nhịp lẻ lại mang ưu thế của sự dồn nén, dứt khoát do thời gian giãn ra cho âm tiết thứ nhất và co lại cho hai âm tiết đứng sau. Vì thế, sự hoán vị từ hình thái tiết tấu chẵn trước - lẻ sau sang lẻ trước - chẵn sau gây hiệu ứng âm thanh khác biệt. Ba dòng thơ đầu, dòng chảy âm thanh vận động luân phiên từ nhẹ đến mạnh, từ giãn đến dồn; câu thơ cuối cùng mang âm hưởng ngược lại: nhịp lẻ mở đầu dòng thơ như tiếp tục một hơi thở gấp với độ dồn nén cao – bao nhiêu uất hận trào dâng; nhịp chẵn kết thúc dòng thơ như một tiếng thở dài với độ lan tỏa mênh mang – sự thất vọng đến chán chường. Giết người trong mộng là hủy diệt một khổ lụy tình yêu còn sống động trong tiềm thức, nhưng cái nỗ lực ấy chỉ làm cho sức mạnh của tiềm thức trở nên sống động hơn. Sự đảo nhịp bất thường trong bài thơ chứa đựng trong nó những nghịch lí của nội tâm: khi mơ màng huyễn tưởng, khi ráo riết căm hờn, khi rã rời buông xuôi… Biến tấu mới là nhân tố quan trọng của sáng tạo chứ không phải bản thân khuôn khổ của luật hòa thanh. Sáng tạo ra độ dư của luật hòa thanh vừa nằm trong ý đồ chủ quan của tác giả
  5. vừa nằm trong khả năng đồng sáng tạo của người đọc hoặc diễn xướng, nếu những phá cách ấy không gây ra tiếng ồn làm phương hại đến thông tin thẩm mĩ. Phá luật, nói theo Hegel “là một cuộc đấu tranh giữa tự do và tất yếu; một cuộc đấu tranh giữa quyền tự do của tưởng tượng tha hồ buông mình theo cái đà của nó với tính tất yếu của những điều kiện của hòa âm mà nó cần tới để biểu hiện ra ngoài và ý nghĩa riêng của nó chính là ở đấy”(15). Một khi sự phá luật đạt đến một trình độ tự do nhất định làm tan rã thế hài hòa trọn vẹn của luật hòa thanh là lúc một thứ thơ hoàn toàn mới ra đời: thơ tự do
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2