intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhạc điệu thơ Việt trên nền của luật hòa thanh_4

Chia sẻ: Nguyen Quynh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

54
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Thơ được viết ra để hát hoặc ngâm. Ngay cả khi chuyển hóa hình thức diễn xướng ấy sang đọc, thì đọc thơ vẫn khác với đọc văn: đọc bằng giai điệu, tiết tấu theo nhịp rung của con tim.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhạc điệu thơ Việt trên nền của luật hòa thanh_4

  1. Nhạc điệu thơ Việt trên nền của luật hòa thanh
  2. 1. Thơ được viết ra để hát hoặc ngâm. Ngay cả khi chuyển hóa hình thức diễn xướng ấy sang đọc, thì đọc thơ vẫn khác với đọc văn: đọc bằng giai điệu, tiết tấu theo nhịp rung của con tim. Mối quan hệ gắn bó giữa hai loại hình nghệ thuật âm thanh: thơ và nhạc đã xác định khái niệm thi ca với nghĩa nguyên thủy của nó. Việc quy chiếu nhạc điệu thơ trên nền lí thuyết âm nhạc là cần thiết cho phân tích cấu trúc thi ca để phát hiện chiều sâu giá trị thẩm mĩ của một loại hình nghệ thuật đặc thù. Bài viết này gói gọn vấn đề trong luật hòa thanh như một bình diện quan trọng trong thi pháp học thi ca. 2. Hòa thanh trong âm luật học thi ca cổ điển được xác định bằng thế quân bình, còn trong lí thuyết âm nhạc được định nghĩa như là “sự hài hòa âm thanh, hài hòa giữa các âm theo chiều ngang (là giai điệu), và theo chiều dọc (là các hợp âm), hài hòa giữa các kết cấu âm nhạc (giữa các tiết nhạc, câu nhạc, đoạn nhạc… với nhau) và hài hòa trong toàn bộ tác phẩm”(1). Thế quân bình trong âm luật học cổ điển phương Đông chính là sự điều hòa ngữ âm bằng sự thống nhất các đối lập trên cơ sở thay đổi luân phiên hay lặp có tính chu kì một hình thái âm thanh nào đó. Nguyên lí “nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh” quy định thế quân bình cho thơ cách luật(2). Thơ ngũ ngôn thực hiện thế quân bình song lập, cặp đôi một bằng (b) và một trắc (t) luân phiên ở các vị trí thứ 2 và thứ 4 trong mỗi câu thơ: Thiên hạ thương tâm xứ Lao lao tống khách đình Xuân phong tri biệt khổ Bất khiến liễu điều thanh (Lý Bạch – Lao lao đình) Thơ thất ngôn thực hiện thế quân bình tam phân, bộ ba b – t – b luân phiên ở các vị trí 2 – 4 – 6 của mỗi câu thơ: Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá lá chen hoa…
  3. (Bà Huyện Thanh Quan – Qua Đèo Ngang) Thơ lục bát thực hiện thế quân bình tam phân về âm điệu (b – t – b ở các vị trí 2 – 4 – 6) kết hợp với thế quân bình song lập về âm vực (b cao/thấp – b thấp/cao ở các vị trí 6 – 8): Còn duyên kẻ đón người đưa Hết duyên đi sớm về trưa một mình (Ca dao) Các thể thơ phá luật tìm thế quân bình ở cấu trúc tổng thể (đối lập bằng trắc giữa các câu thơ) thay cho cấu trúc nội tại của từng dòng thơ: Đưa người ta không đưa qua sông Sao có tiếng sóng ở trong lòng? (Thâm Tâm – Tống biệt hành) Tất nhiên, về mặt triết học, hài hòa không chỉ là hình thức quân bình trong tổ chức âm thanh, nó đòi hỏi tổng hòa các mối quan hệ bên ngoài lẫn bên trong để mang lại hiệu quả thẩm mĩ đích thực. Theo Hegel, một sự hài hòa đích thực phải biểu hiện cả hai mặt khách thể lẫn chủ thể - hình thức mang trong mình nó nội dung ý niệm tinh thần: “Một mặt, tính hài hòa gồm có toàn bộ các phương diện chủ yếu, về mặt khác, nó gạt bỏ sự đối lập thuần túy của chúng với nhau. Kết quả là tạo nên ở giữa chúng một mối liên hệ bên trong và đó là yếu tố làm thành sự thống nhất của chúng”(3). Về mặt cấu trúc, sự kết hợp hài hòa giữa các âm sẽ thực hiện trên cả hai chiều: ngang và dọc, tuyến tính và đồng thời. Nói theo Lévi-Strauss, “cái nguyên tắc mà chúng ta gọi là sự hòa thanh (harmonie) sẽ được nhận ra: bản tổng phổ chỉ có nghĩa khi được đọc đồng thời vừa theo lối lịch đại (từ trang nọ sang trang kia, từ trái sang phải), vừa theo lối đồng đại (từ trên xuống dưới). Nói cách khác, những dấu nhạc được bố trí trên cùng một đường thẳng đứng trong bản tổng phổ làm thành một đơn vị cấu tạo lớn hoặc đầu mối của các quan hệ”(4). Luật hòa thanh, vì thế, vừa tạo nên động lực âm thanh vừa tạo nên cơ chế tự điều chỉnh của các hệ thi pháp hay loại hình nhạc điệu.
  4. Tính chu kì là hình thức rõ nét nhất của luật hòa thanh mà Jakobson gọi là sự lặp lại hình thái âm thanh tạo nên nguyên lí song hành trong cấu trúc của thi ca(5). Chính sự lặp lại có tính chu kì này đã giúp cho thi ca khắc phục sự trôi tuột của thời gian và neo giữ lại những giá trị bền vững trong tâm tưởng người nghe. Có thể hình dung âm thanh mang tính nhạc cấu trúc theo luật hòa thanh được thực hiện trên hai trục: trục ngang với đường nét tuyến tính của giai điệu và trục dọc với sự song hành của hình giai điệu – sự thống nhất có tính chu kì của điệu thức và giọng tạo nên hình thái âm thanh. Sự chiếu ứng giữa hai trục này tạo nên tiết tấu – tổ chức quan yếu nhất của luật hòa thanh. 2.1. Giai điệu (melody) theo nghĩa của âm nhạc là “sự liên kết các âm theo chiều ngang bằng cao độ, trường độ, sắc thái mạnh nhẹ khác nhau. Nó diễn đạt nội dung chủ yếu của âm nhạc bằng một bè”(6). Luật hòa thanh trong giai điệu là sự kết hợp hài hòa giữa các mặt đối lập: cao - thấp, trầm – bổng, êm dịu – mạnh mẽ, tiếp liền – đứt đoạn, bằng phẳng – gấp khúc… trong các bước nhảy của các đơn vị âm thanh. Đơn vị tạo nên giai điệu trong âm nhạc là 7 âm cơ bản (ký hiệu bằng 7 nốt: đô, rê, mi, fa, sol, la, si) và 5 âm phụ thuộc mang dấu hoá thăng (#) hoặc giáng (b), tổng cộng là 12 âm. Tuỳ theo hình thức liên kết trong 12 âm ấy mà sinh ra dòng chảy âm thanh muôn màu, muôn vẻ. Đối với thơ Việt, do hình thái ngôn ngữ đơn lập cho phép ta xác định một âm tiết là một đơn vị âm thanh mà độ cao của nó chủ yếu phụ thuộc vào thanh điệu. 6 thanh điệu (ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng) trong cấu trúc của âm tiết tương ứng với 6 âm cơ bản (nếu tính theo từ chương học cổ điển ta có đến 8 thanh tương ứng với 8 âm, vì có sắc khứ - sắc nhập và nặng khứ - nặng nhập, chưa tính độ thăng, giáng do âm sắc của các âm vị trong cấu trúc âm tiết tạo thành) liên kết nhau trong dòng thơ sẽ sinh những giai điệu khác nhau. Khi êm ái mơ màng: Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông. Một người chín nhớ mười mong một người (Nguyễn Bính). Khi sôi nổi, cuồng nhiệt: Ta muốn ôm. Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn. Ta muốn riết mây đưa và gió lượn. Ta muốn say cánh bướm với tình yêu. Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều. Và non nước, và cây, và cỏ rạng…” (Xuân Diệu). Khi khắc khoải, lắng sâu: “Tiếng hát đâu mà nghe nhớ thương. Mái nhì man mác nước sông Hương. À ơi tiếng mẹ ru nhè nhẹ. Cay đắng bao nhiêu nỗi đoạn trường… (Tố Hữu)...
  5. Trong âm nhạc, việc tạo nên đường nét của giai điệu là do cách kết hợp các đơn vị âm thanh dựa vào bước nhảy tuần tự hay cách quãng, đi xuống hoặc đi lên. Khoảng cách giữa hai âm thanh kế tiếp nhau gọi là quãng. Tùy theo quan hệ giữa các âm với nhau mà sinh ra quãng thuận hay quãng nghịch. Quãng thuận tạo ra giai điệu hòa quyện, mềm mại, dễ chịu. Quãng nghịch tạo ra giai điệu bất hòa, căng và khó chịu. Đối với thơ là sự thay đổi bình thường hay đột biến trong sự kết hợp bằng - trắc, cao - thấp, bằng phẳng – gấp khúc của thanh điệu. Có hai phương thức tiến hành giai điệu trong thi ca: - Hài âm: là cách kết hợp âm thanh theo luật thơ cổ điển. Sự luân phiên bằng trắc trong nội bộ câu thơ và đối lập đều đặn cao - thấp giữa các dòng thơ sinh ra vẻ đẹp cân đối nhịp nhàng của dòng chảy âm thanh. Lối kết hợp này phổ biến ở thơ lục bát và Đường thi: Còn duyên kẻ đón người đưa (b b t t b b) Hết duyên đi sớm về trưa một mình (t b b t b b t b) (Ca dao) Ao thu lạnh lẽo nước trong veo (b b t t t b b) Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo (t t b b t t b) Nước biếc theo làn hơi gợn tí (t t b b b t t) Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo … (t b t t t b b) (Nguyễn Khuyến - Thu điếu) Tính chất đều đặn, cân đối của lối tổ chức hài âm gợi cảm giác nhẹ nhàng, yên tĩnh, sâu lắng, phù hợp với những tâm trạng kín đáo, mơ màng, trầm tư.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2