intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhận diện nghề báo – Kỳ 3: Nghề nhiều rủi ro và định kiến

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

161
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trước hết là vấn đề tìm kiếm sự thật, tìm kiếm chân lý của sự kiện, hiện tượng, con người. Sự thật, chân lý là một quá trình và chỉ có tính tương đối. Có cái hôm nay là đúng nhưng ngày sau lại là sai. Ngược lại, có cái gây dị ứng, hoài nghi ở hôm nay nhưng lại là cái hợp lý, cái chân lý trong tương lai. Lịch sử chứng kiến quá nhiều sự kiện như thế nhưng bài học kinh nghiệm này ít ai chịu nghiền ngẫm, thấu triệt. Cuộc sống cứ trôi miên viễn nhưng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhận diện nghề báo – Kỳ 3: Nghề nhiều rủi ro và định kiến

  1. Nhận diện nghề báo – Kỳ 3: Nghề nhiều rủi ro và định kiến Trước hết là vấn đề tìm kiếm sự thật, tìm kiếm chân lý của sự kiện, hiện tượng, con người. Sự thật, chân lý là một quá trình và chỉ có tính tương đối. Có cái hôm nay là đúng nhưng ngày sau lại là sai. Ngược lại, có cái gây dị ứng, hoài nghi ở hôm nay nhưng lại là cái hợp lý, cái chân lý trong tương lai. Lịch sử chứng kiến quá nhiều sự kiện như thế nhưng bài học kinh nghiệm này ít ai chịu nghiền ngẫm, thấu triệt. Cuộc sống cứ trôi miên viễn nhưng những gì nhà báo trình bày, giải thích, khẳng định hoặc phê phán ở hôm nay đều không thể “hiệu đính” ở ngày mai. Đây là bi kịch của người làm báo. Dù có tài năng và có viễn kiến đến mấy, nhà báo cũng khó thể thoát ly được những ràng buộc của thời đại, hoàn cảnh, môi trường chính trị – xã hội và bầu khí quyển thông tin chung quanh mình. Nhiều sự kiện, hiện tượng, nhân vật mà báo chí đề cập từng được lịch sử cải chính. Chẳng hạn, ở Mỹ, lịch sử chứng minh “Chiến tranh Việt Nam là một lỗi lầm đồi bại của nước Mỹ. Vậy mà những sự kiện được truyền tải trên những phương tiện truyền thông đại chúng trong những năm đầu cuộc chiến hình như đã chỉ ra rằng đó là những theo đuổi quan trọng.” (14). Ở Việt Nam, có thể nói những b ài viết phê phán bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc – Kim Ngọc trong thập niên 1970 hoặc những bài viết ca ngợi Nguyễn Văn Mười Hai, Huỳnh Là, Tăng Minh Phụng… vào thập niên 1980, 1990 là những kỷ niệm không vui của nghề báo. Kế đến là sự “vướng bẫy nguồn tin”. Tai nạn này thường xảy ra đối với các nhà báo trẻ, ít kinh nghiệm. Những nguồn tin cá nhân, kể cả nguồn tin có thương hiệu, đôi khi lại cung cấp những thông tin hoàn toàn sai lạc hoặc phiến diện mà nhà báo,
  2. hoặc vì quá tin tưởng hoặc vì thiếu kỹ năng kiểm chứng nên vô tình biến bài viết của mình thành công cụ phục vụ cho cá nhân hoặc cho một nhóm lợi ích n ào đó. Chẳng hạn, nhân viên chính phủ tiết lộ về một dự án sắp được triển khai, mà dự án này do công ty của người nhà nhân viên ấy thực hiện. Nếu không lưu ý đến động cơ rò rỉ thông tin thì khi bài báo được phát hành, đối tượng hưởng lợi nhiều nhất chính là cá nhân người cung cấp tin và cái công ty của người nhà anh ta. Mặc dù, trong nghề báo có nguyên tắc: “Khi nghi ngờ cứ quy cho người đã nói” – nhà báo không chịu trách nhiệm về nội dung thông tin khi dẫn nguồn nhưng những trường hợp “vướng bẫy nguồn tin” đều ảnh hưởng xấu đến uy tín của tờ báo và phóng viên. … và chịu nhiều định kiến từ xã hội Trước đây, giới trí thức thượng lưu quan niệm “Nhà báo là nhà văn bất tài” bởi vì nội dung các bài viết của họ có vẻ xô bồ, tạp nham, thiếu mực thước; còn văn phong của họ thì cứ “thẳng đuột” như lời nói. Goethe, văn hào Đức, sinh thời rất coi thường nghề báo: “Từ lâu, tôi vẫn tin rằng báo chí sinh ra đời l à để cho đại chúng tiêu khiển, giết thì giờ và lòe bịp họ nhất thời (…). Vì thế tôi không đọc một tờ báo nào hết.” (15). Còn Baudelaire, nhà thơ Pháp, từng thẳng thừng khinh miệt báo chí: “Bất cứ tờ báo nào cũng vậy, từ trang đầu đến trang cuối chỉ là một cái ổ chứa những cái gì ghê gớm, kinh tởm. Chiến tranh, giết chóc, trộm cướp, hà hiếp, hành hạ, tội ác của các vua chúa, tội ác của các quốc gia, tội ác của các tù nhân, biết bao là sự say sưa cuồng loạn của vũ trụ loài người (…). Tôi tin rằng không có một bàn tay sạch nào cầm lấy tờ báo mà không cảm thấy muốn buồn nôn, buồn mửa.” (16). Loại bỏ cái nhìn cực đoan vốn là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mọi định kiến khác nhau của con người thì công bằng mà xét, định kiến trên đối với nghề báo cũng có
  3. nguyên nhân lịch sử của nó. Báo chí trong giai đoạn khởi thủy, để tìm một lối đi riêng, chắc hẳn nó có những biểu hiện ấu trĩ, hồn nhiên cả về nội dung thông tin và hình thức thể hiện. Nhất là khi đặt cạnh triết học và văn chương, báo chí rõ ràng có phần kém sang trọng, đẹp đẽ và sâu sắc. Hơn nữa, một thực thể báo chí nào, từ trước đến nay, cũng tồn tại một bộ phận nhỏ là những tờ báo lá cải, chuyên khai thác những thông tin giật gân để câu khách nên mới nảy sinh định kiến xem thường nghề báo, hạ thấp giá trị của hoạt động báo chí. Một định kiến khác mang tính đại chúng hơn, làm thành nỗi mặc cảm ám ảnh đối với người làm báo, thể hiện qua câu cửa miệng: “Nhà báo nói láo ăn tiền!”. Lúc bất đồng với những thông tin trên báo chí, dù chân lý chưa hẳn thuộc về mình, người ta vẫn gán cho nhà báo câu này với hàm ý: Nhà báo là người nói không thành có, nói có thành không! Nguyên nhân dẫn đến định kiến này chủ yếu xuất phát từ phía chủ quan của nghề báo. Nhà báo dù rất giỏi nghề và có thiên lương trong sáng cũng khó tránh một lần thông tin sai sự thật, cấp độ nhỏ là sai chi tiết, cấp độ lớn là sai cả sự kiện, nhất là trong hoàn cảnh anh ta phải chạy nước rút để kịp giờ báo lên khuôn. Tờ báo dù chuyên nghiệp và cẩn thận mấy cũng phải thực hiện cải chính vài lần trong một năm về những thông tin thiếu chính xác của mình. Sự kiện tờ báo lừng danh ở Mỹ, đoạt 94 giải Pulitzer – The New York Times, phải đăng bài dài 14.000 chữ vào ngày 11/5/2003 để xin lỗi độc giả về những thông tin bịa đặt
  4. Vả lại, trong báo giới thời nào cũng có những trong bài viết của nữ phóng “con sâu làm rầu nồi canh”, những người xem viên Jayson Blair, cho thấy bất nghề báo là phương tiện để kiếm danh lợi, nên họ kỳ tờ báo nào, vào bất kỳ thời bất chấp mọi quy tắc đạo đức nghề nghiệp, kể cả điểm nào cũng có thể trở thành “nói láo”; viết bừa miễn sao thu được nhiều tiền. nạn nhân của định kiến trên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2