1*+,1&¥8<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1+w10775£ª1*+®3%1+1+w1+,<br />
&+¥1*7+|1+£%z06,1+'21+,0<br />
*,$1*0$,%z06,1+<br />
Nguyễn Thị Kiên1, Nguyễn Thu Hương1<br />
<br />
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU<br />
Ngày nay, tỉ lệ bệnh nhân mắc hội chứng thận hư bẩm sinh thứ phát do giang mai bẩm sinh<br />
là rất hiếm gặp trong thực hành lâm sàng. Chúng tôi trình bày ca bệnh nữ 2 tháng tuổi, vào viện<br />
trong tình trạng ho, sốt, bụng cổ chướng. Xét nghiệm cho thấy chức năng thận bình thường với<br />
Albumin 11,9 g/l; Protein máu 43,6 g/l; Cholesterol:1,64 mmol/l, Protein niệu 2,8g/l; Protein/<br />
Creatinin niệu= 10g/mmol, VDRL và TPHA dương tính. Siêu âm bụng có gan lách to, nhiều<br />
dịch ổ bụng tự do. Chụng Xquang ngực có hình ảnh viêm phổi. Bệnh nhân được chẩn đoán hội<br />
chứng thận hư do nhiễm giang mai bẩm sinh và được điều trị bằng truyền Albumin, lợi tiểu và<br />
kháng sinh Penicilin. Trẻ đáp ứng tốt với điều trị, chỉ số hóa sinh máu về bình thường, Protein<br />
niệu về bình thường sau điều trị 2 tuần.<br />
Từ khóa: giang mai, hội chứng thận hư<br />
Abstract<br />
A CASE REPORT OF CONGENITAL NEPHROTIC SYNDROME SECUNDARY TO<br />
CONGENITAL SYPHILIS<br />
The incidence of congenital nephrotic syndrome secondary to congenital syphilis is very<br />
uncommon in clinical practices these days. We present a case of a two- month-old girl, who<br />
admitted with fever, cough, distended abdomen. The laboratory informed normal kidney<br />
function with Albumin 11,9 g/l; Protein 43,6 g/l; Cholesterol:1,64 mmol/l, Proteinuria 2,8g/l,<br />
urine Protein/Creatinin = 10g/mmol , VDRL (+), TPHA (+). Abdominal ultrasound showed<br />
ascitis and hepatosplenomegaly. The patient was diagnosed as congenital nephrotic syndrome<br />
secondary to congenital syphilis. She was prescribed Albumin infusion, Diuretics, Penicillin. She<br />
presented good evolution and the syndrome was solved after treatment 2 weeks.<br />
Keywords: syphilis, nephrotic syndrome.<br />
<br />
1<br />
Bệnh viện Nhi Trung ương<br />
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Kiên. Email: dr.nguyenthikien@gmail.com<br />
Ngày nhận bài: 21/06/2018; Ngày phản biện khoa học: 25/06/2018; Ngày duyệt bài: 16/07/2018<br />
<br />
22 I TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 5 (10-2018)<br />
1+w10775£ª1*+®3%1+1+w1+,&+¥1*7+|1+£%z06,1+<br />
'21+,0*,$1*0$,%z06,1+<br />
<br />
<br />
<br />
7ű1*48$1 thường gặp trong giai đoạn từ 1 đến 4 tháng<br />
*)ƾ*$)ǎ/(5)ƒ/)Ƅ#Ǝ.4*/) tuổi. Tổn thương giải phẫu bệnh hay gặp là<br />
bệnh thận màng. Điều trị khỏi được bằng<br />
Hội chứng thận hư là bệnh cầu thận phổ<br />
Penicillin, nếu chưa hình thành tổn thương<br />
biến nhất ở trẻ em, gây ra do sự mất của protein<br />
thận vĩnh viễn [3].<br />
máu qua màng lọc cầu thận do nhiều nguyên<br />
nhân khác nhau. Biểu hiện đặc trưng của hội **(*"/(."*#Ǝ.4*/)<br />
chứng này là: phù, protein niệu cao (> 50mg/ Giang mai là bệnh lây nhiễm qua đường<br />
kg/24 giờ hoặc protein niệu/creatinin niệu tình dục, qua máu và từ mẹ sang con khi<br />
>200mg/mmol), protein huyết thanh < 56g/l mang thai, gây nên do xoắn khuẩn Treponema<br />
và albumin huyết thanh < 25g/l, kèm theo tăng pallidum.<br />
lipid và cholesterol huyết thanh [3]. Giang mai bẩm sinh là kết quả của lây<br />
Khi các biểu hiện này khởi phát trong 3 truyền từ mẹ sang con, trong tử cung qua rau<br />
tháng đầu đời của trẻ thì được gọi là hội chứng thai hoặc qua đường âm đạo khi trẻ sinh ra,<br />
thận hư bẩm sinh. Thể này rất hiếm hặp và do mẹ mắc bệnh mà không được điều trị một<br />
được chia thành 2 nhóm khác nhau dựa trên cách hợp lí trước và trong quá trình mang thai.<br />
cơ chế gây bệnh [3]: 1. Biểu hiện lâm sàng<br />
- Hội chứng thận hư bẩm sinh tiên phát: 1.1. Giang mai bẩm sinh sớm: là các biểu<br />
do đột biến các gen mã hóa các thành phần hiện lâm sàng xuất hiện trước 2 tuổi. Phần lớn<br />
của màng lọc cầu thận, các gen thường gặp là: các triệu chứng lâm sàng ở trẻ không được<br />
NPHS1, NPHS2, WT1, LAMB2, LAMB3… điều trị xuất hiện trong vòng 3 tháng đầu đời<br />
- Hội chứng thận hư bẩm sinh thứ phát: (thường trong 5 tuần đầu) [2].<br />
sau một số nhiễm trùng trong giai đoạn sơ Khoảng 60-90% trẻ sơ sinh sống mắc giang<br />
sinh như nhiễm giang mai, Toxoplasma, mai bẩm sinh sẽ không có triệu chứng khi<br />
Cytomegalovirus, HIV, viêm gan B… sinh. Ở trẻ có triệu chứng, có thể gặp là<br />
Giang mai bẩm sinh gây hội chứng thận - Gan to và/hoặc lách to<br />
hư bẩm sinh đã được biết đến từ lâu. Tỉ lệ - Vàng da<br />
biến chứng hội chứng thận hư ở bệnh nhân<br />
- Xuất tiết dịch mũi: dịch trong, hoặc có thể<br />
giang mai là khá thấp, thường dưới 3% theo<br />
có dịch máu, mủ. Dịch tiết thường kéo dài.<br />
các nghiên cứu khác nhau. Sopana Niemsiri<br />
nghiên cứu 455 trẻ giang mai bẩm sinh tại - Ban trên da: ban dạng sẩn dát hồng hoặc<br />
bệnh viện trẻ em Bangkok, Thái Lan từ 1977- đỏ.<br />
1991 thì thấy có 11 trẻ bị hội chứng thận hư, tỉ - Hạch toàn thân.<br />
lệ mắc là 2,4% [4]. - Bất thường hệ xương: bất thường Xquang<br />
Ngoài các biểu hiện đặc trưng của hội xương dài chiếm 60-80%. Các xương thường bị<br />
chứng thận hư, biểu hiện viêm thận cũng có ảnh hưởng là xương đùi, cánh tay, cẳng chân.<br />
thể gặp. Bệnh nhân thường có protein niệu - Hội chứng thận hư<br />
và đái máu nhưng biểu hiện hội chứng thận - Hệ thần kinh trung ương: nhiễm giang<br />
hư nặng thường ít gặp hơn. Hội chứng này có mai của hệ thần kinh trung ương có thể có<br />
thể xuất hiện trong giai đoạn sơ sinh nhưng hoặc không có triệu chứng. Thể không triệu<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 5 (10-2018) I 23<br />
1*+,1&¥8<br />
<br />
<br />
<br />
chứng biểu hiện bằng các bất thường của dịch • Tăng bạch cầu hoặc protein trong dịch<br />
não tủy. Thể có triệu chứng hiếm ở trẻ nhỏ, não tủy (đã loại trừ nguyên nhân khác) [1].<br />
nhưng có thể phát triển ở những trẻ không 2.2. Ca bệnh được chẩn đoán xác định nhiễm<br />
được điều trị ở giai đoạn sơ sinh, gồm có hai giang mai bẩm sinh khi tìm thấy xoắn khuẩn<br />
thể lâm sàng là: viêm màng não giang mai cấp Treponema pallidum bằng soi kính hiển vi nền<br />
(với các biểu hiện nôn, thóp phồng, vòng đầu tối (darkfield microscopy), kháng thể huỳnh<br />
tăng, tăng tế bào, protein dịch não tủy) hoặc quang (fluorescent antibody) hoặc nhuộm soi<br />
bệnh giang mai mạch-màng não mạn tính đặc hiệu khác của các nơi bị tổn thương, rau<br />
(não úng thủy, liệt dây thần kinh sọ, phù gai thai, dây rốn…[1].<br />
thị, teo dây thần kinh thị giác, chậm phát triển<br />
thần kinh, co giật). &$%ũ1+<br />
- Hệ hô hấp: tổn thương viêm mờ ở hai Bệnh nhân là trẻ nữ 2 tháng tuổi. Là con<br />
trường phổi là hình ảnh đặc trưng của viêm thứ 2, đẻ thường, sinh non 33 tuần, cân nặng<br />
phổi ở bệnh nhân giang mai bẩm sinh. lúc sinh là 2,8kg. Sau sinh trẻ không có biểu<br />
- Hệ máu: thiếu máu, giảm tiểu cầu, tăng hiện gì bất thường. Bố 33 tuổi, người Trung<br />
hoặc giảm bạch cầu [2]. Quốc, làm nghề kinh doanh; mẹ 25 tuổi, người<br />
1.2. Giang mai bẩm sinh muộn: viêm kết Việt Nam, làm nghề nội trợ.<br />
mạc, điếc, răng Hutchinson, trán bị lồi, vách Từ sau 1 tháng tuổi mẹ thấy xuất hiện xuất<br />
ngăn mũi, chậm phát triển trí tuệ [2]. tiết mũi dịch trong, thỉnh thoảng có ho đờm.<br />
2. Định nghĩa ca bệnh Ngoài ra mẹ thấy bụng trẻ chướng to dần.<br />
Trước vào viện khoảng 3 ngày trẻ ho nhiều<br />
Theo hướng dẫn của trung tâm kiểm soát<br />
kèm sốt nhẹ, ỉa phân lỏng nước 6 lần/ngày,<br />
bệnh của Mỹ (CDC), ca bệnh giang mai bẩm<br />
phân vàng không có nhầy máu.<br />
sinh được định nghĩa như sau:<br />
Khám lúc vào viện: Trẻ tỉnh, mệt, sốt 39 độ<br />
2.1. Có khả năng nhiễm bệnh nếu:<br />
C. Da xanh nhợt. Không rõ phù mặt, khó thở,<br />
- Trẻ là con của bà mẹ bị giang mai mà<br />
thở rút lõm lồng ngực, nhịp thở 60 lần/phút,<br />
không được điều trị hoặc điều trị không hiệu SpO2 93 %. Hai phổi có ran ẩm. Tim nhịp đều.<br />
quả đến thời điểm sinh con, không phụ thuộc Bụng cổ chướng căng, tuần hoàn bàng hệ rõ,<br />
vào triệu chứng của trẻ, hoặc không xác định được gan lách. Khối u mềm<br />
- Trẻ có xét nghiệm huyết thanh chẩn vùng vị bẹn phải nghi do thoát vị.<br />
đoán giang mai dương tính như VDRL, rapid Các xét nghiệm: Bạch cầu máu: 30200,<br />
plasma reagin (RPR), và một trong các tiêu trung tính 66%, HGB 75g/l, tiểu cầu 159000.<br />
chuẩn sau: Sinh hóa máu: Albumin 11,9g/l; Protein<br />
• Bất cứ biểu hiện nào của giang mai bẩm toàn phần 43,6g/l; Cholesterol: 1,64 mmol/l;<br />
sinh khi thăm khám (nêu ở trên). Tryglicerid: 0.88 mmol/l, GOT: 67 UI/l, GPT:<br />
• Bất cứ biểu hiện nào của giang mai bẩm 36 UI/l. Protein niệu mẫu đầu tiên là 2,8g/l,<br />
sinh trên phim chụp xương dài. sau đó định lượng tỉ lệ Protein/creatinin niệu<br />
• Xét nghiệm huyết thanh VDRL trong dịch = 10g/mmol. Xét nghiệm đông máu cơ bản<br />
não tủy dương tính. cho kết quả bình thường. Xét nghiệm phân âm<br />
24 I TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 5 (10-2018)<br />
1+w10775£ª1*+®3%1+1+w1+,&+¥1*7+|1+£%z06,1+<br />
'21+,0*,$1*0$,%z06,1+<br />
<br />
<br />
<br />
tính. Xquang ngực: hình ảnh mờ hai trường bất thường của hệ thần kinh, phát triển tâm<br />
phổi phù hợp với Viêm phổi. Siêu âm bụng: thần- vận động bình thường.<br />
nhiều dịch ổ bụng tự do, nhiều khối giảm âm Chúng tôi có cho bệnh nhân chụp Xquang<br />
trong gan, khối lớn 16mm, trong lòng ổ hoại các xương dài thì cho kết quả bình thường,<br />
tử dạng dịch; gan và lách to. CT ổ bụng: rải rác khám thính lực và mắt không có bất thường.<br />
hình ảnh giảm tỉ trọng nhu mô gan thùy sau Bệnh nhân có chỉ định chọc dịch não tủy và<br />
phải, sau tiêm không ngấm thuốc. làm sinh thiết thận nhưng do gia đình không<br />
Bệnh nhân được chẩn đoán Viêm phổi- đồng ý làm thủ thuật (với lí do chính là trẻ còn<br />
Thiếu máu- Apxe gan- Hội chứng thận hư bẩm nhỏ) nên chúng tôi không đánh giá được tổn<br />
sinh. Trẻ được chỉ định truyền hồng cầu, truyền thương của hệ thần kinh do giang mai (mặc dù<br />
Albumin cấp và kháng sinh Cefoperazol kết trẻ không có triệu chứng thần kinh) cũng như<br />
hợp Metronidazol điều trị Viêm phổi- Apxe tổn thương mô bệnh học của thận do giang mai<br />
gan. Tình trạng khó thở, sốt, ỉa phân lỏng ở bệnh nhân này. Tuy nhiên việc bệnh nhân<br />
ổn định dần trong 3 ngày đầu điều trị. Đồng đáp ứng hoàn toàn với điều trị Penicilin đã ủng<br />
thời các xét nghiệm tìm nguyên nhân gây hội hộ chẩn đoán thận hư thứ phát do giang mai.<br />
chứng thận hư bẩm sinh được chỉ định. Kết<br />
quả HbsAg, anti- HCV, HIV âm tính, CMV %£1/8ş1<br />
4610 copies/ml, VDRL dương tính, TPHA Bệnh nhân này nhập viện trong tình trạng<br />
dương tính 2 lần (tỉ lệ 1:10246). Bố mẹ cũng nhiễm khuẩn (viêm phổi, áp xe gan) kèm rối<br />
được làm xét nghiệm VDRL thì bố cho kết quả loạn đường tiêu hóa. Ở bệnh nhân này, tình<br />
dương tính nhưng mẹ âm tính, nhưng mẹ kể trạng tràn dịch màng bụng nhiều kèm theo<br />
sau sinh có sử dụng kháng sinh 5 ngày (không sinh hóa có albumin máu và protein máu<br />
rõ tên thuốc). giảm nhiều ở ngưỡng thận hư, trong khi đông<br />
Với kết quả xét nghiệm và lâm sàng của máu cơ bản bình thường, protein niệu cao ở<br />
bệnh nhân, dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán 2 lần xét nghiệm, mặc dù cholesterol máu và<br />
nêu ở trên, chúng tôi kết luận trẻ mắc giang triglyceride bình thường, ở một trẻ nữ 2 tháng<br />
mai bẩm sinh và hội chứng thận hư bẩm sinh tuổi, đủ tiêu chuẩn để kết luận hội chứng thận<br />
thứ phát do giang mai. Trẻ được điều trị bằng hư bẩm sinh. Tình trạng nhiễm khuẩn (viêm<br />
Penicilin G liều 200 000 UI/L trong 10 ngày và phổi, áp xe gan), rối loạn đường tiêu hóa có<br />
Captopril. Sau điều trị 2 tuần: Albumin máu thể giải thích là do biến chứng của hội chứng<br />
38.6 g/l, protein 64.3 g/l, protein/creatinin niệu thận hư cũng như giang mai bẩm sinh. Theo<br />
40mg/mmol. Ngoài ra siêu âm bụng không nghiên cứu của Sopana Niemsiri bệnh viện<br />
có gan lách to, nhu mô gan bình thường, trẻ em Bangkok, Thái Lan 1991 ở 11 trẻ hội<br />
Hemoglobin bình thường. Phổi không còn chứng thận hư do giang mai bẩm sinh cũng<br />
tổn thương. Bệnh nhân được hẹn khám lại thấy có 4/11 trẻ (36%) có cholesterol máu bình<br />
sau 1 tháng điều trị, các kết quả sinh hóa máu thường, biến chứng viêm phổi là 4/11 (36%),<br />
trong giới hạn bình thường, siêu âm bụng nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn huyết là 3/11<br />
bình thường, Protein/creatinin niệu là 50mg/ (27%), viêm gan là 3/11(27%) [4].<br />
mmol (giá trị này bình thường đối với trẻ 3 Bệnh nhân có các biểu hiện của gan và<br />
tháng tuổi), bệnh nhân chưa có biểu hiện gì lách to, thiếu máu, hội chứng thận hư, viêm<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 5 (10-2018) I 25<br />
1*+,1&¥8<br />
<br />
<br />
<br />
phổi kèm theo xét nghiệm VDRL dương tính, đồng ý, nhưng chúng tôi hy vọng tổn thương<br />
THPA dương tính 2 lần ở tỉ lệ 1:10246 thì theo thận của bệnh nhân đã được điều trị và không<br />
định nghĩa ca bệnh trên, bệnh nhân đủ tiêu dẫn đến tổn thương vĩnh viễn.<br />
chuẩn chẩn đoán của giang mai bẩm sinh. Bệnh nhân cũng không được làm xét<br />
Ngoài ra xét nghiệm VDRL của bố dương tính, nghiệm dịch não tủy do gia đình không đồng<br />
mặc dù của mẹ âm tính nhưng do mẹ có tiền ý. Cho tới hiện tại bệnh nhân chưa có biểu hiện<br />
sử sử dụng kháng sinh sau sinh nên chúng to bất thường về thần kinh. Chúng tôi sẽ tiếp tục<br />
có thể nghi ngờ mẹ bị nhiễm nhưng đã được theo dõi để phát hiện diễn biến lâm sàng và<br />
điều trị. Việc bệnh nhân đáp ứng với điều trị cận lâm sàng của bệnh nhân.<br />
Penicillin (các chỉ số xét nghiệm máu, nước .ť7/8ş1<br />
tiểu, siêu âm bụng) cũng là một ủng hộ thêm Biểu hiện hội chứng thận hư ở bệnh nhân<br />
cho chẩn đoán giang mai ở bệnh nhân này. giang mai bẩm sinh là hiếm gặp.<br />
Rất tiếc ở bệnh nhân này chúng tôi không Penicillin cho tới nay vẫn là điều trị chuẩn<br />
thực hiện được sinh thiết thận để biết tổn của bệnh giang mai. Khi điều trị sớm, tổn<br />
thương giải phẫu bệnh do gia đình trẻ không thương thận sẽ được phục hồi hoàn toàn.<br />
<br />
<br />
7¬,/,ӊ87+$0.+Ҧ2<br />
<br />
1. &HQWHUV IRU 'LVHDVH &RQWURO DQG 3UHYHQWLRQ 67' 6XUYHLOODQFH FDVH GH¿QLWLRQV<br />
KWWSZZZFGFJRYVWGVWDWV&DVH'H¿QLWLRQVSGI<br />
2. French P, Gomberg M, Janier M, Schmidt B, van Voorst Vader P, Young H. IUSTI; 2008<br />
European guidelines on the management of syphilis. Int J STD AIDS 2009;20:300-9.<br />
3. Ellis D. Avner, William E. Harmon, Patrick Niaudet, Norishige Yoshikawa, Pediatric<br />
Nephrology, 6th Edition, Chapter 25, P 601-620.<br />
4. Sopana Niemsiri, Congenital syphilic nephrosis, Southeast Asian J trop Med Public<br />
Health, September 1993,Vol 24, No 3.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
26 I TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 5 (10-2018)<br />