Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP U TRONG SỌ CÓ HỦY XƯƠNG <br />
Ở NGƯỜI CÓ TUỔI MẮC NHIỀU BỆNH LÝ KHÁC <br />
Lê Điền Nhi*, Phạm Ngọc Anh** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Nhóm người có tuổi thường chịu đựng tốt những phẫu thuật thần kinh. Tuy vậy, nếu người có tuổi mắc <br />
thêm các bệnh khác thì cần hết sức thận trọng trong quyết định phẫu thuật và các phương thức can thiệp, đồng <br />
thời phải trình bày cho thân nhân biết rõ bệnh trạng và tiên lượng bệnh. Tác giả trình bày trường hợp một phụ <br />
nữ 75 tuổi đang điều trị bệnh tăng huyết áp và thiểu năng vành, từ nhiều tháng nay phát hiện một khối u dưới <br />
da đầu vùng trán ‐ đính bên trái lớn dần. CT‐scan sọ não cho thấy 1 khối choán chỗ ngoài trục vùng trán bên trái <br />
kích thước 50x50 mm, đậm độ nhu mô, gây hủy rộng xương sọ trán và chèn ép nhẹ nhu mô não bên dưới. Bệnh <br />
có chỉ định phẫu thuật nhưng chẩn đoán trước mổ còn nghi vấn vì có hủy xương sọ. Vì vậy, thân nhân người <br />
bệnh yêu cầu can thiệp với phẫu thuật tối thiểu ‐ trong khi chờ kết quả giải phẫu bệnh ‐ chỉ lấy khối u mà không <br />
tái tạo lại phần khuyết sọ rộng. Sau mổ người bệnh bị biến chứng tụ máu dưới da đầu lớn do không tái tạo vùng <br />
khuyết sọ để làm nền ép khoảng trống dưới da đầu, do vậy thời gian nằm viện kéo dài. Kết quả giải phẫu bệnh:“U <br />
màng não thể hợp bào, độ I”. 5 tháng sau mổ, lâm sàng và hình ảnh học cho thấy tình trạng người bệnh ổn <br />
định nhưng cần được tiếp tục theo dõi. <br />
Từ khóa: Người có tuổi; u trong sọ có hủy xương; u màng não thể hợp bào; tái tạo phần khuyết sọ. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
INTRACRANIAL TUMOR WITH CRANIAL BONE DESTRUCTION IN AN ELDERLY PATIENT WITH <br />
INTERCURRENT ILLNESSES. CASE REPORT <br />
Le Đien Nhi, Phạm Ngọc Anh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 54 ‐ 59 <br />
The elderly patients tend to tolerate neurosurgical interventions remarkably well. But the neurosurgeon <br />
ought to be careful in the surgical making decision if the elderly has the intercurrent illnesses and has to explain <br />
clearly the risk‐taking to their families. The authors report the case of a 75 y.o. woman with a left large fronto‐<br />
parietal scalp mass. This mass enlarges progressively from many months. Her intercurrent illnesses are arterial <br />
hypertension and heart problems. The CT‐scans show a left frontal extra‐axial mass with the size 50 x 50 mm. <br />
This space‐occupying mass causes a large left frontal bone destruction and a slight compression on the adjacent <br />
brain. The surgical indication is formal but the preoperative diagnosis is much more doubtful in this case with <br />
bone destruction. Therefore, the patient ‘s relatives request us to perform the mini‐invasive surgery – ablation of <br />
the tumor without cranioplasty and wait for the histologic results of the specimen. Post‐operative complication is <br />
a large subgaleal hematoma, because, without the cranioplasty, we can’t perform compressive dressing of the <br />
scalp, and so, the hospital stay of this patient is long. The histologic result of tumor is “Meningeal meningioma, <br />
grade I”. Five months after, clinical and imaging studies show that the patient status is stabilized and we need a <br />
long time for the follow‐up of this patient. <br />
Key words: Eldely patient; intracranial tumor with cranial bone destruction; meningothelial meningioma; <br />
cranioplasty. <br />
<br />
TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG <br />
<br />
Một phụ nữ 75 tuổi vào viện ngày <br />
<br />
*<br />
<br />
Trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch Tp.HCM <br />
** Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương <br />
Tác giả liên lạc: Ts.Bs. Lê Điền Nhi <br />
ĐT: 0909025672<br />
Email: lediennhi@yahoo.com<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013 <br />
<br />
53<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
03/10/2012 tại Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương <br />
với khối u căng dưới da đầu ở vùng trán bên <br />
trái. Khối u xuất hiện từ nhiều tháng nay, lớn <br />
dần đến kích thước hiện tại 6 cm x 6 cm. Người <br />
bệnh tỉnh, thể trạng gầy yếu, tiếp xúc tốt, không <br />
dấu hiệu thần kinh khu trú, có tiền sử tăng <br />
huyết áp và thiểu năng vành, đang được điều trị <br />
và theo dõi ở một bệnh viện tại TP.Hồ Chí Minh. <br />
CT‐scan sọ não ngày 19/9/2012 ghi nhận một <br />
khối choán chỗ ngoài trục ở vùng trán bên trái <br />
kích thước 50 mm x 50mm, giới hạn rõ, có đậm <br />
<br />
độ như nhu mô não, khối này gây hủy một vùng <br />
rộng xương trán và đè ép nhẹ mô não bên dưới. <br />
Không thấy bất thường về đậm độ ở nhu mô <br />
não (hình 1,2). <br />
Xạ hình xương toàn thân thực hiện ngày <br />
27/9/2012 cũng cho thấy hình ảnh hủy xương bất <br />
thường ở xương trán‐thái dương trái chưa rõ <br />
bản chất. Chẩn đoán trước mổ còn nghi ngờ vì <br />
có hủy rộng xương sọ trán trái. <br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1: CT‐scan: Cửa sổ xương <br />
<br />
<br />
Hình 2: Cửa sổ nhu mô <br />
<br />
Hình 1,2: CT‐scan sọ não ngày 19/9/2012: Khối u gây hủy xương vùng trán trái. <br />
từng lớp. Diễn tiến ngày đầu sau mổ: người <br />
Sau khi được giải thích rõ về bệnh trạng của <br />
bệnh tỉnh sớm, không xuất hiện các dấu hiệu bất <br />
người bệnh và về chỉ định phẫu thuật, tất cả các <br />
thường về sinh hiệu và thần kinh, ống dẫn lưu <br />
người con, do lo sợ có thể là một khối u ác tính <br />
vết mổ cũng không ra nhiều máu. <br />
nên yêu cầu chỉ thực hiện cuộc mổ nhanh và <br />
đơn giản – lấy khối u để thử giải phẫu bệnh và <br />
không tái tạo lỗ khuyết xương sọ – vì sợ những <br />
biến chứng sau mổ. Bác sĩ gây mê được mời <br />
khám và các xét nghiệm trước mổ cho phép thực <br />
hiện cuộc mổ với gây mê toàn thân. Cuộc mổ <br />
được thực hiện trong 2 giờ 30 phút, từ 8g10 đến <br />
10g40 ngày 6/10/2012: khối u nằm ngay dưới da <br />
đầu, kích thước 8 cm x 7 cm, mật độ chắc, có vỏ <br />
bao, u hủy một vùng sọ trán trái rộng, ăn lan <br />
đến màng cứng và chèn ép nhiều màng cứng ở <br />
vùng này nhưng chưa xâm nhập qua màng <br />
cứng. Toàn bộ khối u được lấy hết, không gặp <br />
khó khăn về cầm máu. Màng cứng quanh lỗ <br />
khuyết sọ được treo lên, khâu đính vào cân cơ <br />
dưới da nhưng không thể treo màng cứng ở <br />
trung tâm vì không tái tạo vùng sọ khuyết (hình <br />
3,4,5,6). Dẫn lưu vùng mổ trước khi khâu vết mổ <br />
<br />
54<br />
<br />
<br />
Hình 3: Vị trí và hình dạng khối u trước mổ <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013 <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 <br />
<br />
<br />
Hình 4: Bóc tách và lấy khối u <br />
<br />
<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
không thể băng ép vết mổ để làm giảm khoảng <br />
trống đó do đó xảy ra biến chứng tụ máu lớn <br />
dưới lớp galea. Chúng tôi cũng đã thuyết phục <br />
gia đình người bệnh về việc mổ lần thứ hai để <br />
giải quyết các thiếu sót trên nhưng vì sợ các biến <br />
chứng sau mổ nên thân nhân cương quyết xin <br />
tiếp tục các phương thức nội khoa. Biện pháp <br />
chọc hút một phần máu tụ dưới da và băng ép <br />
nhẹ da đầu cũng được thực hiện nhưng chỉ giúp <br />
giảm bớt một phần máu tụ dưới da đầu. Người <br />
bệnh được tiếp tục theo dõi diễn biến lâm sàng <br />
và hình ảnh học trong khi vẫn tiếp tục điều trị <br />
bệnh tăng huyết áp và tim mạch. Tình trạng <br />
người bệnh ổn định, ăn uống được, vết mổ khô, <br />
không xuất hiện các dấu hiệu trở nặng về tình <br />
trạng tri giác và thần kinh. <br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5: Màng cứng được treo lên quanh lỗ khuyết <br />
xương <br />
<br />
<br />
Hình 7: CT‐Scan sọ não ngày 08/10/2012: Máu tụ <br />
lớn dưới da đầu ngay nơi mổ khối u, có gây ép màng <br />
cứng. <br />
<br />
<br />
Hình 6: Khối u được lấy ra <br />
<br />
<br />
<br />
Tuy vậy, CT‐scan sọ não chụp kiểm tra 24 <br />
giờ sau mổ cho thấy có khối máu tụ lớn dưới da <br />
đầu ngay vị trí đã lấy khối u. Các xét nghiệm <br />
thực hiện cho thấy chức năng đông máu bình <br />
thường. Người bệnh có tuổi nên da đầu mỏng, <br />
mạch máu dễ vỡ, chỗ lấy khối u để lại một <br />
khoảng trống lớn dưới da đầu nhưng vì không <br />
tái tạo chỗ hủy xương sọ bằng nắp sọ nhân tạo <br />
nên không thể treo màng cứng trung tâm và <br />
<br />
<br />
Hình 8: CT‐Scan sọ não 20/11/2012 máu tụ dưới da <br />
đầu giảm bớt. <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013 <br />
<br />
55<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013<br />
<br />
Kết quả giải phẫu bệnh khối u ngày <br />
11/10/2012: <br />
Giải phẫu bệnh đại thể: Mô 6 x 5 x 4 cm. <br />
Giải phẫu bệnh vi thể: gồm các tế bào lớn, <br />
đa diện, bào tương ưa acid. Nhân tròn, hạt nhân <br />
rõ. Có các đại bào nhân quái. Các tế bào xếp <br />
thành đám hoặc thành bè, dầy, mô đệm có thoái <br />
hóa trong và cầu canxi. Nhuộm hóa mô miễn <br />
dịch: CK (‐), EMA (+), KI 67 (+) 30%. <br />
Chẩn đoán: U màng não lành, dạng hợp bào <br />
(Meningothelial meningioma, grade I). <br />
<br />
<br />
Hình 9: CT‐scan sọ não 15/3/2013 (5 tháng sau mổ) <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Việc phân chia già trẻ theo tuổi không phản <br />
ảnh chính xác quá trình sinh học, chỉ có tính chất <br />
ước lệ và có một giá trị tương đối. Hiện nay <br />
nhiều nước sắp xếp các lứa tuổi theo cách phân <br />
loại của Tổ chức Y tế thế giới(8,10): <br />
45 tuổi đến 59 tuổi: người trung niên; 60 tuổi <br />
đến 74 tuổi: người có tuổi. <br />
75 tuổi đến 90 tuổi: người già; 90 tuổi trở đi: <br />
người già sống lâu. <br />
Người có tuổi có nhiều thay đổi về sinh lý và <br />
giải phẫu của cơ thể so với lúc còn trẻ, vì vậy <br />
phải khám bệnh thật kỹ, nếu bệnh có chỉ định <br />
phẫu thuật phải lượng giá thật đầy đủ tình trạng <br />
người bệnh, kể cả những bệnh kèm theo, cân <br />
nhắc thận trọng các lợi ích cho người bệnh và <br />
những nguy cơ biến chứng trước khi quyết định. <br />
Thân nhân người bệnh cũng phải được giải <br />
<br />
56<br />
<br />
Vết mổ diễn biến tốt, sau 3 tuần lễ người <br />
bệnh được ra viện nhưng vẫn tái khám thường <br />
xuyên để theo dõi. Người bệnh đi lại được, bớt <br />
đau đầu, vết mổ vùng trán trái cũng lõm dần, <br />
tiếp tục điều trị với bác sĩ nội khoa tim mạch và <br />
tái khám đều đặn với chúng tôi. CT‐scan sọ não <br />
ngày 15/3/2013 (5 tháng sau mổ) cho thấy không <br />
còn máu tụ dưới da đầu nơi vết mổ, không thấy <br />
dấu hiệu tái phát u nhưng có dấu hiệu tràn dịch <br />
não thất. Chúng tôi vẫn liên lạc thường xuyên <br />
với gia đình người bệnh để tiếp tục theo dõi. <br />
<br />
<br />
Hình 10: Ảnh vết mổ đầu chụp ngày 07/02/2013 <br />
thích đầy đủ về mọi tình huống có thể xảy ra để <br />
quyết định phương thức điều trị thích hợp. <br />
Trên đây là một trường hợp bệnh lý sọ não <br />
phức tạp xảy ra ở một người có tuổi, thể trạng <br />
gầy yếu, đang mắc thêm một số bệnh nội khoa <br />
khác, đến khám vì một khối u da đầu lớn ở vùng <br />
trán trái. CT‐scan sọ não cho thấy khối u có hủy <br />
xương sọ trán rộng và có chèn ép nhẹ nhu mô <br />
não. Với một người có tuổi thì nhiều loại bệnh <br />
cần phải nghĩ đến trong chẩn đoán: u xương sọ <br />
(osteoma), plasmacytoma, multiple myeloma, <br />
sarcoma, u do di căn … Riêng u màng não dù <br />
lành hay ác tính đều có thể xâm nhập xương sọ <br />
gây ra tăng sinh xương hay gây hủy <br />
xương(1,2,3,5,6,7,8,10). Trong những trường hợp nghi <br />
ngờ thì sinh thiết trong khi mổ giúp rất nhiều <br />
cho việc thực hiện phương thức mổ hoàn chỉnh. <br />
Trong trường hợp lâm sàng nầy, việc không <br />
thực hiện sinh thiết khối u trong khi mổ‐ dù do <br />
không đủ điều kiện thực hiện ‐ cũng là một <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013 <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 <br />
thiếu sót, vì nếu biết sớm kết quả là u lành tính <br />
thì thân nhân người bệnh có thể dễ chấp nhận <br />
cuộc mổ kéo dài hơn để tái tạo vùng khuyết <br />
xương sọ và với các tiến bộ y khoa hiện nay, các <br />
phương tiện vá sọ rất đa dạng, có thể thực hiện <br />
nhanh và an toàn(4,9,10,11).. Tuy vậy, chúng ta cần <br />
biết việc thực hiện và đọc bệnh phẩm sinh thiết <br />
ngay cũng lệ thuộc vào nhiều yếu tố: việc xử lý <br />
bệnh phẩm cần nhiều mẫu cắt khác nhau, trình <br />
độ chuyên môn của người đọc kết quả …, và <br />
thông thường sau khi có kết quả sớm ban đầu <br />
để giúp nhóm mổ quyết định hướng xử lý, vẫn <br />
phải tiếp tục thực hiện quy trình thông thường <br />
về giải phẫu bệnh để tránh những lầm lẫn về <br />
chẩn đoán(2,7,10). <br />
Chỉ định mổ trong trường hợp nầy đúng, <br />
các bệnh kèm theo cũng được điều chỉnh tốt. <br />
Kíp mổ bắt buộc phải chú ý đến sự lo lắng và ý <br />
nguyện của thân nhân người bệnh: không muốn <br />
thực hiện cuộc mổ lớn kéo dài nhiều giờ ở người <br />
có tuổi nhiều bệnh, trong khi chưa thể loại trừ <br />
được khối u ác tính với những biến chứng <br />
không lường trước được nên yêu cầu một cuộc <br />
mổ nhanh, đơn giản và chờ đợi kết quả giải <br />
phẫu bệnh sau cùng. Kíp mổ ‐ do tôn trọng ý <br />
nguyện này ‐ thực hiện cuộc mổ với phương <br />
thức phẫu thuật giới hạn kể trên, tuy không gặp <br />
khó khăn về cầm máu, cũng không lường trước <br />
được các biến chứng do sự thay đổi về sinh lý, <br />
cơ thể học ở người có tuổi, da đầu mỏng, mạch <br />
máu da đầu dễ vỡ, chảy máu vào khoảng trống <br />
sau khi lấy hết khối u, gây ra tụ máu lớn dưới da <br />
đầu ở vùng mổ những ngày sau mổ. May mắn <br />
là phương thức treo màng cứng xung quanh chỗ <br />
khuyết xương sọ cũng giúp khối máu tụ không <br />
chèn ép nhiều vào mô não bên dưới. Như vậy, ở <br />
người bệnh có tuổi, việc tái tạo chỗ khuyết sọ <br />
lớn bằng các phương tiện vá sọ nhân tạo là yếu <br />
tố quan trọng giúp việc ép cầm máu sau mổ và <br />
treo màng cứng trung tâm có hiệu quả <br />
hơn(1,3,4,9,10,11). <br />
Khi có kết quả CT‐scan sọ não sau mổ, thân <br />
nhân người bệnh, dù đã được giải thích và <br />
thuyết phục vẫn không đồng ý cho thực hiện <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
phẫu thuật cầm máu vì thế thời gian nằm viện <br />
của người bệnh kéo dài. Dù kết quả giải phẫu <br />
bệnh là khối u lành tính (2),chúng tôi vẫn tiếp tục <br />
theo dõi lâu dài người bệnh vì với người có tuổi, <br />
có thể có những tình huống bất ngờ do các bệnh <br />
đi kèm ảnh hưởng đến(1,2,5,8). <br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
Trường hợp bệnh lý sọ não kể trên giúp <br />
chúng tôi có thêm kinh nghiệm ứng phó khi gặp <br />
những trường hợp bệnh lý phức tạp về thần <br />
kinh ở người có tuổi. Do những thay đổi về sinh <br />
lý và cơ thể ở người có tuổi khác với ở người trẻ <br />
tuổi, cho nên cần thực hiện các phương thức <br />
phẫu thuật thần kinh phù hợp với các thay đổi <br />
đó. Phương châm tốt nhất là hết sức thận trọng <br />
trong việc chẩn đoán, đánh giá thật kỹ bệnh <br />
trạng, cân nhắc giữa lợi ích cho người bệnh và <br />
nguy cơ có thể xảy ra, tư vấn đầy đủ cho thân <br />
nhân người bệnh về mọi tình huống có thể xảy <br />
ra(1,8,9,10,11) nhưng cũng phải kiên quyết thuyết <br />
phục họ để thực hiện được tất cả các phương <br />
thức hoàn chỉnh của cuộc mổ để tránh các biến <br />
chứng làm kéo dài thời gian nằm viện hoặc đe <br />
dọa đến tính mạng người bệnh. Nếu người bệnh <br />
có tuổi có những bệnh kèm theo thì việc trao <br />
đổi, phối hợp với các chuyên khoa liên quan hết <br />
sức cần thiết trước khi quyết định can thiệp <br />
phẫu thuật (5,6,9,11). <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1.<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
Al –Mefty Ossama (1991), Meningiomas, Raven Press Ltd, <br />
New York. <br />
Drevelegas Antonios (Editor) (2011), Imaging of Brain Tumors <br />
with Histological Correlations, a Second edition, Springer‐Verlag <br />
Berlin Heidelberg. <br />
Greenberg Mark S. (2010), Handbook of Neurosurgery, Ch. 21: <br />
Tumors, pp. 582‐768: ‐21‐2‐6: Meningiomas, pp. 613‐620; ‐ 21‐<br />
4: Skull Tumors, 698‐701; ‐ 21‐5: Cerebral Metastases, pp.702‐<br />
719, seventh edition, Greenberg Graphics Inc. <br />
Kaye Andrew H. (2005), Essential Neurosurgery, 3rd edition, <br />
Blackwell Publishing Ltd. <br />
Lê Điền Nhi (2000), Nhận xét qua một số u màng não ác tính và u <br />
màng não tái phát, Y học TP. Hồ Chí Minh, số đặc biệt chuyên <br />
đề ung bướu học, phụ bản số 4, tập 4, trang 385‐390. <br />
Lê Xuân Trung và cộng sự (2003), Bệnh học phẫu thuật thần <br />
kinh, chương 10: U màng não, u các dây thần kinh sọ, u sàn sọ <br />
và một vài loại u khác, trang 138‐151, Lê Xuân Trung, Nhà <br />
Xuất bản Y học Hà Nội. <br />
Osborn Anne G. (2004), Diagnostic Imaging BRAIN, First <br />
edition, AMIRSYS. <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013 <br />
<br />
57<br />
<br />