intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhận xét tình hình sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuật tại Bệnh viện K

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày khảo sát sử dụng kháng sinh trong phẫu thuật tại Bệnh viện K. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên bệnh nhân phẫu thuật tại Bệnh viện K từ 01/2020 đến 07/2020. Bệnh viện chưa triển khai kháng sinh dự phòng (KSDP) cho bệnh nhân phẫu thuật. Cần xây dựng hướng dẫn về KSDP để áp dụng thường quy cho các phẫu thuật tại bệnh viện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhận xét tình hình sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuật tại Bệnh viện K

  1. CHUYÊN ĐỀ UNG THƯ TÀI LIỆU THAM KHẢO Phys. 1. Bjoern Poppe, A. B. (2006). Two- 5. IBA Dosimetry. (2012). http://www. dimensional ionization chamber arrays for ibadosimetry.com/sites/default/files/brochure/ IMRT plan verification. MatriXX-Evolution_01.pdf. (iba Dosimetry) 2. Yoshinobu Shimohigashi (2012). Angular Retrieved August 03, 2012 from IBA dependence correction of MatriXX and its Dosimetry: http://www.iba- application to composite dose verification. dosimetry.com/sites/default/files/brochure/Ma 3. E. Spezi, A. L. (2005). Characterization of a triXX Evolution_01.pdf 2D ion chamber array for theverification of 6. IBA Dosimetry (2020) https://iba radiotherapy treatments. portal.com/_Resources/Persistent/98ca5e041f 4. Heintz B, Hammond D, Cavanaugh D, 0af7ecd1a51d9b2def5b525510dc3f/P-19-002- Rosencranz D. A comparison of MatriXX, 510-001-01-Vol-1-myQA-Platform-Users- MapCHECK and film for IMRT QA: Guide.pdf limitations of 2D electronic systems. Med NHẬN XÉT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRÊN BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN K Hoàng Thị Minh Thu1, Trần Trần Ý Nhi2 TÓM TẮT 59 kháng sinh chiếm tỷ lệ 53,0% và 46,7% tương Mục tiêu: Khảo sát sử dụng kháng sinh trong ứng với hai giai đoạn trên. Thời gian sử dụng phẫu thuật tại Bệnh viện K. Phương pháp: kháng sinh trung bình là 8,3 ngày. Có 8 bệnh Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên bệnh nhân phẫu nhân (4,0%) được chẩn đoán xác định nhiễm thuật tại Bệnh viện K từ 01/2020 đến 07/2020. khuẩn vết mổ (NKVM) sau phẫu thuật. Kết Kết quả: Có 200 bệnh nhân tham gia nghiên luận: Bệnh viện chưa triển khai kháng sinh dự cứu, trong đó 57,5% bệnh nhân thuộc phẫu thuật phòng (KSDP) cho bệnh nhân phẫu thuật. Cần sạch – nhiễm. Không có bệnh nhân nào được sử xây dựng hướng dẫn về KSDP để áp dụng dụng kháng sinh trong thời gian từ 2 giờ trước thường quy cho các phẫu thuật tại bệnh viện. khi rạch da đến khi đóng vết mổ. 100% bệnh Từ khóa: kháng sinh, dự phòng, phẫu thuật. nhân sử dụng kháng sinh trong ngày phẫu thuật và sau ngày phẫu thuật. Phác đồ phối hợp hai SUMMARY USE OF ANTIBIOTICS IN SURGERY 1 Bệnh viện K, AT NATIONAL CANCER HOSPITAL 2 Đại học Dược Hà Nội Purpose: Investigate use of antibiotics on Chịu trách nhiệm chính: Hoàng Thị Minh Thu patients undergoing surgery at National Cancer Email: thuhm.hup@gmail.com hospital. Method: This prospective observational Ngày nhận bài: 9.11.2020 study enrolled patients undergoing surgery at Ngày phản biện khoa học: 17.11.2020 National Cancer hospital from January to July Ngày duyệt bài: 30.11.2020 362
  2. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 497 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ UNG THƯ - 2020 2020. Results: A total of 200 patients were 30.000 ca phẫu thuật mỗi năm cho bệnh enrolled. The most common type of surgery was nhân, tuy nhiên cho tới nay tại bệnh viện vẫn clean – contaminated surgery (57.5%). None of chưa ban hành hướng dẫn về sử dụng kháng patients were given antibiotics within 2 hours sinh dự phòng NKVM cũng như chưa có dữ before surgical incision or during the operation. liệu khảo sát trước đó để cung cấp cái nhìn 100% patients received antibiotics on the day of đầy đủ về thực trạng sử dụng kháng sinh operation and the following days. Combination trong ngoại khoa. Chính vì vậy, chúng tôi regimens were popularly used during these tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu periods (53.0% and 46.7%, respectively). The khảo sát sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân median duration was 8.3 days. 8 patients (4.0%) phẫu thuật tại Bệnh viện K. were diagnosed of postoperative infection. Conclusions: Antimicrobial prophylaxis in II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU surgery were not implemented at National 2.1 Đối tượng nghiên cứu Cancer hospital. Guideline for antimicrobial Đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân được prophylaxis in surgery should be developed and thực hiện phẫu thuật theo kế hoạch tại Bệnh implemented as a routine practice in hospital. viện K trong giai đoạn từ tháng 01/2020 đến Keywords: antibiotic, prophylaxis, surgery. tháng 07/2020. Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh nhân có bệnh án I. ĐẶT VẤN ĐỀ không tiếp cận được. NKVM là hậu quả không mong muốn 2.2 Phương pháp nghiên cứu thường gặp nhất và là nguyên nhân quan Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả trọng gây tử vong ở bệnh nhân có phẫu thuật cắt ngang, không can thiệp, lấy mẫu thuận trên toàn thế giới [1]. Với bệnh nhân ung tiện. thư, nguy cơ mắc NKVM có thể cao hơn các Các quy ước trong nghiên cứu bệnh nhân thông thường do một số yếu tố - Tiêu chuẩn chẩn đoán NKVM bao gồm làm thay đổi tình trạng miễn dịch của bệnh 1 hoặc nhiều đặc điểm sau đây: (1) Dịch mủ nhân, bao gồm sử dụng corticoid đồng thời, chảy ra từ vết mổ, (2) Phân lập được vi hóa trị hoặc xạ trị gần thời điểm phẫu thuật khuẩn từ mẫu dịch hoặc mủ tại vết mổ, (3) và một số thuốc có thể gây ra tình trạng suy Có ít nhất một dấu hiệu của nhiễm khuẩn vết giảm miễn dịch, tạo điều kiện phát triển mổ (sưng, nóng, đỏ, đau) và vết mổ được mở nhiễm khuẩn. Chính vì vậy, dự phòng bung, trừ trường hợp kết quả vi sinh âm tính, NKVM đã và đang trở thành một mục tiêu (4) Bác sĩ chẩn đoán NKVM. quan trọng của các bác sĩ phẫu thuật, đặc biệt - Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng đáp đối với chuyên ngành ung thư. Năm 2012, ứng viêm hệ thống (SIRS) bao gồm 2 hoặc Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn phòng ngừa nhiều đặc điểm sau: (1) Nhiệt độ > 38°C NKVM trong đó nhấn mạnh việc triển khai hoặc < 36°C, (2) Tần số tim > 90 lần/phút, đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, trong đó (3) Tần số thở > 20 lần/phút hoặc PaCO2 < có KSDP có thể làm giảm 40 - 60% nguy cơ 4,3 kPa, (4) Bạch cầu > 12 x 109/l hoặc < 4 NKVM [1]. Bệnh viện K là bệnh viện đầu x 109/l hoặc > 10% bạch cầu non. ngành về chuyên khoa ung thư, nơi thực hiện 363
  3. CHUYÊN ĐỀ UNG THƯ - Quy ước thời điểm sử dụng kháng sinh: Hình 1. Quy ước thời điểm sử dụng kháng sinh trong mẫu nghiên cứu Xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 22.0. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU bệnh nhân được phẫu thuật tại 8 khoa ngoại 3.1 Đặc điểm bệnh nhân và các yếu tố gồm: Ngoại vú (35 bệnh nhân), Ngoại lồng nguy cơ NKVM ngực (33 bệnh nhân), Ngoại tiêu hóa dưới Đặc điểm bệnh nhân và yếu tố nguy cơ (31 bệnh nhân), Ngoại tiêu hóa trên (27 bệnh NKVM thuộc về bệnh nhân nhân), Ngoại phụ khoa (27 bệnh nhân), Mẫu nghiên cứu gồm 200 bệnh nhân. Độ Ngoại đầu cổ (20 bệnh nhân), Ngoại tiết niệu tuổi trung bình là 54,1 ± 16,4. 45,5% bệnh (15 bệnh nhân), Ngoại thần kinh (12 bệnh nhân trên 60 tuổi. Tỷ lệ nam/nữ là 2/3. Các nhân). Bảng 1. Yếu tố nguy cơ NKVM liên quan đến lâm sàng bệnh nhân Số bệnh nhân Yếu tố nguy cơ liên quan đến lâm sàng bệnh nhân Tỷ lệ (%) (N=200) Điểm ASA ≥ 3 3 1,5 Mắc kèm bệnh đái tháo đường 9 4,5 Hóa trị tân bổ trợ 13 6,5 Xạ trị trước phẫu thuật 6 3,0 Có chẩn đoán nhiễm khuẩn 6 3,0 Các yếu tố nguy cơ liên quan đến lâm sàng bệnh nhân đều chiếm tỷ lệ nhỏ (dưới 7%). Có 6 bệnh nhân (3,0%) đã có nhiễm khuẩn trước phẫu thuật được đưa vào nghiên cứu. Yếu tố nguy cơ NKVM liên quan đến phẫu thuật Bảng 2. Đặc điểm phẫu thuật và yếu tố nguy cơ NKVM liên quan đến phẫu thuật Yếu tố nguy cơ liên quan đến phẫu thuật Số lượng (N=200) Tỷ lệ % Thời gian phẫu thuật trung bình (phút) ± SD 133,0 ± 60,6 T ≥ 75% T-point 109 54,5 Thời gian phẫu thuật T < 75% T-point 91 45,5 Sạch 67 33,5 Sạch – Nhiễm 115 57,5 Phân loại phẫu thuật Nhiễm 12 6,0 Bẩn 6 3,0 Mở 172 86,0 Hình thức phẫu thuật Nội soi 28 14,0 364
  4. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 497 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ UNG THƯ - 2020 Phẫu thuật sạch – nhiễm chiếm tỷ lệ cao nhất (57,5%), xếp thứ hai là phẫu thuật sạch với tỷ lệ 33,5%. 54,5% bệnh nhân có thời gian phẫu thuật lớn hơn 75% thời gian phẫu thuật trung bình của các phẫu thuật cùng loại. 86,0% bệnh nhân được phẫu thuật mổ mở. 3.3 Đặc điểm sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuật Thời điểm sử dụng kháng sinh Hình 2. Thời điểm sử dụng kháng sinh của bệnh nhân Tất cả bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu đều được chỉ định dùng kháng trong ngày phẫu thuật và sau ngày phẫu thuật. Có 74 bệnh nhân (37,0%) được sử dụng kháng sinh trước ngày phẫu thuật. Không có bệnh nhân nào được sử dụng kháng sinh trong khoảng 2 giờ trước khi rạch da đến thời điểm đóng vết mổ. Lựa chọn kháng sinh Đơn trị kháng sinh Đơn trị kháng sinh Đơn trị kháng sinh Phối hợp kháng sinh Phối hợp kháng sinh 9% 47 48 53 % % 52 % % 91 % Trước ngày phẫu thuật Trong ngày phẫu thuật Sau ngày phẫu thuật Hình 3. Lựa chọn phác đồ kháng sinh đơn trị liệu và phối hợp Trước phẫu thuật, phần lớn bệnh nhân được sử dụng kháng sinh đơn trị liệu (91%). Trong và sau phẫu thuật, tỷ lệ phối hợp kháng sinh tăng lên, chiếm khoảng 50%. Chi tiết phác đồ kháng sinh sử dụng được thể hiện trong bảng 3. Bảng 3. Phác đồ kháng sinh được sử dụng trước, trong và sau ngày PT Số lượt kê (%) Phác đồ kháng sinh sử dụng Trước ngày Trong ngày Sau ngày phẫu thuật phẫu thuật phẫu thuật Phác đồ đơn trị N=83 N=95 N=137 Penicilin - 3 (3,2) 3 (2,2) C2G 35 (42,2) 65 (68,4) 50 (36,5) 365
  5. CHUYÊN ĐỀ UNG THƯ C2G (uống) - - 50 (36,5) C3G 46 (55,4) 5 (5,3) 23 (16,8) C4G 1 (1,2) - 2 (1,5) Fluoroquinolon 1 (1,2) - 5 (3,6) Imidazol - 22 (23,2) - Carbapenem - - 4 (2,9) Phác đồ phối hợp kháng sinh N=8 N=105 N=124 C2G + Imidazol - 26 (24,8) 13 (10,4) C2G + Fluoroquinolon 4 (50) 10 (9,5) 18 (14,5) C2G + Aminoglycosid - - 2 (1,6) C3G + Imidazol 4 (50) 45 (42,9) 58 (46,8) C4G + Imidazol - - 3 (2,4) C3G + Fluoroquinolon - 21 (20) 21 (16,9) C3G + Fluoroquinolon (uống) - 1 (1) - C3G + Aminoglycosid - - 2 (1,6) C3G + Lincosamid - - 2 (1,6) C4G + Fluoroquinolon - 2 (1,9) 2 (1,6) Carbapenem + Fluoroquinolon - - 1 (0,8) C2G + Imidazol + Fluoroquinolon - - 2 (1,6) Chú thích: C2G: cephalosporin thế 2; C3G: cephalosporin thế hệ 3; C4G: cephalosporin thế hệ 4 Phối hợp kháng sinh được lựa chọn nhiều nhất trong và sau ngày phẫu thuật là phác đồ phối hợp (C3G + imidazol) với tỷ lệ tương ứng là 42,9% và 46,8%. Thời gian sử dụng kháng sinh sau ngày phẫu thuật Bảng 4. Thời gian sử dụng kháng sinh sau ngày phẫu thuật Thời gian sử dụng kháng sinh sau ngày phẫu thuật Loại phẫu thuật Trung bình (ngày) Khoảng dao động Tất cả 8,3 2 - 32 Sạch (n=67) 7,3 2 - 32 Sạch – nhiễm (n=115) 8,6 4 - 19 Nhiễm (n=12) 9,8 5 – 24 Bẩn (n=6) 6 3 – 11 Trung bình thời gian sử dụng kháng sinh sau phẫu thuật là 8,3 ngày, trong đó thời gian sử dụng kháng sinh sau phẫu thuật lâu nhất là 32 ngày, ngắn nhất là 2 ngày. 366
  6. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 497 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ UNG THƯ - 2020 3.4. Một số đặc điểm liên quan đến nhiễm khuẩn sau phẫu thuật của bệnh nhân Bảng 5. Đặc điểm nhiễm khuẩn của bệnh nhân sau phẫu thuật Đặc điểm Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) Hội chứng SIRS 5 2,5 Chẩn đoán nhiễm khuẩn vết mổ 8 4,0 Kết quả cấy vi sinh dương tính 3 33,3 Có 5 bệnh nhân có hội chứng SIRS (2,5%). 8 bệnh nhân (4,0%) được chẩn đoán NKVM trong thời gian nằm viện. Trong đó, 3 bệnh nhân có kết quả cấy vi sinh dương tính. IV. BÀN LUẬN với tỷ lệ tương ứng là 6% và 3%. 4.1 Về đặc điểm của bệnh nhân và các Thời gian phẫu thuật trung bình trong yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ trên nghiên cứu là 133,0 ± 60,6 phút. Thời gian bệnh nhân phẫu thuật phẫu thuật dài nhất là 410 phút và ngắn nhất Đặc điểm bệnh nhân và yếu tố nguy cơ là 40 phút. Thời gian phẫu thuật càng dài thì NKVM thuộc về bệnh nhân tỷ lệ NKVM càng tăng. Một nghiên cứu cho Nghiên cứu thực hiện trên 200 bệnh nhân, thấy tỷ lệ NKVM là 3,8% khi bệnh nhân có có độ tuổi trung bình là 54,1 tuổi, số bệnh thời gian phẫu thuật 120 phút [4]. của điểm ASA, bệnh nhân có điểm ASA ≥ 3 4.2 Về đặc điểm sử dụng kháng sinh có khả năng mắc NKVM cao hơn. Trong trên bệnh nhân phẫu thuật mẫu nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 3 bệnh Mặc dù đã có các hướng dẫn điều trị quốc nhân (1,5%) có ASA ≥ 3. Ngoài ra, với bệnh tế và hướng dẫn của Bộ Y Tế về việc sử nhân ung thư, hóa trị, xạ trị tân bổ trợ được dụng kháng sinh để phòng ngừa NKVM, chứng minh là yếu tố độc lập làm gia tăng việc sử dụng kháng sinh hợp lý trong ngoại nguy cơ NKVM cho bệnh nhân [2]. Trong khoa vẫn còn là một thách thức lớn và tồn tại mẫu nghiên cứu tỷ lệ bệnh nhân trước phẫu nhiều điểm chưa hợp lý trong thực hành tại thuật được hóa trị và xạ trị tương ứng là Việt Nam. 6,5% và 3,0%. Thời điểm sử dụng kháng sinh Yếu tố nguy cơ liên quan tới phẫu thuật Thời điểm đưa KSDP là yếu tố quan trọng Tỷ lệ mổ mở trong nghiên cứu của chúng quyết định thành công trong dự phòng nguy tôi là 86,0% với 172 bệnh nhân, thấp hơn so cơ NKVM. Tổ chức Y tế thế giới WHO với tỷ lệ ghi nhận trong nghiên cứu tại Bệnh khuyến cáo KSDP nên được đưa trong vòng viện Ung bướu Hà Nội (99,2%) [3]. 120 phút trước thời điểm rạch da [5]. Trong Trong mẫu nghiên cứu, các phẫu thuật mẫu nghiên cứu, 100% bệnh nhân có sử sạch – nhiễm chiếm tỷ lệ cao nhất (57,5%). dụng kháng sinh trong ngày phẫu thuật, Tiếp theo là các loại phẫu thuật sạch nhưng kháng sinh đều được sử dụng sau khi (33,5%). Còn lại là một số lượng nhỏ bệnh đóng vết mổ, không có kháng sinh được đưa nhân có phân loại phẫu thuật nhiễm và bẩn trong vòng 2 giờ trước khi rạch da. Vấn đề 367
  7. CHUYÊN ĐỀ UNG THƯ thực hành này chưa phù hợp với hướng dẫn Bên cạnh đó, trong nhóm phẫu thuật sạch, của WHO. Nghiên cứu đánh giá thực trạng một số bệnh nhân được thực hiện phẫu thuật sử dụng kháng sinh ngoại khoa tại bệnh viện tại thần kinh trung ương là vị trí nếu có Ung bướu Hà Nội cũng cho kết quả tương tự nhiễm khuẩn sẽ gây ra hậu quả nghiêm nghiên cứu của chúng tôi, 100% kháng sinh trọng. Điều này giải thích cho một tỷ lệ bệnh kiểu dự phòng chỉ được đưa trong hoặc sau nhân có phân loại phẫu thuật sạch nhưng thời phẫu thuật [3]. gian sử dụng kháng sinh sau phẫu thuật kéo Lựa chọn kháng sinh dài. Trong các phác đồ được chỉ định trong và Theo hướng dẫn sử dụng kháng sinh của sau ngày phẫu thuật, phác đồ phối hợp kháng Bộ Y Tế (2015), KSDP không nên sử dụng sinh chiếm tỷ lệ lớn (47% và 52%), trong đó quá 24 giờ sau phẫu thuật, bệnh nhân có chủ yếu là phối hợp giữa kháng sinh nhóm phẫu thuật nhiễm và bẩn có thể sử dụng thêm beta-lactam (cefoxitin, cefoperazon/ kháng sinh điều trị [7]. Trong mẫu nghiên sulbactam) với nhóm imidazol cứu của chúng tôi, tất cả các bệnh nhân đều (metronidazol, tinidazol) hoặc với nhóm được sử dụng kháng sinh kéo dài trên 24 giờ quinolon (ciprofloxacin, moxifloxacin). So sau phẫu thuật. Thời gian sử dụng kháng sinh với các hướng dẫn lựa chọn kháng sinh dự trung bình của mẫu nghiên cứu là 8,3 ngày, phòng NKVM của ASHP (2013) hay Bộ Y đây là thời gian tương ứng với độ dài phác tế (2015), khuyến cáo phần lớn các cuộc đồ kháng sinh điều trị trên bệnh nhân có phẫu thuật sử dụng kháng sinh C1G hoặc nhiễm khuẩn. Việc sử dụng KSDP phẫu C2G đơn trị thì việc lựa chọn kháng sinh thuật và kéo dài sử dụng kháng sinh sau phẫu trong ngoại khoa tại bệnh viện có xu hướng thuật có thể do tâm lý e ngại ảnh hưởng của như kháng sinh điều trị [6], [7]. yếu tố kiểm soát nhiễm khuẩn môi trường Thời gian sử dụng kháng sinh sau phẫu phòng mổ, chăm sóc sau mổ và do thói quen thuật thực hành của bác sĩ. Thời gian sử dụng kháng sinh sau phẫu 4.3 Về đặc điểm liên quan đến nhiễm thuật có khoảng dao động lớn (2–32 ngày) và khuẩn sau phẫu thuật của bệnh nhân số ngày sử dụng kháng sinh trung bình tăng Tỷ lệ NKVM trong nghiên cứu là 4,0%, dần theo các loại phẫu thuật sạch, sạch – thấp hơn so với tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ nhiễm, nhiễm. Đặc điểm này phù hợp với trong nghiên cứu tại bệnh viện Giao thông yếu tố nguy cơ NKVM tăng theo phân loại vận tải Trung Ương năm 2011 (8,3%) [8]. phẫu thuật sạch, sạch – nhiễm, nhiễm. Tuy Trong đó, có 3 bệnh nhân phân lập được vi nhiên ở mẫu nghiên cứu của chúng tôi, phân khuẩn gây bệnh (Pseudomonas aeruginosa, loại phẫu thuật bẩn có số ngày sử dụng Morganella morganii và Burkholderia kháng sinh trung bình thấp nhất, nguyên cepacia). Kết quả kháng sinh đồ cho thấy, 2 nhân là những bệnh nhân được xếp vào vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa và nhóm này là bệnh nhân có áp xe vú và được Morganella morganii đã kháng với kháng phẫu thuật cắt rộng để loại bỏ khối áp xe. sinh quinolon (do 2 bệnh nhân trước đó đã 368
  8. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 497 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ UNG THƯ - 2020 được điều trị dài ngày với kháng sinh nhóm digestive surgery. Braz J Infect Dis. 15(2). pp. này) và vi khuẩn Burkholderia cepacia chỉ 109-15. 3. Trần Ngọc Phương (2019). Khảo sát tình còn nhạy cảm trung gian với meropenem. hình sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu Đây là tổn hại phụ cận đáng lo ngại nhất của thuật tại bệnh viện ung bướu Hà Nội. Bệnh việc sử dụng kháng sinh rộng rãi và kéo dài: viện ung bướu Hà Nội. tình trạng đa kháng kháng sinh. 4. Nguyễn Việt Hùng (2002). Đặc điểm NKVM ngoại khoa, các yếu tố nguy cơ và tác nhân V. KẾT LUẬN gây bệnh ở các bệnh nhân phẫu thuật tại bệnh Thời gian sử dụng kháng sinh trung bình viện Bạch Mai. Nhà xuất bản Y học. pp. 113 - trong mẫu nghiên cứu là 8,3 ngày và không 128. 5. World Health Organization (2018). Global có bệnh nhân nào được chỉ định kháng sinh guidelines for the prevention of surgical site trong vòng 2 giờ trước khi rạch da. Hội đồng infection. World Health Organization. thuốc và điều trị bệnh viện cần ưu tiên xây Geneva. pp. 184. dựng hướng dẫn về KSDP để áp dụng 6. Dale W. Bratzler D.O., M.P.H., E. Patchen thường quy cho các phẫu thuật, bởi điều này Dellinger M.D., et al (2013). Clinical không chỉ giúp giảm nguy cơ NKVM, giảm practice guidelines for antimicrobial chi phí điều trị mà còn hạn chế tình trạng đa prophylaxis in surgery. American Journal of Health-System Pharmacy. 70(3). pp. 195-283. kháng kháng sinh. 7. Bộ Y Tế (2015). Hướng dẫn sử dụng kháng sinh. Hà Nội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 8. Lê Tuyên Hồng Dương, Đỗ Ngọc Hiếu 1. Bộ Y Tế (2012). Hướng dẫn phòng ngừa (2012). Nghiên cứu tình trạng nhiễm khuẩn nhiễm khuẩn vết mổ. Hà Nội. trong các loại phẫu thuật tại bệnh viện Giao 2. Castro Pde T., Carvalho A. L., et al. (2011). thông Vận tải Trung Ương. Y học thực hành. Surgical-site infection risk in oncologic 841(9). pp. 67-71. 369
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2