intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhiều ý kiến cho rằng chữ “hồng” là nhãn tự bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh. Anh (chị) có đồng ý như vậy không? Hãy nêu ý kiến của mình, phân tích để làm sáng tỏ?

Chia sẻ: Lan Si Zhui | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

69
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong thơ xưa, đặc biệt là thơ Đường luật, nhất là thể tứ tuyệt, thường có nhãn tự (chữ mắt) như là điểm sáng, cái “thần”, linh hồn của bài thơ. Người ta thường nhắc đến chữ “sầu” trong bài thơ Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu. Nếu chữ “sầu” đọng lại một nỗi buồn mênh mang, sâu lắng trong thi phẩm đời Đường, thì chữ “hồng” lại sáng lên một ngọn lửa ấm nóng trong bài thơ Chiều tối của nhà thơ cộng sản Hồ Chí Minh trên đường giải tù qua một xóm núi hẻo lánh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhiều ý kiến cho rằng chữ “hồng” là nhãn tự bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh. Anh (chị) có đồng ý như vậy không? Hãy nêu ý kiến của mình, phân tích để làm sáng tỏ?

Đề bài: Nhiều ý kiến cho rằng chữ “hồng” là nhãn tự  bài thơ  Mộ  (Chiều tối) của  <br /> Hồ  Chí Minh. Anh (chị) có đồng ý như  vậy không? Hãy nêu ý kiến của mình, phân  <br /> tích để làm sáng tỏ<br /> Bài làm<br /> Trong thơ xưa, đặc biệt là thơ  Đường luật, nhất là thể  tứ tuyệt, thường có nhãn tự  (chữ <br /> mắt) như là điểm sáng, cái “thần”, linh hồn của bài thơ. Người ta thường nhắc đến chữ <br /> “sầu” trong bài thơ Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu. Nếu chữ “sầu” đọng lại một nỗi buồn  <br /> mênh mang, sâu lắng trong thi phẩm đời Đường, thì chữ “hồng” lại sáng lên một ngọn lửa  <br /> ấm nóng trong bài thơ  Chiều tối của nhà thơ  cộng sản Hồ  Chí Minh trên đường giải tù  <br /> qua một xóm núi hẻo lánh:<br /> Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ<br /> Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không<br /> Cô em xóm núi xay ngô tối<br /> Xay hết, lò than đã rực hồng.<br /> Ánh lửa hồng trong lò than<br /> Lúc  ấy, chiều đã muộn. Bác bị  giải qua một khu rừng heo hút nơi đất khách quê người.  <br /> Chỉ có một cánh chim mỏi bay về rừng tìm nơi trú ngụ và một chòm mây cô đơn trôi trên  <br /> bầu trời, không biết sẽ đi đâu về đâu... Tâm trạng người tù xa xứ cũng vậy. Cả một ngày  <br /> lê nặng bước chân xiềng xích, mệt mỏi rã rời mà vẫn chưa có điểm dừng chân. Một nỗi <br /> buồn thấm sâu vào cảnh vật khiến cho cảnh chiều tối càng thêm vắng vẻ, hiu quạnh, <br /> lạnh lẽo. Đó là nỗi buồn nhớ quê hương, tổ quốc, đồng bào, đồng chí của người chiến sĩ  <br /> cách mạng đang bị giam hãm trong cảnh tù đày gian truân, vất vả.<br /> Nhưng bỗng tứ thơ  chuyển đổi khi người tù đi qua một xóm núi bên đường. Không còn  <br /> cái hiu hắt, lạnh lẽo của cảnh chiều tối nơi núi rừng vắng lặng, câu thơ bỗng như reo vui  <br /> lên trước một cảnh sinh hoạt đầm ấm nơi xóm núi:<br /> Cô em xóm núi xay ngô tối<br /> Xay hết, lò than đã rực hồng.<br /> Con người lao động hiện ra khỏe khoắn, tươi vui, đầy sức sống mặc dù cuộc sống của <br /> họ  còn nghèo nàn, vất vả  (chỉ  ăn ngô). Hình  ảnh “cô em xóm núi xay ngô tối” hiện lên <br /> thật đẹp trong câu thơ, và càng đẹp hơn là cái ánh lửa hồng trong lò than đã tỏa ấm nóng  <br /> và ánh sáng ra tất cả, đẩy lùi bóng tối và cái lạnh lẽo của cảnh chiều tối nơi núi rừng.  <br /> Ngỡ như ngọn lửa hồng đang hắt lên khuôn mặt cô gái làm cho khuôn mặt cô càng thêm <br /> rạng rỡ. Tứ  thơ  chuyển đổi chính là nhờ  một chữ  “hồng” làm sáng cả  bài thơ, đem  ấm  <br /> nóng và sức sống đến cho tác phẩm. “Một chữ hồng mà đủ sức để cân lại với 27 chữ thơ <br /> kia, nó làm sáng cả  câu thơ, cả  bài thơ. Nó là nhãn tự  (chữ  mắt) của bài thơ”. (Hoàng <br /> Trung Thông).<br /> Nhưng do đâu mà có được nhãn tự đó? Do đâu mà một chữ “hồng” đã làm cho người đọc  <br /> cảm nhận được cái “thần” của bài thơ, linh hồn của bài tứ tuyệt? Chính là do trong lòng <br /> thi nhân cũng có một ngọn lửa hồng rực sáng như vậy: ngọn lửa của tình yêu cuộc sống,  <br /> yêu con người không bao giờ tắt trong lòng nhà thơ Hồ Chí Minh. Ngay cả những lúc mà  <br /> cuộc sống của người tù  ấy không còn nữa, thì tình yêu ấy vẫn còn, và chất thơ vẫn trào <br /> lên để kết tụ lại thành một chữ “hồng” tuyệt đẹp. Ở đây, trong cảnh giải tù này, Bác làm  <br /> gì còn niềm vui cho riêng mình mà chỉ có nỗi đau, nỗi buồn, nhưng chính lúc Người đi qua  <br /> hẻm núi, nhìn thấy cảnh cô gái xay ngô, thì niềm vui đến ngay, và tứ  thơ  xuất thần bay  <br /> lên thành một ngọn lửa hồng rực rỡ. Đó là niềm vui cho người lao động, vì người lao  <br /> động, và hơn thế, còn là sự trân trọng, nâng niu đối với một hạnh phúc thật bình thường,  <br /> nhỏ  nhoi của người lao động nơi xóm núi. Đúng như  Hoài Thanh đã viết: “Những cảnh <br /> tượng ấy biết bao người đã đi qua, nhưng nếu không có một tấm lòng nâng niu trân trọng  <br /> thì cũng không thể nào ghi lại được trong thơ”.<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2