intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những cơ hội và thách thức trong đào tạo ngành Du Lịch – Khách Sạn theo định hướng ứng dụng chuẩn quốc tế tại khoa Du Lịch – Khách Sạn, trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học, thành phố Hồ Chí Minh (Huflit)

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Những cơ hội và thách thức trong đào tạo ngành Du Lịch – Khách Sạn theo định hướng ứng dụng chuẩn quốc tế tại khoa Du Lịch – Khách Sạn, trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học, thành phố Hồ Chí Minh (Huflit)" đưa ra kết luận định hướng ứng dụng chuẩn quốc tế hóa của ngành Du lịch – Khách sạn hoàn toàn phù hợp và mang tính thực tiễn lớn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những cơ hội và thách thức trong đào tạo ngành Du Lịch – Khách Sạn theo định hướng ứng dụng chuẩn quốc tế tại khoa Du Lịch – Khách Sạn, trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học, thành phố Hồ Chí Minh (Huflit)

  1. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG ĐÀO TẠO NGÀNH DU LỊCH ... – KHÁCH SẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHUẨN QUỐC TẾ TẠI KHOA DU LỊCH – KHÁCH SẠN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (HUFLIT) ThS. Đinh Thị Trà Nhi1 Tóm tắt: Bài viết tổng quan về chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng tại Việt Nam, mô tả việc đào tạo ngành Du lịch – Khách sạn theo định hướng chuẩn quốc tế tại Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời phân tích những cơ hội, triển vọng cùng những thách thức mà khoa Du lịch – Khách sạn sẽ phải đối mặt dựa trên thực trạng hiện nay cũng như từ nhu cầu thực tế và những biến chuyển của tình hình kinh tế, quốc tế tác động tới nền giáo dục. Bài viết kết luận định hướng ứng dụng chuẩn quốc tế hoá của ngành Du lịch – Khách sạn hoàn toàn phù hợp và mang tính thực tiễn lớn. OPPORTUNITIES AND CHALLENGES IN TRAINING THE TOURISM – HOSPITALITY FOLLOWING THE ORIENTATION OF INTERNATIONAL STANDARDS AT THE FACULTY OF TOURISM – HOSPITALITY; HO CHI MINH CITY UNIVESITY OF FOREIGN LANGUAGES – INFORMATION TECHNOLOGY. (HUFLIT) This article overviews Vietnam’s application-oriented training program and describes the international standard tourism–hospitality training offered by Ho Chi Minh City University of Foreign Languages – Information Technology. Simultaneously analyze the opportunities, prospects, and challenges that the Tourism and Hospitality field will encounter based on the current situation as well as the practical needs and shifts in the economic and international landscape affecting the educational system. The concluding article asserts that the application of international standards in the Tourism and Hospitality industry is entirely appropriate and highly practical. Toàn cầu hoá; hội nhập kinh tế quốc tế; thời đại 4.0, chuyển đổi số đều là những từ khoá mà bất cứ ngành nghề nào trong xã hội ngày 1 Thạc sỹ, Giảng viên cơ hữu Khoa Du lịch – Khách sạn, Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Tp. Hồ Chí Minh.
  2. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG ĐÀO TẠO NGÀNH DU LỊCH... 511 nay muốn chuyển mình trước những đòi hỏi của xã hội đều phải có những kế hoạch cụ thể, để những bước đi đó thích ứng với nhu cầu của xã hội đã và đang cần, đã và đang sánh kịp với các nước trên thế giới. Cùng với sự xuất hiện của những “công dân toàn cầu” khiến cho xu hướng giáo dục mở, mới, đa dạng, đặc biệt nhóm ngành Du lịch – Khách sạn hầu như là ngành buộc phải nắm bắt được những xu thế của thời đại rất nhanh, tránh lỗi thời. Ngành Du lịch – Khách sạn nói chung, tập trung chính đến yếu tố kinh tế dịch vụ, tiếp biến về văn hoá quốc tế, kiến thức luôn đi kèm với kỹ năng; khả năng ngoại ngữ; kỹ năng mềm cho người học, người nghiên cứu của một trong những ngành Kinh tế mũi nhọn của Quốc gia. Qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, tạo nên thương hiệu HUFLIT, ngành Du lịch – Khách sạn (DLKS) nối gót hơn 20 năm qua trong việc định hình một sơ sở đào tạo ngành DLKS theo hướng ứng dụng kết hợp thực hành tại Việt Nam nói chung và khu vực phía Nam nói riêng. Trước sự chuyển mình của xã hội, trong tiến trình hội nhập, và thời đại số hoá, đòi hỏi cần có sự thích nghi và đi theo hướng gắn lí thuyết với thực tiễn bên cạnh những cơ hội được tạo ra là những thách thức phía trước đối với đào tạo ngành DLKS của HUFLIT cũng như sự thích ứng nhanh của người học khi bước chân ra khỏi giảng đường. 1. ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG KỸ NĂNG THỰC HÀNH TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY * Ứng dụng theo mô hình POHE Hiện nay, giáo dục đại học tại Việt Nam được phân rõ 3 loại: đào tạo theo hướng nghiên cứu, đào tạo theo định hướng ứng dụng và đào tạo theo định hướng thực hành nghề nghiệp. Trong đó, các chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng là chương trường đào tạo có mục tiêu và nội dung xây dựng theo hướng phát triển kết quả nghiên cứu cơ bản, ứng dụng các công nghệ nguồn thành các giải pháp công nghệ, quy trình quản lý, quy trình vận hành, quy trình dịch vụ, thiết kế các công cụ hoàn chỉnh phục vụ nhu cầu đa
  3. 512 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... dạng của con người [1.27]. Căn cứ trên cơ sở này, các trường đại học theo định hướng ứng dụng chú trọng đào tạo đội ngũ nhân lực theo nhu cầu thực tế của thị trường lao động, của xã hội; tập trung hướng nghiên cứu vào việc phát triển các kết quả nghiên cứu cơ bản, ứng dụng các công nghệ nguồn thành các giải pháp công nghệ, quy trình quản lý, thiết kế các công cụ hoàn chỉnh phục vụ nhu cầu đa dạng của con người nói chung, có năng lực chủ trì nghiên cứu, giải quyết được những nhiệm vụ của đề tài khoa học và công nghệ cấp quốc gia, đề tài khoa học công nghệ khu vực và quốc tế. Như vậy, các ngành đào tạo theo định hướng ứng dụng của Việt Nam lấy thực tiễn làm quy chuẩn đo lường chất lượng đào tạo, là cầu nối giữa lý thuyết cơ bản với những sản phẩm có thể sử dụng được trong thực tiễn đời sống xã hội. Bên cạnh đó, một chương trình đào tạo định hướng ứng dụng hiệu quả thường lệ được khởi đầu bằng việc đánh giá nhu cầu lao động, từ đó xây dựng những tiêu chuẩn, năng lực cần có của người học để thiết kế chương trình phù hợp với nhu cầu đó [3.43]. Hình 1.1: Chu trình phát triển chương trình đào trong POHE (Nguồn: Dẫn theo tài liệu “Phát triển chương trình đào tạo đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng”) Việc nghiên cứu khoa học đứng trên gốc độ song hành với tiến trình thực hiện đào tạo. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học thiên về
  4. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG ĐÀO TẠO NGÀNH DU LỊCH... 513 nghiên cứu ứng dụng, tức là nghiên cứu để đưa ra những giải pháp thiết thực có thể áp dụng được ngay vào thực tiễn cuộc sống. Chính vì lẽ đó, đào tạo theo hướng ứng dụng không chỉ tạo ra những nhân lực làm việc đúng ngành nghề mà còn có cả nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn để tìm ra được những giải pháp tối ưu nhất cho thực tiễn. Theo số liệu điều tra của Bộ GD và ĐT trong những năm gần đây, cả nước có đến hơn 60% sinh viên ra trường thất nghiệp vì thiếu những kỹ năng, thiếu sự tiếp cận thực tiễn đối với ngành nghề từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Con số chưa dừng lại ở những báo cáo này, các trường Đại học còn có những thống kê về số lượng sinh viên sau khi tốt nghiệp, con số có việc làm là rất cao, nhưng phần lớn làm trái với ngành nghề đã được đào tạo. Đây là một sự lãng phí về chất xám và nhân lực cho xã hội. Đi cùng với tiêu chuẩn đánh giá, đo lường chất lượng này trong những thời điểm hiện nay, giáo dục mang tính định hướng ứng dụng có những đặc trưng riêng biệt. Chương trình giáo dục Đại học theo định hướng ứng dụng (Profession-Oriented Higher Education – POHE) thuộc Dự án Giáo dục Đại học Việt Nam – Hà Lan được bắt đầu vào đầu năm 2005 với mục tiêu nâng cao năng lực nghề nghiệp của sinh viên bằng cách xây dựng các chương trình đào tạo lấy nhu cầu của thị trường lao động làm trung tâm. Dự án này có mục tiêu chính là thực hiện chính sách mang tính đột phá “đào tạo theo nhu cầu xã hội” của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD- ĐT) và hình thành chính sách về mô hình đào tạo theo định hướng ứng dụng. Với triết lý của mô hình này, một số trường đại học của Việt Nam đã và đang ứng dụng một cách có hiệu quả trong khâu thực hiện chương trình đào tạo và cung ứng ra thị trường lao động một lực lượng lao động đúng chuẩn với đặc điểm của chương trình, trong đó, thấy rõ nhất là ngành Du lịch – Khách sạn. Mô hình POHE có những đặc điểm chính của chương trình đại học theo định hướng ứng dụng như là: - Chương trình đào tạo POHE là chương trình đào tạo (CTĐT) mở và dựa vào năng lực: Được phát triển dựa trên hồ sơ nghề
  5. 514 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... nghiệp, hồ sơ năng lực, với sự tham gia của của bên sử dụng lao động, tham khảo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Các chương trình (CTĐT) của POHE được tổ chức theo mục tiêu năng lực đáp ứng yêu cầu của một nghề nghiệp cụ thể. Chương trình đào tạo có sự tham gia chặt chẽ của WOW (World of Work) tạm dịch: Thế giới việc làm (thế giới nghề nghiệp) về các mặt như: Cố vấn/tư vấn xây dựng chương trình; Tham gia giảng dạy; Hướng dẫn thực tập; Hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn; Tuyển dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp;… • Xác định phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên POHE được trang bị bao gồm: (1) Tính thích ứng và phổ rộng kiến thức: Sinh viên có nền tảng kiến thức rộng, có khả năng thích ứng với sự thay đổi, với nhiều điều kiện môi trường nghề nghiệp khác nhau. (2) Tính liên ngành: Sinh viên có khả năng tích hợp kiến thức, kỹ năng và thái độ để hoàn thành tốt công việc chuyên môn. Bên cạnh đó còn được trang bị thêm kỹ năng mềm để có thể xử lý các tình huống khó khăn trong công việc. (3) Ứng dụng được khoa học kỹ thuật vào thực tiễn vào chuyên môn của mình. (4) Chuyển giao công nghệ và khả năng giải quyết vấn đề: Chương trình của POHE giúp sinh viên có thể ứng dụng được kiến thức và kỹ năng từ trong những bài học để ứng dụng với thực tiễn. (Đây là tiền đề cho phương pháp dạy học dựa trên vấn đề - Proplem – Based Learning: PBL hiện nay được áp dụng rộng rãi trong các tiết học ở các trường đi theo xu hướng này). (5) Tính sáng tạo giúp sinh viên giải quyết được những tình huống nghề nghiệp khác nhau; (6) Được đào tạo các kỹ năng mềm như: Kỹ năng lập kế hoạch; Kỹ năng quản lý; Kỹ năng giao tiếp xã hội… (7) Có khả năng thể hiện tư duy phản biện và hành động (8) Có tinh thần trách nhiệm với xã hội và sẵn sàng thay đổi khi cần thiết;
  6. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG ĐÀO TẠO NGÀNH DU LỊCH... 515 (9) Có khả năng học tập suốt đời, luôn biết cách cập nhật và mở mang hiểu biết vì sự tiến bộ của bản thân và xã hội. Sự tham gia của bên sử dụng lao động: thông qua các hoạt động cố vấn/ tư vấn ở cấp độ chương trình, cung cấp các cơ hội học tập cho sinh viên, hướng nghiệp, hướng dẫn nghiệp vụ trong các đồ án nhóm và đồ án tốt nghiệp. Thông qua đối thoại thường xuyên với các doanh nghiệp sử dụng lao động, lấy ý kiến của các doanh nghiệp, doanh nghiệp có sử dụng lao động là sinh viên đã từng học tại trường, trên cơ sở đó để xem xét và cải tiến chương trình đào tạo. Phương pháp học dựa vào năng lực bản thân: Từng năng lực được chia theo cấp độ từ đơn giản đến phức tạp với những tình huống nghề nghiệp cụ thể ở mỗi cấp độ. Đánh giá kết học học tập của người học dựa vào năng lực: Để minh chứng thể hiện quá trình hình thành năng lực và kết quả cuối cùng mà sinh viên đạt được khi kết thúc modul học phần, học kỳ, năm học hay khi tốt nghiệp, người học được áp dụng các phương pháp đánh giá thể hiện quãng thời gian tiếp nhận kiến thức của mình. Các tiếp cận “người học là trung tâm”: Chuyển từ cách tiếp cận giáo dục “định hướng đầu vào” sang giáo dục “định hướng đầu ra”, những sinh viên troẻ thành chủ thể học tập chính. Xem sinh viên người là “trung tâm học tập” chính là tập trung vào nhu cầu, khả năng, lợi ích và phong cách học tập của sinh viên, trong khi đó giảng viên được coi là người hướng dẫn, người thúc đẩy quá trình học tập. Các tiếp cận này đòi hỏi sinh viên phải chủ động, tự chịu trách nhiệm đối với việc học tập của mình. Dựa vào phong cách học tập và khả năng của sinh viên, các họat động giảng dạy và học tập cần được tổ chức phù hợp, đổi mới, sáng tạo, tạo hứng khởi, và hạn chế kiểu truyền thống đọc chép. Với cách tiếp cận POHE khác hoàn toàn với cách tiếp cận truyền thống của giáo dục đại học tại Việt Nam những năm ở thập niên trước. Điểm nổi bật của chương trình định hướng ứng dụng là cách thiết kế chương trình đào tạo gắn liền với thực tiễn nghề nghiệp, có sự tham gia của doanh nghiệp trong đánh giá sản phẩm
  7. 516 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... đào tạo. Bên cạnh đó, giảng viên theo định hướng POHE đòi hỏi phải có kinh nghiệm thực hành nghề nghiệp thực tiễn, có kiến thức đầy đủ và cập nhật về lý thuyết cũng như kỹ năng nghề nghiệp, để có thể thực hiện những phương pháp giảng dạy sát thực tế, và đánh giá đúng theo năng lực của người học. Bảng 1.1: So sánh những điểm khác biệt giữa phương pháp của POHE và phương pháp truyền thống trong đào tạo đại học tại Việt Nam. Tiêu chí Chương trình đào tạo Chương trình đào tạo POHE truyền thống Tiếp cận giáo dục Định hướng đầu ra Định hướng đầu vào Phương pháp sư phạm Tiếp cận năng lực Tiếp cận nội dung Trung tâm của quá trình Sinh viên Giảng viên dạy học Sự tham gia của Thế Bắt buộc Không bắt buộc giới nghề nghiệp vào quá trình đào tạo Xây dựng chương trình Dựa vào nhu cầu của thế giới Không dựa vào nhu cầu của thế giới nghề đào tạo nghề nghiệp, có sự tham gia nghiệp, không kết nối với thế giới nghề của thế giới nghề nghiệp nghiệp Xác định mục tiêu học Dựa vào hồ sơ năng lực là Do nhà trường xây dựng, không dựa vào kết tập chuẩn đầu ra kết quả điều tra thế quả điều tra thế giới nghề nghiệp giới nghề nghiệp Phương pháp dạy học và Dựa nào năng lực, có sự Dựa vào truyền thụ kiến thức, đánh giá kết quả học tập tham gia thường xuyên của không có sự tham gia thường xuyên của thế giới nghề nghiệp thế giới nghề nghiệp Tổ chức đơn vị học tập Được tổ chức thành hệ Được chia nhỏ thành học phần riêng biệt trong chương trình thống modul có tính tích mang tính đơn ngành, ít kết nối với nhau. đào tạo hợp cao, thích hợp cho hình thành năng lực Chương trình đào tạo Tính mở, linh hoạt và luôn Cứng nhắc, ít thay đổi, được chuẩn hoá được cập nhật với thay đổi thành khung chương trình cho cả của thị trường lao động nhóm ngành đào tạo
  8. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG ĐÀO TẠO NGÀNH DU LỊCH... 517 Nghiên cứu của giảng Có tính ứng dụng cao, nhằm Nghiên cứu ít gắn kết với nhu cầu của thế viên và sinh viên giải quyết các vấn đề của thế giới nghề nghiệp giới nghề nghiệp Môi trường học tập Đa dạng, cởi mở, thân Chủ yếu tổ chức dạy và học trong điều thiện, chú trọng rèn luyện kiện nhà trường kĩ năng, trong điều kiện nhà trường và tại thế giới nghề nghiệp Yêu cầu đối với Đóng nhiều vai trò cùng một Vai trò người thầy và nghiên cứu viên. giảng viên lúc: người thầy; chuyên ngia về chuyên môn, huấn luyện viên, tư vấn viên, giám sát viên… Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), “Phát triển chương trình đào tạo đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng”, Dự án phát triển giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng (POHE) ở Việt Nam giai đoạn 2, Nxb Đại học Sư phạm [66;68] Ngày nay, việc đào tạo mang tính mở, mang tính quốc tế hoá, để dễ dàng thừa nhận lẫn nhau trong các quốc gia lân cận, hay nói cách khác là thuận tiện trong trao đổi giáo dục. Thuật ngữ “chuẩn quốc tế” ngày nay đều được các cơ sở đào tạo sử dụng trong thiết kế đào tạo, dựa trên những yêu cầu thực tế mà xã hội đang cần. Và cũng là tôn chỉ những kỹ năng, kiến thức mà thế giới đang vận dụng. Có thể nói rằng, chuẩn, hay tiêu chuẩn quốc tế là tiêu chuẩn do một tổ chức tiêu chuẩn quốc tế hoặc tổ chức quốc tế có hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn công bố. Với khả năng của tổ chức này có thể thiết lập các tiêu chuẩn chung, nó sẽ trở thành luật định thông qua các hiệp định hay các tiêu chuẩn quốc gia vì thế sẽ làm cho nó có nhiều sức mạnh hơn với sự liên kết chặt chẽ giữa các chính phủ. Quá trình xây dựng được đảm bảo nguyên tắc đồng thuận, phù hợp với nguyên tắc của hoạt động tiêu chuẩn quốc tế [3.52]. Đối với ngành giáo dục, hiện nay, hầu hết các trường đều có ban đối ngoại, ban hợp tác quốc tế, chủ động ký kết hợp tác, trao đổi văn
  9. 518 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... hoá giữa sinh viên và các trường, xu hướng tiếp cận các chương trình học tiên tiến, hiện đại của các quốc gia đang phát triển. Điều này đã góp phần cho việc du nhập các nền giáo dục tiên tiến, quốc tế, mang tính toàn cầu trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, việc tham khảo, hay áp chuẩn quốc tế vào các chương trình đào tạo đại học cũng phụ thuộc rất lớn giữa cách tiếp nhận lại của người học theo chuẩn yêu cầu quốc tế. Các chương trình đào tạo quốc tế hiện nay ở các trường tại Việt Nam nói chung, hầu hết được “nhập khẩu” hoàn toàn, hoặc theo hình thức chuyển giao các modul trong chương trình đào tạo. Các chương trình đào tạo ứng dụng chuẩn quốc tế không chỉ tập trung vào việc cung cấp kiến thức chuyên môn cho người học; mà còn chú trọng nhiều đến việc rèn luyện và đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng cộng đồng thông qua các hoạt động tìm hiểu thực tế. Qua đó, chương trình ứng dụng chuẩn quốc tế chú trọng việc học phải đi đôi với hành [2.28]. Người học được khuyến khích nói lên ý kiến, thể hiện khả năng bản thân. Người học có khả năng quyết định, tự lập và được trang bị đầy đủ các kỹ năng để trở thành những công dân chính trực, có khả năng giao tiếp, tôn trọng nền văn hóa các quốc gia, làm việc vì lợi ích chung và sống có trách nhiệm với cộng đồng. Giúp người học phát triển toàn diện theo yêu cầu quốc tế trong thời kỳ hội nhập. Tiếp cận với phương thức mới này, đào tạo ngành Du lịch – Khách sạn theo hướng ứng dụng kỹ năng thực hành theo mô thức chuẩn quốc tế tại khoa Du lịch – Khách sạn (HUFLIT) thực hiện đúng với tôn chỉ của đào tạo theo tính mở, mới, gắn liền song hành cùng doanh nghiệp, cùng thực tế. Khoa Du lịch – Khách sạn (HUFLIT) (DLKS) bắt đầu đào tạo hai ngành: Quản trị Kinh doanh Lữ hành và Quản trị Khách sạn – Nhà hàng từ năm 2003. Qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, khoa DLKS đã có những thành công nhất định trong việc cung cấp nguồn nhân lực cho thị trường lao động khu vực phía Nam nói riêng, và các thị trường lao động ở các nước lân cận. Ngay từ khi được mở ngành đào tạo, khoa DLKS đã coi trọng và tập trung đầu tư trang thiết bị phục vụ thực hành chuẩn cho những môn có tính ứng dụng cao, trang bị thực hành nghề nghiệp đúng chuẩn quốc tế 5 sao. Phần lớn,
  10. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG ĐÀO TẠO NGÀNH DU LỊCH... 519 sinh viên học ngành học này, đều tìm được công việc ngay từ khi là năm thứ 3 đại học, những công việc casual (tạm dịch là bán thời gian; thời gian linh động) trước tiên là tại những đơn vị ký kết hợp tác, theo hình thức của WOW (thế giới nghề nghiệp), ở các lĩnh vực như: Phụ tour, Sale tour, điều hành, xây dựng hồ sơ khách hàng theo nhóm ngành nghề, thực tập sinh hướng dẫn du lịch; Làm việc theo ca tại các Khách sạn, Nhà hàng, Resorts, sân Golf…. tại thành phố. Một đặc điểm làm nên tính khác biệt của HUFLIT trong việc đào tạo ngành DLKS, đó là việc giảng dạy những môn chuyên ngành hoàn toàn bằng tiếng Anh. Đây là một trong những thế mạnh, làm nên tên tuổi của HUFLIT cũng như của ngành DLKS của khoa. Và là một trong những cơ sở đứng vào hàng Top – Ten trong hệ thống các trường đại học khu vực phía Nam, đào tạo tiên phong, áp dụng những chuẩn đầu ra mang tính quốc tế cho người học. Bên cạnh đó, việc sử dụng tiếng Anh trong các môn học chuyên ngành và các hoạt động học tập như thuyết trình bằng tiếng Anh, tranh luận, đàm phán, phân tích…. cũng giúp cho sinh viên nâng cao được rất nhiều kỹ năng mềm theo tiêu chuẩn quốc tế. Kiến thức chuyên ngành, năng lực mềm và tiếng Anh chủ đạo là những tố chất mục tiêu mà sinh viên ngành DLKS (HUFLIT) dù ở bất kỳ nơi đâu cũng mong muốn đạt được. Việc trọng tâm vào yếu tố ứng dụng thực tiễn sát sao, đặc biệt là ngành du lịch, dịch vụ không thể ngồi để trình bày lý thuyết suông, mà cần phải áp dụng vào thực tế từng công việc từ nhỏ đến lớn, cũng như chú trọng trong đào tạo ngoại ngữ, các yếu tố đó cho thấy rằng, HUFLIT nói chung và khoa DLKS nói riêng đã có định hướng phù hợp với nhu cầu của thời đại. Ở góc độ nền tảng của POHE, có thể thấy, HUFLIT hơn 10 năm trở lại đây đã đáp ứng được hầu hết những đặc trưng của mô hình đào tạo theo định hướng ứng dụng. Sinh viên đều được tạo điều kiện làm việc nhóm ở tất cả các môn học, được tiếp cận môi trường thực tế qua những buổi tham quan như Hotel Tour; Travel Company Tour có báo cáo, được phát triển kỹ năng làm việc thực tế thông qua những hoạt động mang tính bắt buộc của ngành, như học phần Sự kiện; Nhà hàng, Housekeeping, F.O, Điều hành Tour, Sale Tour, Nói trước
  11. 520 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... công chùng (Puplic Speaking)…...Theo đó, phương pháp dạy và học, phương pháp đánh giá tại HUFLIT vẫn luôn dựa vào năng lực, và đáp ứng đúng trọng tâm chuẩn đầu ra của môn học và của ngành đào tạo. Hoạt động dạy và học vô cùng đa dạng, nhiều tình huống được mô phỏng, hoặc thu nhỏ của những tình huống nghề nghiệp thực tiễn. Mặc dù chưa xây dựng hoàn thiện bộ Hồ sơ nghề nghiệp, Hồ sơ năng lực như POHE được đề cập, nhưng HUFLIT vẫn luôn song hành với các chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo DLKS trong việc đánh giá năng lực của sinh viên qua các chương trình thực tập nhận thức, thực tế. Đồng thời, sinh viên ngành DLKS đặc biệt được chú trọng đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng hoạt náo. Sự năng động, thế mạnh ngoại ngữ, khả năng song ngữ cho những chương trình lớn được sinh viên lên kế hoạch tỉ mỉ. Sơ đồ 1.2: Sự đáp ứng CTĐT của HUFLIT đối với các đặc trưng của CTĐT theo định hướng ứng dụng *Chú giải: Đường “….” thể hiện sự đáp ứng còn hạn chế Đường “---“thể hiện sự đáp ứng chưa đầy đủ Giáo trình phục vụ giảng dạy và học tập: Hiện khoa DLKS luôn cập nhật và sử dụng những giáo trình tiên tiến của các nước, giáo trình
  12. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG ĐÀO TẠO NGÀNH DU LỊCH... 521 sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu 100% bằng Tiếng Anh. Đây là một lợi thế của khoa so với các trường trong phân khúc trên địa bàn Tp.HCM nói chung, cùng giảng dạy ngành/ chuyên ngành DLKS. Đội ngũ giảng viên là Tiến sĩ, Thạc sĩ thuộc ngành du lịch đều có kinh nghiệm giảng dạy thực tế, có trình độ chuyên môn phù hợp với năng lực giảng viên. 100% giảng viên của khoa đều có kỹ năng dạy chuyên ngành bằng Tiếng Anh. Khoa chú trọng đến phương pháp giảng dạy tích cực “lấy người học làm trung tâm”, áp dụng phương pháp giảng dạy theo dự án, giảng dạy trên thực địa, khuyến khích người học tự chủ trong học tập, hình thành thói quen học tập, chuẩn bị kỹ năng và kiến thức được tiếp thu. Tăng cường các hoạt động ứng dụng kỹ năng thực hành theo chuẩn quốc tế 5 sao, thực tập tại các doanh nghiệp. Đối với ngành Quản trị Du lịch - Lữ hành áp dụng chương trình học trên thực địa trong phạm vi xuyên Việt, hay tại các điểm du lịch chính tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đối với ngành QT KS-NH áp dụng phương pháp học tập và giảng dạy tại phòng thực hành chuẩn quốc tế 5 sao, và thực tập tại kỳ thực tập doanh nghiệp cho 2-3 đợt trong mỗi khoá. Tăng cường hoạt động ngoại khoá: gắn với chuyên môn nghề nghiệp, xem đây là một sân chơi bổ ích thiết thực cho cả người dạy lẫn người học. Khoa DLKS và sinh viên đã thành lập được các câu lạc bộ học thuật như: CLB Lữ Hành, cùng sinh hoạt học thuật trên những chuyến đi về nguồn tại Bến Tre; Hội trại kỹ năng Teambuild- ing tại Damb’ri – Lâm Đồng; Phan Thiết – Bình Thuận; Xuyên việt 21 ngày; 14 ngày; 7 ngày… CLB Nhà Hàng – Pha Chế, tổ chức kinh doanh trong một tuần theo từng nhóm sinh viên thiết kế món ăn và tự kinh doanh. Cuộc thi Master Chef HUFLIT được khoa và sinh viên lên kế hoạch và triển khai ấn tượng hàng năm, thu hút đông đảo sinh viên các khoa cùng tham gia sân chơi. Bên cạnh đó, các môn học gắn liền với các hoạt động như Tổ chức sự kiện, sinh viên vừa tự tổ chức và điều phối chương trình, như các chương trình: TOUR- ISM PAGEANT; HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH TOÀN THÀNH….
  13. 522 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... Giáo dục gắn với doanh nghiệp thực tế theo chuẩn quốc tế đã được khoa DLKS xác định trong quá trình đào tạo. Khoa đã ký kết hợp tác với những doanh nghiệp có tiếng trên địa bàn TpHCM như: khách sạn Intercontinental; Equatorial; Majestic; Rex; Lotte…., và những doanh nghiệp lữ hành hàng đầu tại Thành phố Hồ Chí Minh. 2. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG ĐÀO TẠO THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHUẨN QUỐC TẾ NGÀNH DU LỊCH – KHÁCH SẠN. Qua những phân tích trên đều thấy được rằng, mọi vấn đề luôn luôn song hành cùng những cơ hội và không ít những thách thức được đặt ra Với tất cả những đặc điểm đã phân tích về đào tạo ngành DLKS tại HUFLIT, cùng với xu hướng mới, mở, gắn với nhu cầu xã hội, gắn với thực tiễn, và theo chuẩn quốc tế và những chuyển biến của ngành giáo dục tại Việt nam, cơ hội, triển vọng cho xu hướng đào tạo ứng dụng, gắn với thực tiễn đối với ngành DLKS tại HUFLIT là một hướng đi đúng, nắm bắt được những cơ hội và những triển vọng: Thứ nhất, hậu Covid 19 ít nhiều đã làm thay đổi cục diện thế giới, cũng như trong công tác đào tạo, nhất là đối với ngành DLKS, một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước và mang tính đặc thù, tính ứng dụng rất cao. Những bài học ở thời kỳ Covid cũng đã cho thấy rằng, việc thích ứng trong những tình huống khó khăn, và sự dịch chuyển lao động vào thời kỳ đó. Tuy nhiên, hậu Covid-19 đã thay đổi, sự hồi sinh trở lại mang tới một luồng khí mới, sự khát nhân lực có chất lượng cho ngành DLKS đòi hỏi nơi cung ứng nhân lực là trường học mở rộng liên kết hợp tác, nắm bắt cơ hội đề điều chỉnh CTĐT ứng với từng thời điểm, và đang được xã hội yêu cầu. Thứ hai, đào tạo ngành DLKS tại HUFLIT còn được cộng hưởng từ những chính sách giáo dục của Việt Nam. Tích cực tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam đã nhận thức được thực trạng của nền giáo dục nước nhà, thế nên, ngay từ những năm đầu của thế kỷ 21 đã có chủ trương đổi mới toàn diện nền giáo dục, trong đó, định hướng giáo dục phải gắn liền với nhu cầu xã hội. Dự án PROFED với sự hỗ trợ của Chính phủ Hà Lan là một trong những nỗ lực tìm kiếm
  14. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG ĐÀO TẠO NGÀNH DU LỊCH... 523 giải pháp cho đổi mới giáo dục đại học VIệt Nam theo hướng nghề nghiệp - ứng dụng, gắn đào tạo với thực tiễn, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao với nhu cầu của thị trường lao động. Cách tiếp cận POHE là một trong những chương trình thuộc PROFED, được nhân rộng tại Việt Nam. Với định hướng ứng dụng của mình, khoa DLKS – HUFLIT đã đi đúng theo chủ trương đường lối giáo dục đại học ở Việt Nam, hoà vào cùng dòng chảy chung của giáo dục đại học hiện đại.Đây là một trong những đặc điểm để khẳng định hướng triển của khoa DLKS - HUIFLIT sẽ gặp rất nhiều thuận lợi. Thứ ba, cơ hội đào tạo ngành DLKS tại HUFLIT được khẳng định qua xu hướng chuộng những cơ sở đào tạo mang tính thực tế cao, đúng chuẩn quốc tế của người học. Trong bối cảnh hiện nay, xu hướng lựa chọn những cơ sở đào tạo theo định hướng ứng dụng, chuẩn quốc tế ngày một gia tăng. Sau rất nhiều thông tin về thực trạng thất nghiệp của người học ngay sau khi ra trường, nên cơ hội để minh chứng số người học tại khoa luôn tập trung việc đào tạo gắn với thực tế, chuẩn theo quốc tế, tập trung phát triển kỹ năng cho sinh viên trở thành vấn đề cần được quan tâm, đó là một lý do để chọn lựa của rất nhiều người học. Đặc biệt, cơ hội để các giảng viên, vừa làm tròn trách nhiệm đứng lớp, vừa có một môi trường để thể hiện bản thân, vừa có thể tư vấn những bộ phận nghiệp vụ tại các doanh nghiệp khởi nghiệp. Thứ tư, với chương trình theo định hướng ứng dụng, cơ hội được cọ sát tỉ mẫn từ khâu lý thuyết ứng dụng đến thực tiễn, được tăng cường giờ thực hành để nắm vững nghành nghề chuyên môn. Điều này cho thấy thành quả thực sự của của HUFLIT trong việc hướng ngành DLKS đến tính “ứng dụng”, “chuẩn quốc tế”, để sinh viên khi ra trường có thể làm việc được ngay. Bên cạnh những cơ hội có được, thì thách thức mà HUFLIT phải đối mặt chính là sự cạnh tranh giữa các cơ sở đào tạo. Hiện nay, có khá nhiều trường đại học tại Việt Nam có đào tạo ngành/ chuyên ngành DLKS, tất cả các cơ sở có đào tạo ngành này gần như đều đã định hình được bản sắc riêng trong đào tạo của mình, về định hướng ứng dụng, áp dụng chuẩn quốc tế mỗi trường tự chuyển giao, hoặc liên kết. Vì ngày này, cùng với chủ trương đổi mới giáo dục của Chính phủ, các trường đại học đều chủ động tự thay đổi,
  15. 524 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... đặc biệt là với một ngành học đầy tính năng động, đầy tính sát thực như ngành DLKS càng rõ nét. Đây chính là một thách thức không hề nhỏ đối với khoa DLKS (HUFLIT). Để chủ động làm mới CTĐT theo hướng tích cực, ứng dụng kỹ năng thực hành cao, có tính chuẩn quốc tế, đi cùng với yêu cầu về số lượng tín chỉ sinh viên. phải hoàn thành trong 3,5 – 4 năm học tại trường, cũng như trong thiết kế CTĐT cần có sự góp mặt của các chuyên gia trong ngành DLKS cùng thẩm định. Nên các học phần kiến thức với học phần kỹ năng đang chưa thật sự cân đối với tính liên đới cho từng học phần ở những học kỳ với nhau. Mặt khác, tỷ lệ được tiếp nhận sinh viên thực tập nghề nghiệp cho từng học kỳ vẫn còn hạn chế, vì thời lượng còn bị áp đặt theo số lượng tín chỉ được học trong mỗi một học kỳ. Đó là một thách thức không hề nhỏ, trong khâu nghiên cứu, thiết kế CTĐT. Vấn đề nội tại là đội ngũ giảng viên có trình độ cao, tuy nhiên để nắm bắt xu thế ứng dụng thực tiễn, thì ngoài việc truyền kiến thức cũng như mang vào trong từng modul giảng dạy, giảng viên cần giảng bằng ngôn ngữ quốc tế, tuy nhiên, nếu cùng cho doanh nghiệp vào tham gia trong khâu lý thuyết thì với yêu cầu của đổi mới, có nhiều doanh nghiệp e dè, chưa đủ tự tin. Ngược lại, giảng viên buộc phải đến doanh nghiệp để học tập thêm những công đoạn, cách thức triển khai của ngành nghề, đang còn là một bài toán chưa có lời giải tối ưu. 3. PHẦN KẾT LUẬN Có thể thấy rằng, đào tạo ngành DLKS theo định hướng ứng dụng kỹ năng thực hành chuẩn quốc tế tại khoa DLKS – HUFLIT là một hướng đi phù hợp với chủ trương đổi mới của ngành giáo dục đại học tại Việt Nam. Những thành quả của hiện tại, cùng với diễn biến mới của tình hình kinh tế quốc tế và nhu cầu đi lại, nhu cầu du lịch, thúc đẩy cán cân kinh tế thông qua ngành Du lịch về môi trường đào tạo ứng dụng tại Việt Nam mở ra nhiều hướng đi tốt đẹp cho. Khoa DLKS – HUFLIT trong tương lai. Tuy nhiên, viễn cảnh không mãi tươi sáng, mà song hành cùng những cạnh tranh, có cơ hội nắm bắt, có thách thức đề tìm ra hướng đi tốt nhất trong việc phân bổ thời lượng hợp lý, tích cực cải tiến nội dung đào tạo để theo
  16. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG ĐÀO TẠO NGÀNH DU LỊCH... 525 kịp xu thế thế giới đang cần./. Sinh viên khoa DLKS (HUFLIT) trong tiết thực hành Pha Chế tại khu thực hành chuẩn 5 sao quốc tế TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), “Phát triển chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng”, Dự án phát triển giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng (POHE) ở Việt Nam giai đoạn 2, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội. 2. Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (2019) Chiến lược phát triển nhân lực văn hoá thể thao và du lịch 2015 – 2030. 3. Declaration on professional oriented higher education. To the ministers of Higher Education, present in Bergen (Norway). Truy cập ngày 10 tháng 2. 2024 4. Nguyễn Thị Mai Phương, Hợp tác trường Đại học và Doanh nghiệp trong giáo dục Đại học theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp ở Việt Nam, Báo cáo nghiên cứu số 11 - Dự án POHE.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2