Phát triển du lịch bền vững tại Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa: Cơ hội và thách thức
lượt xem 2
download
Nghiên cứu "Phát triển du lịch bền vững tại Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa: Cơ hội và thách thức" đã xác định những thách thức mà ngành du lịch Sầm Sơn cần phải khắc phục như vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, hiện tượng chặt chém, chèo kéo du khách, vấn đề thu gom và xử lý rác thải tại các bãi biển và các điểm du lịch,… Từ thực trạng đó, nghiên cứu đã đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp ngành du lịch Sầm Sơn phát triển theo hướng bền vững hơn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phát triển du lịch bền vững tại Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa: Cơ hội và thách thức
- PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI SẦM SƠN, TỈNH THANH HOÁ: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC Nguyễn Thị Mỹ Vân Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt Việt Nam có nhiều bãi biển đẹp, được các tạp chí du lịch thế giới bình chọn và vinh danh. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và xác định du lịch biển là ngành quan trọng trong tổng thể nền kinh tế biển của Việt Nam. Tuy nhiên, du lịch biển ở Việt Nam phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, chưa mang tính bền vững. Bài báo này được phân tích dựa trên dữ liệu khảo sát 50 khách du lịch và 50 người làm dịch vụ du lịch tại Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Kết quả khảo sát cho thấy du khách đánh giá cao về chất lượng du lịch tại Sầm Sơn thông qua các tiêu chí như số lần đến, số ngày lưu trú, sản phẩm du lịch, thái độ nhân viên phục vụ,… Bên cạnh đó, dữ liệu khảo sát cũng đã xác định những thách thức mà ngành du lịch Sầm Sơn cần phải khắc phục như vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, hiện tượng chặt chém, chèo kéo du khách, vấn đề thu gom và xử lý rác thải tại các bãi biển và các điểm du lịch,… Từ thực trạng đó, nghiên cứu đã đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp ngành du lịch Sầm Sơn phát triển theo hướng bền vững hơn. Từ khóa: Du lịch bền vững; Điểm du lịch; Kinh tế biển; Sầm Sơn; Tỉnh Thanh Hóa. Abstract Sustainable tourism development in Sam Son, Thanh Hoa province: Oppotunity and challenge Vietnam has many beautiful beaches, voted and honored by world travel magazines. Over the years, the Vietnamese Party and State have always paid attention to and identified marine tourism as an important industry in the overall marine economy of Viet Nam. However, the development of marine tourism in Vietnam has not been commensurate with its potential and advantages, and is not sustainable. This article is analyzed based on survey data of 50 tourists and 50 people working in tourism services in Sam Son, Thanh Hoa province. The survey results show that tourists highly appreciate the quality of tourism in Sam Son through criteria such as number of visits, number of days of stay, tourism products, attitude of service staff,... Besides, the survey data also identified challenges that the Sam Son tourism industry needs to overcome, such as food safety and hygiene, persistent stalking phenomenon following tourists to sell goods, waste collection and treatment problems. From that situation, the study has proposed a number of recommendations to help Sam Son tourism industry develop in a more sustainable way. Keywords: Sustainable tourism; Tourism site; Marine economy; Sam Son; Thanh Hoa province. 1. Đặt vấn đề Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch biển với bờ biển dài và hơn 125 bãi tắm biển đẹp, được nhiều tạp chí du lịch thế giới bình chọn và vinh danh. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và xác định du lịch biển là ngành quan trọng trong tổng thể nền kinh tế biển của Việt Nam, định hướng đưa Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về kinh tế biển, giàu từ biển, lấy kinh tế biển làm động lực thúc đẩy kinh tế cả nước, thúc đẩy các vùng khác phát triển; Bảo đảm phát triển bền vững, kinh tế biển gắn với bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng - an ninh. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 được Thủ tướng Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 209
- Chính phủ phê duyệt đã xác định: Du lịch biển, đảo là một trong 4 dòng sản phẩm chủ đạo của du lịch Việt Nam [1]. Tuy nhiên, du lịch biển ở Việt Nam phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, chưa mang tính bền vững. Phát triển du lịch bền vững là xu hướng chủ đạo của nhiều quốc gia trên thế giới và cũng là một trong những trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Một trong các tiêu chí lớn nhất để đánh giá tính bền vững trong phát triển du lịch tại một địa phương là việc bảo tồn, duy trì nguồn tài nguyên sinh thái và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của con người trong quá trình thực hiện hoạt động du lịch lên môi trường. Phát triển du lịch bền vững phải bảo đảm được rằng các tài nguyên du lịch của địa phương như các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, giá trị văn hóa,... không bị tác động tiêu cực, không gây ra hao hụt các giá trị nguyên bản hay tác động xấu cho việc khai thác chúng trong lâu dài [2]. Sầm Sơn là trung tâm du lịch của tỉnh Thanh Hóa. Sầm Sơn có bờ biển dài khoảng 9 km, từ Cửa Hới (Sông Mã) đến Vụng Tiên (Vụng Ngọc), là một trong những bãi biển đẹp của Việt Nam [3]. Các bãi biển ở đây đều có đặc điểm chung là rộng, bằng phẳng, độ dốc thoai thoải, bãi cát trắng mịn, sóng biển êm dịu, nước biển ấm và trong xanh,... Vì vậy du lịch nghỉ dưỡng biển được xem là thế mạnh của Sầm Sơn. Đây cũng là sản phẩm cốt lõi thúc đẩy sự phát triển du lịch Sầm Sơn những năm qua. Tuy nhiên, làm thế nào để phát triển du lịch biển tại Sầm Sơn theo hướng bền vững hơn là vấn đề quan tâm của chính quyền cũng như người dân địa phương và du khách. 2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý luận Luật Du lịch năm 2017 của Việt Nam đưa ra một số khái niệm cơ bản sau: - Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác. - Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến. - Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch. - Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai. Phát triển du lịch bền vững gồm 3 nội dung cơ bản sau: (i) Thân thiện với môi trường; (ii) Tôn trọng các giá trị văn hoá, truyền thống của địa phương; (iii) Đóng góp về mặt kinh tế cho cộng đồng [2]. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 100 mẫu trong đó 50 mẫu là khách du lịch đến nghỉ dưỡng tại Sầm Sơn và 50 mẫu là người dân làm dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá vào năm 2022. Công cụ và cách thức chọn mẫu khảo sát: Nghiên cứu sử dụng bảng phỏng vấn cấu trúc (Bảng câu hỏi) với các nội dung liên quan đến thực trạng hoạt động du lịch tại Sầm Sơn, những cơ hội và thách thức trong phát triển du lịch tại Sầm Sơn, theo phương thức chọn mẫu phi xác suất thuận tiện. Dữ liệu khảo sát được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel. Thông tin mẫu khảo sát được tóm tắt như sau: 210 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
- Bảng 1. Một số thông tin cơ bản về mẫu khảo sát Khách du lịch Người làm dịch vụ du lịch Đặc điểm (n = 50) (n = 50) Số lượng (người) Tỷ lệ % Số lượng (người) Tỷ lệ % Nam 18 36 30 60 Giới tính Nữ 32 64 20 40 Dưới 18 7 14 2 4 Từ 19-35 35 70 21 42 Độ tuổi Từ 36-55 6 12 25 50 Trên 55 2 4 2 4 Không biết chữ 0 0 0 0 Tiểu học 0 0 6 12 Trình độ THCS 10 20 9 18 học vấn THPT 18 36 16 32 TC, CĐ, ĐH 20 40 18 36 Trên đại học 2 4 1 2 Sinh viên 18 36 0 0 Học sinh 7 14 0 0 Làm nghề tự do 15 30 15 30 Nghề Quản lý 5 10 3 6 nghiệp Kinh doanh Dịch vụ 4 8 21 42 Lái xe 0 0 5 10 Hướng dẫn viên 0 0 6 12 Khác 1 2 0 0 Tổng hợp dữ liệu mẫu khảo sát cho thấy du khách (n = 50) phần lớn là nữ giới, chủ yếu là học sinh, sinh viên, viên chức và làm nghề tự do. Họ là những người trẻ tuổi (độ tuổi dưới 35 chiếm 84 % những người được hỏi), năng động, có trình độ học vấn tương đối cao, (hơn 40 % du khách được khảo sát có trình độ trung cấp trở lên) thích trải nghiệm, thích khám phá cuộc sống. Những người làm dịch vụ du lịch tại Sầm Sơn (n = 50) chủ yếu trong độ tuổi lao động (từ 19 đến 55 chiếm hơn 90 %), tỷ lệ nam cao hơn so với nữ. Vì phần lớn họ kinh doanh tự do nên trình độ học vấn của họ cũng ở mức trung bình, không cao những cũng không thấp, đặc biệt không ai trong số những người được khảo sát là không biết chữ. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Đánh giá của du khách về các hoạt động du lịch tại Sầm Sơn Kết quả khảo sát 50 khách du lịch cho thấy 86 % trong số khách được hỏi cho rằng họ đến Sầm Sơn không đi theo tour du lịch, họ thích đi tự do, tự tìm hiểu, tự khám phá và trải nghiệm. Đối với những du khách đi tự do, phương tiện họ chọn lựa chủ yếu là xe máy. Du khách cho biết Sầm Sơn nằm ở vị trí khá thuận lợi, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa chỉ 22 km về phía Tây nên di chuyển đến Sầm Sơn bằng phương tiện xe máy là phù hợp nhất do bởi sự thuận lợi trong di chuyển và giá cả phải chăng. Lượng khách đến du lịch Sầm Sơn không chỉ là người địa phương mà còn từ nhiều tỉnh thành khác. Tuy nhiên, lượng khách đến từ Thanh Hóa chiếm tỷ lệ cao nhất (36 % du khách được hỏi), tiếp đến là Hà Nội (20 %), Hải Dương (18 %), TP. Hồ Chí Minh (16 %) và Ninh Bình (10 %). Trong số 50 du khách được hỏi, có 40 khách là người Việt Nam và 10 khách là người nước ngoài đến từ Anh, Pháp và Hàn Quốc. Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 211
- Theo đánh giá của du khách, ngoài tắm biển, Sầm Sơn còn có các địa điểm tham quan, vui chơi giải trí khá hấp dẫn khác như đền chùa, các khu di tích, các khu chợ đêm, các khu vui chơi giải trí với các trò chơi mạo hiểm, cảm giác mạnh,… Theo kết quả khảo sát cho thấy các bãi tắm là nơi thu hút du khách nhiều nhất vì đây được xem là thế mạnh của Sầm Sơn (chiếm 90 % khách du lịch lựa chọn), tiếp đến là các tuyến phố đi bộ, chợ đêm (chiếm 64 %), đây là nơi mà phần lớn các bạn trẻ rất yêu thích, là nơi mà du khách có thể tham quan, mua sắm, ăn uống và tản bộ thư giãn. Một số du khách lớn tuổi ngoài tắm biển họ còn chọn lựa đến các điểm di tích, đền chùa để thăm viếng. Hình 1: Sự lựa chọn của du khách về các địa điểm du lịch tại Sầm Sơn Trong thời gian qua, UBND thành phố Sầm Sơn đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, là hoạt động chính mang lại nguồn thu cho ngân sách địa phương nên thành phố đã tích cực chấn chỉnh môi trường du lịch, xây dựng nhiều sản phẩm du lịch mới, như: Lễ hội Tình yêu - Hòn Trống Mái, làng bích họa, dịch vụ mô tô nước, tuyến phố đi bộ và chợ đêm,... Đặc biệt lễ hội du lịch biển Sầm Sơn với nhiều hoạt động hấp dẫn như lễ hội ánh sáng, lễ hội carnival đường phố,... [2], đã trở thành điểm nhấn thu hút đông đảo du khách. Chính những hoạt động này đã giữ chân du khách ở lại với Sầm Sơn lâu hơn và quay trở lại khi có điều kiện. Hình 2: Số ngày lưu trú của du khách tại Hình 3: Số lần du khách đến với Sầm Sơn Sầm Sơn Kết quả khảo sát 50 du khách tại Sầm Sơn cho thấy có đến 32 % du khách dự kiến ở 3 - 5 ngày, số du khách dự định ở trên 5 ngày cũng tương đối cao (12 %), số du khách trong tỉnh Thanh Hoá đến Sầm Sơn cũng khá nhiều và lượng khách này chủ yếu ở lại Sầm Sơn từ 1 - 2 ngày và điều đặc biệt là trong số 50 du khách được hỏi không có du khách nào cho biết họ đến và rời khỏi Sầm Sơn trong ngày (Hình 2). Khi được hỏi về số lần khách đến với Sầm Sơn cho thấy 80 % trong số họ đã đến với Sầm Sơn nhiều hơn 3 lần; Tỷ lệ khách du lịch đến Sầm Sơn lần thứ 3 chiếm 10 %; 212 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
- Đến lần thứ 2 là 6 % và chỉ có 2 người (4 %) cho biết họ lần đầu tiên đến với Sầm Sơn (Hình 3). Kết quả khảo sát cũng cho thấy 90 % người được hỏi khẳng định rằng họ sẽ quay trở lại Sầm Sơn nếu có cơ hội, chỉ có 10 % cho rằng họ sẽ không quay trở lại. Hơn 90 % khách du lịch đã trở lại Sầm Sơn lần thứ hai, thứ ba, chứng tỏ hoạt động du lịch ở đây đã có rất nhiều điểm thú vị, thu hút du khách, đặc biệt là sự thân thiện và hiếu khách của con người nơi đây (chiếm hơn 76 % đánh giá của du khách). Tuy nhiên, vẫn còn một số lý do mà du khách cho rằng Sầm Sơn cần phải khắc phục, chẳng hạn như vấn đề vệ sinh môi trường chưa được sạch sẽ, bãi biển vẫn còn nhiều rác chưa được thu gom (chiếm 22 %), hiện tượng chèo kéo khách và chặt chém tại các điểm du lịch và các quán ăn vẫn còn khá phổ biến (48 %), vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng cần phải được chú trọng nhiều hơn, đặc biệt là những quán ven biển, những người bán hàng rong (25 %). Hình 4: Đánh giá của du khách về dịch vụ du lịch tại Sầm Sơn Bên cạnh những ý kiến cho rằng người dân địa phương hiếu khách và thân thiện (chiếm 76 %) thì vẫn còn nhiều ý kiến khẳng định rằng một số người dân có thái độ khó chịu, ít cởi mở với khách du lịch, thậm chí gạ gẫm, lừa gạt du khách và đặc biệt một vài du khách phàn nàn về thái độ của nhân viên phục vụ chưa chuyên nghiệp, chưa tận tâm. 3.2. Đánh giá của người làm dịch vụ du lịch tại Sầm Sơn Theo kết quả khảo sát 50 người làm dịch vụ du lịch tại Sầm Sơn, 90 % trong số họ cho rằng thu nhập chính của họ phụ thuộc vào các hoạt động du lịch. Mặc dù hoạt động du lịch tại Sầm Sơn chủ yếu đông khách vào mùa hè và mùa thu, vào mùa xuân và mùa đông gần như rất ít khách đến với Sầm Sơn. Tuy nhiên tính bình quân mức thu nhập so với những ngành nghề truyền thống như sản xuất nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, thu nhập từ du lịch cao hơn nhiều. Kết quả khảo sát cho thấy 60 % người được hỏi cho biết thu nhập của họ từ 5-10 triệu/tháng; 16 % người có mức thu nhập trên 10 triệu/tháng, 24 % còn lại có mức thu nhập dưới 5 triệu/1 tháng. Theo chia sẻ của những người làm dịch vụ ở đây thì mức thu nhập này tương đối ổn định, đủ nuôi sống gia đình. Trong số 50 người được khảo sát, có 6 người làm hướng dẫn viên du lịch, 5 người làm nghề lái xe phục vụ khách du lịch, 3 người làm công việc quản lý tại các khách sạn và nhà hàng, những người còn lại kinh doanh đủ các loại như bán tạp hoá, bán hàng lưu niệm, cho thuê áo tắm, phao bơi, xe đạp, dịch vụ tắm nước ngọt, bán hàng rong,… Theo người dân cho biết, nhờ có du lịch phát triển mà người dân có thêm cơ hội việc làm, đa dạng hoá hoạt động sinh kế, nhờ đó cuộc sống của họ cũng được cải thiện hơn. Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 213
- Tuy nhiên, những người tham gia vào làm các hoạt động phục vụ du lịch tại Sầm Sơn chủ yếu là tự phát, chưa qua đào tạo và cũng chưa có nhiều kinh nghiệm. Theo kết quả khảo sát, 50 % người được hỏi cho rằng họ mới tham gia vào làm trong ngành dịch vụ khoảng từ 2 đến 5 năm, 10 % cho rằng họ mới làm chưa được 1 năm. Số người có kinh nghiệm lâu năm (trên 5 năm) chiếm 40 %. 3.3. Cơ hội và thách thức đối với phát triển du lịch bền vững tại Sầm Sơn Từ thực trạng khảo sát đánh giá của du khách đến với Sầm Sơn cũng như những người dân kinh doanh dịch vụ du lịch, bài báo đã xác định được những cơ hội và thách thức đối với phát triển du lịch bền vững tại Sầm Sơn như sau: 3.3.1. Cơ hội Du lịch tại Sầm Sơn có nhiều cơ hội để phát triển theo hướng bền vững khi mà chính quyền thành phố luôn xác định du lịch là ngành kinh tế chủ đạo và đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Các nguồn ngân sách Nhà nước, ngân sách tỉnh đã tập trung ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng và khai thác nhiều sản phẩm du lịch mới, mở thêm các tuyến phố đi bộ và chợ đêm, triển khai các lễ hội đặc biệt,… nên đã thu hút lượng khách lớn đến với Sầm Sơn. Cùng với đó, năm 2019, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Sầm Sơn được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt. Đây là sự kiện quan trọng và là tiền đề để Sầm Sơn đẩy mạnh khai thác phát triển sản phẩm du lịch mới trong những năm tiếp theo. Nhờ vậy mà Sầm Sơn đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng về phát triển du lịch, khẳng định được vai trò đầu tàu về phát triển du lịch của Thanh Hoá. Trong giai đoạn 2016-2019, thành phố Sầm Sơn đón được 17,535 triệu lượt khách, bình quân tăng hàng năm đạt 8,1 %; Doanh thu du lịch đạt 14.160 tỷ đồng, bình quân tăng hàng năm đạt 21,62 %. Riêng năm 2020, mặc dù chịu tác động nghiêm trọng của đại dịch COVID-19 nhưng Sầm Sơn vẫn ước đón được 3,25 triệu lượt khách, doanh thu đạt 3.056 tỷ đồng. Theo báo cáo tổng kết hoạt động du lịch năm 2022 của tỉnh Thanh Hoá, du lịch Sầm Sơn trong năm 2022 đã đón hơn 7 triệu lượt khách, tổng thu từ khách du lịch đạt gần 14 nghìn tỷ đồng. Mục tiêu ngành du lịch Sầm Sơn năm 2023 là đón hơn 7,2 triệu lượt khách, doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 15.518 tỷ đồng [4]. Ngoài ra, thành phố Sầm Sơn đã quan tâm kêu gọi các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh, có kinh nghiệm như: Tập đoàn Mặt Trời, Tập đoàn FLC, Tập đoàn Bất động sản Đông Á,... đầu tư vào phát triển các khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng biển, khu vui chơi, giải trí cao cấp,... nhằm hấp dẫn du khách. Chính quyền địa phương cũng đã tổ chức, phục dựng nhiều hoạt động văn hoá truyền thống như lễ hội Tình yêu Hòn Trống Mái, lễ hội bánh chưng - bánh dày, lễ hội cầu Ngư - bơi trải, lễ hội cầu phúc đền Độc Cước, lễ hội du lịch biển,... Chất lượng dịch vụ ngày một nâng cao, lượng khách du lịch đến nghỉ dưỡng tại Sầm Sơn cũng ngày một nhiều hơn, thời gian lưu trú cũng lâu hơn. Theo dữ liệu khảo sát, số ngày du khách lưu trú tại Sầm Sơn từ 3-5 ngày chiếm tỷ lệ khá cao (trên 30 %), thậm chí nhiều du khách dự định ở trên 5 ngày (12 %). Lượng khách tăng và ổn định trong những năm qua đóng đã đóng góp cho sự phát triển kinh tế của địa phương, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân, góp phần bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống. 3.3.2. Thách thức Mặc dù lượng khách đến du lịch, nghỉ dưỡng tại Sầm Sơn đang có xu hướng tăng, du khách đến trải nghiệm đều có ý định quay trở lại nhiều lần và có những đánh giá rất tốt về các hoạt động du lịch tại Sầm Sơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề mà Sầm Sơn cần phải khắc phục. Theo kết quả khảo sát, vấn đề được các du khách quan tâm và phản ánh nhiều nhất chính là hiện tượng chặt chém khách ở các nhà hàng, quán ăn. Hiện tượng chèo kéo khách mua hàng lưu niệm của những người bán hàng rong tại các điểm du lịch ở Sầm Sơn cũng rất phổ biến. Hiện tượng này không chỉ diễn ra ở Sầm Sơn mà phổ biến hầu như ở tất cả các địa điểm du lịch khác tại Việt Nam. 214 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
- Bên cạnh đó, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, vấn đề ô nhiễm môi trường, rác thải dọc các bờ biển, các bãi tắm và tại các địa điểm du lịch cũng được phản ánh khá nhiều. Tuy nhiên, vấn đề rác thải xuất phát từ cả 2 phía - khách du lịch và người dân địa phương. Khách du lịch phàn nàn rằng rác từ các cơ sở lưu trú, các quán ven bờ biển, những người bán hàng rong xong không dọn dẹp, nhân viên vệ sinh môi trường chậm thu gom,… đã khiến rác thải ứ đọng, vương vãi khắp nơi làm mất mỹ quan của các bãi tắm và điểm du lịch. Tuy nhiên, khi khảo sát lấy ý kiến của người dân địa phương về ý thức bảo vệ môi trường của du khách, người dân cho biết hơn 30 % du khách có ý thức rất kém trong vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường. Mặc dù chính quyền địa phương đã treo các băng rôn, khẩu hiệu để tuyên truyền về vấn đề vệ sinh môi trường, các cơ sở lưu trú cũng nhắc nhở du khách trong vấn đề xả rác đúng nơi quy định, nhưng vẫn còn một bộ phận du khách vẫn thờ ơ, ít quan tâm. Ngoài ra, du khách cũng phản ánh về thái độ phục vụ chưa chuyên nghiệp và trình độ tiếng Anh của những người làm dịch vụ du lịch tại Sầm Sơn chưa cao (với tỷ lệ tương ứng là 23 % và 30 % ý kiến đánh giá). Điều này cũng được thể hiện qua khảo sát về trình độ và kinh nghiệm trong công việc của những người làm dịch vụ tại đây. Kết quả khảo sát cho thấy có hơn 60 % những người được hỏi tốt nghiệp trung học phổ thông và trung học cơ sở, hầu hết trong số họ chưa qua các khoá đào tạo về kiến thức và các kỹ năng làm việc trong ngành du lịch, sự hiểu về chính sách, pháp luật của họ cũng còn hạn chế và số năm kinh nghiệm trong công việc của họ cũng khá thấp (kinh nghiệm từ 2-5 năm chiếm 50 % và dưới 1 năm là 10 %). 4. Kết luận và kiến nghị Xây dựng và phát triển du lịch bền vững được xem là mục tiêu của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, vì vậy muốn phát triển du lịch theo hướng bền vững, đòi hỏi phải có sự chung tay của toàn xã hội, đặc biệt là chính quyền và cư dân địa phương. Thực tế phát triển du lịch tại Sầm Sơn trong những năm qua cho thấy chính quyền địa phương đã có những chiến lược đúng đắn trong xây dựng, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành du lịch, có các chính sách thu hút được nhiều nhà đầu tư, mở thêm nhiều sản phẩm du lịch mới, triển khai và phục dựng nhiều lễ hội truyền thống hấp dẫn du khách thập phương. Bên cạnh đó sự hiếu khách của người dân địa phương cũng là một trong những điểm hấp dẫn của Sầm Sơn. Lượng khách du lịch đến với Sầm Sơn ngày càng tăng đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển, giúp người dân có thêm nhiều việc làm, tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên để ngành du lịch của Sầm Sơn phát triển theo hướng bền vững thì chính quyền cũng như cộng đồng cư dân địa phương cần phải giải quyết triệt để một số vấn đề như vệ sinh môi trường; Kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm liên quan đến chèo kéo, đeo bám khách, không niêm yết công khai giá dịch vụ; Công khai các đường dây nóng để du khách có thể phản ánh về chất lượng dịch vụ tại Sầm Sơn; Mở thêm các khoá đào tạo nguồn nhân lực hoạt động trong ngành du lịch; Nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi người dân trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm cho du khách. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Mạnh Hùng (2023). Phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam. Tạp chí Lý luận chính trị, số 539. [2]. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017). Luật Du lịch. Cổng thông tin điện tử Chính phủ (VGP). https://datafiles.chinhphu.vn/cpp/files/vbpq/2017/07/09.signed.pdf. [3]. Lê Khánh Cường (2021). Phát triển du lịch biển theo hướng bền vững tại thành phố Sầm Sơn. Tạp chí Quản lý Nhà nước. [4]. Trần Hằng (2023). Từng bước xây dựng và phát triển Sầm Sơn trở thành khu du lịch trọng điểm Quốc gia. Báo Thanh Hoá điện tử. https://baothanhhoa.vn/thoi-su/tung-buoc-xay-dung-va-phat-trien-sam-son- tro-thanh-khu-du-lich-trong-diem-quoc-gia/183399.htm. BBT nhận bài: 13/7/2023; Chấp nhận đăng: 15/9/2023 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 215
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ số, khai thác giá trị di sản, phục vụ phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam - Hội thảo du lịch Quốc gia
742 p | 17 | 9
-
Khai thác di sản văn hóa phi vật thể trong phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Tây Ninh
12 p | 6 | 3
-
Ảnh hưởng của các đặc điểm nhân khẩu học đến phát triển du lịch bền vững: Trường hợp huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
21 p | 18 | 3
-
Tài liệu giảng dạy môn Phát triển du lịch bền vững - Trường Cao đẳng Công nghệ TP. HCM
49 p | 3 | 2
-
Chiến lược phát triển du lịch bền vững Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp tại thành phố Đà Nẵng
11 p | 7 | 2
-
Nghiên cứu chính sách và định hướng phát triển du lịch bền vững tại huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
8 p | 13 | 2
-
Diễn giải di sản và phát triển du lịch bền vững
12 p | 9 | 2
-
Cảnh quan văn hóa trong phát triển du lịch bền vững một số vấn đề lý luận và thực tiễn tại Việt Nam
13 p | 11 | 2
-
Văn hóa Halal trong phát triển du lịch bền vững tại cộng đồng người chăm ở tỉnh An Giang
6 p | 1 | 1
-
Phát triển du lịch bền vững thích ứng biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
12 p | 4 | 1
-
Liên kết phát triển du lịch bền vững các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên
6 p | 2 | 1
-
Yếu tố tác động đến phát triển du lịch bền vững huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 3 | 1
-
Các yếu tố tác động đến thái độ của khách du lịch đối với sự phát triển du lịch bền vững
9 p | 10 | 1
-
Sản phẩm du lịch làng ven biển Gò Cỏ (Quảng Ngãi) dưới góc nhìn phát triển du lịch bền vững
12 p | 10 | 1
-
Khai thác giá trị ẩm thực phục vụ phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Hà Giang trong bối cảnh hội nhập
10 p | 7 | 1
-
Du lịch tình nguyện - Hướng phát triển du lịch bền vững
13 p | 6 | 1
-
Lễ hội văn hóa với sự phát triển du lịch bền vững ở Bình Dương trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư
9 p | 9 | 0
-
Phát triển du lịch bền vững huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên: Thực trạng và giải pháp
5 p | 3 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn