Những cơ hội và thách thức Việt Nam gia nhập WTO
lượt xem 94
download
NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO. Cơ hội: Sự kiện nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) chứng tỏ sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế đối với những thay
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những cơ hội và thách thức Việt Nam gia nhập WTO
- NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO. Cơ hội: Sự kiện nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) chứng tỏ sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế đối với những thay đổi tích cực, to lớn và toàn diện trong 20 năm thực hi ện đ ường l ối đ ổi m ới đúng đ ắn của Ðảng ta. Sự kiện này có ý nghĩa sâu sắc về chính tr ị, kinh t ế, xã h ội; khẳng định vị thế ngày càng cao của đất nước ta trên th ế gi ới; th ể hi ện rõ ý chí của toàn Ðảng, toàn dân ta quyết tâm xây d ựng m ột qu ốc gia đ ộc l ập t ự chủ, ổn định về chính trị, đồng thuận về xã hội, xứng đáng là m ột trong những nền kinh tế phát triển năng động, sẵn sàng th ực hi ện các cam k ết chung với cộng đồng quốc tế. Riêng đối với lĩnh vực văn hóa, s ự ki ện này cũng có những tác động thuận - nghịch to lớn đòi h ỏi chúng ta ph ải có nh ững giải pháp hành động kịp thời và hiệu quả. Việc nước ta gia nhập WTO có thể nói, đang và sẽ đem l ại cho chúng ta những cơ hội phát triển to lớn cũng như những thách th ức gay g ắt. Khái ni ệm "cơ hội" hay "thách thức" cũng chỉ có ý nghĩa tương đ ối. Có c ơ h ội mà b ỏ qua, để tuột khỏi tay thì cơ hội cũng bằng không. Gặp thách th ức mà bi ết ch ủ động đón nhận, khôn khéo và quyết tâm vượt qua, thì thách th ức l ại tr ở thành cơ hội để phát triển. Cơ hội lớn nhất mà sự kiện nói trên đem lại cho chúng ta là t ừ nay nước ta đã có thể tham gia các thị trường thế giới (về vốn, hàng hóa, dịch vụ...) với tư cách một thành viên bình đẳng, không b ị phân bi ệt đ ối x ử. Khi các rào cản bị xóa bỏ, xuất khẩu nước ta sẽ có điều ki ện tăng nhanh, dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào nước ta dự báo s ẽ có chi ều h ướng tăng đột biến; từ đó kinh tế sẽ tăng trưởng mạnh mẽ, có thêm vi ệc làm, thu nh ập của nhân dân sẽ tăng, làm cho mức sống vật ch ất và nhu cầu h ưởng th ụ văn hóa được nâng cao. Ðây chính là một trong những tiền đề cần thiết khích lệ văn hóa phát triển, thúc đẩy việc sáng t ạo các s ản ph ẩm văn hóa nghe nhìn, nghệ thuật biểu diễn, sách báo... đến các nhu cầu gi ải trí khác như du lịch văn hóa, tham quan thắng cảnh, di tích l ịch s ử, bảo tàng... Nhờ sự giao lưu văn hóa quốc tế được tăng cường mà nhân dân ta có thêm điều kiện thuận lợi để tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân lo ại - t ừ lối sống, nếp sống năng động, sáng tạo, tự lập, ý thức tôn tr ọng pháp lu ật, đề cao tinh thần dân chủ, công bằng đến những giá tr ị văn h ọc ngh ệ thu ật mang đậm tính nhân văn, tính dân tộc và hiện đại.
- Chúng ta cũng có cơ hội nhiều hơn để giới thiệu với bạn bè kh ắp năm châu những vẻ đẹp độc đáo của nền văn hóa dân t ộc , góp phần làm phong phú nền văn hóa chung của nhân loại. H ội nh ập mạnh m ẽ v ới th ế giới, chúng ta có dịp soát xét lại cơ chế, chính sách trên lĩnh v ực văn hóa xem có gì lỗi thời cần sửa đổi cho phù hợp thông lệ, chuẩn mực thế giới mà vẫn tuân thủ những nguyên tắc của chúng ta. Thách thức: Có thể nói, việc nước ta tham gia ngày càng đầy đủ và tích c ực, ch ủ động vào quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh t ế qu ốc tế thì c ơ h ội thu ận lợi vẫn là cơ bản. Những thách thức đặt ra cũng không thể xem nh ẹ. - Ở tầm vĩ mô, có thể nói thách thức lớn nhất đối v ới văn hóa ch ủ yếu diễn ra trên lĩnh vực giữ gìn bản sắc văn hóa dân t ộc . Cho nên, cần xem xét kỹ hơn vấn đề có ý nghĩa chiến lược này. Chúng ta đều biết mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng. B ản s ắc văn hóa được hình thành trong cả quá trình phát tri ển không ch ỉ trên c ơ s ở các điều kiện địa lý, kinh tế, chính trị nhất định của mỗi dân t ộc mà còn ch ịu tác động khách quan của sự giao lưu kinh t ế - văn hóa v ới nhi ều dân t ộc khác. Tuy nhiên, để một quốc gia dân t ộc tồn tại, ngoài nh ững yêu c ầu v ề lãnh thổ, địa bàn cư trú, thể chế chính trị, tiềm năng kinh t ế..., đ ể có m ột n ền văn hóa với bản sắc riêng là hết sức quan tr ọng. Nguyên Th ủ t ướng Chính phủ Võ Văn Kiệt trong thư gửi Hội nghị xuất bản toàn qu ốc (1993) đã kh ẳng định: "Mất bản sắc văn hóa dân tộc là mất hết!". Bản sắc văn hóa dân tộc ta là tổng thể những giá trị bền vững, nh ững tinh hoa văn hóa vật chất và tinh thần làm nên sắc thái riêng tr ường t ồn cùng dân tộc. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành T.Ư Ð ảng (khóa VIII) đã chỉ rõ: "Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, nh ững tinh hoa c ủa cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua l ịch s ử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Ðó là lòng yêu n ước n ồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức c ộng đ ồng g ắn k ết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, tr ọng nghĩa tình, đ ạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh t ế trong ứng x ử, tính gi ản d ị trong lối sống... Bản sắc văn hóa dân t ộc còn đậm nét c ả trong các hình th ức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo".
- Không thể phủ nhận những tác động tích cực mà nền kinh t ế thị trường định hướng XHCN mà chúng ta đang xây d ựng cũng nh ư quá trình h ội nh ập quốc tế đem lại cho nền văn hóa dân t ộc ta: chúng ta tr ở nên năng đ ộng, sáng tạo, tự tin hơn; ý thức pháp lu ật đ ược nâng cao h ơn; tinh th ần dân ch ủ công bằng xã hội được củng cố; cách nhìn nhận mang tính th ực ti ễn đ ược đ ề cao, giảm bớt dần ảo tưởng về tính ưu việt đặc thù c ủa dân t ộc mình so v ới thế giới... Tuy nhiên, khi mở cửa, thách thức từ những yếu t ố tiêu c ực c ủa quá trình hội nhập đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân t ộc là r ất lớn. Kinh tế thị trường với chủ nghĩa thực dụng sẽ khiến lý tưởng cao đ ẹp chúng ta theo đuổi bấy lâu dễ bị phai nhạt ngay trong c ả m ột s ố đ ảng viên. Lối sống, nếp sống nặng về vật chất, đồng tiền, tâm lý hưởng thụ tiêu dùng có cơ hội tán phát lan truyền nh ư n ấm sau m ưa. Tình nghĩa trong gia đình, làng xóm, tập thể cơ quan có ph ần b ị nhạt nhòa. Ngày càng bén rễ là tâm lý "khôn sống, m ống chết", "m ạnh đ ược, yếu thua", "cá lớn nuốt cá bé". Ở một bộ phận không nhỏ dân c ư, nhất là trong lớp trẻ, là xu hướng muốn hưởng thụ ăn chơi vượt quá s ự đóng góp lao động của bản thân mình. Ðã trở thành hi ện t ượng ph ổ bi ến là tâm lý phá phách, chơi bời trác táng ở con em các gia đình giàu s ổi b ất chính (do buôn gian bán lận, do bố mẹ có chức có quyền tham nhũng...): n ạn đua xe trái phép, lắc thâu đêm ở các vũ trường, t ệ nghi ện ng ập ma túy, c ờ b ạc, trai gái... không còn là chuyện cá biệt. Tâm lý sùng ngoại, coi r ẻ các giá tr ị truy ền thống có xu hướng lây lan... Mặt trái của nền kinh tế thị trường cộng với những yếu t ố tiêu c ực c ủa quá trình hội nhập quốc tế đã và đang đặt ra nh ững thách th ức to l ớn đ ối v ới việc giữ gìn và phát huy phần tốt đẹp trong b ản sắc văn hóa dân t ộc ta, đ ối với sự nghiệp xây dựng con người, xây dựng tư t ưởng, đ ạo đ ức l ối s ống cao đẹp. - Ở cấp độ vi mô, chúng ta có thể khảo sát kỹ hơn thách th ức c ủa quá trình hội nhập quốc tế này đối với một lĩnh vực hoạt động văn hóa cụ thể đáng chú ý là lĩnh vực dịch vụ nghe nhìn. Dịch vụ nghe nhìn bao gồm: Sản xuất các chương trình nghe nhìn mang tính giải trí thương mại trên sóng truy ền hình và phát thanh; s ản xu ất phim; sản xuất băng đĩa ca nhạc, băng đĩa hình (đĩa CD, VCD, DVD). Ðây có thể coi là một ngành công nghiệp văn hóa quan tr ọng, không ch ỉ có ý nghĩa sâu rộng về mặt tuyên truyền, giáo dục theo các đ ịnh h ướng t ư t ưởng, đ ạo đức, thẩm mỹ của Ðảng và Nhà nước ta, mà còn có tính th ương m ại ở các cấp độ khác nhau.
- Dưới góc độ là sản phẩm mang tính thương mại, d ịch v ụ nghe nhìn ở nước ta còn đang ở giai đoạn bắt đầu phát tri ển: c ơ s ở v ật ch ất k ỹ thu ật còn yếu, thiếu đồng bộ; nguồn nhân lực mỏng, không thường xuyên đ ược tái đào tạo, nâng cao; nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, còn tâm lý ỷ l ại trông ch ờ vào ngân sách Nhà nước; chất lượng các sản phẩm nghe nhìn nhìn chung ch ưa có sức thu hút khán, thính giả... Thực trạng còn non yếu của dịch vụ nghe nhìn khi ến thách thức cạnh tranh của sản phẩm nghe nhìn từ bên ngoài càng lộ rõ. Không khó khăn gì để nhận thấy rằng các chương trình truyền hình nước ngoài (đặc bi ệt là phim truyện) đang giành ưu thế áp đảo, xuất hi ện trên h ầu h ết "gi ờ vàng" truyền hình là phim nước ngoài (Trung Qu ốc, Hàn Qu ốc, M ỹ...); các game show có sức thu hút lượng khán giả đông là mua bản quy ền n ước ngoài ("Chiếc nón kỳ diệu", "Ai là triệu phú", "Hãy ch ọn giá đúng", "Ph ụ n ữ th ế k ỷ 21"...). Băng đĩa nhạc, băng đĩa hình nước ngoài chiếm thị phần rất lớn (dù không ít trường hợp là băng đĩa lậu vi phạm bản quyền). Số l ượng nh ững sản phẩm nghe nhìn của chúng ta xuất ra nước ngoài r ất ít ỏi. Có th ể nói chúng ta đang nhập siêu rất lớn trên lĩnh vực này. Hiện nay các hãng phim, các hệ th ống phát hành phim (nh ập phim và các rạp chiếu bóng hiện đại) do nước ngoài đầu tư và vận hành đang d ần dần chiếm được ưu thế kinh doanh trên lĩnh vực nghe nhìn, trong khi các hãng phim nhà nước, các rạp chiếu bóng quốc doanh đang v ật l ộn v ới không ít khó khăn. Rõ ràng là trên lĩnh vực nghe nhìn chúng ta đang ph ải đ ối di ện v ới những thách thức to lớn nảy sinh từ quá trình hội nhập và giao l ưu văn hóa quốc tế. Nếu không vượt qua được những thách thức này, thì không những chúng ta sẽ phải chịu thua thiệt về kinh tế, mà còn ph ải đ ối di ện v ới những hệ lụy khôn lường về văn hóa dưới góc độ xây dựng con ng ười, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tốt đẹp . Ngoài ra, còn những thách thức trên các lĩnh v ực c ụ th ể khác, nh ư vấn đề nâng cao năng lực của hệ thống thông tin đại chúng, xu ất b ản - báo chí trước tình hình mới; vấn đề sở hữu trí tuệ, chống xâm ph ạm b ản quyền (một thực tế nan giải rất phổ biến đối với các nước đang phát triển); vấn đề dân chủ nhân quyền bị xuyên tạc, bóp méo có thể làm xói mòn các giá trị văn hóa truyền thống; vấn đề tự do tôn giáo, tín ng ưỡng b ị l ợi d ụng làm phương hại đến khối đại đoàn kết toàn dân t ộc..., nh ững vấn đ ề mà khuôn khổ bài viết không có điều kiện bàn sâu.
- Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII) ban hành tháng 7-1998, có th ể coi là m ột cương lĩnh chiến lược có tính định hướng lâu dài cho s ự nghi ệp văn hóa n ước ta. Nghị quyết đã khẳng định, văn hóa là "nguồn lực n ội sinh quan tr ọng nh ất của phát triển", rằng "văn hóa vừa là mục tiêu, v ừa là đ ộng l ực c ủa s ự phát triển kinh tế - xã hội". Dưới góc nhìn này, chủ trương lớn nhất, bao quát nh ất đ ể đối phó với những thách thức của hội nhập trên lĩnh vực này chính là t ập trung m ọi nguồn lực dưới sự lãnh đạo của Ðảng để "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân t ộc", làm cho văn hóa th ấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng ng ười, t ừng gia đình, từng tập thể, từng cộng đồng, từng địa bàn dân c ư, vào m ọi lĩnh v ực sinh hoạt và quan hệ con người. Chỉ trên cơ sở có một n ền văn hóa nh ư v ậy, xã hội ta mới có thể có nguồn lực nội sinh to lớn, đ ể từ đó có s ức đề kháng, kh ả năng "miễn dịch" mạnh mẽ trước những yếu tố văn hóa tiêu c ực du nh ập t ừ bên ngoài và nảy sinh ngay từ bên trong, t ừ m ặt trái c ủa n ền kinh t ế th ị trường. Ngành văn hóa - thông tin đã có chi ến l ược phát tri ển t ừ nay đ ến năm 2010 và dài hạn hơn là đến 2020. Với nh ững ch ương trình hành đ ộng toàn cục và trong từng lĩnh vực cụ thể. Trước hết, toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân ta c ần tiếp t ục đ ẩy m ạnh s ự nghiệp xây dựng con người, xây dựng tư tưởng, đạo đức, l ối s ống, n ếp s ống lành mạnh. Ðây có thể coi là nhiệm vụ văn hóa trung tâm c ần đ ược th ể hi ện mạnh mẽ trong cuộc vận động lớn "Toàn dân đoàn kết xây d ựng đ ời s ống văn hóa ở cơ sở" gắn liền chặt chẽ với sự nghiệp "Xây dựng, ch ỉnh đ ốn Ðảng". Cuộc chiến cam go phòng, chống tham nhũng, lãng phí, dân ch ủ hóa đời sống xã hội, xác lập vai trò gương mẫu thật sự của đ ội ngũ cán b ộ, đ ảng viên có giành được thắng lợi quyết định thì s ự nghi ệp xây d ựng con ng ười, xây dựng lối sống, nếp sống thấm nhuần lý t ưởng, đạo đ ức cao đ ẹp m ới được coi là thành công. Các nhiệm vụ không kém phần quan trọng khác nh ư: Xây d ựng môi trường văn hóa lành mạnh; bảo tồn và phát huy các di s ản văn hóa dân t ộc; phát triển văn học nghệ thuật, sáng tạo các giá tr ị m ới; phát tri ển thông tin, đại chúng, báo chí xuất bản; phát triển văn hóa các dân t ộc thi ểu s ố, xây dựng nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong s ự đa d ạng; phát huy m ặt tích cực của các tôn giáo, tín ngưỡng trong xây d ựng đ ời s ống tinh th ần t ốt đ ẹp, hướng thiện; chủ động đẩy mạnh giao lưu, hợp tác qu ốc t ế v ề văn hóa... cũng cần được quan tâm thực hiện.
- Ðể thực hiện được các nhiệm vụ vừa có tính cấp bách trước mắt vừa mang tính lâu dài, chúng ta cần có hệ thống các giải pháp h ữu hiệu. Giải pháp: - Trước tiên, chúng ta cần hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước về văn hóa theo hướng tinh, gọn, giảm bớt tính hành chính, h ướng v ề c ơ s ở, cần chú ý xây dựng đồng bộ hệ thống thể chế, chính sách, hành lang pháp lý cho các hoạt động văn hóa; chú ý tới tính hiệu qu ả c ủa các văn b ản pháp quy. Chúng ta đã có các Luật Di sản văn hóa, Lu ật Xuất b ản, Lu ật Báo chí, Luật Ðiện ảnh, Luật Bản quyền, Luật Sở hữu trí tuệ... nhưng việc th ực hi ện nghiêm túc các luật đó còn chưa được như mong muốn. - Cần tiếp tục duy trì chính sách bảo hộ đối với các sản phẩm văn hóa trong nước phù hợp lộ trình cam kết quốc tế. Trong lĩnh vực điện ảnh cần xác định tỷ lệ cần thiết truyền hình phát sóng phim trong n ước, nh ất là vào các "giờ vàng" và nâng dần tỷ lệ này trong các năm sau. - Sự nghiệp xây dựng văn hóa là sự nghiệp của toàn dân; ngu ồn l ực đa dạng trong nhân dân là hết sức to lớn. Chính vì vậy, cần đẩy mạnh hơn nữa xã hội hóa các hoạt động văn hóa, đặc biệt là trên lĩnh v ực xây d ựng kinh tế trong văn hóa, vă n hóa trong kinh tế, dịch vụ văn hóa làm cho văn hóa không chỉ là một lĩnh vực tinh thần đ ơn thuần, mà còn đem l ại ngu ồn l ợi kinh tế to lớn. - Nhà nước cần tăng cường đầu tư từ ngân sách cho lĩnh vực văn hóa, phấn đấu nâng dần mức chi tiêu cho lĩnh v ực này lên t ới 2% t ổng chi ngân sách (hiện nay chỉ mới dừng lại ở con số gần 1,3% đ ến 1,5%), đồng thời với việc huy động vốn đầu tư cả nội lực và ngoại l ực. Trong nh ững năm tới, cần hoàn thành các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các công trình văn hóa trọng điểm, coi đó là những dự án mang tính đ ột phá đ ể thúc đ ẩy s ự nghi ệp văn hóa nước nhà phát triển. Ðó là các công trình mang t ầm qu ốc gia: Làng văn hóa du l ịch các dân tộc Việt Nam ở Ðồng Mô, Trường quay và cơ sở kỹ thu ật điện ảnh ở Cổ Loa, Bảo tàng lịch sử quốc gia ở Tây Hồ Tây, Bảo tàng Hà N ội, Trung tâm H ội ch ợ triển lãm Việt Nam. Cần tiếp tục tôn tạo các di tích l ịch s ử ở Hu ế và các công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà N ội, các di tích g ắn v ới cách m ạng. Sau khi đạt được sự công nhận quốc tế đối với các kiệt tác văn hóa phi vật thể "Nhã nhạc cung đình Huế", "Không gian văn hóa c ồng chiêng Tây Nguyên", cần gấp rút hoàn thành hồ sơ về Ca trù, Quan h ọ B ắc Ninh và Hoàng Thành Thăng Long để sớm trình UNESCO xem xét công nh ận.
- - Ðội ngũ những người làm văn hóa đang thiếu và y ếu cả v ề s ố l ượng cũng như chất lượng. Chúng ta cần chú trọng đầu tư nhi ều h ơn n ữa cho lĩnh vực tối quan trọng là đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho văn hóa, từ cán bộ quản lý, giáo viên bậc cao, đ ến các cán b ộ k ỹ thuật, nghệ sĩ sáng tạo. Cần chú ý đưa cán bộ đi đào tạo nâng cao ở các nước tiên tiến, trở thành nòng cốt cho đội ngũ cán b ộ văn hóa các ngành, các cấp. - Hệ thống các doanh nghiệp nhà nước về văn hóa đang gi ữ vai trò quan trọng, tuy nhiên chưa phát huy hiệu quả và tương x ứng v ới ngu ồn v ốn Nhà nước đã đầu tư. Sắp tới cần đẩy mạnh việc tổ chức lại các doanh nghiệp theo hướng đẩy nhanh cổ phần hóa, tăng c ường hi ệu qu ả, giảm bớt trung gian, loại bỏ tâm lý trông chờ, ỷ lại đối với Nhà nước. - Cuối cùng, giải pháp có ý nghĩa bao trùm, quan tr ọng nh ất là ph ải nâng cao vai trò và năng lực lãnh đạo của Ðảng trong lĩnh v ực văn hóa. Ðảng vạch ra đường lối chủ trương, giám sát các c ơ quan qu ản lý Nhà nước trong việc thực hiện các chủ trương và có nh ững đi ều ch ỉnh cần thi ết về cơ chế, tổ chức và nhân sự. Ðể Ðảng không sa vào sự vụ, không bao bi ện làm thay và kết quả sẽ tốt hơn, bền vững hơn. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đối với nước ta là cả một quá trình đã, đang và sẽ tiếp diễn lâu dài, trong đó vi ệc Vi ệt Nam gia nh ập WTO là m ột cái mốc cực kỳ quan trọng. Ðây sẽ là một cơ hội lớn, đ ồng th ời là m ột thách th ức lớn đối với dân tộc ta nói chung và lĩnh vực văn hóa nói riêng. • Cơ hội: • Đổi mới tư duy về văn hoá và mở rộng giao lưu văn hoá trong xu thế toàn cầu hoá • Tổ chức và phát triển các ngành công nghiệp văn hoá, dịch vụ văn hoá, kích thích năng lực sáng tạo của nền văn hoá VN • Quảng bá nền văn hoá truyền thống ra nước ngoài và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại • Kinh tế phát triển tạo tiền đề để phát triển VH • Nhân dân có cơ hội mở mang trí tuệ, nhận thức, nâng cao ý thức, trách nhiệm cộng đồng, xây dựng lối sống văn minh… Thách thức:
- • Sự xuống cấp, suy thoái về đạo đức lối sống, nếp sống của một bộ phận CB, đảng viên; mức độ trầm trọng của tệ quan liêu tham nhũng, lãnh phí và TNXH và các tiêu cực khác ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tinh thần, môi trường văn hoá lành mạnh; là nguyên nhân dẫn đến sự mất ổn định chính trị… • Quản lý sản phẩm, dịch vụ văn hoá: băng đĩa, kinh doanh dịch vụ văn hoá • Quản lý sự biến tướng của các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hoá
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những cơ hội và thách thức của doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam khi gia nhập WTO
8 p | 4365 | 849
-
Nông nghiệp Việt Nam - Những cơ hội và thách thức trong bối cảnh hội nhập
8 p | 273 | 30
-
Những cơ hội và thách thức đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - Th.S Nguyễn Thị Phương Mai
6 p | 157 | 18
-
Việt Nam gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN - Cơ hội và thách thức
3 p | 128 | 17
-
Gia nhập TPP - Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
5 p | 91 | 14
-
Cơ hội và thách thức với xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay
12 p | 117 | 10
-
Hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
7 p | 119 | 7
-
Cộng đồng Kinh tế ASEAN - Những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
3 p | 90 | 5
-
Một số cơ hội và thách thức trong phát triển nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam
9 p | 17 | 5
-
Thành viên Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương – Cơ hội và thách thức cho nền kinh tế Việt Nam
10 p | 71 | 5
-
Cơ hội và thách thức của hệ thống thống kê nhà nước trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
6 p | 55 | 5
-
Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN
3 p | 92 | 4
-
Những cơ hội và thách thức đối với kinh tế Việt Nam khi gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
6 p | 71 | 4
-
Những cơ hội và thách thức với Việt Nam trong thực hiện hiến pháp năm 2013 về khoa học và công nghệ hiện nay
6 p | 15 | 3
-
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với Việt Nam - Cơ hội và thách thức
5 p | 13 | 3
-
Cơ hội và thách thức với Việt Nam khi tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015
5 p | 84 | 2
-
Kinh tế Việt Nam trước những cơ hội và thách thức mới
4 p | 64 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn