Bài giảng Kinh tế, văn hoá xã hội các nước Asean: Chương 6 - ThS. Đinh Nguyệt Bích
lượt xem 1
download
Bài giảng Kinh tế, văn hoá xã hội các nước Asean - Chương 6: Tổng quan về Asean và cộng đồng kinh tế Asean, cung cấp cho người học những kiến thức như tổng quan về ASEAN Các hiệp định thương mại tự do (FTA) của ASEAN với các nước; Vai trò của ASEAN trong chính sách đối ngoại Việt Nam; Cộng đồng ASEAN; Tác động chủ yếu của những cam kết trong AEC đối với Việt Nam; Một số cơ hội và thách thức từ những cam kết AEC đối với doanh nghiệp Việt Nam Thổ. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế, văn hoá xã hội các nước Asean: Chương 6 - ThS. Đinh Nguyệt Bích
- MÔN KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI CÁC NƯỚC ASEAN Giảng viên: ThS. Đinh Nguyệt Bích Thời lượng: 45 tiết
- TỔNG QUAN VỀ ASEAN VÀ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) Tổng quan về ASEAN 1 Các hiệp định thương mại tự do (FTA) của ASEAN với các nước 2 Vai trò của ASEAN trong chính sách đối 3 ngoại Việt Nam Cộng đồng ASEAN 4 Tác động chủ yếu của những cam kết trong AEC đối với Việt Nam 5 Một số cơ hội và thách thức từ những cam kết AEC đối với doanh nghiệp Việt Nam 6 ThS. Đinh Nguyệt Bích
- 1. TỔNG QUAN VỀ ASEAN 1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ASEAN ▪ ASEAN là tên viết tắt của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations), được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 tại Bangkok ▪ ASEAN đã trở thành một tổ chức khu vực có ảnh hưởng nhất ở Đông Nam Á và có vai trò quan trọng ở khu vực Đông Á. Với việc ASEAN ký kết và phê chuẩn Hiến chương ASEAN (hiệu lực từ 12/2008), hợp tác ASEAN đã có nền tảng pháp lý và khuôn khổ thể chế để có bước phát triển mới, dẫn đến việc xây dựng Cộng đồng ASEAN vào 31/12/2015. ThS. Đinh Nguyệt Bích
- 1. TỔNG QUAN VỀ ASEAN 1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ASEAN ▪ Cần đặc biệt phân biệt ASEAN và Đông Nam Á ▪ Diện tích vùng biển của ASEAN lớn gấp hơn ba lần so với diện tích đất của nó. Trong năm 2015, GDP danh nghĩa của toàn ASEAN đạt hơn 2,4 nghìn tỷ USD và tổng giá trị thương mại đạt gần 2,3 nghìn tỷ USD, chiếm 7% tổng thương mại thế giới và là nền kinh tế lớn thứ 7 trên thế giới. ▪ ASEAN đến năm 2015 vẫn là một tổ chức liên Chính phủ và bình đẳng về chủ quyền giữa các nước thành viên, chứ không phải là một tổ chức siêu quốc gia như EU. ThS. Đinh Nguyệt Bích
- 1. TỔNG QUAN VỀ ASEAN 1.2 MỤC ĐÍCH THÀNH LẬP ASEAN 1. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực. 2. Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực thông qua tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các nước trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc. ThS. Đinh Nguyệt Bích
- 3. Thúc đẩy hợp tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, và hành chính. 4. Giúp đỡ lẫn nhau thông qua đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn, kỹ thuật, và hành chính. ThS. Đinh Nguyệt Bích
- 5. Hợp tác có hiệu quả hơn, tận dụng nền nông nghiệp và các ngành công nghiệp của nhau, mở rộng mậu dịch kể cả nghiên cứu các vấn đề về thương mại hàng hóa giữa các nước, cải thiện các phương tiện giao thông liên lạc, và nâng cao mức sống của nhân dân. 6. Thúc đẩy nghiên cứu về Đông Nam Á. 7. Duy trì hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực. ThS. Đinh Nguyệt Bích
- 1. TỔNG QUAN VỀ ASEAN 1.3 CƠ CẤU, TỔ CHỨC ASEAN 1. Hội nghị Cấp cao ASEAN (ASEAN 5. Ủy ban Đại diện thường trực bên Summit) cạnh ASEAN (Committee Of 2. Hội đồng Điều phối ASEAN (ASEAN Permanent Representatives to Coordinating Council) ASEAN) 3. Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN 6. Ban thư ký ASEAN quốc gia (ASEAN Community Councils) (ASEAN National Secretariats) 4. Tổng Thư ký ASEAN và Ban thư ký 7. Ủy ban liên chính phủ ASEAN về ASEAN (Secretary-General of ASEAN Nhân quyền (AICHR) /ASEAN Secretariat) 8. Quỹ ASEAN (ASEAN Foundation) ThS. Đinh Nguyệt Bích
- 1. TỔNG QUAN VỀ ASEAN 1.4 Các thành tựu và hạn chế chính của ASEAN từ khi thành lập Thành tựu: ▪ Đã chuyển hóa khu vực Đông Nam Á từ nghi kỵ, đối đầu và xung đột thành một khu vực hòa bình, ổn định và hợp tác. ▪ Thúc đẩy quan hệ với hầu hết các đối tác và khu vực quan trọng trên thế giới ▪ Đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực và giữa khu vực với các đối tác ▪ Thúc đẩy và giữ vai trò chủ đạo trong tiến trình Hợp tác Đông Á(GDP 2017_19.360 tỷ USD) ▪ Góp phần xây dựng giá trị và bản sắc chung của khu vực. ThS. Đinh Nguyệt Bích
- Hạn chế: • Vẫn là một hiệp hội chưa chặt chẽ, tính liên kết khu vực còn thấp • Sự đa dạng vẫn còn lớn, nhất là về chế độ chính trị-xã hội và trình độ phát triển giữa các nước thành viên. • ASEAN đề ra nhiều chương trình và kế hoạch hợp tác nhưng kết quả thực hiện còn hạn chế • Tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động cồng kềnh, kém hiệu quả, nhất là việc tổ chức và giám sát thực hiện cam kết. • Tình hình nội bộ của một số nước cũng như quan hệ giữa các nước thành viên với nhau thường nảy sinh những vấn đề phức tạp, nhất là về vấn đề biên giới, lãnh thổ, ảnh hưởng đến đoàn kết, hợp tác và uy tín của ASEAN ThS. Đinh Nguyệt Bích
- 2. CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) CỦA ASEAN VỚI CÁC NƯỚC 2.1 HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN - TRUNG QUỐC (ACFTA) ▪ Khu vực mậu dịch tự do được kí kết giữa Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. ▪ Các quốc gia thành viên sẽ gỡ bỏ 90% hàng rào thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu của nhau kể từ năm 2010 ( Riêng Việt Nam hay Campuchia, Lào sẽ tham gia khu vực này theo một lộ trình kéo dài trong 5 năm, tức là vào năm 2015) ThS. Đinh Nguyệt Bích
- 2. CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) CỦA ASEAN VỚI CÁC NƯỚC 2.1 HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN - TRUNG QUỐC (ACFTA) ▪ FTA lớn nhất thế giới: về diện tích và dân số (1,9 tỉ người trong đó Trung Quốc là hơn 1,3 tỉ người), đứng thứ 3 về tổng thu nhập quốc dân sau Khu vực Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ và Liên minh châu Âu. ▪ Năm 2013, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt gần 50 tỷ USD, trong đó, Việt Nam xuất sang Trung Quốc khoảng 13 tỷ USD và nhập từ Trung Quốc khoảng 36,8 tỷ USD. Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2014, Việt Nam nhập siêu xấp xỉ 29 tỷ USD từ Trung Quốc (xuất khẩu đạt 14,9 tỷ USD, trong khi nhập khẩu là 43,87 tỷ USD). ThS. Đinh Nguyệt Bích
- 2. CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) CỦA ASEAN VỚI CÁC NƯỚC 2.2 HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN - HÀN QUỐC (KAFTA) ▪ Đối tác thương mại lớn thứ hai mà ASEAN đàm phán Hiệp định thương mại tự do (sau Trung Quốc). ▪ Thiết lập Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA) bao gồm các lĩnh vực thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và đầu tư. ▪ Bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2010, xóa bỏ thuế của gần 90% các mặt hàng trong Lộ trình Thông thường.Các thành viên mới hơn của ASEAN là Việt Nam, Cam- pu-chia, Lào, Mi-an- ma, sẽ có thời gian dài hơn để cắt giảm và xóa bỏ thuế quan. ThS. Đinh Nguyệt Bích
- 2. CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) CỦA ASEAN VỚI CÁC NƯỚC 2.2 HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN - HÀN QUỐC (KAFTA) ▪ Hàn Quốc là một trong những đối tác thương mại và đầu tư lớn của Việt Nam. Năm 2013, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt gần 27 tỷ USD, trong đó, Việt Nam xuất sang Hàn Quốc gần 7 tỷ USD và nhập khẩu từ Hàn Quốc hơn 20 tỷ USD. ▪ Hàn Quốc là quốc gia xếp thứ 3 trong hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ có quan hệ xuất nhập khẩu với Việt Nam nói chung và xếp thứ 2 trong các quốc gia ở châu Á nói riêng sau Trung Quốc ThS. Đinh Nguyệt Bích
- 2. CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) CỦA ASEAN VỚI CÁC NƯỚC 2.3 HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN-ẤN ĐỘ (AIFTA) ▪ Hiệp định khung xác định AIFTA là khu vực thương mại tự do toàn diện bao gồm tự do hóa thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và hợp tác kinh tế. ▪ Với tư cách là nước thành viên mới của ASEAN (CLMV), Việt Nam được cắt giảm thuế theo lộ trình dài hơn 05 năm so với các nước ASEAN và Ấn Độ. Tuy có lộ trình dài hơn nhưng Việt Nam vẫn được hưởng đầy đủ ưu đãi từ cam kết giảm thuế của Ấn Độ và các nước ASEAN khác ThS. Đinh Nguyệt Bích
- 2. CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) CỦA ASEAN VỚI CÁC NƯỚC 2.3 HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN-ẤN ĐỘ (AIFTA) ▪ Ấn Độ cam kết cắt giảm thuế quan đối với nhiều mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu như hàng may mặc, giầy dép, gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản, than đá, cao su, sắt thép,... ▪ Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu chủ yểu của Việt Nam sang Án Độ là: điện thoại di động, sắt, than đá, cao su, quặng, chất dẻo nguyên liệu, hóa chất, hạt tiêu, cà phê, vải, giầy dép, phôi thép,... Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Ấn Độ gồm nguyên liệu thức ăn gia súc, ngô, các loại linh kiện điện tử, tân dược, bông, hóa chất, nguyên liệu da giày, sợi, chất dẻo, nguyên phụ liệu thuốc lá,... ThS. Đinh Nguyệt Bích
- 2. CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) CỦA ASEAN VÓI CÁC NƯỚC 2.4 HIỆP ĐỊNH ĐỔI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN ASEAN - NHẬT BẢN (AJCEP) ▪ Về thương mại hàng hóa: Các lĩnh vực được cam kết về thương mại hàng hóa gồm: lộ trình cắt giảm thuế quan, trợ cấp xuất khẩu, quy tắc xuất xứ, thủ tục hải quan, tiêu chuân kỹ thuật và các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch,.. ▪ Về đầu tư: Hiệp định AJCEP đưa ra các cam kết với các nội dung như quy định về bảo hộ đầu tư, mua sắm chính phủ, các dịch vụ cung cấp trong hoạt động đầu tư, đôi xử quốc gia, bồi thường thiệt hại, vấn đề chuyển tiền, quyền sở hữu và quyền đền bù và các ngoại lệ khác. ThS. Đinh Nguyệt Bích
- 2. CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) CỦA ASEAN VỚI CÁC NƯỚC 2.4 HIỆP ĐỊNH ĐỔI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN ASEAN - NHẬT BẢN (AJCEP) ▪ Hiện nay, Nhật Bản là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN. Năm 2013, tổng kim ngạch trao đổi thương mại hai bên đạt hơn 213 tỷ USD, trong đó, ASEAN xuât khẩu sang Nhật Bản hơn 108 tỷ USD và nhập khẩu từ Nhật Bản khoảng 105 tỷ USD. Nhật Bản cũng là một đối tác thương mại lớn của Việt Nam, đứng thứ 3 sau Trung Quốc, Hoa Kỳ. Năm 2013, kim ngạch xuất nhập khẩu hai bên đạt 23 tỷ USD, trong đó, Việt Nam xuất sang Nhật Bản khoảng 12 tỷ USD và nhập từ Nhật Bản hơn 10 tỷ USD. ThS. Đinh Nguyệt Bích
- 2. CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) CỦA ASEAN VỚI CÁC NƯỚC 2.5 HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN - AUSTRALIA - NEW ZEALAND ▪ Theo Hiệp định, ASEAN, Australia và New Zealand cam kết từng bước tự do hóa thuế quan kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực và xóa bỏ ít nhất 90% thuế suất của tất cả các dòng thuế trong khung thời gian cụ thể. ThS. Đinh Nguyệt Bích
- 2. CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) CỦA ASEAN VÓI CÁC NƯỚC 2.5 HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN - AUSTRALIA - NEW ZEALAND ▪ Bên cạnh các cam kết về thuế quan, Hiệp định còn quy định các vấn đề như thủ tục hải quan, quy tắc xuất xứ, các biện pháp tự vệ, quy định về hàng rào kỹ thuật và các biện pháp vệ sinh dịch tễ, hài hòa hóa tiêu chuẩn và các nội dung khác. ▪ Australia và New Zealand là một trong những đối tác thương mại và đầu tư lớn của ASEAN. Năm 2013, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai bên đạt hơn 71,5 tỷ USD, trong đó, ASEAN xuất 46,8 tỷ USD và nhập khẩu 24,7 tỷ USD. Quan hệ thương mại Việt Nam và Australia cũng đang được tăng cường. Năm 2013, Việt Nam xuất sang Australia 3,6 tỷ USD và nhập khẩu từ Australia 1,6 tỷ USD. ThS. Đinh Nguyệt Bích
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kinh tế quốc tế - TS. Nguyễn Văn Sơn
194 p | 252 | 67
-
Bài giảng Kinh tế Môi trường: Bài giảng 6
37 p | 193 | 34
-
Bài giảng Kinh tế vi mô: Chương 5 - Nguyễn Văn Vũ An
17 p | 245 | 27
-
Bài giảng Kinh tế quốc tế: Chương 1 - Trần Bích Vân
14 p | 194 | 21
-
Bài giảng Kinh tế quốc tế: Chương 7 - Hồ Văn Dũng
9 p | 160 | 12
-
Bài giảng Kinh tế vi mô - TS. Trần Văn Hoà
172 p | 142 | 9
-
Bài giảng Kinh tế vận tải hàng không - GV. Hoàng Thị Kim Thoa
163 p | 59 | 5
-
Bài giảng Kinh tế học khu vực công: Bài 4 - Lê Văn Chơn
11 p | 168 | 4
-
Bài giảng Kinh tế chính trị: Chương 6 - Trường ĐH Văn Hiến
64 p | 15 | 4
-
Bài giảng Kinh tế chính trị: Chương 5 - Trường ĐH Văn Hiến
42 p | 20 | 3
-
Bài giảng Kinh tế chính trị: Chương 2 - Trường ĐH Văn Hiến
87 p | 15 | 3
-
Bài giảng Kinh tế, văn hoá xã hội các nước Asean: Chương 5 - ThS. Đinh Nguyệt Bích
12 p | 9 | 1
-
Bài giảng Kinh tế, văn hoá xã hội các nước Asean: Chương 4 - ThS. Đinh Nguyệt Bích
26 p | 3 | 1
-
Bài giảng Kinh tế, văn hoá xã hội các nước Asean: Chương 3 - ThS. Đinh Nguyệt Bích
67 p | 13 | 1
-
Bài giảng Kinh tế, văn hoá xã hội các nước Asean: Chương 2 - ThS. Đinh Nguyệt Bích
49 p | 7 | 1
-
Bài giảng Kinh tế, văn hoá xã hội các nước Asean: Chương 1 - ThS. Đinh Nguyệt Bích
37 p | 43 | 1
-
Bài giảng Kinh tế học - Chương 1: Giới thiệu
24 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn